Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

THẦN THÁNH TRUNG HOA .NHƯỢC THỦY DỊCH . BÀI 8.

THẦN THÁNH TRUNG HOA Bản dịch của Nhược Thủy - dienbatn giới thiệu. LỜI NÓI ĐẦU : Đây là bản dịch rất công phu của Nhược Thủy trong trang Ho... thumbnail 1 summary
THẦN THÁNH TRUNG HOA
Bản dịch của Nhược Thủy - dienbatn giới thiệu.

LỜI NÓI ĐẦU : Đây là bản dịch rất công phu của Nhược Thủy trong trang Hoangthantai . Nay không còn thấy trang này hoạt động nữa. dienbatn chép lại vào đây để làm tư liệu . Mong bác Nhược Thủy cảm thông.
 THẦN THÁNH TRUNG HOA TẬP  I
Lời giới thiệu:- Nhận thấy từ trước đến nay, người Việt Nam chúng ta theo phong tục tập quán của người Trung Hoa, nên đã tin tưởng và thờ phụng rất nhiều vị Thánh, Thần giống như người Trung Hoa. Tài liệu giải thích về các Ngài thì quá ít và không có cơ sở khảo cứu , chỉ theo truyền khẩu nhiều hơn. Nay tôi xin cố gắng dịch những tài liệu nầy từ một Website có uy  tín và khảo cứu cẩn thận, xin kính tặng tất cả huynh đệ trong 4R-HTT. Nếu có chỗ nào sai sót, xin quí cao nhân hoan hỉ chỉ bảo cho (kèm theo nguyên tác  để quí vị dễ đối chiếu).
Xin thành thật cảm ơn quí huynh đệ.
Nhược Thủy
( Mùa Hạ năm Mậu Tí-2008).
Phần bổ sung cho bài “Huyền Thiên Thượng Đế”


38. TINH  QUÂN
CHÂN  VŨ   ĐẠI  ĐẾ
星君 - 真武大帝
真 武 大 帝 的 來 歷 : 真 武 大 帝 , 又 稱 玄 武 神 , 玄 天 上 帝 。 據 《 太 上 說 玄 天 大 聖 真 武 本 傳 神 咒 妙 經 》 , 真 武 大 帝 是 太 上 老 君 第 八 十 二 次 變 化 之 身 , 托 生 於 大 羅 境 上 無 欲 天 宮 , 凈 樂 國 王 善 勝 皇 后 之 子 。 皇 后 夢 而 吞 日 , 覺 而 懷 孕 , 經 一 十 四 月 及 四 百 餘 辰 , 降 誕 於 王 宮 。 後 既 長 成 , 遂 捨 家 辭 父 母 , 入 武 當 山 修 道 , 歷 四 十 二 年 功 成 果 滿 , 白 日 昇 天 。 玉 皇 有 詔 , 封 為 太 玄 , 鎮 於 北 方 。 玄 武 一 詞 , 原 是 二 十 八 宿 中 北 方 七 宿 的 總 稱 。 屈 原 《 楚 辭 》 之 《 遠 游 》 篇 有 句 稱 , 「 召 玄 武 而 奔 屬 」 。 玄 武 七 宿 之 形 如 龜 蛇 , 故 注 稱 , 「 玄 武 謂 龜 蛇 , 位 在 北 方 , 故 曰 玄 , 身 有 鱗 甲 , 故 曰 武 」 。 北 宋 開 寶 年 間 , 玄 武 神 降 於 終 南 山 。 太 平 興 國 六 年 ( 9 8 1 年 ) 封 為 翌 盛 將 軍 。 宋 真 宗 大 中 祥 符 七 年 ( 1 0 1 4 年 ) 加 封 為 翌 聖 保 德 真 君 , 後 為 避 聖 祖 趙 玄 朗 之 諱 , 改 玄 武 為 真 武 。 宋 真 宗 、 宋 徽 宗 、 南 宋 欽 宗 等 屢 有 加 封 。 元 代 大 德 七 年 ( 1 3 0 3 年 ) 加 封 真 武 為 元 聖 仁 威 玄 天 上 帝 。 明 成 祖 崇 奉 真 武 , 御 用 的 監 、 局 、 司 、 廠 、 庫 等 衙 門 中 , 都 建 有 真 武 廟 , 供 奉 真 武 大 帝 像 。 永 樂 十 年 ( 1 4 1 2 年 ) 又 命 隆 平 侯 張 信 率 軍 夫 二 十 餘 萬 人 大 建 武 當 山 宮 觀 群 , 使 武 當 山 真 武 大 帝 的 香 火 達 到 了 鼎 盛 。
Tinh Quân
Chân Vũ Đại Đế
I.-XUẤT XỨ:- 
Chân Vũ Đại Đế còn xưng là Huyền Vũ Thần, Huyền Thiên Thượng Đế  .
Theo sách :- “Thái  Thượng   Thuyết  Huyền  Thiên  Đại  Thánh  Chân  Vũ  Bản   Truyện  Thần  Chú  Diệu  Kinh  ”, thì Chân Vũ Đại Đế  là thân biến hóa lần thứ tám mươi hai của Thái Thượng Lão Quân, hóa sanh ở Vô Dục Thiên Cung  của Đại La Cảnh, là con của Tịnh Lạc Quốc Vương và Hoàng Hậu Thiện Thắng. Hoàng Hậu nằm mộng thấy nuốt mặt trời, sau có thai. Mang thai đến mười bốn tháng và hơn bốn trăm giờ mới hạ sanh Thái Tử ở vương cung. Sau Thái Tử trưởng thành, từ biệt phụ mẫu và gia quyến vào núi Vũ Đang để tu hành. Sau bốn mươi hai năm công thành quả mãn, giữa ban ngày được thăng thiên. Ngọc Hoàng ban chiếu chỉ sắc phong cho Ngài là “Thái Huyền”, trấn giữ phương Bắc.
Từ “huyền vũ” nguyên là tên  gọi chung để chỉ bảy sao ở phương Bắc nằm trong hệ Nhị thập bát tú. Trong thiên “Viễn Du” sách “Sở Từ” của Khuất Nguyên có câu  “Triệu Huyền Vũ nhi bôn thuộc” (gọi Huyền Vũ chạy đến). Hình dạng bảy sao của Huyền Vũ giống như “rùa hợp với rắn”, cho nên nói [Huyền Vũ là rùa rắn, vị trí ở phương Bắc, nên gọi là “huyền”, thân có vãy lân, nên gọi là “vũ” ].
*Năm Khai Bảo đời Tấn, Thần Huyền Vũ hạ giáng ở núi Chung Nam . Năm thứ sáu Thái Bình Hưng Quốc (năm 981) được phong làm “Dực Thịnh Tướng Quân”. Năm Tường Phù thứ bảy đời Tống Chân Tông (năm 1014) gia phong làm “Dực Thánh Bảo Đức Chân Quân”, về sau vì tỵ húy tên Thánh Tổ (nhà Triệu) là Triệu Huyền Lãng, nên cải Huyền Vũ thành ra Chân Vũ. Các đời Tông Chân Tông, Tống Huy Tông, Tống Khâm Tông (Nam Tống) đều có gia phong. Đời Nguyên vào năm Đại Đức thứ bảy (năm 1303) gia phong Chân Vũ làm “Nguyên  Thánh  Nhân  Uy  Huyền  Thiên  Thượng  Đế  ”. Đời Minh Thành Tổ rất sùng kính Chân Vũ, từ trong cung vua cho đến các “cục”, “ty”, “xưởng”, “khố” (tên đơn vị hành chánh thời đó) của Nha Môn đều có lập Miếu Thờ Chân Vũ, trong miếu có tượng Chân Vũ Đại Đế  . Năm Vĩnh Lạc thứ mười (năm 1412) vua ra lệnh cho Long Bình Hầu Trương Tín thống suất quân sĩ và hơn 20 vạn dân chúng, kiến lập quần thể Cung Quán ở núi Vũ Đang. Đây là thời kỳ việc thờ phụng Chân Vũ Đại Đế  lên đến đỉnh cao nhất.
北 斗 注 死 : 玄 武 是 北 方 七 宿 的 總 稱 。 七 宿 之 中 有 斗 宿 。 道 教 重 視 斗 星 崇 拜 , 稱 「 南 斗 注 生 , 北 斗 注 死 」 , 凡 是 人 從 投 胎 之 日 起 , 就 從 南 斗 過 渡 到 北 斗 。 人 之 生 命 壽 夭 均 由 北 斗 主 其 事 。 因 此 , 人 祈 求 延 生 長 壽 , 都 要 奉 祀 真 武 大 帝 。
II.- Bắc  Đẩu  Chú  Tử  :- (quản lí về sự chết)
Huyền Vũ là tên gọi gom lại của bảy sao phương Bắc. Trong bảy sao thì có sao Đẩu là quan trọng hơn cả. Đạo Giáo rất sùng bái sao Đẩu, cho rằng  [Nam Đẩu chủ về “sanh”, Bắc Đẩu chủ về “tử” ]. Khi một người vào ngày bắt đầu đi đầu thai thì xuất phát từ  Nam Đẩu, mà ngày chết là từ Bắc Đẩu định đoạt.Như vậy, tuổi thọ con người là do Bắc Đẩu quyết định. Từ đó, những việc cúng tế để xin kéo dài tuổi thọ , chủ yếu là cầu khẩn Chân Vũ Đại Đế  .
水 位 之 精 : 《 佑 聖 咒 》 稱 真 武 大 帝 是 「 太 陰 化 生 , 水 位 之 精 。 虛 危 上 應 , 龜 蛇 合 形 。 周 行 六 合 , 威 懾 萬 靈 」 。 因 此 , 真 武 大 帝 屬 水 , 當 能 治 水 降 火 , 解 除 水 火 之 患 。 明 代 宮 內 多 建 真 武 廟 就 為 祈 免 水 火 之 災 。 
III.- Thuỷ  Vị  Chi  Tinh  :- (tinh hoa của nước)
Trong sách 《 Hữu  Thánh  Chú  》tôn  xưng   Chân  Vũ  Đại  Đế  là  「 Thái  âm  hoá  sanh   ,  thuỷ  vị  chi  tinh  .  Hư  Nguy  thượng   ứng  ,  quy  xà  hợp  hình  .  Chu  hành  lục  hợp  ,  uy  nhiếp  vạn  linh  」 . (Do Thái Âm sanh ra nên là tinh hoa của nước, có hai sao Hư và Nguy ứng tiếp, là hình dáng tổng hợp của rắn và rùa. Xoay vòng lục hợp, uy lực thu nhiếp cả muôn loài).
Nhân đó, người ta bảo Chân Vũ thuộc về Thủy, có công năng khắc chế hỏa, nghĩa là giải trừ về tai nạn lửa củi. Trong cung điện nhà Minh có xây dựng rất nhiều Miếu Chân Vũ để cúng tế cầu xin  phòng tránh những  tai nạn về nước và lửa.
奉 祀 : 農 曆 三 月 初 三 日 , 是 真 武 大 帝 神 誕 之 日 。 各 地 真 武 廟 均 有 奉 祀 祝 誕 祭 典 。 其 中 以 武 當 山 進 香 朝 拜 為 最 盛 。 
*參 考 文 獻:
《 明 史 、 禮 志 》 、
《 太 上 說 玄 天 大 聖 真 武 本 傳 神 咒 妙 經 》 、 
《 三 教 源 流 搜 神 大 全 》 
*執 筆 人 : 陳 耀 庭
IV.- THỜ CÚNG:-
Ngày mùng ba tháng ba âm lịch là ngày sanh của Chân Vũ Đại Đế  . Các Miếu Thờ đều có làm lễ cúng tế Ngài. Trong số đó, tín đồ hành hương đến cúng tế ở núi Vũ Đang là đông đảo nhất.
*Tài liệu tham  khảo  :-
《 Minh  Sử  、 Lễ  Chí  》 、
《 Thái  Thượng Thuyết  Huyền  Thiên  Đại  Thánh  Chân  Vũ  Bản Truyện  Thần  Chú  Diệu  Kinh  》 、 
《 Tam  Giáo  Nguyên  Lưu  Sưu  Thần  Đại  Toàn  》 
*Người viết : Trần  Diệu  Đình
*NHƯỢC   THỦY  dịch
(từ http://www.taoism.org.hk)
39. ĐÔNG  NHẠC  ĐẠI  ĐẾ.
東岳大帝
  《詩經大雅》云:「東岳岱,南岳衡,西岳華,北岳恆。」中國古代稱境內東南西北高山為四岳,即東岳岱山,南岳衡山,西岳華山,北岳恆山。加上中岳嵩山則是今人所謂之五岳。
  《書傳》載「東岳,岱」,《書舜典》「東巡守至岱宗」,并傳為「岱宗泰山,為四岳所宗」,就是指泰山。
  《封神傳》稱「泰山為五岳之首」,《書傳》稱「泰山為四岳之宗」。
  東岳泰山簡稱岱或稱岱宗、岱岳。泰山屬于陰山系,起于中國山東膠州灣西南西行橫貫五省的中部,盡于運河東岸,稱泰山脈。主峰在泰安縣北,以大人峰為最高,世以為五岳中的東岳。
  山的崇拜,自中國古代就已開始。《書經堯舜》:「禮于六宗」。所謂六宗就是日、月、星、河、海、岱。岱就是指泰山。古代帝王常來泰山封禪,也就是說祭天和祭地,后來視泰山為神。
  山岳神格化之后成為東岳大帝,稱之「東岳泰山天齋仁聖大帝」 。
  古代帝王繼位,必來此封禪為大典,以祭拜天地。復因泰山的莊嚴,故視泰山為神。泰山為中國五岳之首,東岳廟內祀引蒙、乳母、子孫、天仙、眼光、催生、培姑、愛敬、送牛九神總稱九娘娘。
  帝王「封禪」的心理也是很微妙的,藉此以明示天下,自己政權的樹立,是得到天意的支持,表示君權神授。另一方面也相信泰山是死人魂魄歸宿之地,泰山的東岳大帝是主管人命長短的。因此帝王方面詔告天下自己政權是合法的,另一方面也向東岳大帝祈福祈壽,以能永享尊貴。
  帝王封禪是有求于東岳大帝,另方面以加封敕號為回報,像唐明皇封禪泰山,加號「天齊」宋大中祥符元年封禪畢,詔加號泰山為「仁聖天齊」五年,又加「天齊仁聖帝」。元朝至元十八年,詔加「天齊大生仁聖帝」。
  民間相傳,東岳大帝是掌管人生壽命的神,凡人死之后,第一關就是要往東岳大帝報到,驗明正身之后,再發送到十殿閻羅王那里開始受審,為此,民間對東岳大帝的奉祀特別虔誠隆重,有病痛時更是頂禮有加。古代五岳之祀實為自然崇拜中的山岳崇拜。
  民間相信東岳大帝居于陰陽兩洞執掌人間福、祿、壽考貶惡征奸,為陰間十殿明王首席,也是地府陰司的主神乃將現世作惡未敗露者送入地獄,因此民間對東岳大帝極具敬畏。
  東岳大帝是五岳帝之一的泰山。中國寺廟有奉祀五岳中之神,亦有供奉五尊神像者稱為五岳神。東岳之神稱為東岳大帝,或稱岳帝爺、仁聖大帝、天齊王、泰山王、泰山府君、天都府君、泰山元帥。也有另外一說東岳大帝即太歲真人,姓歲名崇其或說是岳飛。考泰山府君確有其人,據《夷堅志》載:「孜黑、石倪、徐楷相繼為泰山府君。」
  《封神傳》又說:「封黃飛虎為東岳泰山齊天仁聖大帝,并指令黃飛虎為五岳之首,總管人間吉凶禍福,執掌幽冥地府十八重地獄,凡一應生死鐫化人神仙鬼俱從東岳勘對方許施行。」
  《史記正義》說「泰山」筑土為壇以會天,報天之功,故曰:「到泰山下小山上除地,報地之功,故曰禪。」而神道屬天,鬼道屬地,皇帝都在泰山報天報地,顯然泰山是有神有鬼的。
  大凡為求長壽,免受他人傷害及火災,免辛勞而致富,免兵刃之災,想致富享福祿者,都祭祀五岳帝。即使在平日,進香者也是絡繹不絕。 
  農歷三月廿八日,是東岳大帝的生辰。
ĐÔNG  NHẠC  ĐẠI  ĐẾ
*Thiên Đại Nhã trong Kinh Thi nói:- “Đông nhạc  núi lớn, Nam nhạc nằm ngang, Tây nhạc đẹp, Bắc nhạc thường còn”. Thời cổ đại Trung Quốc gọi những núi cao ở Tây Bắc Đông Nam Á là  “tứ nhạc”, từ đó có tên gọi Đông nhạc là “Thái  sơn”, Nam nhạc là “Hành sơn”, Tây nhạc là “Hoa sơn”, Bắc nhạc là “Hằng sơn”, thêm vào ở giữa có Tung Sơn là thành ra ngũ nhạc.
*Trong “Thư Truyện” viết :- “Đông nhạc , rất lớn” ( Thái Sơn),  còn trong “Thư Thuấn Điển” viết “Phía Đông chạy dọc theo đến đại tông” cũng nói “Đại tông Thái Sơn, là tổ tiên của bốn núi”. Tất cả đều ám chỉ đến Thái Sơn.
*Trong truyện “Phong Thần” nói “Thái Sơn là đứng đầu ngũ nhạc” cũng là cùng ý trên với Thư Truyện.
*Đông nhạc Thái Sơn có thể gọi tắt là “Đại” hay “Đại Tông”, “Đại Nhạc”. Thái Sơn thuộc dãy núi Vu Âm, chạy dài từ vịnh Giao Châu tỉnh Sơn Đông Trung Quốc đến năm tỉnh ở trung bộ, tận cùng là sông đào ở bờ Đông, gọi chung là sơn mạch Thái Sơn. Đỉnh cao nhất ở phía Bắc huyện Thái An, tên là “Đại Nhân Phong”, đời gọi là “Đỉnh Đông nhạc của ngũ nhạc”.
*Sự sùng bái núi non đã có tử khởi thủy của người Trung Quốc. Trong các sách  “Thư Kinh Nghiêu Thuấn” , “Lễ Vu Lục Tông” có nói  [Lục Tông là mặt trời, mặt trăng, các sao, sông, biển và “Đại” ] .Đại là để chỉ cho Thái Sơn vậy. Các vị đế vương thời xưa thường hay đến Thái Sơn để cúng tế , gọi là “Phong Thiện”, nghĩa là cúng tế trời và đất, cho nên về sau tôn xưng Thái Sơn thành Thần .
*Từ núi non đã được thần cách hóa trở thành Đông Nhạc Đại Đế và tôn xưng là “Đông Nhạc Thái Sơn Thiên Trai Nhân Thánh Đại Đế”. 
*Thời cổ đại, các vua chúa khi lên ngôi đều lấy lễ “Phong Thiện” làm việc cúng tế lớn để bái lạy trời đất, vì cảm phục sự trang nghiêm của Thái Sơn nên tôn thành Thần. Thái Sơn là núi đứng đầu ngũ nhạc của Trung Quốc. Trong Miếu Đông Nhạc có chín vị thần là “Dẫn Mông (dạy trẻ con), Nhũ Mẫu (bà vú), Tử Tôn (con cháu),  Thiên Tiên (các vị Tiên), Nhãn Quang (ánh sáng con mắt), Thôi Sanh (giúp đỡ sanh sản) , Bồi Cô (nuôi cho lớn), Ái Kính (thương yêu kính trọng),Tống Ngưu (tặng trâu), gọi chung là Cửu Nương Nương (chín vị nương nương).
*Lễ “Phong Thiện” của vua chúa chứa đựng nhiều ý nghĩa thâm sâu, một là cho cả thiên hạ biết vua, hai là sự thành lập chính quyền do vua đứng đầu nầy là “Ý trời”, quyền hạn của vua là có trời chi trợ cho. Một ý khác, dân gian tin rằng , khi con người chết thì hồn phách đều qui về núi Thái Sơn Đông Nhạc . Vị Đại Đế  nầy chưởng quản sự thọ yểu của con người. Như vậy, việc nhà vua làm lễ tế cáo trời đất ở Thái Sơn hàm ý:- một là , đây là chính quyền hợp pháp, hai là, cầu Đông Nhạc ban cho phước thọ, được hưởng tôn quí lâu dài.
*Nếu như trong lễ “Phong Thiện”, vua chúa đã hướng về Đông Nhạc để cầu bái, thì ngược lại, sau đó nhà vua cũng phải “đền đáp” bằng cách “phong tặng trở lại” cho Đông Nhạc. Ví dụ như Đường Minh Hoàng phong làm “Thiên Tề” (ngang với Trời) . Đời Tống năm thứ nhất Tường Phù, sau khi làm lễ “Phong Thiện” xong, nhà vua sắc phong Đông Nhạc là “Nhân Thánh Thiên Tề” (bậc Thánh của loài người, ngang với Trời). Đến năm thứ năm, lại gia phong làm “Thiên Tề Nhân Thánh Đế” (vị Đế ngang với Trời, là bậc Thánh của loài người). Năm Chí Nguyên thứ 18 đời nhà Nguyên phong làm “Thiên Tề Đại Sanh Nhân Thánh Đế”
*Theo tín ngưỡng dân gian, tin rằng Đông Nhạc Đại Đế  là vị thần chưởng quản tuổi thọ của con người. Khi một người vừa chết, trước hết phải đến “báo cáo” với Đông Nhạc, để  xét coi có phải đúng là tên tuổi như thế hay không, sau mới chuyển xuống Thập Điện Diêm La Vương để xử lý. Do đó, dân gian đối với việc thờ cúng Đông Nhạc Đại Đế  rất là long trọng và thành kính. Nhất là khi có bệnh hoạn đau ốm, thì sự khấn vái còn nhiều hơn lúc bình thường. Tóm lại, sự sùng bái ngũ nhạc của người cổ đại có nguồn gốc từ sự tôn sùng non cao núi thẩm của con người.
*Dân gian cũng có niềm tin rằng, Đông Nhạc Đại Đế  ở trong hai động “âm dương” và chấp chưởng ba “đặc ân” phúc, lộc, thọ của con người. Quan trọng nhất là nơi  ghi chép và đúc kết   “Hồ sơ tội phước” của con người để chuyển giao đến Diêm Vương  giải quyết. Từ đó, dân gian đối với Đông Nhạc vô cùng kính sợ.
*Đông Nhạc Đại Đế  cũng là vị Đế Thái Sơn lớn nhất trong năm vị đế ngũ nhạc. Trong các tự miếu của Trung Quốc, hầu hết đều có thờ phụng hình tượng của năm vị Thần Ngũ Nhạc. Thần của Đông Nhạc tôn là “Đông Nhạc Đại Đế”, hoặc là “Nhạc Đế Gia”, “Nhân Thánh Đại Đế”, “Thiên Tề Vương”, “Thái Sơn Vương”, “Thái Sơn Phủ Quân”, “Thiên Đô Phủ Quân”, “Thái Sơn Nguyên Soái”. Lại còn có một thuyết khác là, Đông Nhạc Đại Đế  tức là “Thái Tuế Chân Nhân” họ Tuế tên Sùng, có chỗ nói là Nhạc Phi. Trong sách “Di Kiên Chí” thì nói rằng “Ba vị Tư Hắc, Thạch Nghê và Từ Khải kế tiếp nhau làm Thái Sơn Phủ Quân”.
*Trong truyện Phong Thần lại nói :- [ Phong Hoàng Phi Hổ làm “Đông Nhạc Thái Sơn Tề Thiên Nhân Thánh Đại Đế”, cho Hoàng Phi Hổ đứng đầu Ngũ Nhạc, tổng quản về cát hung họa phước của nhân gian. Lại còn chấp chưởng mười tám địa ngục nặng ở cõi U Minh Địa Phủ. Phàm một người được sống, chết, thành Thần Tiên hay ma quỉ gì thì cũng do nơi kết quả sự khảo xét của Đông Nhạc, rồi sau mới theo đó mà thực hành ].
*Trong “Sử Ký Chánh Nghĩa” có nói  đến việc  đắp đất ở Thái Sơn  làm đàn để gặp Trời, báo công cho Trời như sau : “Đến trên núi nhỏ dưới núi Thái Sơn để báo công, gọi là “Thiện”]. Thần Đạo thuộc về Thiên còn  Quỉ Đạo thuộc về Địa, nhà vua chỉ ở một nơi Thái Sơn  mà báo thiên báo địa, có nghĩa là “Thái Sơn hội tụ cả Thần lẫn Quỉ vậy”.
*Nếu muốn cầu cho  được trường thọ, cầu cho khỏi bị người khác làm hại hoặc cầu tránh hỏa tai, tù ngục, tai họa binh biến… cho đến việc cầu xin phước lộc… đều đến cúng bái cầu khấn với vị Thần  Đại Đế  của Ngũ Nhạc hết thảy. Vì thế, dù là ngày thường, cũng có rất nhiều người đến Tự Miếu để thắp hương khấn nguyện, nhang  khói liên miên chẳng ngớt.
*Ngày hai mươi tám tháng ba âm lịch là ngày đản sanh của Đông Nhạc Đại Đế  .
*PHỤ LỤC:-
(Trích Phong Thần Diễn Nghĩa) 
"Thái Thượng Nguyên Thỉ truyền sắc: 
      Hoàng Phi Hổ trung thần bị nạn, phải trốn sang nước khác, hết lòng đền ơn tri ngộ Võ Vương, nên chết tại huyện Dẫn Trì, nghĩ cũng khá thương. Còn Sùng Hắc Hổ, Văn Sính, Thôi Anh, Tưởng Hùng bốn anh em kết bạn, quyết lòng phạt Trụ hưng Châu, rủi thác một lượt với Hoàng Phi Hổ, nên phong làm thần Ngũ nhạc, cai trị năm hòn núi.
      Vậy thời: 
      - Hoàng Phi Hổ làm Đông nhạc Thái Sơn, Tề Thiên Nhân Thánh Đại đế, làm đầu ngũ nhạc, cai trị phần hồn. Dầu ai mới thác cũng phải đến cho thần Đông nhạc xét tra. Đến lúc đi đầu thai cũng vậy.
      - Sùng Hắc Hổ làm Nam nhạc Hành sơn, Tư thiên Chiêu thánh đại đế.
      - Văn Sính làm Trung nhạc Tung  sơn. Trung thiên Sùng thái Đại đế.
      - Thôi Anh làm Bắc nhạc Hằng sơn, An thiên huyền thánh Đại đế.
      - Tưởng Hùng làm Tây nhạc Hoa sơn, Kim thiên thư thánh Đại đế.
      Các người nầy phải lo bổn phận xem họa phước cho dân.
      Năm thần tạ ơn xuống đài.” 
*NHƯỢC  THỦY  dịch 
(từ http://www.fushantang.com)
  40. HỎA  ĐỨC TINH QUÂN.
火德星君
  火的威力,足以益人,能使人獲得溫暖和光明,可是也足以禍人的。當火焰熊熊,無論遇到什么東西都會吞下去,然后在煙霧中把燼余的東西噴出來的時候,使見者誠不能不肅然畏怕。因此,原始人也以為是有神靈在內,所以就去崇拜它了。
  火又被認為是純潔的,因此而崇拜它。波斯人的拜火教是由此而來的。
火神的傳說:
  火德星君是火神。關于火神有下面几種說法:
  《神誕譜》記載:「火德星君,為炎帝神農氏之靈,祀之為火神,以禳火災。」
  《史記》記載:「火神為祝融,顓頊之子,名黎。」
  《廣雅》記載:「火神為游老。」
  《國語》記載:「火神為回祿。」
  「回祿」或寫作「回陸」。古代楚國有一人,名叫吳回,掌管火正,有人說他就是「回祿」。
  《左傳》記載:「鄭禳火於回祿。」今人有稱火災為「回祿之災」。
  中國古代已有星辰的習俗。「熒惑」就是火星的別名。故祭火星,就是祭「熒惑」 。古代人祭禮「熒惑」為五天神之一。五天神就是青帝居東方,赤帝居南方,黃帝居中央,白帝居西方和黑帝居北方。
  中國古代祀火神,始師帝堯。
  《史記》載:「帝堯陶唐氏命遇伯長火居商五祀大辰。」辰即大火,也就是說為祖,就是火的祖神。那么,火祖是誰呢?
  《馮書五行志》記載:「帝嚳有祝融,堯時有闕伯,民賴其德,以為火祖,配祭火星。」意言當時黃帝的曾孫帝嚳時代有火官(掌祭火星、行火政之官)名祝融,帝堯時有火官名闕伯,因百姓感念他們的德行,奉祀他們為火的祖神,配祀火星。
  《搜神記》記載:「神姓宋,名無忌,漢時人也,生有神異,死而為火精,唐牛僧孺立廟祀之,以釀火災,廟在武昌府之城東七里。」
  也有說火神並不全屬男性,其中亦有女性:
  《慎行紀程》記載:「沅州火神不祀祝融而祀凌霄女,一不虔,則女神立遺火鴉銜火丸置茅屋之上,兩翅扇風發火,故多火災。」
  農曆六月廿三日是火神誕辰日。
 HỎA  ĐỨC TINH QUÂN.
*Tác dụng của lửa đối với con người vô cùng to lớn, có thể  giúp cho con người ánh sáng và sự ấm áp mà cũng có thể gây ra tổn thất lớn cho con người. Đương khi núi lửa bùng nổ, bất cứ gặp phải vật gì trên dòng chảy của dung  nham đều bị nó nuốt gọn, thủ tiêu hết. Cho nên, dù sau khi khói lửa đã tắt mà con người vẫn không sao tránh khỏi sự e dè sợ hãi đối với lửa. Vì thế, từ xa xưa loài người đã tôn lửa thành Thần Linh và sùng bái cúng tế nó.
Thêm nữa, con người cho rằng , lửa rất thuần khiết (sạch sẻ) , nên kính trọng nó. Bái Hỏa Giáo ở Ba Tư xuất phát từ sự sùng bái nầy.
*Truyền thuyết về “Hỏa Thần” như sau:-
-Trong “Thần Đản Phả” ghi :- “Hỏa Đức Tinh Quân  là tinh linh của Viêm Đế thuộc họ Thần Nông, thờ cúng gọi là “Hỏa Thần”, có thể cầu tránh tai nạn về lửa”.
-Trong “Sử Ký” thì nói :-“Hỏa Thần là Chúc Dung, con của vua Chuyên Húc, tên là LÊ”.
-Trong “Quảng Nhã” thì nói “Hỏa Thần là Du Lão”.
-Trong “Quốc Ngữ” thì nói “Hỏa Thần là Hồi Lộc”.
-Hồi Lộc hoặc viết thành Hồi Lục. Ở nước SỞ ngày xưa có một người tên Ngô Hồi, coi về việc Hỏa Chính (trị lửa), nên có người nói Hỏa Thần là Hồi Lộc.
-Sách “Tả Truyện”  viết “Nước Trịnh cứu giải về lửa gọi là Hồi Lộc”, vì thế dân gian gọi tai nạn về lửa là “hồi lộc chi tai” (nạn hồi lộc).
*Thời cổ đại Trung Quốc đã có tập tục tin vào “các sao”. Từ “Huỳnh Hoặc” là cách gọi khác của lửa, nên việc cúng lửa gọi là “Tế Huỳnh Hoặc”. Người xưa lấy việc cúng lửa làm một trong việc  cúng tế năm thiên thần. Năm Thiên Thần là :- Thanh Đế ở phương Đông, Xích Đế ở phương Nam, Bạch Đế ở phương Tây, Hắc Đế ở phương Bắc và Huỳnh Đế ở trung ương.
*Thời cổ đại Trung Quốc thờ cúng lửa bắt đầu từ Đế Nghiêu.

“Sử Ký” ghi “Đế Nghiêu họ Đào Đường gặp lửa lớn nên thờ cúng gọi là Thìn”. Vậy Thìn nghĩa là “lửa lớn”, lại gọi là “Tổ”, nên Lửa chính là Tổ Thần.
Vậy rút cục, Hỏa Tổ là ai ?
*Trong “Phùng Thư Ngũ Hành Chí” viết :- “Đế Khốc có Chúc Dung, thời Nghiêu có Khuyết Bá, dân gian nhờ cậy vào đức tốt của hai người, tôn xưng là Hỏa Tổ, cúng tế chung với Hỏa Tinh”. Ý chính trong câu trên là :- “Thời Đế Khốc (cháu cố của Huỳnh Đế) có quan “Chưởng Tế Hỏa Tinh” hay “Hỏa Chính Quan” gọi là Chúc Dung, thời Đế Nghiêu có quan tên Khuyết Bá, vì bá tánh cảm niệm đức hạnh cao quí của hai vị nầy, nên  tôn hai vị nầy lên làm “Tổ về Trị Lửa”, cúng tế chung với Thần Hỏa Tinh.
*Sách “Sưu Thần Ký” chép “Thần họ Tống tên là Vô Kỵ, người thời nhà Hán. Lúc sanh ra có nhiều kỳ dị thần bí, lúc chết được tôn làm Hỏa Tinh. Ông Ngưu Tăng Nhu đời Đường lập Miếu Thờ để cầu giải cứu hỏa tai. Miếu tại phía Đông cách thành Phủ Vũ Xương bảy dặm”.
*Lại cũng có thuyết nói, Hỏa Thần không hoàn toàn là nam hay nữ, bởi trong sách “Thận Hành Kỷ Trình” có nói :- “Ở châu Nguyên không thờ thần lửa Chúc Dung mà thờ Lăng Tiêu Nữ. Bởi vì ở đây, trước có người không tin (vị nữ thần nầy) nên Bà đã cho quạ thần  tha những “hòn lửa” về thả trên mái nhà tranh của y, rồi lấy cánh quạt cho bốc lửa cháy nhà y để trừng phạt, gây ra trận cháy dữ dội”.
*Ngày hai mươi ba tháng sáu âm lịch là ngày sanh của Hỏa Thần (Hỏa Đức Tinh Quân)
*NHƯỢC  THỦY  dịch
(từ  http://www.fushantang.com)


40.VIÊM    ĐẾ  THẦN  NÔNG.
神農炎帝
  「炎帝」,就是古老傳說中史前的「神農氏」或「稷」神,民間稱之為「神農大帝」、「開天炎帝」、「神農先帝」、「藥王大帝」、「五穀王」、「五穀仙帝」、「粟母王」、「火帝」。但民間的稱謂并不止此,尚有先農、藥王、藥仙、先帝爺、五谷仙、大帝、田祖、田主等稱呼,另有史可考者,神農也稱為土神,據《禮記月令》注:「土神稱神農者,以其主于稼穡。」
  據傳,神農生於公元前 2737年,卒於公元前2627年。因在姜水之畔出生,故以姜為姓,取名姜軌,其母是有熊之女,名方登。傳說神農相貌奇異,身長八尺七寸,牛首人身,出生後三天能言,五日能行,七日長牙齒,三歲識農事,不喜殺生,教人開闢土地、耕種百穀,利用牛來耕田。
  《逸周書》記載:「神農之時,天雨粟,神農遂耕而種,作陶,冶斤斧,為耒耜耨。」
  神農親嘗百草,據說他曾於一日之內嘗過七十二種毒草,但皆逢凶化吉、轉危為安,在嘗試毒草液汁過程中發現,某些毒草與毒草混合,可解毒性,且有調和之功、治病之效。這也成了中醫最早的製藥構思,「以毒攻毒」的概念或起源於此。在逃避莫坯等人追尋時逃入山中,多日無糧,只好挖取植物地下根莖來充飢,結果發現了「黃精」、「地黃」等補藥。神農在嘗試百草中,品其藥性及作用,收錄編輯成書,就是我國醫學史上第一部藥物學著作,後世廣為流傳的《神農本草經》,記錄了三百六十五種藥物,神農乃中藥藥物學的創始者。
  傳說中神農對華夏的多項貢獻:
  教農民開辟土地,種植五谷,使農民發現五谷之美味,勝于肉食,於是漸漸以谷類為主食。
  規定「權度量數」(權-重量、度-長度、量-體積、數-數量),依據這些規定,方便定出交易之價值。
  倡導「日中為市」,公平交易,此為墟市之始。
  把禾稻收割一次叫「一季」,教農民耕種之法。
  發明以油質草木點燃照明,或以草為芯,澆以油膏,做成燭、燈,用於照明及祭神。
  分五官掌管火事,天火春官、地火夏官,西火秋官、北火冬官、中火中官,各司其職。
  據史記中記載,古代黃河流域中下游分佈著許多部落,比較重要的有炎帝部落、黃帝部落等。黃帝,姓姬,號軒轅氏、有熊氏,原居於西北,後遷徙至涿鹿一帶。炎帝傳為神農氏,姜姓,號烈山氏或厲山氏。當時南方強悍的九黎族,在其首領蚩尤率領之下,向黃帝部落發動攻擊,黃帝不敵,向炎帝求援。黃帝統帥炎、黃二部與蚩尤戰於涿鹿之野,結果蚩尤被殺。涿鹿之戰後,炎黃兩部落發生內鬨,炎帝退出。從此,中原各部落咸尊黃帝為共主,炎、黃等部落在黃帝的領導下融合成華夏民族。故中華民族素自承為『黃帝後裔』,又因炎、黃兩部落融合成華夏民族,故也稱為『炎黃子孫』。
  清朝雍正年間,詔准各地府州縣擇地設立先農壇,壇后立廟,并規定以紅底金字神牌作成先帝神位,命令地方官每年率老農致祭,而且,每年天下的第一大祭就是「祈農」之祭,也就是在北京巍峨的先農壇恭行大禮,庄嚴肅穆,非常隆重。
  現在各廟宇所祀種農大帝的神像,都頭角崢嶸,袒胸露臂,腰圍樹葉,赤手跣足,手持金黃稻穗,是原始時代裝束的人。塑像的表情木訥篤實,親切溫和。神農大帝有白、黑、紅三種不同的「臉色」,據說與他嘗百草有關。
  每年農歷四月二十六日,是神農大帝誕辰,奉祀神農大帝的廟宇,都有隆重的祭禮,香火鼎盛,年年祭典,因為農民、藥商、醫師等,都尊奉他為保護神。但近年來,因工商業發達,這種祭典已不再被重視,香客寥落。
  神農大帝無論為我們現在所崇奉或遺忘,但他確實是曾經為我們提供美好生活條件的偉人。
VIÊM   ĐẾ  THẦN  NÔNG
“Viêm Đế” là truyền thuyết lâu đời nhất trước khi Trung Quốc có sử. Đó là truyền thuyết về “Họ Thần Nông” hoặc là “Thần Tắc” (thần về lúa gạo). Dân gian tôn xứng là “Thần Nông Đại Đế” , “Khai Thiên Viêm Đế”, “Thần Nông Tiên Đế”, “Dược Vương Đại Đế”, “Ngũ Cốc Vương”, “Ngũ Cốc Tiên Đế”, “Túc Mẫu Vương”, “Hỏa Đế” . Cũng không phải chỉ có bấy nhiêu danh hiệu đó, mà còn nhiều danh xưng khác như là :- Tiên Nông 、Dược Vương 、Dược Tiên 、Tiên Đế Gia 、Ngũ Cốc  Tiên 、Đại Đế 、Điền Tổ 、Điền Chủ  . Ngoài ra, trong sử cũng ghi Thần Nông là Thổ Thần như trong sách “Lễ Ký Nguyệt Lệnh” ghi “Thổ Thần còn xưng là Thần Nông, chủ về việc trồng trọt”. 
*Tương truyền, Thần Nông sanh vào năm  2737  trước Công Nguyên, mất năm 2627 trước Công Nguyên. Nhân vì sanh ra ở bên bờ sông Khương nên lấy Khương làm họ, thành ra tên là Khương Quỹ. Mẹ của ông là con gái của họ Hữu Hùng, tên là Phương Đăng. Theo truyền thuyết, Thần Nông có tướng mạo rất kỳ lạ, thân cao tám thước bảy tấc, mình người đầu trâu, sanh ra ba ngày đã biết nói, năm ngày là biết đi, bảy ngày răng mọc dài. Lên ba tuổi đã biết việc nông, không ưa sát sinh, dạy người khai khẩn mở mang ruộng đất, gieo trồng trăm  loại lúa đậu, lại biết dùng trâu để cày ruộng.
*Trong “Dật Chu Thư” viết :- “Thời Thần Nông, trời mưa lúa xuống, Thần Nông cày ruộng để gieo hạt lúa xuống. Đồng thời dạy dân làm đồ gốm, chế tạo rìu búa, cày bừa v.v…”.
*Thần Nông tự mình nếm các loại cây cỏ, theo truyền thuyết nói rằng, có ngày Ông đã nếm hàng chục loại cây cỏ độc, nhưng đều gặp hung hóa cát, chuyển nguy thành an. Trong những lần nếm cây cỏ độc, phát hiện ở dịch trấp có độc, ông đã dùng loại độc khác để hóa giải nó, từ đó có kinh nghiệm về “độc tính” rất thần diệu. Đây là những hiểu biết về bào chế thuốc cổ sơ nhất của Y Học Trung Quốc, dựa trên nguyên lý cơ bản “lấy độc trị độc” vậy.
Trong thời gian đi vào vùng rừng núi để tìm kiếm “cây cỏ làm thuốc” nầy, có nhiều ngày không còn lương thực, Ông chỉ sống bằng những loại thực vật hoặc đào củ khoai để ăn. Nhân đó phát hiện ra những loại thuốc bổ quí hiếm như “Hoàng Tinh”, “Địa Hoàng” v.v…. Qua những lần nếm cây cỏ ấy, Thần Nông thẩm định và phân tách, tổng hợp về dược tính các loại, gom góp biên tập lại thành sách, đó là bộ sách Y Dược Học nổi tiếng trong lịch sử nước ta (Trung Quốc), tên là “THẦN NÔNG BẢN THẢO KINH”. Trong đó ghi  đầy đủ về dược tính của  ba trăm sáu mươi lăm vị thuốc. Thần Nông xứng đáng được tôn sùng làm “Thủy Tổ” của ngành Dược Vật Học vậy.
*Cũng theo truyền thuyết thì Thần Nông có rất nhiều sự cống hiến đối với đất nước Trung Hoa. Như là :-
-Dạy nông dân khai khẩn đất đai, gieo trồng cày cấy lúa đậu ngũ cốc, giúp nông dân phát hiện “vị ngon” của ngũ cốc hơn vị thịt thú rừng, dần dần dùng ngũ cốc  làm thực phẩm chính  để thay thế cho việc vất vả tìm kiếm săn bắt thú rừng.
-Dạy cho người pháp “Quyền Độ Lượng Số” ( Quyền :- trọng lượng; Độ :- độ dài lớn; Lượng :- đo thể tích; Số :- các con số tính đếm), theo đó mà qui định làm thành tiêu chuẩn chính xác công bằng về giá trị vật, trong việc giao dịch trao đổi đồ vật  với nhau.
-Đề xướng nguyên tắc “Họp chợ ban ngày” để có sự giao dịch công bằng. Đây là nguyên tắc thủy tổ của  hình thức “họp chợ” tức mọi giao dịch về sau.
- Gọi việc một lần  thu hoạch lúa xong gọi là “một quí”. Dạy cho nông dân phép cày bừa dùng sức trâu bò.
-Phát minh ra những chất dầu thảo mộc dùng để thắp sáng. Chế tạo ra dầu sáp có tim bằng thảo mộc để thắp sáng, gọi là “đèn” hay “đuốc” sau nầy. Cũng dùng những  thứ đèn đuốc đó mà cúng tế thần.
-Phân chia trách nhiệm “gìn giữ lửa” cho năm vị quan. Gồm có Thiên Hỏa Xuân Quan, Địa Hỏa Hạ Quan, Tây Hỏa Thu Quan, Bắc Hỏa Đông Quan, Trung Hỏa Trung Quan, cứ tuần tự theo đó mà bảo vệ lửa để “cấp phát” cho dân chúng.
*Cũng theo Sử Ký ghi lại, ngày xưa ở lưu vực sông Hoàng Hà có nhiều bộ lạc tụ họp sinh sống. Quan trọng nhất là hai  bộ lạc của :- Viêm  Đế và Huỳnh Đế.
-Hoàng Đế họ Cơ, hiệu là Hiên Viên Thị, còn gọi là Hữu Hùng Thị. Nguyên cư ở vùng Tây bắc, sau dời về dãy núi Trác Lộc.
-Viêm Đế tương truyền là Thần Nông Thị, họ Khương, hiệu là Liệt Sơn Thị hay Lệ Sơn Thị. Lúc bấy giờ ở phương Nam  có chín bộ tộc hùng mạnh, đứng đầu là thủ lãnh Xi Vưu. Lực lượng nầy kéo binh tấn công Huỳnh Đế. Huỳnh Đế cự không lại, mới cầu viện  với Viêm Đế. Huỳnh Đế thống lãnh hai bộ tộc Huỳnh, Viêm  đánh nhau với Xi Vưu ở cánh đồng Trác Lộc, kết quả Xi Vưu bị chết. (Xem bài Cửu Thiên Huyền Nữ).
-Sau cuộc chiến ở Trác Lộc, hai bộ lạc Viêm , Huỳnh lại phát sinh việc đánh nhau, Viêm Đế rút lui. Từ đó, các bộ lạc ở Trung Nguyên mới tôn Huỳnh Đế lên làm “Cộng Chủ”. Hai bộ lạc lớn Viêm, Huỳnh và các bộ lạc nhỏ khác hợp lại thành ra khởi nguyên của dân tộc Trung Hoa sau nầy. Vì thế, dân Trung Hoa nhận mình là “Hậu Duệ (người nối dòng) của Huỳnh Đế”. Cũng do hai bộ lạc Viêm, Huỳnh kết hợp làm thành khởi đầu của dân tộc Trung Hoa, nên về sau xưng là “Con cháu của Viêm Huỳnh” là vậy.
*Đời nhà Thanh, trong năm Ung Chính, nhà vua sắc lệnh cho các địa phương chọn đất để xây dựng “Đàn Tiên Nông” (nông đầu tiên), phía sau Đàn thì xây Miếu. Trong Miếu có tạo bài vị thờ “Thần Nông Tiên Đế” bằng giấy đỏ chữ mạ vàng. Rồi còn ra lệnh các quan địa phương suất lãnh những vị “lão nông” tập hợp lại để cúng tế hàng năm . Do đó, lễ cúng tế quan trọng nhất của dân chúng trong năm là lễ  “Cầu Thần Nông”. Dịp nầy, tại Tiên Nông Đàn lớn lao nguy nga nhất ở Bắc Kinh cử hành đại lễ rất trang nghiêm thành kính, vô cùng long trọng.
*Hiện nay, tại các Miếu Vũ đều có thờ hình tượng của “Thần Nông Viêm Đế”. Thần tượng có hình dạng đầu sừng dữ tợn, để lộ hai cánh tay trần, lưng có khoác lá cây, tay đỏ chân trần, cầm “Bông Lúa Bằng Vàng”, ra vẻ cách phục sức của người cổ đại. Tượng Thần Nông có “màu sắc của gò má” khác nhau là :- trắng, đen và hồng, ý nói lên việc nếm trăm thứ cây cỏ ngày xưa của Ngài.
*Mỗi năm vào ngày hai mươi sáu tháng tư, là ngày đản sanh của Thần Nông Đại Đế  . Các Miếu Vũ thờ phụng Ngài đều cử hành lễ cúng tế rất long trọng, hương hỏa rực rỡ, hàng năm cúng tế không khi nào bỏ sót. Ba giới Nông dân, Buôn bán thuốc và Y sư đều tôn Ngài là “Thần Bảo Hộ”. Nhưng những năm gần đây, ở các nơi công thương nghiệp phát triển, việc cúng tế Ngài đã thưa thớt dần, số người cũng không mấy đông.
Cho dù, hiện  nay chúng ta còn hay không còn tôn sùng Thần Nông Đại Đế  đi nữa, thì Ngài mãi mãi vẫn là một bậc “Vĩ Nhân” thời cổ đại, đã đóng góp tinh thần công sức vô cùng to lớn cho lịch sử tiến bộ về mặt sinh hoạt của  người Trung Hoa chúng ta ngày nay.
*NHƯỢC   THỦY   dịch
(từ  http://www.fushantang.com)
41.TAM THÁI TỬ.
(NA   TRA)
三太子
  民間俗稱的太子爺就是李哪吒,或稱哪吒太子、中壇元帥、大羅仙、太子元帥、哪吒元帥、三太子爺、哪吒三太子、太子爺、金康元帥、金環元帥、羅車太子、李羅車、羅車公、玉皇太子爺等。
  道教以他為護法主將,凡瘟疫或驅邪消災,都祭拜太子爺以化難解厄。哪吒本是佛道不分的天神。
  相傳中壇元帥,名為哪吒,是殷紂王時代陳塘關總鎮李靖之三子,拜師乾元山金光洞太乙真人習法,法力高強,俱隱身、土遁等法術,勇武絕倫。更有火尖槍、風火輪、靈符秘訣、混天綾、豹皮囊、乾坤圈、金磚等寶物,本領非凡。
  李哪吒生性頑皮,不但大鬧東海打死了東海的敖丙太子,還用李靖的震天弓箭射死了骷髏山白骨石洞的石磯娘娘門人。東海龍王與石磯娘娘心有不甘,於是擒住李靖夫婦。為了不累及父母,哪吒析肉還母、刻骨還父以報答父母大恩。
  哪吒死後其師傅太乙真人收其魂魄,用蓮花化身,如詩傳:『手提紫焰蛇牙寶,腳踏金霞風火輪,豹皮囊內安天下,紅錦綾中福世民。』命他下山輔助武王伐紂,為姜尚中營神將,助周滅商,故後人都尊稱其為中壇元帥。此外因其裝備特殊,有輪有圈,故又有羅車太子等尊稱。其後,玉帝封他為三十六天將第一總領使,永鎮天門。
  太子爺神像的造型雕刻,通常取其七歲的身軀,身穿甲冑,右手上揚,執有寶戟,左手橫胸,執有乾坤圈,而左腳踩風火輪,全身重心皆置于后方右腳上,做騰云駕霧狀,身纏飛帶,且均採立姿,容貌豐圓,顯現威嚴又詳和的童氣。多由武人崇拜,又作保護小孩的神明。一般廟宇尊為中壇元帥,統率東南西北中五營神將神兵,護衛庄境。
  民間鑒於哪吒太子神力高強,欽仰他的武勇,就尊稱他為太子爺來祭奉,崇信者多為武人。道教奉他為五營神兵神將的統率之一(中營中壇元帥)。凡道士施法時必恭請哪吒相助,驅邪押煞。地方若有瘟疫,就請道士作法,村民備妥牲醴犒祭,然後在村落五方豎立五方旗,道士在廟中祭拜中營中壇元帥、土地、城隍、炳靈公等神明,然後誦經作法,招請神將,驅逐疫癘。近年來鎮邪除魔的神能頗受重視,成為民間乩童的主神,而大多數廟宇都奉有太子爺,做為保護神,此外,民宅的祭祀也不少,成為民間信仰的守護神。
  太子爺的神靈,在中國福建、廣東的民眾心里有很大的影響力,漢人移民來台后,許多地方都建廟祭拜或在他廟寄祀,甚至民眾神壇上也祭拜。太子爺香火甚盛,人們對其法力無邊,能消災解厄的能力,絲毫不疑。因此不僅平日香煙繚繞,若逢農歷九月九日太子爺誕,更是信士云集,祈求平安。
  農曆九月初九為太子元帥誕辰。
   托塔天王
  「托塔天王」,姓李名靖,在封神榜中的托塔天王,相傳是殷周時代駐守陳塘關的總兵,他從小就拜西昆侖度厄真人為師,因此學會不少道朮,學成五行遁法。但因命理太薄而無法成仙,只好在世間行道濟世。
  李靖娶殷氏為妻,生有三個兒子,大兒子叫金吒,次兒子叫做木吒,而她的夫人在懷第三個兒子時,受仙人之托蘿而生下哪吒(即太子爺)。
  托塔天王李靖亦被玉皇大帝封為「降魔大元帥」。
護法天神
  但在佛教中,托塔天王就是四大天王之一的「毗沙門天」,又名「多聞天」,在佛教中為護法的天神。托塔天王的形像有很多種,一般為身穿甲冑,手持玲瓏塔一座。
在民同信仰中,屬父子檔的神明相當罕見,而「托塔天王」,和他的三子「中壇元帥」李哪吒,正是雙雙受封為神。 
五營元帥-王爺廟配祀
  王爺廟里,必祀有五營元帥,此五營元帥是王爺的重要部屬,分掌境內五個方位,而由中營的中壇元帥,居中策應,加上各營的神兵、神將,邪魔厲鬼自然無法侵人,以解厄化災,善盡「代天巡狩」的重貴。
  五營元帥又稱五營將軍、五大將軍、五營大將軍、五神將軍。民間相信天罡、地煞等為天兵種將,或稱神重神兵,統由所祭祀的主神調勤指揮,這類神軍分東營、西營、南營、北營與中營等神將,各營均有元帥或將軍,中營元帥由哪吒擔任。
  傳說五營元帥分別是,東營張公、西營劉公、南營蕭公、北營連公、中營李公。中營神將即中壇元帥(俗稱李哪吒、太子爺)。
  民間又傳說,太子爺統率東西南北中五營的神將神兵,為玉皇上帝駕前的神將。
  而五營神將,乃是解消火災或守護廟宇、鎮守村庄的神明。

  中壇元帥統率五營的神兵及神將,以鎮壓邪魔,素為巫師所利用,或被用作祈愿除惡。王爺廟里祭祀的五營神將,只雕刻神像頭部,插在竹子或木頭頂端,有時衣裳裹身,有時用紅布披身。


TAM THÁI TỬ.
Trong dân gian quen gọi Thái Tử là Lý Na Tra  hay Na Tra Thái Tử, Trung Đàn Nguyên Soái, Đại La Tiên, Thái Tử Nguyên Soái, Na Tra Nguyên Soái, Tam Thái Tử Gia, Thái Tử Gia, Kim Khang Nguyên Soái, La Xa Thái Tử, Lý La Xa, La Xa Công, Ngọ Hoàng Thái Tử Gia v.v…
* Trong Đạo Giáo thì tôn Ngài làm Chủ Tướng Hộ Pháp. Trong những đàn tiêu trừ tà ma hay ôn dịch, đều cúng lạy Thái Tử Gia để cầu xin hóa giải tai ách. Riêng trong Phật đạo thì không có vị trí thiên thần  dành cho Ngài.
*Tương truyền Trung Đàn Nguyên Soái  tên là Na Tra, là con trai thứ ba của Tổng Trấn Trần Đường Quan Lý Tịnh thời kỳ Trụ Vương nhà Ân. Thái Tử đã bái sư nơi Ngài Thái ẤtChân Nhân ở Động Kim Quang, núi Càn Nguyên để theo học pháp thuật. Thái Tử đã học được nhiều pháp thuật cao cường như :- phép ẩn thân, phép độ thổ v.v…, trở thành người vũ dũng khó  ai bì. Ngoài ra, Ngài lại có thêm những pháp khí vô cùng lợi hại như :- cây thương hỏa tiêm (đầu nhọn có lửa), bánh xe lửa, bí quyết linh phù, hỗn thiên lăng (tấm lụa hỗn thiên), túi da beo, càn khôn quyện (chiếc vòng đeo tay càn khôn), khối vàng ba góc kim chuyên v.v…những vật báu ấy giúp Ngài có được bản lãnh phi phàm.
*Bản tánh của Lý Na Tra rất là ngoan cố ương ngạnh hiếu thắng, chẳng những đã đại náo Đông Hải để đánh chết Thái Tử Ngao Bính, mà còn lấy Chấn Thiên Cung (cây cung Chấn Thiên) của Lý Tịnh bắn chết đệ tử của Thạch Cơ Nương Nương ở Động Bạch Cốt núi Khô Lâu. Đông Hải Long Vương và Thạch Cơ Nương Nương uất ức mới bắt vợ chồng Lý Tịnh đền mạng.
Vì muốn tránh liên lụy cho cha mẹ, Na Tra đã cắt thịt trả lại cho mẹ, chặt xương trả lại cho cha để báo đáp công ơn lớn lao của phụ mẫu. (xem truyện Phong Thần Diễn Nghĩa)
Sau khi chết, hồn Na Tra bay về chầu thầy. Thái Ất Chân Nhân thâu hồn phách Na Tra, cho nhập vào thân  xác làm bằng hoa sen hóa ra. Cho nên trong truyện thơ diễn tả:-
“Thủ đề tử diệm xà nha bảo,
Cước đạp kim hà phong hỏa luân.
Báo bì nang nội, an thiên hạ,
Hồng cẩm lăng trung phước thế dân”
*Dịch:- 
“Tay nâng bảo vật răng rắn phát ngọn lửa rực rỡ (chỉ Càn khôn quyện và Hỗn thiên lăng)
Chân đạp ráng trời vàng là bánh xe phát ra gió lửa (Phong hỏa luân)
Trong cái túi da beo, có khả năng làm thiên hạ an ổn (chỉ những thứ bảo bối)
Trong dãi lụa màu đỏ có thể ban phước cho người đời (Hỗn thiên lăng)”.
*Sau đó, Thái Ất chân Nhân cho Na Tra xuống núi để phò Vũ Vương chinh phạt vua Trụ, làm vị tướng tài ba giúp Khương Thượng (Tử Nha) phò nhà Châu tiêu diệt nhà Thương, cho nên người sau tôn xưng Ngài là “Trung Đàn Nguyên Soái”. Nhân vì sự trang bị rất đặc biệt của Ngài, nào là bánh xe, nào là chiếc vòng …nên sanh ra tôn xưng là “La Xa Thái Tử” (Thái Tử có xe và lụa). Về sau, Ngọc Đế phong cho Ngài làm Đệ Nhất Tổng Chỉ Huy các thiên tướng của ba mươi sáu cõi trời, trấn giữ thiên môn.
*Việc điêu khắc thần tượng thờ Ngài, thường tạo dáng dấp một người trẻ lên bảy tuổi, mình mặc giáp trụ, tay phải cầm bảo kích giơ cao lên, tay trái cầm càn khôn quyện để ngang ngực, chân trái đạp trên bánh xe lửa, trọng tâm toàn thân đặt ở chân phải phía sau, mô tả trạng thái đang đằng vân giá vụ (bay trên mây), thân đang bay mà thần thái rất ung dung, gương mặt tròn đầy biểu hiện phong cách uy nghiêm mà ngây thơ tự nhiên của trẻ con. Hình dáng nầy là do những người thích võ nghệ tạo nên, đồng thời cũng nói lên ý nghĩa “bảo vệ con nít”. Các Miếu Vũ tôn thờ Ngài làm Trung Đàn Nguyên Soái, thống suất thần binh của năm phương Đông Tây Nam Bắc và Trung ương, bảo vệ cho nơi thờ cúng.
*Dân gian kính trọng Na Tra Thái Tử ở thần lực cao cường, khâm phục sự vũ dũng của Ngài, nên tôn Ngài làm Thái Tử Gia để thờ cúng, đa số là những người theo nghiệp võ.
Trong Đạo Giáo thì thờ Ngài làm vị thần thống suất hết thảy thần tướng thần binh của cả năm doanh (Trung Doanh Trung Đàn Nguyên Soái). Mỗi khi vị Đạo Sĩ làm phép, thì trước phải cung thỉnh Thái Tử Na Tra giúp đỡ, trừ khử trấn áp tà sát. Địa phương nào có xãy ra bệnh ôn dịch truyền nhiễm, phải thỉnh các Đạo Sĩ đến làm phép. Dân trong làng phải sắm sửa vật tế lễ, sau đó Đạo Sĩ cho cắm cờ phép ở năm phương theo màu sắc phù hợp, rồi Đạo Sĩ ở trong Miếu cúng tế Trung Đàn Nguyên Soái, Thổ Địa, Thành Hoàng, Bỉnh Linh Công và các thần minh khác v.v…Kế là tụng kinh và làm phép, chiêu thỉnh thần tướng đến trừ khử dịch lệ. Những năm gần đây, quan niệm về việc dùng năng lực thần quyền trừ khử tà ma đã không còn được coi trọng nữa, nên đại đa số trong các Miếu Vũ chỉ thờ Thái Tử với tư cách là vị Thần Bảo Hộ(thần bảo vệ).Ngoài ra, ở nhà dân cũng không ít người thờ cúng Ngài, trở thành một tín ngưỡng dân gian , thờ Ngài là Thần Thủ Hộ (thần gìn giữ).
*Thần quyền  của Thái Tử, có ảnh hưởng rất lớn đối với người Trung Quốc, nhất là dân chúng ở hai tỉnh Quảng Đông và Phước Kiến. Người Hán khi di cư sang Đài Loan, phần nhiều các địa phương đều xây dựng Miếu Thờ Ngài để cúng tế hoặc đến lễ bái Ngài ở Miếu Thờ nơi khác. Thậm chí có nơi, người ta còn tạo lập đàn tràng tại nhà để tế lễ. Nói chung, việc hương khói cúng bái Thái Tử Gia rất là thịnh hành, liên miên không ngớt. Dân gian tuyệt đối tin tưởng vào pháp lực vô biên của Ngài đối với việc khu  trừ tà ma yêu quái, giải nạn tiêu tai cho mọi người. Cho nên, lúc bình  thường cũng đã có sự cúng tế Ngài, mà nhất là vào hôm mùng chín tháng chín,  ngày đản sanh của Thái Tử Gia, thì số lượng nhân sĩ, dân chúng tập trung về Miếu Thờ cúng bái Ngài rất đông, cầu nguyện được bình an mạnh giỏi.
*Ngày vía đản sanh của Nguyên Soái Thái Tử là ngày mùng chín tháng chín âm lịch.
*Thác Tháp Thiên Vương :- (vị Thiên Vương  nâng tháp)
Thác Tháp Thiên Vương tên là Lý Tịnh, là vị thần tên Thác Tháp Thiên Vương trong Bảng Phong Thần. Tương truyền là vị Tổng Binh trấn thủ của ải Trần Đường thời kỳ nhà Ân (Thương).
Lúc ông ta còn nhỏ, đã đến học  đạo với  Độ Ách Chân Nhân ở núi Côn Lôn, nhân đó học được nhiều đạo thuật, xong phép độn ngũ hành. Nhưng vì  phước đức bản mệnh còn mỏng, không đủ  đạo lực thành Tiên, nên phải ở nhân gian hành đạo cứu thế.
Lý Tịnh cưới Ân Thị làm vợ, sanh được ba người con trai, người đầu tên Kim Tra, người giữa tên Mộc Tra, đến khi có thai đứa con thứ ba thì được Tiên Nhân căn dặn là phải đặt tên Na Tra. (tức Thái Tử Gia).
*Thác Tháp Thiên Vương Lý Tịnh được Ngọc Hoàng Thượng Đế phong làm “Hàng Ma Đại Nguyên Soái”.
  ** Hộ Pháp Thiên Thần :-
Nhưng trong Phật Giáo, Thác Tháp Thiên Vương lại là một trong Tứ Đại Thiên Vương, xưng là Tỳ-Sa-Môn Thiên, còn gọi là “Đa văn Thiên, là một vị thiên thần Hộ Pháp trong Phật Giáo. Về hình tượng của Ngài thì có nhiều dáng vẻ khác nhau, một trong những dáng ấy là  [mình mặc giáp trụ, tay nâng một tòa  “Linh Lung Tháp”].
*Trong tín ngưỡng dân gian, sự kiện hai cha con cùng là thần minh thì tương đối hiếm thấy. Trường hợp của Thác Tháp Thiên Vương và Trung Đàn Nguyên Soái Lý Na Tra là  đặc biệt cả hai cha con cùng được Phong Thần một lúc.
*** Ngũ Doanh Nguyên Soái  -Bố trí trong  Miếu Thờ Vương Gia   :-
Trong Miếu Thờ Vương Gia, tất nhiên là có Ngũ Doanh Nguyên Soái.
Năm doanh Nguyên Soái nầy là thuộc hạ quan trọng của Vương Gia, chia ra làm năm phương vị, trong đó Trung Đàn Nguyên Soái ở về trung ương, cai quản các thần tướng, thần binh . Do đó, tà ma quỉ mị đều không dám xâm hại người, nên có công năng giải ách trừ tai, hoàn thành nhiệm vụ “Thay Trời tuần thú”, cứu giúp dân gian.
*Ngũ Doanh Nguyên Soái còn được gọi là Ngũ Doanh Tướng Quân, Ngũ Đại Tướng Quân, Ngũ Doanh Đại Tướng Quân, Ngũ Thần Tướng Quân. Dân gian tin rằng Thiên Cương và Địa sát là hai vị tướng của thiên binh, hoặc gọi là “Thần Trùng Thần Binh”, được vị chủ thần chỉ huy. Thần Binh được phân ra làm  Đông Doanh, Tây doanh, Nam Doanh , Bắc Doanh và Trung Doanh do các Thần Tướng lãnh đạo, gọi là Tương Quân hay Nguyên Soái. Trong đó, Trung Doanh Nguyên Soái do Thái Tử Na Tra đảm nhiệm.
*Nguyên Soái của các doanh là:- Trương Công ở Đông Doanh, Lưu Công ở Tây Doanh, Tiêu Công ở Nam Doanh, Liên Công ở Bắc Doanh, Lý Công (Na Tra) ở Trung Doanh. Thái Tử Gia thống suất hết binh tướng của năm doanh, được Thượng Đế cho làm Tiên Phong  của Ngài khi xuất du.
Ngoài ra, Ngũ Doanh Thần Tướng còn có chức năng là năm vị thần minh có khả năng giải trừ hỏa tai, thủ hộ Miếu Vũ, trấn thủ thôn trang được bình an.
Việc cúng tế Ngũ Doanh Thần Tướng ở các Miếu Vương Gia, thường thì chỉ điêu khắc bộ phận “cái đầu”, gắn đầu trên cây tre hoặc khúc cây, phía dưới dùng quần áo che lại nên không thấy, có khi dùng vải đỏ phủ lên.
*NHƯỢC   THỦY   dịch
(từ  http://www.fushantang.com)
42.LỮ  ĐỒNG  TÂN.
(Phù Hữu Đế Quân)
孚佑帝君
  呂洞賓,俗名呂巖,民間一般稱他為「孚佑帝君」、「呂純陽」、「純陽夫子」、「恩主公」、「仙公」、「呂祖」等,道家則稱他為「妙道天尊」,佛家又稱之為「文尼真佛」,為民間傳說的八仙之一。呂洞賓也是「五文昌」之一,常與關公、朱衣夫子、魁星及文昌帝君合祀。元時封為:「純陽演正警化孚佑帝君」,是為「孚佑帝君」之由來。而他的香火跨越儒、道、佛三界。
  呂洞賓姓李,是唐朝山西省浦州永樂縣人,唐德宗貞元十四年(798)四月十四生,傳說異香滿室,有白鶴飛入帳中不見,自幼聰穎,十歲便能文,十五歲就能武,精通百家經籍,唐文宗開成二年舉進士第,出任江州德化縣令一職。不久因宰相李德裕結黨營私,呂祖不願偕同,於是棄官隱居於盧山的深林山洞中,因該洞有兩個出「口」,於是便改姓為「呂」,並自稱為是洞中的賓客,改名為「洞賓」。後來遇到火龍真人,並得其真傳,學得天遁劍法。又於長安遇古仙人鍾離權結為知交,旅邸中鍾吟詩一首曰「坐臥常攜酒一壺、不教雙眼識皇都、乾坤許大無名姓、疏散人間一丈夫」。以試探呂之心願,呂遂以詩答曰「生在儒家遇太平、殘簪纓重帶布衣輕、雖能世上爭名利、臣事玉皇朝上清」。鍾聞後知其可渡之人,仍再以術相試,使呂昏睏入睡,夢己中第,舉進士外放知縣,旋升府道而翰林,娶嬌妻美妾子嗣昌盛而皆顯貴,己則身居宰相,一人之下萬人之上,享盡榮華富貴,十載已過,忽獲罪,摘官抄族,妻離子散,榮華富貴盡成過眼雲煙,己身軀佝僂,踽踽風雪中孤苦無依之流浪老人。黃梁一夢,人生五十寒暑已易,轉側醒來見鐘獨坐榻旁笑曰:「你在夢中一浮一沉,變化萬端,眨眼間人生五十寒暑,得之固則以喜,失之又何足以悲,白雲蒼狗,過眼雲煙,所要者仍在徹悟,人生何似南柯一場」。呂頓悟鐘乃神仙前來渡化於己,遂決意隨鐘遁入終南鶴嶺,修鍊成真,得道時立誓言:「不渡盡蒼生、不欲仙而去」。得到真傳的呂祖遍遊民間,歷江、淮、湘、潭、鄂、岳及兩浙等地,濟世化人。五代以後,時局大亂,人民飽受流徙之苦,他經常現身於世,拯救貧苦百姓。他的劍朮一斷煩惱,二斷色欲,三斷貪嗔,對北宋教理的發展,有一定影響。道教全真教奉其為北五祖之一,世稱「呂祖」、「純陽祖師」。
  傳說,福建省泉州府有座清源山,處在危岩之下,有個洞穴,幽深而巨大。洞穴的入口,地勢頗為平坦,僅可騎馬,長驅直入洞里。穴頂鐘乳紛垂,進洞越深,寒氣越重。洞里的深處,有間石室,排列著石床、石桌、石凳,還有一個被薰得黑漆漆的石灶。因為這個洞穴,通稱純陽洞,所以也有人說:呂洞賓是福建人,在那個洞穴里修道成仙的。
  另說,呂洞寶,名叫純陽,是唐朝懿宗時代的人,考中進士,咸通年間,歷任兩縣縣官,后因僖宗無能,黃巢作亂,呂洞寶痛感人生盛衰無常,遁人當時國都附近的終南山,修身養性。以后如問,無法可知。
  呂洞賓著有《聖德篇》、《指玄篇》、《忠孝課》等大作,藉以拯救世道人心。宋徽宗封他為「妙道真人」、元朝初封其為「純道演正警化真君」,元武宗時加封為「孚佑帝君」。北宋真宗時,據說在一次鎮壓益州民眾叛亂時,呂祖曾顯化相助,後被加封為「英顯武烈王」。宋徽宗崇信道教,宣和元年(1119),詔封呂洞賓為「妙通真人」。元世祖至元年(1269)封「純陽演正警化真君」。元武宗至大三年(1310)加封為「純陽演化孚佑帝君」。
  《宋史‧陳塼傳》記載:「呂洞賓有劍術,百餘歲而童顏,步履輕快,傾刻數百里,以為神仙,皆數來塼齋中,人咸異之。」呂洞賓興趣廣泛,虛心好學,廣參賢達,博覽群書,融匯貫通,勤於筆耕,留下豐富的著作。他不僅是道教祖師,而且是個詩人,所以受到後人廣泛的敬仰。
  呂洞賓由仙而入神道,亦仙亦神,是集道教大成的得道高人,與少陽帝君、正陽帝君、大道帝君、輔極帝君同列道教五祖之一。
  呂洞賓在民間被視為理髮業的祖師爺。相傳臭頭皇帝朱元璋,每次理髮都因理髮師不小心碰到他頭上的瘡而痛苦不堪,大發雷霆,接連砍殺了數位理髮師。呂洞賓獲悉此事後,乃下凡扮成理髮師,前去為明太祖理髮,結果不但沒有碰到瘡,並治好了太祖的惡瘡。太祖龍心大悅,要賞他金銀財寶,他卻不要,只要求明太祖賜他一面紅旗,插在理髮店門口,從此便被尊為理髮業的守護神。
  民間傳說呂洞賓曾情場失意,因此妒嫉天下情侶,如果熱戀中的愛侶前去祭拜,必會被拆散,這雖是個無稽的傳說,許多人卻信以為真。
  呂洞賓是民間傳說中的八仙之一,另七仙是漢鍾離、藍采和、韓湘子、曹國舅、張果老、李鐵拐和何仙姑。呂洞賓在八仙排行中雖不是“老大”,但是其影響卻是其他七仙無法相匹的,漢鐘離等七仙的專廟寥寥無幾,而奉祀呂洞賓的呂祖廟、呂祖閣卻成千上萬遍布各地。而歷史最悠久的呂祖仙師廟,是建於元朝時山西芮城永樂宮的純陽殿。永樂宮原名大純陽成壽宮,在山西芮城縣城北三公里的龍泉村東側。據道書記載,這里是呂洞賓的誕生地。呂洞賓死后,鄉里人將其故居改為呂公祠。到了金末,隨著呂洞賓神話故事的傳流,信奉者越來越眾,祠堂增修門廡,擴充成道觀。到了元代,道教極受朝廷寵信,祖師呂洞賓也身價陡增,于是升觀為宮,從此成為四海聞名的道教聖地。
  在民間傳說之中,呂洞賓集「劍仙」、「酒仙」、「詩仙」和「色仙」於一身,是個放浪形骸的神仙。呂洞寶棄儒學道,仗劍云游,到處扶弱濟貧,鋤暴安良,他好酒貿杯,三醉岳陽樓,使他「醉」名遠揚。呂洞賓還是位詩人,有几百首詩啟傳世。同時,他又是個有名的「花神仙」,傳說最多的是呂純陽三戲白牡丹(名妓)。在人們心目中,是個最有人情味的神仙。有些道觀還假托其名,配了一些「呂祖藥方」給人治病。呂洞賓在民間有廣泛的信仰,他與觀世音菩薩、關聖帝君是對杜會影響最大的三位神明。
  農曆四月十四日為呂祖先師誕辰。

LỮ  ĐỒNG  TÂN
(Phù Hữu Đế Quân).
*Lữ Đồng (Động, Đỗng) Tân, tục danh Lữ Nham, trong dân gian tôn xưng  là  「Phù Hữu Đế Quân 」、「Lữ Thuần Dương 」、「Thuần Dương Phu  Tử  」、「Ân Chủ Công 」、「Tiên Công 」、「Lữ Tổ 」v.v…
(*Phù hữu 孚佑 :- phù hộ giúp đỡ)
Trong Đạo Gia tôn Ngài làm “Diệu Đạo Thiên Tôn”. Phật Gia thì tôn Ngài làm “Văn Ni Chân Phật” .
*Theo truyền thuyết dân gian thì Ngài là một trong “Bát Tiên”. Cũng là một vị trong “Ngũ Văn Xương” (xem bài Văn Xương Đế Quân) tức là hợp với các vị :- Quan Công, Khổng  Phu Tử, Khôi Tinh, Văn Xương Đế Quân thành tên gọi. Thời nhà Nguyên phong làm “Thuần Dương Diễn Chính Cảnh Hoá Phù Hữu Đế Quân”  . Đó là xuất xứ của danh hiệu Phù Hữu Đế Quân. Còn việc thờ cúng Ngài thì cả ba tôn giáo Nho, Lão, Phật đều có.
*Lữ Đồng Tân  họ Lý, người ở huyện Vĩnh Lạc, châu Phố, tỉnh Sơn Tây, đời nhà Đường. Sinh vào năm Trinh Nguyên thứ 14 đời vua Đường Đức Tông (798) . Theo truyền thuyết khi Ngài sinh ra thì có mùi hương lạ đầy nhà, lại có con chim Bạch Hạc bay vào màn rồi biến mất. Ngài thông minh từ nhỏ, mười tuổi đã biết làm văn, mười lăm tuổi biết rành  võ nghệ, tinh thông sách vở trăm nhà. Năm Khai Thành thứ hai đời Đường Văn Tông đậu Tiến Sĩ, được bổ làm Huyện Lệnh ở huyện Đức Hóa thuộc châu Giang. Chẳng bao lâu, vì Tể Tướng Lý Đức Dụ kết phe đảng làm việc riêng tư, Lữ Tổ không chịu nghe theo, liền từ quan vào ở ẩn trong động của rừng   sâu núi Lư Sơn. Nguyên vì chữ “Đồng / Động / Đỗng --洞” có hình dạng hai chữ “khẩu--口”  , nên cải  thành họ “ Lữ --呂”  , tự xưng Ngài là tân khách của “trong động” nên đổi tên thành  “Đồng / Động  Tân--洞賓 ” (*Chữ  Tân  賓:- nghĩa là người khách). Sau gặp được Hỏa Long Chân Nhân, được chân truyền “Thiên Độn Kiếm Pháp” (kiếm pháp ẩn trốn trên trời). Sau đến Trường An lại gặp vị cổ tiên Chung Ly Quyền kết làm bạn tri giao. Ngài Chung Ly đưa cho họ Lữ bài thơ :- “Lữ Để Trung Chung Ngâm” (tiếng chuông  ngân trong nhà trọ)  viết:-
“Toạ ngoạ thường huề tửu nhất hồ 、
Bất giao  song nhãn thức hoàng  đô 、
Càn  khôn hứa đại   vô danh tính 、
Sơ  tán nhân gian nhất trượng phu”
*Dịch:- 
“Nằm ngồi bình rượu bên mình,
Chẳng cho đôi mắt ngắm nhìn hoàng đô.
Đất trời rộng rãi bao la,
Họ tên chẳng có, riêng ta thanh nhàn.
Ra ngoài cuộc thế trần gian,
Ai hay có kẻ dặm ngàn trượng phu”.
để  thử nghiệm xem tâm nguyện của Đồng Tân ra sao .
-Họ Lữ hiểu ý, đọc bài thơ đáp lại:-
“Sinh tại Nho  gia ngộ thái bình 、
Trâm anh trọng  đái bố y  khinh 、
Tuy năng thế thượng  tranh danh lợi 、
Thần sự Ngọc Hoàng  triều Thượng  Thanh”
*Dịch:-
“Nho gia gặp cảnh thái bình,
Trâm anh dòng dõi nhưng khinh công hầu.
Lợi danh đời chẳng bao lâu,
Ngọc Hoàng nguyện sẽ về chầu tương lai”.
*Chung Ly nghe xong, biết đây là người có thể độ. Nhưng để kiểm tra kỹ, Ngài dùng pháp thuật làm cho họ Lữ đi vào giấc ngủ. Trong mộng thấy thi đậu Tiến Sĩ, được bổ làm Tri Huyện, sau thăng dần qua các phủ đạo rồi vào Viện Hàn Lâm, cưới vợ đẹp hầu xinh, có con cái thành đạt. Sau thăng đến chức Tể Tướng, dưới một người mà trên muôn người, hưởng vinh hoa phú quí rất sung sướng. Trải qua mười năm, bổng bị tội, tước bỏ hết quan chức, vợ con ly tán, vinh hoa phú quí trở thành khói mây qua mắt. Bản thân thì nghèo đói cơ cực, dầm sương đội tuyết tha phương cầu thực, trở thành “ông già phiêu dạt”. Giấc mộng hoàng lương suốt năm mươi năm xãy ra chỉ  trong một giấc ngủ ngắn ngủi ! 
*Sau khi đánh thức họ Lữ, tiên Chung Ly gọi đến ngồi cạnh bên tháp cười hỏi:- “ Nhà ngươi trải qua cảnh lên voi xuống chó trong mộng khi nảy, trăm biến vạn hóa trong suốt năm mươi năm. Lúc được thì biết bao sung sướng, khi mất thì đau khổ dẫy đầy, toàn là những cảnh chó xanh mây trắng, qua mắt khói mây. Cảnh đó đã giúp cho nhà người triệt ngộ câu :- “Đời chỉ là giấc mộng Nam Kha mà thôi !”.
*Họ Lữ biết vị thần tiên Chung Ly nầy muốn độ cho mình, bèn bái làm thầy. Sau hai thầy trò vào ở trong núi sâu Chung Nam. Họ Lữ tu luyện đạt thành chánh quả. Khi đắc đạo, họ Lữ phát nguyện lớn như sau :- “Nếu chẳng độ hết chúng sinh, thề không thành Tiên”.
*Sau khi đắc đạo, Ngài  Lữ Tổ  đi khắp trong dân gian, từ sông Lịch đến các xứ Hoài, Tương, Đàm, Ngạc, Nhạc và vùng đất Lưỡng Chiết… cứu đời độ người.
Sau đời Ngũ Đại, thời cuộc quá loạn lạc, nhân dân sống trong cảnh lầm than cùng cực, Ngài thường hiện thân trong thế gian, cứu giúp bá tánh nghèo khổ. Kiếm thuật của Ngài là tiên pháp , nên :- “một chiêu thì đoạn phiền não,hai chiêu thì đoạn sắc dục, ba chiêu thì đoạn tham sân”. Ngài có ảnh hưởng rất lớn đến Đạo Giáo thời Bắc Tống.
*Giáo phái “Toàn Chân” của Đạo Giáo thờ phụng Ngài làm vị Tổ thứ nhất trong năm Tổ phương Bắc, tôn xưng là “Lữ Tổ” hay “Lữ Thuần Dương Tổ Sư”.
*Theo truyền thuyết,ở phủ Tuyền Châu tỉnh Phước Kiến có núi Thanh Nguyên. Dưới chân núi có một huyệt động, rất thâm  u  mà to lớn vô cùng. Đường vào hang động rất bằng phẳng, có thể cỡi ngựa đi đến một khu rộng mà tiến vào trong. Vách động phía trên có nhiều thạch  nhũ tỏa xuống. Động nầy rất sâu, khí lạnh bốc lên dầy đặc. Ở cuối động có một thạch thất , bày ra nào là giường đá, bàn đá, đèn đá, lại có cả một bếp bằng đá có dấu vết đun nấu nám đen nữa. Người đời gọi đó là “Động Thuần Dương”, cho nên có người nói rằng Lữ Đồng Tân là người Phước Kiến, tu thành tiên nơi động nầy.
*Có thuyết lại nói, xưa có nhân vật tên Lữ Động Bảo, tự là Thuần Dương, là người sống vào thời đại vua Đường  Ý  Tông, thi đậu Tiến Sĩ, vào năm Hàn Thông được bổ nhiệm làm Tri Huyện cả hai huyện. Về sau, vì vua Hy Tông kém cỏi, có loạn Hoàng Sào nổi lên. Lữ Động Bảo xúc cảm việc vô thường của cuộc đời, nên trốn ẩn vào vùng phụ cận kinh đô lúc bấy giờ ở Núi Chung Nam để tu thân dưỡng tánh. Đoạn sau thế nào thì không nghe nói tới.
*Ngài Lữ Đồng Tân có trước tác những đại tác phẩm  như  “Thánh Đức Thiên”, “Chỉ Huyền Thiên”, “Trung Hiếu Khóa” mục đích để cứu thế độ người.
-Tống Huy Tông phong Ngài làm “Diệu Đạo Chân Nhân”.
-Triều đại nhà Nguyên lúc đầu phong làm “Thuần Đạo Diễn Chính Cảnh Hoá Chân Quân”. Đến thời Nguyên Vũ Tông lại gia phong làm “Phù Hữu Đế Quân”.
-Đời Bắc Tống vua Chân Tông , theo truyền thuyết có lần Ngài đã hiển linh tương trợ cho vua trừ khử đám giặc loạn ở Ích Châu, nên được  phong làm “Anh Hiển Vũ Liệt Vương”. Tống Huy Tông rất tôn sùng Đạo Giáo, năm Tuyên Hòa thứ nhất (1119) chiếu phong Ngài làm “Diệu Thông Chân Nhân”.
-Đời Nguyên Thế Tổ niên hiệu Chí Nguyên (1269) phong Ngài làm “Thuần Dương Diễn Chính Cảnh Hoá Chân Quân”. Năm Chí Đại thứ ba đời Nguyên Vũ Tông  (1310) gia phong Ngài làm “Thuần Dương Diễn Hoá Phù Hữu Đế Quân”.
*Trong “Trần Chuyên truyện của Tống Sử” có chép :- “Lữ Đồng Tân biết kiếm thuật, hơn trăm tuổi mà sắc mặt vẫn như trẻ. Ngài có cước bộ rất nhẹ nhàng nhanh chóng, chỉ khoảnh khắc đã đi vài trăm dậm. Nhiều lần đến xứ Chuyên nước Trần rất xa xôi để thụ trai, người đời cảm phục chuyện lạ lùng ấy”.
(*Trần Chuyên truyện:- truyện nói về xứ Chuyên của nước Trần)
*Lữ Đồng Tân là một vị tiên có sinh hoạt rất phóng khoáng, lại rất hiếu học, tham khảo nghiên cứu nhiều sách vở , đặc biệt là sách Thánh Hiền, tổng hợp lại mà thông suốt. Cho nên, đã hạ bút sáng tác nhiều sách hay, lưu lại cho đời sau. Ngài không phải là một vị Tổ Sư thời gần đây của Đạo Giáo, nhưng vị Tiên thi sĩ nầy rất được quần chúng hết sức rộng rãi ngưỡng mộ.
*Lữ Đồng Tân  do cửa Tiên mà vào Thần Đạo, nên vừa tiên vừa thần, là một cao nhân học tập theo Đạo Giáo mà chứng đắc lớn lao. Ngài đã cùng Thiếu Dương Đế Quân, Chính Dương Đế Quân, Đại Đạo Đế Quân, Phụ Cực Đế Quân  được tôn làm năm vị Tổ của Đạo Giáo, trong đó Ngài đứng đầu.
*Trong dân gian, Lữ Đồng Tân lại còn được các thợ hớt tóc (cạo tóc thuở xưa) tôn làm “Tổ Sư”. Tương truyền, hồi vua Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, có chứng lạ là “mọc mục ghẻ trên đầu”, lâu ngày danh y cũng bó tay. Do đó, mỗi khi cạo tóc, người thợ nào mà vô ý, cạo trúng “mục ghẻ ” khiến ông bị đau đớn , thì lập tức bị chém đầu. Số người bị chém cũng khá nhiều rồi.
Lữ Đồng Tân nghe chuyện ấy, liền hạ phàm cải trang thành một người thợ cạo tóc, xin được vào cạo tóc cho nhà vua. Kết quả là chẳng những Ngài cạo không đụng đến mục ghẻ, mà còn cho thuốc tiên chữa lành nữa. Do đó, nhà vua rất mừng rỡ phấn khởi, ban tặng rất nhiều vàng bạc trân bảo, nhưng Ngài chối từ hết, chỉ xin Thái Tổ ban cho một lá cờ đỏ để treo trước cửa tiệm cạo tóc, quan quân thấy lá cờ thì không được khó dễ đám thợ. Từ đó, Ngài được những người hành nghề cạo tóc tôn làm “Tổ Sư Thủ Hộ Thần”.
*Có một chi tiết khá thú vị là, ngày xưa Lữ Đồng Tân vốn là người không được may mắn trong tình trường, nên Ngài rất ghét chuyện tình tứ trong thiên hạ. Hễ đôi trai gái nào đang yêu thương nhau tha thiết mà đến “lễ bái” Ngài, thì sau đó về nhà sớm muộn gì cặp đó cũng tan rã. Chuyện nầy không ai trưng bằng cớ, nhưng trong dân gian, rất nhiều người  vẫn tin là sự thật.
*Trong truyền thuyết dân gian cũng cho rằng Lữ Đồng tân là một trong tám vị tiên (Bát Tiên). Đó là những vị:- Lý Thiết Quài, Hán Chung Ly, Lữ Đồng Tân, Lam Thái (Thể) Hòa, Hàn Tương Tử, Tào Quốc Cựu, Trương Quả Lão và Hà Tiên Cô. Trong Bát Tiên, mặc dù Lữ Đồng Tân không được tôn là “Lão Đại” (anh cả) , nhưng ảnh hưởng của Ngài trong dân gian rất lớn. Miếu Thờ của bảy vị tiên khác thì chỉ thưa thớt ở vài nơi, trong khi đó, Miếu Thờ của Ngài Lữ Đồng Tân thì hầu như địa phương nào cũng có, gọi là “Lữ Tổ Miếu”.
Trong số những Miếu Thờ ấy, riêng có Miếu Thờ xưa nhất là Thuần Dương Điện ở Vĩnh Lạc Cung , thành Nhuế, tỉnh Sơn tây  được xây dựng từ thời nhà Nguyên. Vĩnh Lạc Cung nguyên có tên là “Đại Thuần Dương Thành Thọ Cung”, năm ở phía Đông thôn Long Tuyền, cách thành Nhuế tỉnh Sơn Tây khoảng chừng ba cây số (km). Theo trong sách của Đạo Gia, đây là nơi Lữ Tổ đã  hạ sanh ngày xưa. Khi Ngài đăng tiên, các bô lão ở đó xây “Lữ Công Từ” (nhà thờ ông họ Lữ) để nhang khói cho ông. Đến cuối đời nhà Đường , thì truyền thuyết về sự linh ứng của Ngài cùng các trước tác danh tiếng nổi rộ lên, khiến cho tín chúng ngày càng đến cúng bái nườm nợp. Những vị quản lí nhà thờ mới quyên góp tiền bạc xây dựng lại miếu với qui mô lớn, trở thành Đạo Quán. Triều đại nhà Nguyên rất sùng bái Đạo Giáo nên sự tin tưởng vào Ngài càng lớn, xây dựng thành “Cung”. Từ đó, Vĩnh Lạc Cung—Thuần Dương Điện trở thành thánh địa, bốn phương đều nghe tiếng, của Đạo Giáo.
*Trong truyền thuyết dân gian, có rất nhiều giai thoại. cổ tích về Ngài, tôn xưng là “Kiếm Tiên”, “Tửu Tiên”, “Thi Tiên” và “Sắc Tiên” trong cùng một con người của Ngài, đã đề cao đặc tính ngao du, phóng khoáng, nhàn hạ, tài giỏi của thần tiên.
Ngày xưa, Ngài đã từ bỏ Nho học để đi theo con đường Tiên đạo, mang kiếm báu đi khắp nơi để trừ gian phạt ác, cứu giúp người nghèo khổ. Bình sanh Ngài rất thích uống rượu, nổi tiếng về giai thoại “ba lần say” ở lầu Nhạc Dương, thành ra nổi tiếng về chữ “SAY”. Lữ Đồng tân lại còn là một thi nhân, tương truyền để lại mấy trăm bài thơ hay  trong dân gian. Đồng thời, Ngài cũng có một danh xưng đặc biệt khác là “Hoa Thần Tiên” (thần tiên thích hái hoa ở lầu xanh) với truyền thuyết nổi tiếng “Tam Hí Bạch Mẫu Đơn” (ba lần đùa giỡn với một danh kỹ tên Bạch Mẫu Đơn).
*Nói chung, trong con mắt của thế gian, Ngài là “Một vị Thần Tiên có tình người nhiều nhất”. Cho nên, có một số Đạo Quán đã giả mượn lời Ngài về cơ bút ban cho một tập sách thuốc có tên là “Lữ Tổ Dược Phương” (toa thuốc của Lữ Tổ) để phát hành cho người trị bệnh.
*Tóm lại, Lữ Đồng Tân được dân gian tín ngưỡng hết sức rộng rãi, tác động  vào nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề của người dân.
Ngài cùng với Bồ Tát Quan Thế Âm, Quan Thánh Đế Quân trở thành ba vị “Thần Minh” ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội Trung Quốc.
*Ngày đản sanh của Lữ Tổ là ngày mười bốn tháng tư âm lịch.
*NHƯỢC   THỦY  dịch
(từ  http://www.fushantang.com)   
43. CHÚ  SANH  NƯƠNG  NƯƠNG .
(BÀ CHÚA THAI SANH)
注生娘娘
  註生娘娘又稱「授子神」,主司掌懷孕、生產,為婚後不孕及孕而保胎之婦女所奉祀神明之一,為養育之神。
  註生娘娘俗稱「註生媽」,其來歷是出自《封神傳》。據說姜子牙奉玉皇大帝之命,封三仙島之雲霄、瓊霄、碧霄職掌混元金斗(產盆之意),專擅先後之天,舉凡諸侯天子、貴賤愚賢,落地先從金斗轉劫。雲霄、瓊霄、碧霄在封神傳中合稱三姑,又稱三仙童子,乃龜靈聖母的門徒,今人稱為註生娘娘其實就是三合一的稱法。
  民間婦女深信註生娘娘操縱生命的開始、成長與凋零,為懷孕、生產、婚而不孕及孕而保胎之婦女所奉祀的對象。因此無論孕婦、產婦或初為人母者,皆虔誠祭拜註生娘娘,以祈求生育的順利平安。
  在過去,女人結婚、生子育女,以傳宗接代為重要的職責。多子多孫被認為是人丁旺盛,家道興隆的象徵,所以婦女對自己之產育莫不寄以極大的關懷,未生育者期盼早生貴子;有子者祈望保護子女無恙;有病時,期盼早日康復,這種關懷與寄望,自然產生了一種超乎人力的神,來保佑協助婦女的產育之事。
  所謖「不孝有三,無后為大」,中國人自古以來,傳宗接代的觀念就根深蒂固,所以「注生娘娘」的香火旺盛,乃必然的事,但以注生娘娘為主神的廟宇并不多見,但是几乎各廟宇都以她作附祀。一般有供奉註生娘娘的廟宇,都將註生娘娘置於主神旁的廂房,大都是「附設」在奉祀觀音、媽祖、大道公等廟的兩廟或偏殿。註生娘娘的神像前,常附祀「十二婆姐」或「十二延女」,各抱一嬰兒,六好六壞以示生男育女,賢與不肖,均憑積善積德之厚薄而定。「不孝有三,無後為大」,是中國人固有的觀念,自古以來,中國人也會特別注意傳宗接代的問題。對於婦女來說,是否能生孩子,或是否能生個男孩子,對其在家族的地位,以及自己的幸福來說,都是非常重要,因此註生娘娘也就應運而生了,並且成為許多婦女崇拜的神明。歷代對於註生娘娘的崇祀,不因時代及環境的改變,而有所差異。
  「注生娘娘」的香火旺盛,乃必然的事,古時候的人生愿望是「財、福、壽」三全,故常把「注生娘娘、土地公、天官賜福神」并列祭祀。
  註生娘娘的神像為左手拿生育簿,右手執筆,表示每一位婦女該生幾個子女,她的生育簿上都有記載。所以只要她一查,就知道該婦女生男或育女,或者接受祈願予以刪改,難怪那麼多婦女要來燒香跪拜了,而祈求有幾種:
求子者,擲茭許願,若獲註生娘娘允準,可將壇上所供奉的花簪插在髮上載回家,祈求早日懷孕得子。
祈求註生娘娘保佑孩子平安者,自備用紅紗線串上古錢的項鍊,於祭拜完後將之套在小孩的脖子上,祈求萬事平安。或以鎖牌、銅線在香煙上燻焚後貫以紅線懸於小孩的胸前,以拔病魔,稱為綰絭。
小孩生病時帶孩童到註生娘娘跟前,上香許願擲茭,獲得允諾後,即可將神前所供奉的小繡鞋,用紅紗線串上掛在病童頸上帶回家,痊癒後則於次年此日另製新繡鞋獻還。
家中如有年齡16歲的子女,也要向註生娘娘禱告,感謝註生娘娘保佑子女順利成年,並供奉紅龜粿。
  關於註生娘娘的由來,可謂是眾說紛云,有人所供奉的是佛教的觀士音、九子母,有人則是信奉道教的碧霞元君、西王母。在民間的信仰中,則相信註生娘娘是臨水夫人、金花娘娘或是媽祖。另外,民間有人供奉「天仙」、「送生神」、「送神娘娘」、「送子娘娘」、「催生娘娘」和「送生娘娘」等。這些和生育有關的神,有的是從媽祖和觀音演變而來的,有的則是從巫女而來。
送子觀音:
「白衣觀音」,觀音造型中的一種,眉如繞月,面目和靄可親、著素袍,手中抱有一子,面目白淨、可愛,這就是在民間所流行的觀音送子圖。是傳說中掌管生育負責送子的神明,因此民眾相信於這天向白衣觀音祈求生子生女最為靈驗。若第二年果真喜獲麟兒,這個孩子就必須給觀世音菩薩做「楔子」,如此孩子將可長命富貴。民間的婦女相信,常訟「觀音經」,或是經常瞻仰觀音的佛像,就可以使不孕的婦子得子。在一些民間故事也描寫到,如果有一婦女在夜晚夢到觀音送子,那麼不久之後,這婦女就可得子嗣。此外,民間不但認為觀音可以送子,而且也可以操縱其性別。
九子母:
九子母,或稱九子鬼母,是佛教的「諸天」之一「歡喜佛」,是性和兒童的保護神,也是西藏佛教密的神佛。而歷代皇宮中,皇妃也多半會供奉九子鬼母,以祈求皇帝常來臨幸,自己早日得子。
碧霞元君:
傳說為東岳大帝的女兒,宋真宗時被封為「天仙玉女碧霞元君」。道教認為其是受玉帝之命,管理天兵天將,察照人間的是非善惡,並主宰生育,是道教最大的生育神明。
王母娘娘:
又稱「西王母」、「金母」、「西姥」或「西天王母娘娘」。王母娘娘本來是掌管驅疫、刑罰的神明,但是自從《漢武帝內傳》的王母賜蟠桃後,民間就流傳著在蟠桃會時求子的習俗。
臨水夫人:
本名陳靖姑(進姑)或陳夫人,福建古田縣臨水鄉人,故稱為臨水夫人。是閩南及台灣地區民間最為普遍被信奉的生育神明。而臨水夫人和注生娘娘這兩尊神明可能系同一神,因為她們都是管生育和安產的神,而注生娘娘沒有較清楚文獻可查。也有學者考証,民間有奉祀的「臨水夫人」和「注生娘娘」,并非同一尊神,但都是主司生育之神。
有人說,臨水夫人在宋淳佑年間封「崇福昭惠慈濟夫人」,明萬歷加封「天仙聖母青靈普化碧霞元君」,清咸丰改謚「順天聖母」,而「注生娘娘」的娘娘兩字,是「后妃」的稱呼,兩者在神號或尊稱有所一致,所以把臨水夫人視為注生娘娘。
《台灣縣志》說:「臨水夫人,神名進姑,福州人陳昌的女兒,生于唐朝大歷二年。少時秉露通幻。嫁劉,而懷孕數月。陸適逢大旱災,因脫胎祈雨而卒,年僅廿四。她臨死時說:我死后一定要做神,救人產難。果然,福建建寧府陳清叟有一個媳發,懷孕十七個月,還不能生產,死后變神的進姑看見這情形,下手施救,產下蛇數斗,而產婦獲得平安。」
《建寧府志》說:宋代埔城徐清叟,有一個媳婦懷孕,經過十七個月,還不能生產,家里的人,正在優慮,忽然有一個婦人,進門而來,自稱姓陳,專醫生產。吩咐徐清叟另找一所樓房,樓房中間,挖了一個洞,把孕婦安頓在樓上,再令仆人拿著棍子,在樓下看守。不久,孕婦生下一只白蛇,有一丈多長,從洞中溜下樓來,仆人舉起棍子把巨蛇打死,孕婦獲得平安。徐清叟大喜,拿了很多珍貴的禮物,要贈送那個陳姓婦人,她不肯接受,只向徐清叟索取一條手帕,請他下款寫「徐清叟贈救產陳氏」等字,并說她住在福州古田縣某地,辭別跨出門口,就不見蹤跡了。不久,徐清叟調任福州,派人找尋那位姓陳的婦人,都找不到,只聽得鄉下的人說,該地有一座陳夫人廟,鄉下的婦女難產,該廟的主神,常常化做人形,去救治孕婦,徐清叟打轎到那個廟一看,看到神像挂著一條手帕,正是他贈送那個陳姓婦人的,徐清叟就修表請朝廷封贈神號。
該志又說:該地婦女都很崇信該廟主神。生產之時,都要供奉夫人的畫像,等到平安生下嬰兒,在洗兒日,才向該畫拜謝,把它焚化,可見就是這樣,昔時的人,才把陳夫人看做專司「生產」的神,而稱她為「注生娘娘」。所謂注生就是執掌「生育」的事,「娘娘」是「后妃」稱呼。
天后娘娘:
就是海神,另一種則是司生育的神明。媽祖的崇拜,在台灣及閩南一帶,可算是非常的普遍,其又是女神,自然而然成為掌管生育的神明。
金花夫人:
又名金花娘娘,是廣東地區婦女和嬰兒的保護神,其廟宇稱之為金花廟,而其祭祀的活動,稱之為金花會。廣東地區的金花廟非常多。
七娘媽、天仙:
天仙也是中國民間較常被供奉的生育女神。
七娘媽,又稱七星娘、七姑等,是在閩南地區特別流行的生育神明。
張仙:
一般神育神大多是女性,但近代則出現了男性的生育神明,名為張仙,而民間也流傳著張仙送子圖。有人說張仙本來是家庭所供奉的貴神,後來有一位皇妃將其圖帶回宮中祀奉,因而成為了送子的神明。
保生大帝:
名吳本,字華基,是福建同安縣人,只吃素,並且行醫救人無數,而且不分貴賤,不論多難醫治的病,都可以被他治好。死後稱為花橋公,後來又封為忠顯侯、英惠侯等。到了明代永樂年間,才正式被稱為保生大帝。
農曆三月二十日為注生娘娘誕辰。
婆祖:
注生娘娘旁邊都配祀婆祖,又稱保姆、延女,有些稱為「鳥母」。其數目各有不同,小廟僅供奉兩尊,六尊,大廟則供奉十二尊、三十六尊。所以俗稱十二婆祖、三十六婆祖。她們各抱一個嬰兒,有好有壞,以示生男育女,賢興不肖,皆馮積善積德而論。
三十六婆祖,又稱三十六鳥母,亦是輔助生育的神,一說鳥母是依助生娘娘的旨意,賜予民婦不同的孩子,有的成為商販,有的成為農人,各行各業均有。
另一說「婆祖」就是注生娘娘身邊的宮女,專門照顧小孩出生后到十六歲這段期間的成長,使他們免于驚嚇、溺斃、灼燒、出麻疹等,保佑小孩的身心正常發育。即使再頑劣調皮或笨頭笨腦的小孩,婆祖都會使他們變得聰明活潑。 
 
 CHÚ SANH  NƯƠNG NƯƠNG

Chú Sanh Nương Nương  còn được xưng là “Thần ban con cho người”, là vị Ty Chủ coi về việc mang thai, sanh sản, việc có hay không có thai sau khi kết hôn, bảo dưỡng cho cái thai. Đây là vị thần được người nũ tôn trọng và thờ phụng nhiều nhất, gọi là “Thần Dưỡng Dục” (nuôi cho lớn).
*Chú Sanh Nương Nương  còn được gọi là “Chú Sanh Mụ” (mẹ sanh). Xuất xứ từ truyện Phong Thần. Theo truyện nầy nói rằng , Khương Tử Nha vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng Đế phong cho ba vị tiên ở Đảo là Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu và Bích Tiêu chức “Hỗn Nguyên Kim Đẩu” (ý nói về sanh sản), coi về “các vị trời trước sau, cử các vị thiên tử xuống phàm, quản lý về con người hiền, ngu, tôn quí, hèn hạ, các vị Tiên hết phước phải xuống trần…”. Tất cả đều phải đến Sở Chuyển Kiếp của Kim Đẩu mà thọ sanh. Trong truyện, ba vị  Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu và Bích Tiêu hợp lại xưng là Tam Cô hay Tam Tiên Đồng Tử, là đệ tử của Quy Linh Thánh Mẫu. Ngày nay chỉ gọi Chú Sanh Nương Nương  nhưng thực ra là một tên gọi chung cho cả ba người. (Xem :- Phụ lục—Trích Tuyện Phong Thần)
 *Trong dân gian, người phụ nữ tin rằng, Chú Sanh Nương Nương  có quyền quyết định hoàn toàn về con người, từ lúc mới có thai, sanh ra, lớn lên… bao gồm cả việc có hay không có thai, thai có an toàn hay hư hỏng v.v…Cho nên, người phụ nữ dù là thai phụ, sản phụ , mới bắt đầu làm mẹ hay đã nhiều lần sanh nở … đều luôn luôn thành tâm lễ bái Chú sanh Nương Nương  để cầu được “mẹ tròn con vuông”.
*Ngày xưa, khi người nữ kết hôn, việc sanh  con gái hay con trai để nối dòng là một chức trách  hết sức hệ trọng cho gia đình. Quan niệm “đa tử đa tôn đa phú quí” (nhiều con nhiều cháu nhiều phú quí) , nghĩa là nhiều con tượng trưng cho gia đình thịnh vượng hưng long. Việc sanh nở được người phụ nữ hết sức quan tâm :- từ muốn sớm có con trai đến việc có rồi phải nuôi nấng chăm sóc bệnh hoạn đau ốm …cho đến khi con trưởng thành. Gánh nặng ấy thật to lớn quá sức người, rất cần một lực lượng siêu nhiên hỗ trợ, cho nên tất yếu phải có Chú Sanh Nương Nương  phù hộ mới được.
*Từ xưa, người Trung Quốc đã khắc sâu quan niệm “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (Có ba điều bất hiếu, mà không con nối dòng là lớn nhất). Quan niệm ấy đã trải qua thời gian lâu dài, ăn gốc mọc rễ sâu trong tâm lý con người, khiến cho việc thờ phụng Chú Sanh Nương Nương  ngày càng hưng thịnh thêm lên. Nhưng có điều là, ít thấy xây dựng Miếu Thờ riêng biệt cho Chú Sanh Nương Nương, mà chỉ là một gian phụ để thờ ở cạnh một ngôi Miếu chính nào mà thôi. Gian thờ Chú Sanh Nương Nương  chỉ là ở “cái chái bên hông” Miếu. Phần lớn thì ăn theo các Miếu Thờ Quan Âm, Miếu thờ Mụ Tổ, Miếu Đại Đạo Công v.v…
Thần tượng thờ Chú Sanh Nương Nương  còn kèm theo “Thập nhị Bà thư” (12 bà chị hoặc “Thập nhị Diên Nữ” (12 nàng tăng thọ) để chung lo việc gìn giữ và phát triển hài nhi đến lúc trưởng thành. Những kết quả tốt xấu, giàu nghèo , thọ yểu …đều do theo sự tích chứa công đức của mỗi nhà mà quyết định. Một điều cần nhấn mạnh nữa là , mãi cho đến nay, xã hội văn minh phát triển cao, nhưng quan niệm và tâm lý “Vô hậu vi đại” vẫn không thể xóa nhòa trong tâm khảm mọi người, mọi gia đình. Con trai vẫn mãi mãi là “Quí Tử” (cậu ấm) dù là thành thị hay thôn quê. Như vậy, dù xã hội có tiến lên thêm nữa thì cũng không thể nào dập xóa được thần tượng Chú Sanh Nương Nương  , mà chỉ biến thái chút ít nào thôi !
*Ngoài ra, quan niệm xưa cũng đề cao hạnh phúc con người ở ba yếu tố “Phúc, Lộc, Thọ” nên đã phát huy tối đa việc thờ phụng ba vị :- Chú Sanh Nương Nương  , Thổ Địa Công và Thiên Quan Tứ Phước lên hàng đầu phổ biến rộng rãi và thân cận với mọi người nhất.
* Hình tượng tạc để thờ Chú Sanh Nương Nương  là “tay trái cầm bộ phận sinh dục của người nữ, tay phải cầm bút” Hình ảnh nầy ý nói là , cứ mỗi lần người nữ sanh con trai hay con gái  đều phải được “Đánh dấu”, để sau nầy xét lời cầu xin của họ có đúng sự thật hay không .
*Khi một phụ nữ đến thắp hương khấn nguyện, làm những động tác sau:-
-Cúng tế vái lạy khấn nguyện  xin được đứa con trai, xin keo xem có được không. Nếu được keo,  dâng lên cúng Chú Sanh Nương Nương  một  “cái hoa trâm”  (trâm cài tóc hình cái hoa) . Trở về nhà sẽ  sớm có thai sanh ra quí tử.
*Nếu muốn cầu xin bình an cho đứa trẻ , chuẩn bị trước một sợi dây bằng lụa đỏ se lại, xỏ vào đó một đồng tiền xưa. Đến Miếu cúng bái , trong mâm có phẩm vật và sợi dây xỏ đồng tiền đó. Khấn nguyện xong, lấy sợi dây đeo vào cổ cho đứa nhỏ, về nhà nó sẽ được khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn.
*Hoặc đem sợi dây chuyền hay  chiếc vòng  kiềng bằng đồng đến Miếu cúng bái, đem sợi dây chuyền hay vòng kiềng đó xông hơ trên khói nhang nhiều lần, rồi đeo vào cổ hay chân của đứa trẻ, sẽ tiêu trừ hết các thứ bệnh hoạn đau ốm cho nó. Phép đó gọi là “Quan  Khoán”.
*Khi đứa trẻ bị bệnh, mang nó đến trước bàn thờ Chú Sanh Nương Nương  , dâng phẩm vật cúng tế, vái nguyện , xin keo. Nếu được keo, cúng dâng lên một đôi hài thêu nhỏ, đeo sợi dây đỏ có xỏ đồng tiền xưa vào cổ đứa bé, về nhà nó sẽ hết bệnh.
Khi đứa trẻ lành mạnh, phải đến cúng trả lễ lần nữa, trong đó cũng có một đôi hài thêu khác nữa.
*Còn khi trong nhà có đứa con trai hay gái được 16 tuổi, mang phẩm vật đến cúng tạ ơn Chú Sanh Nương Nương  đã phù hộ độ trì cho đứa con được khỏe mạnh đến tuổi nầy. Sau đó, cúng tạ một thùng “nếp móng rùa đỏ” (tên một loại loại gạo nếp ngon).
*Về phần xuất xứ của Chú Sanh Nương Nương  thì có nhiều thuyết khác nhau. Có người thì nói rằng, đó chính là Bồ Tát Quan Thế Âm của Phật Giáo hóa hiện để cứu con độ mẹ, Còn  theo Đạo Giáo thì có người nói đó là Bích Hà Nguyên Quân, người thì cho là Tây Vương Mẫu. Trong tín ngưỡng dân gian lại nói Chú Sanh Nương Nương  là “Lâm Thủy Phu Nhân”, “Kim Hoa Nương Nương” hoặc “Mụ Tổ”.
*Ngoài việc thờ Chú Sanh Nương Nương  , dân gian còn thờ cúng thêm Thiên Tiên, Tống Sanh Thần, Tống Thần Nương Nương, Tống Tử Nương Nương v.v… Những vị nầy, số thì có liên quan đến những Thần có chức năng sanh hóa dưỡng dục, hoặc liên quan đến Mụ Tổ, Phật Quan Âm … mà ra. Nói chung, tất cả đều do lòng tin của người phụ nữ các thời đại xuất phát ra.
*Tống Tử Quan Âm:-
Đó là tượng Bạch  Y  Quan Thế Âm, là một dạng hình tượng đức Quan Âm đặc biệt, hình dạng nổi bật là đôi  my cong vút như mặt trăng, gương  mặt hiền hậu từ ái, mặc chiếc áo lụa trắng, tay bồng một đứa hài nhi trai, bụ bẫm dễ thương.
Dân gian gọi đó là hình tượng  “Đức Quan Âm ban cho con trai”. Xuất xứ từ trong Kinh Phổ Môn có nói, niệm danh hiệu và cầu khẩn với Đức Quan Âm, muốn sanh con trai thì được con trai, muốn sanh gái thì được con gái. Khi người cầu xin đã được toại nguyện, thì đến lúc đầy năm (thôi nôi) của đứa bé, cha mẹ nó phải mang nó đến cúng tạ đức Quan Âm, gọi là  “Lễ Tiết Tử” (gìn giữ ban ơn cho đứa con). Cũng theo kinh nói, muốn cho đứa trẻ sau nầy thông minh học giỏi nên người thì cha mẹ siêng năng làm thiện, niệm tụng danh hiệu đức Quan Thế Âm hay tụng Kinh Phổ Môn hàng ngày.
Dân gian tin rằng, phụ nữ muốn có thai thì thường xuyên quán tưởng hình tượng Quan Âm Tống Tử nầy, chẳng bao lâu sẽ được như nguyện, không những có con, mà trai gái tùy sự mong cầu nữa. Hoặc giả, khi người phụ nữ nào nằm mộng thấy Đức Quan Âm bồng đứa trẻ đem cho, cũng sẽ có thai sanh ra quí tử.
*Cửu  Tử  Mẫu :-
Cửu Tử Mẫu hoặc Cửu Tử Quỉ Mẫu, theo Phật Giáo thì chính là hóa thân một vị chư thiên hộ pháp có tên  là “Hoan Hỉ Phật”, là vị Thần Bảo Hộ  về tâm tính của đứa trẻ. Đó cũng là một vị Phật trong Mật Giáo Tây tạng. Nhiều triều đại trước đây, trong hoàng cung các bà cung tần phi nữ hay cúng tế tượng Cửu Tử Quỉ Mẫu nầy để mong cho nhà vua thường hay đến “lâm hạnh” và sanh ra được hoàng tử.
* Bích Hà Nguyên Quân :-
Theo truyền thuyết thì đây là con gái của Thần Đông Nhạc, đời Tống Chân Tông phong làm  「Thiên Tiên Ngọc Nữ Bích Hà Nguyên Quân 」.
Trong Đạo Giáo cho rằng, vị nầy có chức năng  vâng mệnh NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ  để cai quản thiên binh thiên tướng, giám sát những việc thiện ác của nhân gian, đồng thời có nhiệm vụ quan trong cho việc sanh sản nuôi dưỡng con người. Đây chính là vị Thần Minh lớn nhất chủ tể việc sanh trưởng theo Đạo Giáo.
* Vương Mẫu Nương Nương  :- 
Còn xưng là Tây Vương Mẫu, Kim Mẫu, Tây Lão Mẫu hay Tây Thiên Vương Mẫu Nương Nương  . Chức năng chính của Ngài  xưa nay là chưởng quản về các bệnh ôn dịch và các hình phạt nhân gian, nhưng từ khi phổ biến truyện “Hán Vũ Đế Nội Truyện” ban cho nhà vua “quả đào tiên” thì Ngài lại có thêm chức năng là , dân gian có thêm tập tục  cầu xin Ngài ban cho con cái vào ngày “Hội Bàn Đào” của  Tây Vương Mẫu.
* Lâm Thuỷ Phu  Nhân :-
Tên gốc là Trần Tịnh Cô (hay Tiến Cô) hoặc Trần Phu Nhân, người làng Lâm Thủy, huyện Cổ Điền, tỉnh Phước Kiến, cho nên xưng là Lâm Thủy Phu Nhân.
Bà là vị nữ thần được dân gian ở vùng Mân Nam và Đài Loan tôn sùng nhiều nhất về chức năng sanh sản và nuôi lớn con trẻ. Như vậy, có người cho rằng,  Lâm Thủy Phu Nhân và Chú Sanh Nương Nương  có thể chỉ là một vị thần đồng nhất, vì chức năng hai vị giống nhau ở chỗ coi sóc về sanh sản và nuôi dưỡng. Thực tế thì Chú Sanh Nương Nương  không có tài liệu chính thức nào nói về lý lịch rõ như Lâm Thủy Phu Nhân, vả lại , trong dân gian cùng một địa phương, có hai nơi thờ hai vị riêng ra, như vậy thì không thể đồng nhất được.
*Có người nói, Lâm Thủy Phu Nhân đã được phong làm  「Sùng Phước Chiêu  Huệ Từ Tế Phu  Nhân 」vào năm Thuần Hựu đời Tống, rồi đến năm Vạn Lịch đời Minh phong làm  「Thiên Tiên Thánh Mẫu Thanh Linh Phổ Hoá Bích Hà Nguyên Quân 」. Năm Hàm Phong đời Thanh lại cải thụy là 「Thuận Thiên Thánh Mẫu 」.
*Xét về từ ngữ, hai chữ Nương Nương  trong Chú Sanh Nương Nương  là để dùng trong việc xưng hô một vị “Hậu Phi” (vợ của vua), cũng có thể xưng Phu Nhân, vì chỗ giống nhau đó mà người ta mới có ý cho rằng hai người là một.
*Trong sách “Đài Loan Huyện Chí” có nói :- “Lâm Thủy Phu Nhân, tên là Tiến Cô, là con gái của Trần Xương ở Phước Châu, sanh vào năm Đại Lịch thứ hai nhà Đường, từ thuở nhỏ đã tinh thông huyễn thuật.Lớn lên kết hôn với họ Lưu, đã có thai được vài tháng. Lúc ấy, vùng Lục Thích (chỗ ở của bà) lâm vào đại hạn  lâu ngày không có mưa, Bà làm phép “đảo vũ” để cầu mưa được, cứu cho bá tánh. Nhưng vì quá tập trung tinh thần vào việc đảo vũ nầy, bà bị sẩy thai và chết vào năm 24 tuổi. Lúc sắp chết, Bà nói :- “Sau khi chết, ta nhất định làm Thần để cứu giúp những người nữ khi sanh sản”. Quả nhiên, về sau , ông Trần Thanh Tẩu người ở Phủ Kiến Ninh tỉnh Phước Kiến, có người con dâu mang thai đã mười bảy tháng mà không sanh được. Gia đình đã van vái bà thì quả nhiên con dâu sanh ra được mấy lít “rắn con”, nhờ vậy thoát nạn.
*Trong “Kiến Ninh Phủ Chí” viết :- “Đời Tống, có vị quan nhỏ  tên Từ Thanh Tẩu ở thành Đại Phố, ông ta có  đứa con dâu đã mang thai suốt mười bảy  tháng mà không sanh được. Cả nhà đang lo âu khổ sở vô kể. Bổng nhiên, một hôm có  người phụ nữ đi vào nhà, tự xưng họ Trần, là “bà đở đẻ”  đến giúp cho gia đình. Bà mụ bảo ông Từ cất một cái lầu bằng gỗ ở xa nhà, bên dưới  nền lầu  đào một cái  hang động, cho sản phụ lên lầu và cử người nhà cầm gậy gộc đứng canh ở hang. Lát sau, sản phụ sanh ra một con rắn trắng dài cả trượng, chạy trốn vào hang. Gia nhân xúm lại đập chết con rắn, nhờ đó sản phụ được bình an thoát tử. Họ Từ đem rất nhiều vàng bạc châu báu đến tăng bà mụ, nhưng bà từ chối không nhận thứ gì, chỉ xin họ Từ viết vào mảnh lụa câu “Từ Thanh Tẩu kính tặng cho bà họ Trần đã cứu sản phụ” đưa cho bà mà thôi. Lại nói bà là người ở huyện Cổ Điền , châu  Phước . Khi tiễn bà ra khỏi cửa, bổng nhiên không thấy tăm dạng đâu nữa.
Thời gian sau, Từ Thanh Tẩu được thăng chức, thuyên bổ đến trấn nhậm châu Phước, cho người đi tìm bà mụ  họ Trần ở Cổ Điền. Nhưng tìm mãi không thấy, sau nghe người địa phương bảo là chỉ có Miếu Thờ Trần Phu Nhân mà thôi. Lại cho biết là vị thần thờ ở đây thường biến hóa thành người nữ đi khắp nơi để cứu giúp những phụ nữ sanh đẻ khó khăn. Họ Từ mừng rỡ, lên kiệu đến Miếu Thờ, quả nhiên thấy có treo tấm lụa ghi lại bút tích xưa của mình. Họ Từ liền làm biểu tấu trình về triều đình sự linh ứng như thế, nhà vua phong tặng thần hiệu cho bà.
*Trong “Địa Phương  Chí” (của Cổ Điền)  có  ghi :- “Những phụ nữ ở đây rất sùng bái vị thần thờ ở Miếu nầy. Khi có thai, thường họa hình vị thần trong Miếu để thờ ở nhà, đến ngày sanh,  tất cả đều được bình an cả con lẫn mẹ. Ngày làm lễ “Tẩy nhi” (tắm rửa em bé)  ,  sau khi cúng bái hình tượng xong, đem đốt thì thấy có hình dạng bà bay lên trời. Cho nên, từ xưa đến giờ, ở đây tôn thờ Trần Phu Nhân làm “Thần Bảo Hộ Sanh Sản” và tôn xưng là “Chú Sanh Nương Nương”.
Vậy “Chú sanh” là chuyên về việc sanh sản. “Nương nương” là chỉ cho “bà phi vợ vua”.
* Thiên Hậu Nương Nương :-  Nguyên là vị Thần Biển, nhưng lại có thêm biệt hiệu là “Thần hộ trợ sanh sản” . Sự sùng bái Mụ Tổ nầy rất phổ biến ở vùng Đài Loan và một dãi Mân Nam, cho nên Bà đương nhiên trở thành có thêm nhiệm vụ là thần phù hộ sản phụ được bình an.
* Kim Hoa Phu  Nhân :- Còn gọi là “Kim Hoa Nương Nương”, là vị thần bảo hộ cho phụ nữ và trẻ sơ sanh vùng đất Quảng Đông. Miếu thờ Ngài gọi là “Kim Hoa Miếu”, việc cúng tế Bà gọi là “Hội Kim Hoa”. Miếu Thờ Bà có rất nhiều ở vùng Quảng Đông.
*Thất Nương Mụ--Thiên Tiên :- 
- Nữ Thần Thiên Tiên thường được nhân dân Trung Quốc tôn làm Thần chủ về việc sanh sản.
-Thất Nương Mụ , còn gọi là Thất Tinh Nương, Thất Cô v.v…được nhân dân vùng Mân Nam đặc biệt xem là  Thần chủ về việc sanh sản.
* Trương   Tiên :-  Đa số Thần chủ về sanh sản là Nữ Thần, riêng gần đây mới xuất hiện một vị Thần chủ về sanh sản mà lại là Nam Thần. Ngài tên là Trương Tiên, trong dân gian rất phổ biến bức họa “Trương Tiên Tống Tử Đồ”. Có người nói, Trương Tiên nguyên là quí thần thờ riêng của gia đình, sau được một vị Hoàng Phi đem bức họa ấy vào thờ trong cung, nhân đó trở thành vị thần “Tống Tử”.
*Bảo  Sanh  Đại  Đế :- (xem  bài Bảo Sanh Đại Đế )
Ngài tên là Ngô Bản, tự Hoa Cơ, người huyện Đồng Nhân tỉnh Phước Kiến, chỉ ăn chay mà làm nghề  y  cứu nhân độ thế vô số. Ngài giúp người không phân biệt quí  tiện, giàu nghèo, bất luận là bệnh nan y nào, Ngài cũng chữa lành. Khi mất, được tôn xưng là “Hoa Kiều Công” (quan có cây cầu đẹp như hoa). Về sau được phong làm Trung Hiển Hầu, Anh Duệ Hầu v.v…Năm Vĩnh Lạc đời Minh mới được chính thức phong làm Bảo sanh Đại Đế  .
Ngày đản sanh của  Chú Sanh Nương Nương  là ngày hai mươi tháng ba âm lịch.
*Phần  phụ  thêm :- 
BÀ  TỔ
Bên cạnh bàn thờ của Chú Sanh Nương Nương  có thờ thêm một số Bà Tổ, còn gọi là “Bảo Mẫu” hay “Diên Nữ”, có vài nơi lại xưng là “Điểu Mẫu”(mẹ chim). Số lượng Bà Tổ không giống nhau, có nơi thì thờ hai vị, có nơi thì sáu vị. Miếu lớn thì thờ 12 vị hay 36 vị. Vì vậy nên thường gọi là “Thập nhị Bà Tổ” hay “Tam Thập Lục Bà Tổ” (Việt Nam gọi là 12 Mụ Bà—ND) . Những vị ấy đều là những thần dạy dỗ  cho bé sơ sanh, có vị tốt mà cũng có vị xấu, cho nên tùy theo phước đức của mỗi gia đình mà có con cái tốt hay xấu, do những vị Bà Tổ nầy dạy dỗ thành.
*Có thuyết nói, ba mươi sáu vị Bà Tổ nầy, còn gọi là “Ba mươi sáu Điểu mẫu” , mỗi vị một ngành nghề, phụ trách việc sanh sản và dạy dổ trẻ theo lệnh của Chú Sanh Nương Nương  , tùy theo phước nghiệp của mỗi người. Về sau, có đứa trở thành người buôn bán, có đứa thành nông dân v.v…nhiều ngành nhiều nghề khác nhau.
*Lại có thuyết nói, Bà Tổ nầy là những cung nũ của Chú Sanh Nương Nương  , có trách nhiệm bảo vệ trẻ  từ lúc sanh cho đến khi được 16 tuổi, gìn giữ cho trẻ khỏi bị giựt mình, bị té xuống nước, bị phỏng lửa, giữ  cho trẻ không bị  lên ban trái v.v… Nói chung là gìn giữ cho thân tâm của  đứa trẻ phát triển lớn lên một cách bình thường. Đứa nào ngoan ngoãn chịu học thì dù là đứa bé có bề ngoài sù sì cục mịch , bộ óc ngu dốt, cũng được Bà Tổ dạy dỗ trở thành thông minh hoạt bát.
*NHƯỢC   THỦY  dịch
(từ  http://www.fushantang.com) 
*PHỤ  LỤC:-  
 -Trích Truyện Phong Thần :-
“Tử Nha truyền dẫn vợ chồng Dư Hóa Long lên, rồi đọc sắc: 
      Cha con Dư Hóa Long thờ chúa hết lòng, đáng tôi lương đống, liều thân trọn tiết, nên hưởng lửa hương. Nay phong Dư Hóa Long làm chức Chủ Đậu Bích Hà Nguyên Quân. Vợ là Kim thị phong chức: Vệ Phòng Thánh Mẫu.
      Chồng coi việc bông, trái; vợ cứu việc sanh thai.
      Còn năm người con phong chức sau đây: 
      Ngũ phương chủ đậu thánh thần
      1- Đông phương chủ đậu thánh thần: Dư Đạt
      2- Tây phương chủ đậu thánh thần: Dư Triệu
      3- Nam phương chủ đậu thánh thần: Dư Quang 
      4- Bắc phương chủ đậu thánh thần: Dư Tiên
      5- Trung ương chủ đậu thánh thần: Dư Đức
Vợ chồng, con cái Dư Hóa Long tạ ơn xuống đài.
      Tử Nha truyền đòi Tam Cô lên, tuyên đọc.
      Thái Thượng Nguyên Thỉ truyền sắc: 
      Ba chị em Vân Tiêu tuy học đạo lớp Thiên hoàng mà chưa chứng quả vì nóng báo cừu huynh trưởng lập trận Huỳnh Hà hại người đại đức nên phải lụy thân. Nay phong ba người làm Cảm Ứng Tùy Thế Tiên Cô.
      Tuy làm vị nương nương. Song phải coi việc sinh sản mà  đền tội hại tiên ra phàm.
      Cảm Ứng Tùy Thế Tiên Cô gồm có: 
      1- Vân Tiêu nương nương
      2- Quỳnh Tiêu nương nương
      3- Bích Tiêu nương nương
      Cả ba vị tiên cô đều tạ ơn lui gót.”
Nhân mùa Trung Thu , tôi xin gởi tặng quí huynh đệ 4RHTT, hai bài viết có liên quan đến "TRĂNG" và thưởng thức "Trung Thu Nguyệt Bỉnh" ngon lành.
Chúc tất cả được thân an tâm lạc.
*Nhược Thủy
(Mùa Trung Thu--Mậu Tí--2008) .
Xin theo dõi tiếp BÀI 9 .dienbatn giới thiệu.

Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét