Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

"HUYỀN MÔN PHONG THỦY THỰC DỤNG" BÀI 5.

"HUYỀN MÔN PHONG THỦY THỰC DỤNG" Nguyễn Ngọc Vinh - bút danh Mân Côi. Đây là một tài liệu dienbatn sưu tầm được. Nhận thấy có nhiề... thumbnail 1 summary
"HUYỀN MÔN PHONG THỦY THỰC DỤNG"
Nguyễn Ngọc Vinh - bút danh Mân Côi.
Đây là một tài liệu dienbatn sưu tầm được. Nhận thấy có nhiều điểm bổ ích nên đăng lại trong Blog này. Tất nhiên " ngọc nào cũng có vết " - Có nhiều điểm chưa đúng hoàn toàn , nhưng là một tư liệu quý để các bạn suy ngẫm , chiêm nghiệm. Nhiều khi ca một cuốn sách chỉ cần một dòng cũng soi sáng cho ta nhiều điều trong quá trình tu học. Xin giới thiệu cùng các bạn . Thân ái. dienbatn.
10. ĐẠI PHÁP "THẬP NHỊ THẦN" - dùng để nạp sa, nạp thủy
Pháp thức "Thập nhị thần" là pháp quan trọng nhất trong việc "nạp sa", "thu thủy" của phong thủy. Pháp thập nhị thần còn được gọi là "thập nhị cung", chính là nguyên lý của vòng trường sinh :
trong 12 cung này, người ta sử dụng:
4 cung cát nhất dùng để nạp sa, thu thủy: Trường sinh, Lâm quan, Quan đới, Đế vượng
5 cung hung nhất dùng để khứ thủy: Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt
Như vậy, nguyên tắc căn bản của vòng trường sinh là thu nạp những cung cát, tống khứ những cung hung. Nếu làm ngược lại là tai hại to lớn.
CÁCH THỨC SỬ DỤNG
Lấy sơn của địa chi (dùng song sơn ngũ hành) của nhà cửa, hay sơn/hướng của mộ phần nạp vào tam hợp của địa chi mà lập thành 4 cục thủy/mộc/hỏa kim. Sau đó phân ra âm cục hay dương cục mà khởi trường sinh:
LƯU Ý:
Khi nạp sa thì phải dùng sơn để nạp, khi thu thủy phải dùng hướng để định. Còn về dương trạch thì chỉ dụng sơn của ngôi nhà mà thôi.
ta thấy rằng cung sinh của cùng cục nhưng là dương cục thì biến thành cung tử của cục đó thuộc âm. Vì vậy phong thủy có câu "đất tử thành đất sinh, đất sinh thành đất tử", chính là luật âm dương điên đảo của cuộc đất khi sử dụng pháp thức này.
NẠP THỦY, NẠP SA CHO DƯƠNG TRẠCH VÀ ÂM TRẠCH
Phần đông theo hoàn cảnh hiện tại, phần đông nhà tập trung nơi phố thị, do đó nạp sa là dùng những căn nhà cao tầng gần nhất trong khu, hoặc các khu lân cận nhìn thấy được để làm sa. Còn ở vùng nông thôn thì dùng núi đồi thấy được để nạp sa.
Nạp thủy thì dùng các ngã đường giao nhau (như ngã ba, ngã tư, ngã năm vvv) gần nhà nhất. Còn nhà nằm gần sông, rạch, suối thì sử dụng chính các dòng nước đó để nạp thủy.
Theo lý thuyết thập nhị thần, chúng ta thường hay suy từ sơn hướng của căn nhà hay phần mộ để nạp sa hay nạp thủy. Nhưng trong thực tế, thày phong thủy thường dùng ngược lại, nghĩa là xem xét địa thế của sa/thủy để lập sơn/hướng cho nhà cửa hay mộ phần.
Về âm huyệt (mộ phần) thường là thế đất rộng thoáng nên dễ biết hướng tới của Long và Thủy. Còn về dương trạch (nhà ở) hiện nay thì khó lòng biết được thế long đến/lai long (là âm hay là dương). Cho nên kinh nghiệm là ta cứ chọn hai cung Lâm Quan và Đế vượng của cục thuận mà nạp sa và nạp thủy. Bởi cho dù là cục âm hay cục dương thì hai cung đó vẫn chỉ đổi tên cho nhau mà thôi (nghĩa là đế vượng đối thành lâm quan, lâm quan đổi thành đế vượng).
VÍ DỤ 1:  Ngôi mộ Cấn long Đinh hướng, khởi thuận
Nạp sa: ta lấy sơn của ngôi mộ là sơn Cấn, thuộc song sơn Cấn-Dần nạp vào tam hợp Dần - Ngọ - Tuất. Lấy trường sinh từ Dần
Nạp thủy: lấy hướng Đinh để dùng, song sơn là Đinh Mùi, nạp tam hợp Hợi - Mão - Mùi. Lấy trường sinh từ Hợi.
như vậy, ta tính ra:
các phương nạp sa cát tường là: Cấn - Dần; Ất - Thìn; Tốn - Tị; Bính - Ngọ.
các phương nạp thủy cát tường là: Hợi - Càn; Quý - Sửu; Giáp - Mão; Ất - Thìn.
VÍ DỤ 2: Ngôi nhà (dương trạch) tọa Quý hướng Đinh
như vậy muốn tính 12 cung trường sinh cho ngôi nhà này, ta sơn Quý nạp vào tam hợp Tị - Dậu - Sửu, khởi trường sinh tại Tị.
VÍ DỤ 3:  Ngôi mộ tọa Tân hướng Ất, khởi dương thuận
Nạp sa: sơn Tân thuộc song sơn Tân - Tuất, nạp tam hợp Dần - Ngọ - Tuất, khởi trường sinh tại Dần.
Nạp thủy: lấy hướng Ất để dùng, Ất thuộc song sơn Ất - Thìn, nạp tam hợp Thân - Tý - Thìn, khởi trường sinh tại Thân.
như vậy ta tính ra:
các phương nạp sa cát tường: Cấn - Dần; Ất - Thìn; Tốn - Tị; Bính - Ngọ
các phương nạp thủy cát tường: Khôn - Thân; Tân - Tuất; Càn - Hợi; Nhâm - Tý.
giả sử ta có căn nhà tọa Tân hướng Ất, thì ta dùng sơn Tân thuộc song sơn Tân - Tuất, nạp Dần Ngọ Tuất mà khởi trường sinh từ Dần.
VÍ DỤ 4:  Ngôi nhà tọa Thìn hướng Tuất, khởi nghịch
lấy sơn Thìn thuộc song sơn Ất Thìn, nạp tam hợp Thân Tý Thìn khởi trường sinh nghịch tại Mão .
11. BÁT QUÁI THU MẦM NẠP GIÁP
theo "Hiệp kỷ biện phương thư" thì phép của Nạp giáp không biết khởi từ đâu ra. Nạp Giáp là thuật ngữ dịch học đời Hán, do Kinh Phòng đời Lương Hán sáng lập. Đến đời Đông Hán, Ngụy Bá Dương trong "Chu dịch tham đồng khế" bổ túc thêm vào. Đời sau các nhà bói cỏ thi, dự đoán, tuyển trạch...vv đều dùng phép này. Phép này lấy 8 quái nạp 10 can. Càn và Khôn là hai quái phụ mẫu nên mỗi quái nạp 2 can, còn lại mỗi quái nạp một can như sau:
đây là nguyên tắc dùng bát quái tiên thiên phối với 10 can.
Càn 1: nạp giáp cặp can đầu Giáp Ất, nhưng càn là dương quái nên nạp can Giáp dương.
Đoài 2: phối với cặp thiên can thứ 2 Bính Đinh, nhưng Đoài là quẻ âm nên chỉ nạp được can Đinh âm.
Ly 3: phối hợp với cặp thiên can thứ 3 là Mậu Kỷ, nhưng Ly là quẻ âm nên chỉ nạp được can kỷ.
Chấn 4: phối hợp với cặp thiên can thứ 4 là Canh Tân, nhưng Chấn là quẻ dương nên chỉ nạp can Canh.
Quẻ khôn đối quẻ Càn, mà Càn đã nạp Giáp thì còn lại Ất nạp vào Khôn
Cấn đối quẻ Đoài: mà Đoài đã nạp Đinh nên Cấn nạp Bính
Khảm đối quẻ Ly: mà Ly đã nạp can Kỷ nên Khảm nạp can Mậu
Tốn đối quẻ Chấn: Chấn đã nạp can Canh nên Tốn nạp can Tân.
LÀM SAO NẠP THÊM 12 ĐỊA CHI?
Người ta dùng sự tiêu trưởng âm dương trong tự nhiên, mà đại diện của âm dương là Nhật và Nguyệt, trong tháng để hình thành nên quẻ dịch của thời gian trong tháng. Trong bát quái tiên thiên thì quẻ Ly nằm nơi chính Đông, quẻ Khảm nằm nơi chính Tây. Hình tượng của Ly là mặt trời/nhật thể, hình tượng của Khảm là mặt trăng/nguyệt thể - không dùng 2 quẻ này để nạp quẻ trong tháng:

còn lại 6 quẻ Càn Khôn, Chấn Tốn, Cấn Đoài hình thành tuần tự thời gian như sau:
Cả 6 quẻ trên đều có sinh diệt, chỉ còn lại hai quẻ Khảm và Ly là Nhật Nguyệt chính thể nên không bị tiêu diệt.
KHẮC KỴ CỦA CÁC QUẺ
Quẻ Khôn (Ất đồng): kỵ Mão thủy và ngày Mão
Quẻ Chấn (Canh, Hợi, Mùi đồng) kỵ Thân thủy và ngày Thân
Quẻ Đoài (Đinh, Tị, Sửu đồng) kỵ Tị thủy và ngày Tị
Quẻ Càn (Giáp đồng) kỵ Ngọ thủy và ngày Ngọ
Quẻ Tốn (Tân đồng) kỵ Dậu thủy và ngày Dậu
Quẻ Cấn (Bính đồng) kỵ Dần thủy và ngày Dầns
Quẻ Ly kỵ Hợi thủy và ngày Hợi
Quẻ Khảm kỵ Thìn thủy và ngày Mậu
Trong thuật phong thủy, người ta đem Long mạch và Thủy hướng nạp vào quẻ để xét xem vận khí của mộ huyệt. Lấy Long làm nội quái, hướng là ngoại quái hình thành một quẻ dịch sơn hướng như sau:
11.1 CÁCH ỨNG DỤNG BÁT QUÁI NẠP CAN CHI TRONG PHONG THỦY
Công thức sử dụng quẻ dịch "Bát quái nạp can chi" theo nguyên tắc sau:
Lấy sơn, lấy long làm nội quái
Lấy thủy làm ngoại quái
Ví dụ: ngôi mộ Càn long, Khôn hướng sẽ có quẻ dịch là:
Còn ngôi mộ Khôn long, Càn hướng sẽ có quẻ dịch là:
Khi đã lập thành quẻ rồi, phải dựa vào khí ngũ hành của quẻ kép đó mà phân ra lục hào (huynh đệ, tử tôn, thê tài, quan quỷ, phụ mẫu). Ví dụ như quẻ Bĩ trên mang hành kim, thì Mùi là phụ mẫu, Tị là quan quỷ, Mão là thê tài, Ngọ là quan quỷ, Thân là huynh đệ, tuất là phụ mẫu.
Riêng trong môn Phong thủy, việc nạp hào dịch để xét đoán cát hung không dựa vào thoán từ hay ý nghĩa hào tượng như trong môn bói lục hào. Mà ta chỉ xét ngũ hành (nạp âm) của từng hào, rồi so sánh với hành của quẻ để đoán cát hung theo nguyên tắc: sinh là cát, khắc là hung.
VÍ DỤ
Ngôi mộ Càn long, Tốn hướng ta có quẻ Phong Thiên Tiểu súc hành kim .
Ta có: sơ cửu Giáp Tý chủ phụ mẫu hành kim, cửu nhị Giáp Dần hành thủy...vv. Xét quẻ Tiểu súc hành mộc cho nên các hào cát là:
Giáp Dần chủ huynh đệ: hành thủy tương sinh với quẻ
Giáp Thìn chủ thê tài: hành hỏa tương sinh với quẻ
Tân Mão chủ huynh đệ: hành mộc tỷ hòa với quẻ
Còn các hào hung là:
Giáp tý chủ phụ mẫu: hành kim tương khắc với quẻ
Tân Mùi chủ thê tài: hành thổ nên bị quẻ khắc
Tân Tị chủ tử tôn: hành kim nên khắc quẻ.
Luận rằng phần mộ này rất cát về hào huynh đệ, rồi tới việc thê tài, rồi cuối cùng mới tới phụ mẫu và tử tôn.
Ví dụ 2: ngôi mộ Khảm long, hướng Khôn, được quẻ Địa Thủy Sư hành thủy:
ta thấy Mậu thìn quan quỷ, Quý Sửu quan quỷ, Quý hợi huynh đệ, Quý dậu phụ mẫu là tương sinh với quẻ. Còn Mậu Dần tử tôn, Mậu Ngọ thê tài tương khắc với quẻ. Vậy kết luận rằng phần mộ này việc huynh đệ, quan quỷ, phụ mẫu rất cát. Còn thê tài và tử tôn bị hung.
Công thức Nạp Giáp rất quan trọng trong học thuật phong thủy. Ngày xưa nó được giấu kín trong các bí thuật, được các nhà nho và các đạo sỹ giữ gìn cẩn mật, không cho phép công bố rộng rãi trong quần chúng. Nhất là pháp "Bát quái nạp can chi" sử dụng dịch quái.
CÀN LONG (GIÁP ĐỒNG)
Trong chương này, ta lấy Càn long hoặc Giáp long phối với hướng để tạo thành quẻ vận khí của mộ huyệt.

CÀN LONG - HƯỚNG CÀN, HOẶC HƯỚNG GIÁP.
Lấy Càn long làm nội quái, hướng Càn hay hướng Giáp làm ngoại quái, hình thành quẻ Bát Thuần Càn.
CÀN LONG - HƯỚNG ĐOÀI, HOẶC HƯỚNG ĐINH, TỊ, SỬU.
Lấy Càn long làm nội quái, lấy hướng Đoài/Đinh/Tị/Sửu là ngoại quái thành quẻ Trạch Thiên Quải.

CÀN LONG - HƯỚNG LY, HOẶC HƯỚNG NHÂM/DẦN/TUẤT.
Lấy Càn long là nội quái, lấy hướng Ly (hoặc hướng Nhâm/Dần/Tuất) làm ngoại quái được quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu.

CÀN LONG - HƯỚNG CHẤN, HOẶC HƯỚNG CANH/HỢI/MÙI .
Lấy Càn long làm nội quái, lấy hướng Chấn (hoặc hướng Canh/Hợi/Mùi) làm ngoại quái được quẻ Lôi Thiên Đại Tráng.

CÀN LONG - HƯỚNG TỐN, HOẶC HƯỚNG TÂN .
Lấy Càn long làm nội quái, lấy hướng Tốn/Tân làm ngoại quái được quẻ Phong Thiên Tiểu Súc

CÀN LONG - HƯỚNG KHẢM (HOẶC HƯỚNG QUÝ/THÂN/THÌN) .
Lấy Càn long làm nội quái, lấy hướng Khảm (Quý, Thân, Thìn) làm ngoại quái được quẻ Thủy Thiên Nhu

CÀN LONG - HƯỚNG CẤN (HOẶC HƯỚNG BÍNH) .
Lấy Càn long làm nội quái, lấy hướng Cấn or hướng Bính làm ngoại quái được quẻ Sơn Thiên Đại Súc

CÀN LONG - HƯỚNG KHÔN HAY HƯỚNG ẤT.
Lấy Càn long làm nội quái, lấy hướng Khôn/Ất làm ngoại quái được quẻ Địa Thiên Thái.
ĐOÀI LONG (ĐINH - TỊ - SỬU ĐỒNG)
ĐOÀI LONG - ĐOÀI HƯỚNG (ĐINH, TỊ, SỬU ĐỒNG)
được quẻ Bát Thuần Đoài (kim)
ĐOÀI LONG - CÀN HƯỚNG (GIÁP ĐỒNG)
được quẻ Thiên Trạch Lý (thổ)
ĐOÀI LONG - LY HƯỚNG (NHÂM, DẦN, TUẤT ĐỒNG)
được quẻ Hỏa Trạch Khuê (thổ)
ĐOÀI LONG - CHẤN HƯỚNG (CANH, HỢI, MÙI ĐỒNG)
được quẻ Lôi Trạch Quy Muội (kim)
ĐOÀI LONG - TỐN HƯỚNG (TÂN ĐỒNG)
được quẻ Phong Trạch Trung Phu (thổ)
ĐOÀI LONG - KHẢM HƯỚNG (QUÝ, THÂN, THÌN ĐỒNG)
được quẻ Thủy Trạch Tiết (thủy)
ĐOÀI LONG - CẤN HƯỚNG (BÍNH ĐỒNG)
được quẻ Sơn Trạch Tổn (thổ)
ĐOÀI LONG - KHÔN HƯỚNG (ẤT ĐỒNG)
Được quẻ Địa Trạch Lâm (thổ)

LY LONG (NHÂM - DẦN - TUẤT ĐỒNG)
LY LONG - LY HƯỚNG (NHÂM, DẦN, TUẤT ĐỒNG)
được quẻ Bát Thuần Ly (hỏa)
LY LONG - CÀN HƯỚNG (GIÁP ĐỒNG)
được quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân (hỏa)
LY LONG - ĐOÀI HƯỚNG (ĐINH, TỊ, SỬU ĐỒNG)
được quẻ Trạch Hỏa Cách (thủy)
LY LONG - CHẤN HƯỚNG (CANH, HỢI, MÙI ĐỒNG)
được quẻ Lôi Hỏa Phong (thủy)
LY LONG - TỐN HƯỚNG (TÂN ĐỒNG)
được quẻ Phong Hỏa Gia Nhân (mộc)
LY LONG - KHẢM HƯỚNG (QUÝ, THÂN, THÌN ĐỒNG)
được quẻ Thủy Hỏa Ký Tế (thủy)
LY LONG - HƯỚNG CẤN (BÍNH ĐỒNG)
được quẻ Sơn Hỏa Bôn (thổ)
LY LONG - KHÔN HƯỚNG (ẤT ĐỒNG)
được quẻ Địa Hỏa Minh Di (thủy)
CHẤN LONG (CANH - HỢI - MÙI ĐỒNG)
CHẤN LONG - CHẤN HƯỚNG (CANH, HỢI, MÙI ĐỒNG)
Chấn long nội quái, chấn hướng ngoại quái được quẻ Bát Thuần Chấn (mộc).
CHẤN LONG - CÀN HƯỚNG (GIÁP ĐỒNG)
Chấn long làm nội quái, Càn hướng làm ngoại quái được quẻ Thiên Lôi Vô Vọng (mộc)
CHẤN LONG - ĐOÀI HƯỚNG (ĐINH, TỊ, SỬU ĐỒNG)
Chấn long làm nội quái, Đoài hướng làm ngoại quái được quẻ Trạch Lôi Tùy (mộc).
CHẤN LONG - LY HƯỚNG (NHÂM, DẦN, TUẤT ĐỒNG)
Chấn long làm nội quái, Ly hướng làm ngoại quái được quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp (mộc)
CHẤN LONG - TỐN HƯỚNG (TÂN ĐỒNG)
Chấn long làm nội quái, Tốn hướng làm ngoại quái được quẻ Phong Lôi Ích (mộc)
CHẤN LONG - KHẢM HƯỚNG (QUÝ, THÂN, THÌN ĐỒNG)
Chấn long làm nội quái, Khảm hướng làm ngoại quái được quẻ Thủy Lôi Truân (thủy)
CHẤN LONG - CẤN HƯỚNG ( BÍNH ĐỒNG)
Chấn long làm nội quái, Cấn hướng làm ngoại quái được quẻ Sơn Lôi Di
CHẤN LONG - KHÔN HƯỚNG (ẤT ĐỒNG)
Chấn long nội quái, Khôn hướng ngoại quái được quẻ Địa Lôi Phục (thổ)

TỐN LONG (TÂN ĐỒNG)
TỐN LONG - TỐN HƯỚNG (TÂN ĐỒNG)
Tốn long - Tốn hướng được quẻ Bát Thuần Tốn (mộc)
TỐN LONG - CÀN HƯỚNG (GIÁP ĐỒNG)
Tốn long nội quái, Càn hướng ngoại quái được quẻ Thiên Phong Cấu (kim).
TỐN LONG - ĐOÀI HƯỚNG (ĐINH, TỊ, SỬU ĐỒNG)
Tốn long nội quái, Đoài hướng ngoại quái được quẻ Trạch Phong Đại Quá (mộc).
TỐN LONG - LY HƯỚNG (NHÂM, DẦN, TUẤT ĐỒNG)
Tốn long nội quái, ly hướng ngoại quái được quẻ Hỏa Phong Đỉnh (hỏa)
TỐN LONG - CHẤN HƯỚNG (CANH, HỢI, MÙI ĐỒNG)
Tốn long nội quái, Chấn hướng ngoại quái được quẻ Lôi Phong Hằng (Mộc)
TỐN LONG - KHẢM HƯỚNG (QUÝ, THÂN, THÌN ĐỒNG)
Tốn long nội quái, Khảm hướng ngoại quái được quẻ Thủy Phong Tỉnh (mộc)
TỐN LONG - CẤN HƯỚNG (BÍNH ĐỒNG)
Tốn long nội quái, Cấn hướng ngoại quái được quẻ Sơn Phong Cổ (mộc)
TỐN LONG - KHÔN HƯỚNG (ẤT ĐỒNG)
được quẻ Địa Phong Thăng (mộc).
KHẢM LONG (QUÝ - THÂN - THÌN ĐỒNG) .
Trong chương này, ta lấy Khảm long, hoặc Quý long, Thân long, Thìn long để làm nội quái, phối với hướng làm ngoại quái để xem khí vận của ngôi mộ. Khi nói Khảm long, ta nên hiểu là Quý long hay Thân long, hay Thìn long cũng luận như vậy.
KHẢM LONG - KHẢM HƯỚNG (QUÝ LONG, THÂN LONG, THÌN LONG ĐỒNG)
Lấy Khảm long phối Khảm hướng ta được quẻ Bát Thuần Khảm.
KHẢM LONG - HƯỚNG CÀN/GIÁP
Lấy Khảm long làm nội quái, hướng Càn or hướng Giáp làm ngoại quái được quẻ Thiên Thủy Tụng
KHẢM LONG - HƯỚNG ĐOÀI (ĐINH/TỊ/SỬU ĐỒNG)
Lấy Khảm long - phối với hướng Đoài (Đinh/Tị/Sửu) thành quẻ Trạch Thủy Khốn
KHẢM LONG - HƯỚNG LY (NHÂM, DẦN, TUẤT ĐỒNG)
Lấy Khảm long - phối hướng với Ly thành quẻ Thủy Hỏa Vị Tế
KHẢM LONG - HƯỚNG CHẤN (CANH, HỢI, MÙI ĐỒNG)
Lấy Khảm long làm nội quái, lấy hướng Chấn làm ngoại quái được quẻ Lôi Thủy Giải
KHẢM LONG - HƯỚNG TỐN (TÂN ĐỒNG)
Lấy Khảm long làm nội quái, lấy hướng Tốn (or Tân) làm ngoại quái được quẻ Phong Thủy Hoán
KHẢM LONG - HƯỚNG CẤN (BÍNH ĐỒNG).
Lấy Khảm long làm nội quái, lấy hướng Cấn/Bính làm ngoại quái được quẻ Sơn Thủy Mông
KHẢM LONG - HƯỚNG KHÔN (ẤT ĐỒNG)
Lấy Khảm long làm nội quái, lấy hướng Khôn/Ất làm ngoại quái được quẻ Địa Thủy Sư.
CẤN LONG (BÍNH ĐỒNG)
CẤN LONG - CẤN (BÍNH) HƯỚNG
Lấy Cấn long làm nội quái, Cấn hướng làm ngoại quái được quẻ Thuần Cấn (Thổ)
CẤN LONG - CÀN HƯỚNG (GIÁP ĐỒNG)
Lấy Cấn long làm nội quái, Càn/Giáp hướng làm ngoại quái được quẻ Thiên Sơn Độn (kim)
CẤN LONG - ĐOÀI (ĐINH, TỊ, SỬU) HƯỚNG
Lấy Cấn long làm nội quái, Đoài hướng làm ngoại quái được quẻ Trạch Sơn Hàm (Kim)
CẤN LONG - LY HƯỚNG (NHÂM, DẦN, TUẤT ĐỒNG)
Lấy Cấn long làm nội quái, Ly hướng làm ngoại quái được quẻ Hỏa Sơn Lữ (hỏa)
CẤN LONG - CHẤN HƯỚNG (CANH, HỢI, MÙI ĐỒNG)
Lấy Cấn long làm nội quái, Chấn hướng làm ngoại quái được quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá (kim.
CẤN LONG - TỐN HƯỚNG (TÂN ĐỒNG)
Lấy Cấn long làm nội quái, Tốn hướng làm ngoại quái được quẻ Phong Sơn Tiệm (thổ).
CẤN LONG - KHẢM HƯỚNG (Qúy, Thân, Thìn đồng)
Lấy Cấn long làm nội quái, Khảm hướng làm ngoại quái được quẻ Thủy Sơn Kiển (kim).
CẤN LONG - KHÔN HƯỚNG (ẤT ĐỒNG)
Lấy Cấn long làm nội quái, phối Khôn hướng làm ngoại quái được quẻ Địa Sơn Khiêm (kim).
KHÔN LONG (ẤT ĐỒNG)
KHÔN LONG - KHÔN HƯỚNG (ẤT ĐỒNG)
được quẻ Bát Thuần Khôn (thổ)
KHÔN LONG - CÀN HƯỚNG (GIÁP ĐỒNG)
được quẻ Thiên Địa Bĩ (kim)
KHÔN LONG - ĐOÀI HƯỚNG (ĐINH, TỊ, SỬU ĐỒNG)
được quẻ Trạch Địa Tụy (kim)
KHÔN LONG - LY HƯỚNG (NHÂM, DẦN, TUẤT ĐỒNG)
được quẻ Hỏa Địa Tấn (kim)
KHÔN LONG - CHẤN HƯỚNG (CANH, HỢI, MÙI ĐỒNG)
được quẻ Lôi Địa Dự (kim)
KHÔN LONG - TỐN HƯỚNG (TÂN ĐỒNG)
được quẻ Phong Địa Quán (kim)
KHÔN LONG - KHẢM HƯỚNG (QUÝ, THÂN, THÌN ĐỒNG)
được quẻ Thủy Địa Tỷ (thổ)
KHÔN LONG - CẤN HƯỚNG (BÍNH ĐỒNG)
được quẻ Sơn Địa Bác (kim)

Xin theo dõi tiếp bài 6 - dienbatn giới thiệu.

Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét