Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

"HUYỀN MÔN PHONG THỦY THỰC DỤNG" BÀI 3.

"HUYỀN MÔN PHONG THỦY THỰC DỤNG" Nguyễn Ngọc Vinh - bút danh Mân Côi. Đây là một tài liệu dienbatn sưu tầm được. Nhận thấy có nhiề... thumbnail 1 summary
"HUYỀN MÔN PHONG THỦY THỰC DỤNG"
Nguyễn Ngọc Vinh - bút danh Mân Côi.
Đây là một tài liệu dienbatn sưu tầm được. Nhận thấy có nhiều điểm bổ ích nên đăng lại trong Blog này. Tất nhiên " ngọc nào cũng có vết " - Có nhiều điểm chưa đúng hoàn toàn , nhưng là một tư liệu quý để các bạn suy ngẫm , chiêm nghiệm. Nhiều khi ca một cuốn sách chỉ cần một dòng cũng soi sáng cho ta nhiều điều trong quá trình tu học. Xin giới thiệu cùng các bạn . Thân ái. dienbatn.
1. LA KINH
La kinh là vật bất ly thân của người dụng thuật phong thủy, là dụng cụ cơ bản dùng để xác định sơn, hướng, tính tinh độ, tầm long mạch, xét sa thủy, định thành cục vvv...
Nguồn gốc của La kinh xuất phát từ "Huyền quy thập lục cung", tức 16 cung huyền quy, được xếp theo phương vị của hậu thiên bát quái bao gồm 12 địa chi và tứ duy (Càn khôn cấn tốn). Càn Tốn đối nhau, Khôn Cấn đối nhau. Lần lượt được xếp như sau: Tý - Sửu - Cấn - Dần - Mão - Thìn - Tốn - Tị - Ngọ - Mùi - Khôn - Thân - Dậu - Tuất - Càn - Hợi (công thức phi số cũng khác hôm nay):
Bắt đầu khởi từ cung Càn số 1,
bay sang cung Ly số 2,
quay về cung Cấn số 3,
lên cung Chấn số 4,
xuyên qua Trung Cung số 5,
tới cung Đoài số 6,
lên cung Khôn số 7,
quay về cung Khảm số 8,
lên cung Tốn số 9
Sau này đến thế kỷ thứ năm, Tổ Xung Chi phát minh ra được phương hướng cố định của Kim chỉ nam. Kể từ đó các nhà kham dư mới ghép thêm bát can (trừ 2 can Mậu Kỷ trong thập can). Do đó hình thành nên la kinh như bây giờ.
VỊ TRÍ ĐẶT LA KINH
Vị trí đặt la kinh phải tìm tâm điểm của khu đất xây dựng (mộ phần, nhà). Đối với khu đất rộng xây cất được nhiều gian nhà, thì trước tiên phải tìm trọng tâm khu đất. Dùng cho dương cơ thì dựa vào các cung cát theo pháp quyết "Đại du niên" mà tùy nghi xây dựng những căn nhà, gian nhà quan trọng trước, tiếp đến từng căn/gian một, dựa ngay tâm điểm của mỗi căn/gian nhà mà phân bố thiết kế/định liệu về cửa, phòng hoặc các vị trí quan trọng trong căn/gian nhà đó.
Về âm huyệt gặp khu đất rộng để có thể tạo dựng nhiều ngôi mộ, ta phải quan sát địa thế cao để đặt sơn, địa thế thấp để đặt hướng, rồi định ngay giữa cuộc đất, phân bố nam bên tả, nữ bên hữu mà sắp đặt mộ phần. Khi tạo dựng từng ngôi mộ phải đặt la kinh ngay tâm điểm miếng đất muốn xây dựng ngôi mộ đó, gióng căng dây để định sơn hướng. Còn muốn dụng cung cát thì dùng pháp quyết "tiểu du niên" mà chọn cung.
2. PHƯƠNG VỊ 24 TIẾT KHÍ
24 tiết khí phù hợp với 24 sơn, tức là khi xây dựng mồ mả hay nhà cửa, có sơn phù hợp với tiết khí sẽ nhận được vượng khí tốt lành. Ví dụ: dựng mồ mả hay nhà cửa thuộc sơn Cấn cần phải lựa thời gian vào tiết Lập Xuân thì sẽ được thêm cát khí. Tứ lập, nhị phân, nhị chí chính ứng với bát quái, đúng là bát tiết. Kỳ môn cửu cục đều khởi ở đấy
'Như vậy, phần này giải thích một chút tại sao lại phải sử dụng thuật trạch cát trong phong thủy. 
3. NGŨ HÀNH
LỊCH SỬ THUYẾT NGŨ HÀNH
Ngũ hành là một học thuyết rất đa dạng và phức tạp. Theo vũ trụ quan cổ đại Trung Quốc, ngũ hành là 5 thành tố chính để tạo nên vạn vật. Đây là học thuyết được xếp hàng đầu trong danh sách các học thuyết cổ của Trung Hoa. Bất cứ học thuyết nào cũng dựa trên nguyên lý sinh khắc của ngũ hành để phô diễn. Xuất xứ của thuyết ngũ hành từ rất xa xưa, khó lòng biết chính xác gốc xuất xứ. Kể từ vưa nhà Hạ trong "Cửu trù" đã có dùng ngũ hành rồi. Nó được ghi chép rất sớm trong thiên "Hồng phạm" ở sách Kinh thư là rõ ràng nhất, và gần nhất với thuyết ngũ hành ngày nay. Đến đời Chiến Quốc thì học thuyết ngũ hành được phát triển thịnh vượng, người ta đã tổng kết được nguyên lý tương sinh, tương khắc của nó. Mãi tới đời Hán Vũ Đế, Đổng Trọng Thư đã hoàn chỉnh luật ngũ hành, đưa nó vào tư tưởng và soạn sách phân rộng trong quần chúng
CÁC LOẠI THUYẾT NGŨ HÀNH VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Tùy theo kiến thức của từng loại học thuật mà có cách vận dụng thuyết ngũ hành riêng. Trong học thuật phong thủy, thuyết ngũ hành được bố trí và phân thành nhiều phần khác nhau, mỗi phần có công thức xử dụng riêng biệt khác nhau (xem thêm phần "Các pháp quyết ngũ hành"). Ngũ hành của Thiên can có phân biệt anh/em tức là dương và âm (ví dụ can Giáp là dương mộc, can Ất là âm mộc). Ngũ hành của địa chi có sự phân biệt giữa "bổn khí" và "tàng khí" (ví dụ: chi Dần là dương thuộc Giáp mộc là bổn khí, lấy mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ cho nên Dần tàng khí Bính hỏa và Mậu thổ; chi Mùi là âm thuộc Kỷ thổ là bổn khí, lấy thổ sinh kim, kim sinh thủy nên Mùi có tàng Tân kim và Quý thủy). Tương tự như vậy, ta có thể suy luận tàng khí của 12 địa chi.
CÁC NGUYÊN TẮC TRONG THUYẾT NGŨ HÀNH
Ngũ hành bao gồm Kim - Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ. Tượng của kim là tròn, tượng của thủy là ngoằn ngoèo; tượng của mộc là thẳng và phân nhánh, tượng của hỏa là hình nhọn; tượng của thổ là hình vuông. Trong từng hành cũng phân biệt âm dương (âm có thiếu âm, thái âm; dương có thiếu dương, thái dương). Ngũ hành có luật sinh khắc:
Tương sinh: kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim
Tương khắc: kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim
sinh có sinh xuất (hành ta sinh ra) và sinh nhập (hành sinh ra ta), khắc cũng có khắc xuất (hành bị ta khắc) và khắc nhập (hành khắc ta). Ngoài ra, ngũ hành cũng có 5 trạng thái là: vượng - tướng - hưu - tù - tử:
vượng: trạng thái thịnh vượng, đương lệnh, đương thể
tướng: trạng thái thứ vượng, được sinh nhập
hưu: trạng thái vô sự
tù: trạng thái bị sa sát (khắc xuất)
tử: trạng thái bị khắc chế, không có sinh khí (khắc nhập).
Trong học thuật phong thủy có 5 vị trí sinh khắc như sau:
ta gặp ta là vượng (đồng hành)
ta được sinh là tướng (sinh nhập)
ta khắc chế (khắc xuất) là tài
ta phải sinh là hưu (sinh xuất)
ta bị khắc là tử (khắc nhập)
Người ta dùng vượng tướng để bổ cho: 1) sơn, 2) hướng, 3) mệnh; và dùng hưu tù để khắc chế sát tinh. 
4. ÂM DƯƠNG
GIỚI THIỆU VỀ HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Âm dương là một học thuyết tối cổ, đa dạng phức tạp và la một trong cửu lưu (Nho gia, Đạo gia, âm Dương gia, Phật gia, Danh gia và Mặc gia, Tung Hoành gia, Tạp gia, Nông gia) của xã hội Trung Hoa cổ.
Âm dương còn gọi là "lưỡng nghi", "thư hùng", "kỳ ngẫu"..vv. Hình tượng của âm dương được biểu thị trong hình tròn "Thái cực" chia ra làm hai phần đen trắng: trắng là dương, đen là âm. Trong phần đen có 1 chấm trắng và trong phần trắng có 1 chấm đen (biểu thị trong dương có âm, trong âm có dương. có sách cho rằng âm trưởng dương tiêu, dương trưởng âm tiêu, âm dương hòa hợp phối nên vạn vật. Thuần âm hay thuần dương gọi là cô âm và cô dương, không thể tạo nên sự vật).
Theo sử sách, học thuyết âm dương xuất hiện rất xa xưa - từ thời vua Phục Hy thấy con long mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà. Nhìn vào chấm đen chấm trắng trên lưng con vật này mà phân biệt âm dương. Đến đời vua Hạ, âm dương được chép lại bằng vạch liền/vạch đứt: vạch liền là dương, vạch đứt là âm. Và cũng từ hai vạch liền/đứt này phối hình thành tứ tượng, thành bát quái, rồi bát quái hình thành lên bộ dịch - một đạo rất lớn đối với các học thuật cổ Trung Hoa.
NỘI DUNG CỦA ÂM DƯƠNG
Âm dương có thể chuyển hóa lẫn nhau, đồng thời lại dựa vào nhau mà tồn tại phát sinh (theo Lão tử thì âm dương chỉ là trạng thái khác nhau khi 1 khí vận hành, thăng lên là dương, hạ xuống là âm). Quy luật của âm dương là:
Tiêu, trưởng: âm trưởng thì dương tiêu, dương trưởng thì âm tiêu
Chuyển hóa: âm chuyển hóa (hay biến) ra dương, dương chuyển hóa (biến) ra âm.
Biến thông: âm dương khi chuyển hóa thì vận hành, vận hành thì thông (nên gọi là biến thông). Âm dương không thông thì trời đất không tồn tại. Sự biến hóa của âm dương xét về lý thì gọi là "đạo", xét về hình thì gọi là "khí".
VẬN DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG MÔN PHONG THỦY
24 sơn phân biệt âm dương
Áp dụng học thuật âm dương vào môn phong thủy, trong 24 sơn của la kinh người ta phân biệt ra âm sơn và dương sơn, căn cứ vào "long nhập thủ" mà phối hợp hướng: âm long dùng âm hướng, dương long dùng dương hướng.
24 sơn trong tam nguyên long huyền không lập mệnh.
Khi lập trạch mệnh bàn "cửu cung ai tinh huyền không", theo âm hay dương của sơn như trên, khi tinh nhập trung cung biết phi thuận hay phi nghịch.
Thế đất, thế thủy âm hay dương
Khi ra thực địa thực hành phong thủy, phong thủy gia phải phân biệt được âm dương của thế đất/thế thủy:
Âm là gò cao, khí trầm sâu;
Dương là bình địa, lõm trũng khí phù cạn.
Âm long là thế đất từ hữu (phải) chạy sang tả (trái). Gọi là "hữu hành".
Dương long là thế đất từ tả (trái) chạy sang hữu (phải). Gọi là "tả hành"
Áp dụng: trong pháp thức "Thập nhị thần", khi áp dụng khởi chia ra ra làm hai phần: dương thuận (1), âm nghịch (2), chính là dựa vào quan sát thế đất trên thực tế mà phân biệt ra dương long hay âm long, từ đó mới biết khởi thuận hay khởi ghịch theo pháp quyết trên (dương long khởi thuận, âm long khởi nghịch). Do đó, đối với người chưa nắm bắt được yếu quyết này thì "đất sinh thành tử, đất tử thành sinh là vậy. Đó là về sơn, còn về thủy:
Thủy lưu âm: là dòng chảy từ phía hữu (phải) qua phía tả (trái)
Thủy lưu dương: là dòng chảy từ phía tả (trái) qua phía hữu (phải)
Long cục và thủy hướng phải nghịch hành phối nhau mới cát tường, tức là long cục âm hành thì phải kết hợp với thủy cục dương hành; long cục dương hành thì phải kết hợp với thủy cục âm hành. Đó là nguyên tắc âm dương hòa hợp của thế đất thế thủy, còn nếu long và thủy đồng hành với nhau thì dù có hợp mạch với nhau cũng ít cát tường.
Thập can, 12 chi, bát quái phân âm dương .
Khi sử dụng phi độn các tinh trực ngày và giờ lần lượt nhập trung cung (cửu cung), để biết độn thuận hay độn nghịch phải biết thời gian lúc bấy giờ là âm độn hay dương độn.
Nhà cửa thì gọi là dương trạch hay dương cơ, phần mộ thì gọi là âm trạch hay âm phần. Khi làm nhà, xây dựng phòng ốc đều phải lấy số dương/lẻ để thiết kế: cột, kèo, cấp cầu thang, gian phòng, gian nhà..vv.
Mưa là âm, gió là dương; lạnh là âm, nóng là dương. Bên ngoài là âm, bên trong là dương. Bên tay phải là âm, bên tay trái là dương nên gọi là nam tả nữ hữu. Hướng Tây là âm, hướng Đông là dương. Sườn núi phía Bắc là âm, sườn núi phía Nam là dương; bờ sông tính từ trên thượng nguồn xuống thì bờ Nam là âm, bờ Bắc là dương.
Về y học thì hàn là âm, nhiệt là dương. Hư là âm, thực là dương. Huyết là âm, khí là dương. Tạng là âm, phủ là dương. Bụng là âm, lưng là dương. Ức chế là âm, hưng phấn là dương.
Phi độn
Dương thì phi độn thuận cung ->từ nhỏ tới lớn. Khởi dương thì tính thuận từ trái qua phải, tuần tự theo thứ tự của Can Chi trong la kinh.
Âm thì phi độn nghịch cung -> từ lớn tới nhỏ. Khởi âm thì tính nghịch từ phải qua trái, ngược với thứ tự của Can Chi trong la kinh.
Kết luận
Âm hay dương rất quan trọng, chỉ cần lẫn lộn âm dương thì việc thành hóa bại, việc đúng hóa sai. Nhất thiết khi dùng phải thật rành rẽ âm dương. Trong phong thủy có hai nguyên tắc: âm lai, dương thụ; dương lai, âm thụ rất quan trọng trong việc xác định huyệt vị:
Nơi đất bằng phải tìm huyệt nơi gò cao, thế đất cao để táng mộ
Nơi đất gò đồi phài tìm huyệt tại chỗ đất bình hay lõm để táng mộ
Nơi khí gấp gáp, cương mãnh phải tìm nơi hòa hoãn mà táng
Nơi khí hòa hoãn phải tìm nơi khí gấp gáp mà táng
Nơi âm thịnh phải tìm được chỗ dương suy
Nơi dương thịnh phải tìm được chỗ âm suy
Đó là quy tắc "thư hùng giao hội", ngưỡng phục sắp bày. 
5. HÀ ĐỒ - LẠC THƯ
Hà đồ tương truyền do vua Phục Hy thời thượng cổ, do thấy con long mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà rồi căn cứ các nét chấm đen trắng trên lưng nó mà tạo ra. Nhưng mãi tới đời sơ Tống, Trần Đoàn là đạo sỹ núi Hoa Sơn mới đem ra truyền cho đệ tử là Chủng Phóng. Từ đó công bố rộng rãi trong nhân gian.
Lạc Thư tương truyền khi vua Đại Vũ trị thủy, nhìn thấy một con rùa thần xuất hiện trên sông Lạc, trên lưng nó có những nét chấm màu, nhân theo đó vẽ nên Lạc Thư. Cùng thời gian truyền ra Hà Đồ, Trần Đoàn cũng truyền ra Lạc Thư.
5.1 GIỚI THIỆU VỀ HÀ ĐỒ .
NGŨ HÀNH TRONG HÀ ĐỒ
Hà đồ có 55 điểm, phân bổ lần lượt Bắc - Đông - Nam - Trung Ương - Tây như sau:
1 dương, 6 âm tại phương Bắc thuộc hành thủy
3 dương, 8 âm tại phương Đông thuộc hành mộc
2 âm, 7 dương tại phương Nam thuộc hành hỏa
10 âm, 5 dương tại Trung Ương thuộc hành hỏa
4 âm, 9 dương tại phương Tây thuộc hành kim.
Ta có thể thấy sự vận hành khí của Hà Đồ xoay thuận từ phải qua trái: thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy. Cứ như thế sinh sinh không ngừng.
CÁC SỐ SINH THÀNH TRONG HÀ ĐỒ
Kinh thư nói "trời 1 đất 2, trời 3 đất 4, trời 5 đất 6, trời 7 đất 8, trời 9 đất 10. Số của trời có 5 và số của đất cũng có 5. Năm số của trời tương đẳng với năm số của đất mà mỗi ngôi lại có sự tương hợp với nhau. Tổng cộng trời có 25 số, đất có 30 số. Như thế mới tạo thành sự biến hóa mà thông hành với quỷ thần".
trời 1 hợp đất 5 thành 6: thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi. Số 1 là số sinh còn số 6 là số thành.
đất 2 hợp trời 5 thành 7: địa nhị sinh hỏa, thiên thất thành chi. Số 2 là số sinh còn số 7 là số thành.
trời 3 hợp đất 5 thành 8: thiên tam sinh mộc, địa bát thành chi. Số 3 là số sinh mà số 8 là số thành.
đất 4 hợp trời 5 thành 9: địa tứ sinh kim, thiên cửu thành chi. Số 4 là số sinh mà số 9 là số thành.
thiên 5 hợp địa 5 mà thành 5: thiên ngũ sinh thổ, địa thập thành chi. Số 5 là số sinh còn số 10 là số thành.
Như vậy, với 5 cặp số tại bốn phương và trung tâm, Hà đồ miêu tả quy luật sinh trưởng, vận hành của âm dương/trời đất.
5.2 GIỚI THIỆU VỀ LẠC THƯ .
Hình tượng của lạc thư như sau:
một hình màu trắng cư tại Chính Bắc, gọi là "Nhất bạch" - hành thủy.
hai hình màu đen cư tại Tây Nam, gọi là "Nhị hắc" - hành thổ
ba hình màu trắng cư tại Chính Đông, gọi là "Tam bích" - hành mộc
bốn hình màu đen cư tại Đông Nam, gọi là "Tứ lục" - hành mộc
năm hình màu trắng nằm giữa Trung Cung, gọi là "Ngũ hoàng" - hành thổ
sáu hình màu đen nằm tại Tây Bắc, gọi là "Lục bạch" - hành kim
bảy hình màu trắng nằm tại Chính Tây, gọi là "Thất xích" - hành kim
tám hình màu đen nằm tại Đông Bắc, gọi là "Bát bạch" - hành thổ
chín hình màu trắng nằm tại Chính Nam gọi là - "Cửu tử" - hành hỏa
Ta xét tại tứ chính (phương Tý Ngọ Mão Dậu) thì hình tượng và khí vận hành của Lạc thư giống hệt Hà đồ, cũng thuận hành từ trái qua phải: Nhất bạch thủy (phương bắc) sinh Tam bích mộc (phương đông), Tam bích mộc sinh cửu tử hỏa (phương nam), cửu tử hỏa sinh ngũ hoàng thổ (trung cung), ngũ hoàng thổ sinh Thất xích kim (phương tây), Thất xích kim lại sinh Nhất bạch thủy. Xét toàn cục 8 phương lạc thư, ta có nguyên tắc hai cung từ hai phương đối nhau sẽ bằng mười (hợp thập):
Theo thứ tự sắp xếp các số như trên, và vận hành theo thứ tự từ nhỏ đến lớn hay từ lớn đến nhỏ, người xưa đã lập nên công thức "phi độn cửu cung" hay "81 bước lường thiên xích" (sẽ nói rõ ở phần sau).
5.3 THU SA, NẠP THỦY PHỐI HƯỚNG THEO HÀ ĐỒ
Theo thứ tự sắp xếp các số như trên, và vận hành theo thứ tự từ nhỏ đến lớn hay từ lớn đến nhỏ, người xưa đã lập nên công thức "phi độn cửu cung" hay "81 bước lường thiên xích" (sẽ nói rõ ở phần sau).
Hà đồ, Lạc thư cùng phối hợp tiên thiên, hậu thiên là nguyên tắc căn bản khá cao trong hệ pháp "thu sa - nạp thủy phối hướng" của học thuật phong thủy.
ÁP DỤNG HÀ ĐỒ TRONG PHONG THỦY
Hà đồ có 4 đại cục chính là Mộc - Hỏa - Kim - Thủy tên gọi là "Hà đồ đại tứ cục", không có cục thổ bởi vì thổ đóng tại trung ương, nên không phối được với bát quái. Trong tiên thiên bát quái, các cung bát quái đối nhau/phối nhau là đại cát, có 4 cặp như sau:
Thiên địa định vị
Sơn trạch thông khí
Lôi phong tương bác
Thủy hỏa bất tương xạ
Phép áp dụng Hà đồ là sử dụng hai sơn trong la kinh ứng với một cục nào đó (kim mộc thủy hỏa) của hà đồ, sau đó dùng phép nạp giáp cho hai sơn đó ứng với 2 quái trong hậu thiên bát quái luôn đối nhau. Theo ý nghĩa của hai quái phối can đó trong tiên thiên thì được cách cát tường, bởi hai cặp số của một cục khi gặp nhau là đủ số sinh và số thành, vì vậy đại cát.
Mộc cục thủy pháp.
Cách dùng: thế đất gặp thủy lai đáo sơn Giáp hay Ất, thì nên xác lập hướng theo mộc cục của Hà đồ là đại cát tường. Như thủy lai đáo sơn Giáp, thì phải xác lập mộ phần tọa Tân hướng Ất; như thủy lai đáo sơn Ất, thì phải xác lập mộ phần tọa Canh hướng Giáp.
Hỏa cục thủy pháp.
Cách dùng: thế đất gặp thủy lai đáo Bính hay Đinh, thì nên xác lập hướng theo hỏa cục của Hà đồ là đại cát tường. Như thủy lai đáo Đinh thì phải xác lập mộ phần tọa Nhâm hướng Bính; như thủy lai đáo hướng Bính thì phải xác lập mộ phần tọa Quý hướng Đinh. Như vậy được cách "núi đầm thông khí".
Kim cục thủy pháp.
Cách dùng: thế đất gặp thủy lai đáo sơn Canh, sơn Tân thì nên xác lập hướng theo kim cục của hà đồ là đại cát tường. Như thủy lai đáo Canh thì nên lập phần mộ tọa Ất hướng Tân; như thủy lai đáo Tân thì lập phần mộ tọa Giáp hướng Canh. Như vậy là được cách "Lôi phong tương hòa".
Thủy cục thủy pháp:
Cách dùng: thế đất gặp thủy lai đáo sơn Nhâm, sơn Quý thì nên xác lập hướng theo thủy cục của Hà đồ là đại cát tường. Như thủy lai đáo Nhâm thì nên lập phần mộ tọa Đinh hướng Quý; như thủy lai đáo sơn Quý thì nên lập phần mộ tọa Bính hướng Nhâm. Như vậy là được cách "Thủy hỏa tương tề".
Nhà phong thủy xưa Trần Tử Kỳ nói rằng "Bốn cục của Hà Đồ đã hợp với đại số thiên địa sinh thành, lại hòa hợp với tiên thiên phu phụ. Phàm gặp thế đất này thì không có gì cát lợi hơn nó được". 
Đại tứ cục hà đồ thủy pháp là sự phối hợp tuyệt vời giữa đồ thư và thiên thiên/hậu thiên bát quái, do đó giá trị của nó rất lớn.
5.4 THU SA, NẠP THỦY PHỐI HƯỚNG THEO LẠC THƯ.
Xin theo dõi tiếp bài 4 - dienbatn giới thiệu.









Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét