THẦN THÁNH TRUNG HOA
Bản dịch của Nhược Thủy - dienbatn giới thiệu.
LỜI NÓI ĐẦU : Đây là bản dịch rất công phu của Nhược Thủy trong trang Hoangthantai . Nay không còn thấy trang này hoạt động nữa. dienbatn chép lại vào đây để làm tư liệu . Mong bác Nhược Thủy cảm thông.
Xin thành thật cảm ơn quí huynh đệ.
Nhược Thủy
( Mùa Hạ năm Mậu Tí-2008).
Phần bổ sung cho bài “Huyền Thiên Thượng Đế”
THẦN THÁNH TRUNG HOA TẬP I
Lời giới thiệu:- Nhận thấy từ trước đến nay, người Việt Nam chúng ta theo phong tục tập quán của người Trung Hoa, nên đã tin tưởng và thờ phụng rất nhiều vị Thánh, Thần giống như người Trung Hoa. Tài liệu giải thích về các Ngài thì quá ít và không có cơ sở khảo cứu , chỉ theo truyền khẩu nhiều hơn. Nay tôi xin cố gắng dịch những tài liệu nầy từ một Website có uy tín và khảo cứu cẩn thận, xin kính tặng tất cả huynh đệ trong 4R-HTT. Nếu có chỗ nào sai sót, xin quí cao nhân hoan hỉ chỉ bảo cho (kèm theo nguyên tác để quí vị dễ đối chiếu).Xin thành thật cảm ơn quí huynh đệ.
Nhược Thủy
( Mùa Hạ năm Mậu Tí-2008).
Phần bổ sung cho bài “Huyền Thiên Thượng Đế”
45. THÁI ÂM NƯƠNG NƯƠNG .
太陰娘娘
農曆八月十五是中秋節,也是中國傳統的三大節日之一,而中秋節的主角則是高掛天空的一輪明月。
中秋時的月空萬里無雲,天朗氣清,正足以顯出月亮皎潔的光華。因此,每到秋天,古代天子都會到月壇去祭月。上古祭月的禮儀,很可能就是中秋節祭月的起源。到了清代,拜月仍是一項國家祭典,由此可看出先秦祭月與後世中秋祭月一脈相承的關係。
「月娘」,或稱為「太陰娘娘」、「大陰星君」,其「夜明之神」祭典,極受歷代帝王重視,民間自然也不會例外。
民間也把「太陰星君」看成嫦蛾,認為「太陰星君」是一位絕色美人,所以非常喜歡人人都欣賞她,也因為這個緣故,八月十五日的「太陰星君」誕辰祭,都在入夜以后,面對當空的皓月家家戶外圍院,排設香案點上一對紅燭,供上四色鮮果,焚香膜拜,氣氛十分虔誠,而又帶有几分閑情逸致之感。此外,還有賞月會,一家人團圓,或筵款親朋在皓潔月色的籠罩下,共度良宵,另外有博狀元餅,聽香等風雅韻味的趣事。
民間流行的一篇《太陰星君經》,據說:每月十五、十六兩日,趁太陰團圓之夜,戒焚香,誦念十遍,合家清吉。而民間供奉太陰星君的宮廟不多。傳說,孩子營養不良、多病,向太陰星君祈禱,很靈驗。
道教沿襲我國上古時代的宗教思想,因此對星辰的崇信,就成了教義的重要部份,其中對日、月、北斗、五星及二十八星宿尤為崇信,認為與人生的命運前途有密切的關係。
歷代有關月亮的傳說有很多,除了玉兔搗藥、吳剛伐桂外,就屬嫦娥奔月的故事最為人津津樂道。據說后羿向王母娘娘求得不死之藥後,卻被其妻嫦娥偷偷吃掉了,並成仙奔月,當了月宮仙子。嫦娥到了月宮後發現月宮出奇的冷清,不像他所想像的美好。但又怕后羿殺了他,不敢回到人間來,於是只好孤獨寂寞的一個人住在月宮裡。
中秋節對農民而言也是一個大日子,眼看一年的辛勞得到收穫,誠心對土地神表示一番謝意。除了祭祀土地公外,農民還會在田間插設「土地公柺杖」。土地公柺杖是以竹子夾上土地公金,插在田間,插好後再以月餅祭祀。由於中秋節有「秋報」的含意在,所以也有農村在此夜聚資演戲,俗稱「謝平安」。
就道教來說,中秋節也是太陰娘娘或稱「月宮娘娘」的生日,因此若當地有供奉太陽星君的廟兼祀太陰娘娘,也要在這天到廟裡為太陰娘娘祝壽。
八月十五中秋節為太陰娘娘誕辰。
THÁI ÂM NƯƠNG NƯƠNG
Ngày rằm tháng tám âm lịch là Tết Trung Thu, đó là một trong ba ngày Tết theo truyền thống “Ba ngày Tết lớn” của Trung Quốc. Đối tượng chủ yếu của đêm Trung Thu là “một vầng trăng sáng vằng vặc giữa không trung” .
*Vào tiết Trung Thu, bầu trời không một gợn mây, ánh trăng chiếu sáng khắp nơi, tỏa ra nhiều vầng hoa sáng hết sức gợi cảm. Do đó, mỗi năm đến ngày nầy, các vị thiên tử lập ra “Nguyệt Đàn” để tế trăng, đây là khởi nguyên của việc tế trăng ở thời điểm khác trong năm. Đến đời nhà Thanh, thì việc tế trăng đã được xếp vào một trong những lễ cúng tế hàng năm, ghi vào “sách tế lễ” (tế điển). Như vậy, ta thấy có một sự xuyên suốt gắn bó từ tế trăng thời Tiên Tần cho đến tế trăng Trung Thu đời sau.
*Nguyệt Nương hoặc “Thái Âm Nương Nương”, “Thái Âm Tinh Quân”, việc cúng tế “Dạ Minh Chi Thần” chẳng những được các vua chúa xưa coi trọng, mà ngay cả trong dân gian vẫn lấy đó là sự hứng thú vô cùng.
*Dân gian thì gọi “Thái Âm Tinh Quân” là “Thường (Hằng) Nga”, cho rằng “Thái Âm Tinh Quân” là một “tuyệt sắc mỹ nhân” , cho nên cực kỳ thú cảm trong việc thưởng trăng. Do đó, việc cúng tế “Thái Âm Tinh Quân” được tổ chức vào ban đêm, mặt ngước lên nhìn trăng sáng, nhà nhà đều ra sân, thiết bày hương án có đôi đèn sáp, bình hoa đẹp, dĩa bánh Trung Thu, dĩa trái cây bốn màu. Tất cả đều thắp hương, thành tâm vái nguyện cho được những gì đang hoài bảo ôm ấp trong lòng, sau đó lạy tạ Thái Âm Nương Nương. Ngoài ra, đây cũng là dịp đoàn viên hội tụ cả nhà để chung vui với nhau một cách tao nhã. Đôi khi, cũng có người trổ tài văn chương ngâm vịnh cùng nhau, thật không có dịp nào ấm cúng thơ mộng bằng !
*Trong dân gian có lưu hành một thiên sách là “"Thái Âm Tinh Quân Kinh”, trong đó ghi :- “Mỗi tháng vào hai ngày rằm và mười sáu, gọi là đêm đoàn viên của Thái Âm, nên đốt nhang, tụng mười biến kinh nầy, cả nhà sẽ vui vầy” . Tuy thế, những Miếu Thờ "Thái Âm Tinh Quân" không có nhiều lắm. Theo truyền thuyết, khi nào có con trẻ èo uột khó nuôi, lập bàn hương án cầu nguyện khấn vái với "Thái Âm Tinh Quân" , hiệu nghiệm vô cùng.
*Đạo Giáo kế thừa những tín ngưỡng dân gian từ thời cổ đại, trong đó, niềm tin đối với mặt trời, mặt trăng, các sao … rất lớn. Nhất là đối với Bắc Đẩu, Ngũ Tinh và Nhị Thập bát Tú thì lại càng nhiều hơn nữa. Bởi họ tin là, những “Vị” đó có quan hệ mật thiết đến tiền đồ vận hạn của con người.
* Truyền thuyết có liên quan đến mặt trăng khá nhiều, như những chuyện “Thỏ ngọc giả thuốc”, “Ngô Cương chặt cây quế” còn có chuyện “Hằng Nga bay lên mặt trăng” là hấp dẫn nhất :-
Vua Hậu Nghệ cầu xin Tây Vương Mẫu ban cho thuốc trường sanh bất tử, nhưng bị vợ của ông là Thường (Hằng) Nga lấy trộm và uống hết, sau đó nàng hóa thành Tiên, bay lên mặt trăng để trốn, trở thành một vị Tiên trên cung Quảng Hàn (cung trăng). Hằng Nga quan sát hết cung điện, thấy hoàn toàn vắng vẻ lạnh lẽo, không giống như cảnh đẹp do tưởng tượng trước đây của nàng. Nhưng rồi sợ bị Hậu Nghệ trả thù, Hằng Nga không dám quay về trần thế, đành phải chịu sống cô độc một mình , vắng vẻ lạnh lẽo ở cung trăng nầy . (Quảng:- rộng rãi; Hàn:- lạnh lẽo)
*Còn đối với nông dân, thì Tết Trung Thu là một ngày quan trọng và đầy hân hoan sau khi đã thu hoạch mùa màng sau những ngày vất vả cực khổ. Ngoài việc cúng tế trả lễ đối với “Thổ Địa Công” ở ruộng đất, nông dân còn tạo ra một món đồ cúng tế rất đặc biệt, gọi là “Thổ Địa Công Dụ Trượng” (cây gậy giàu có của ông Thổ Địa) để cắm ở ruộng đất của mình. Gậy được làm bằng cây tre, trên đầu có cột những giấy tiền vàng bạc khối (Thổ Địa Công Kim). Bên dưới thì bày bánh Trung Thu đèn nhang hoa quả để cúng. Bởi vì Tết Trung Thu còn chứa đựng ý nghĩa “Tế Thu” (của hai kỳ cúng tế mùa Xuân và mùa Thu), nên nông dân cón tổ chức diễn kịch hát xướng , gọi là lễ “Tạ Bình An” [ Ở Việt Nam là lễ “Kỳ An”-ND].
*Trong Đạo Giáo thì lấy ngày Tết Trung Thu làm ngày sinh nhật của "Thái Âm Nương Nương" hay “Nguyệt Cung Nương Nương”. Ngày đó, dân chúng đến Miếu Thờ Thái Dương Tinh Quân trong đó có thờ luôn cả Thái Âm Nương Nương để làm lễ chúc thọ Nương Nương .
*Ngày rằm tháng tám âm lịch là ngày vía của Thái Âm Nương Nương .
*NHƯỢC THỦY dịch
(từ http://www.fushantang.com)
46. NGUYỆT HẠ LÃO NHÂN .
(Nguyệt Lão)
月下老人
月下老人又稱「月老」、「月老公」,是我國神話傳說中專管婚姻的媒神,是有情人曾虔心寄託自己美好姻緣的幸運之神。俗諺:「千里姻緣一線牽,無緣對門不相識」。每個人一生中最大的幸福,無非是討個好老婆,或是有個貼心又溫柔的另一半。不過,僅管如此,這世上還是有不少曠男怨女,在苦苦地尋找另一半,因此月下老人廟就應運而生了,有時它是間獨立的廟宇,有時則附屬在一些廟的側殿。
杭州西湖白云庵的月下老人祠的廟聯:「愿天下有情人,都成了眷屬,是前生注定事,莫錯過姻緣。」
唐代李復言的《續幽怪錄˙定婚店》中描述,唐朝時有一位名叫韋固的公子,有天夜裡遇到一位白髮白鬚的奇異老人,依著一只布袋,坐在月光下看書。韋固好奇,就走過去問老人說:「借問您在看什麼書?」老人回答:「我在核對天下男女婚姻的姻緣簿」。韋固又問老人那袋子裡裝的是什麼東西?老人回答:「袋內都是紅繩,用來繫住夫婦之足。雖仇敵之家,貧富懸殊,天涯海角,吳楚異鄉,此繩一繫,就定終身。」。此亦是「千里姻緣一線牽」的出處。
韋固一聽,連忙請老人幫他查詢未來的妻子。老人翻書一查,告訴他說:未來的妻子是北邊一位瞎眼老太太陳氏的女兒。韋固聽後就前往查看,見到此女才三歲,鼻涕滿面,滿身髒垢藍縷,心中很不高興,推了小女孩一下,結果女孩跌倒傷了眉心。十四年後,韋固當了武將,刺吏王泰很欣賞他,就把女兒嫁給了他。這位姑娘秀麗非常,只是眉間有一道疤痕,韋固詢問後才知道這位姑娘就是十四年前被他推跌的那個女孩,十四年來刺吏撫養她,把他當成了親閨女。韋固這才知天命不可違,而跟這位小姑姐相親相愛,后來二人所生的兒女都很有出息,子孫滿堂,幸福無比。此事傳開後,民間就把執掌男女婚配的媒神,稱之為「月下老人」。月下老人成了媒人的代名詞,一直沿用至今。
由於月下老人會幫有緣的男女繫紅線,在民間也漸漸出現「栓紅線」的習俗。此一習俗在唐代已有。唐代史書上記載:袞州都督郭元振年長未婚,宰相張嘉振見他有才幹又相貌堂堂,就想納他為婿,因為有五個女兒不知許配給那一位好,張宰相於是想了一個辦法,讓他的五個女兒坐在布幔子後面,每人手上各拿一根紅絲線,將線頭露在外面,讓郭元振隔著幔子去牽,牽到誰就以誰為妻,郭元振一下牽到了漂亮非凡的張家三女,倆人結下了美滿良緣。
最初婚禮上有栓紅線的儀式,到了宋代逐漸演化成「牽紅巾」,婚禮上新郎新娘各持一端,相牽入洞房。這種習俗因含有「同心相結、白首偕老」的美好寓意,所以直到今天,有些地方的婚禮上還能看到。
相傳農曆的八月十五日是月下老人的生日,所以這天很多「孤男寡女」都會前往廟裡祈求月老賜與好姻緣,許多得願的信徒也會攜帶喜餅、喜糖前往還願,感謝月老的促成。
月下老人簡稱「月老」,是婚姻之神,而在民間的些神話故事中,除了月下老人是和人的終身大事有關之外,還有人是供奉「月神」、「月宮娘娘」、「月光菩薩」或「月姑」等等。
牛郎織女:
人們對牛郎與織女的祭拜,主要是和民俗的節日結合了起來。農曆七月初七,是牛郎與織女鵲橋相會的日子,又稱之為「七巧節」或是「乞巧節」。在一些地方建有織女廟,其中以江蘇太倉的織女廟最有名,裡面供奉著牛郎與織女。
月光菩薩:
月亮似乎總是與人的情感與愛情脫離不了關係,而且也源自於古老的天體祟拜觀念,人們常說「花前月下」,是形容非常浪漫的意思。在中國的古代,情人熱戀時會在月下盟定終身,拜禱月神,因此也成為了一種習俗,痴情男女常對「月光菩薩」發誓,盡管月移星轉,此情永世不變。所以月神可算是中國民間最流行的神明之一,其有許多稱呼,有時是「月神」、「太陰星主」、「月姑」、「月宮娘娘」、「月娘」或「月光菩薩」等。一般民間相信,月光菩薩是一位慈悲為懷的女神。
七星娘娘:
在台灣及閩南一帶,非常流行崇拜七娘媽,也可稱之為「七星娘娘」或是「七星夫人」。而七星娘娘,有說是織女變的,也有說是「七仙女」。七星娘娘的正職,主要是保護孩子及嬰兒,免於受疾病的威脅,因此常有婦女帶著自己的孩子到廟中,認七星娘娘為乾媽。而每年農曆的七月初七的那天,父母要帶著孩子拿著供品,到七娘廟中去酬謝神明,女孩子十六歲時,也要去祭謝七娘媽,因此七娘媽就像是孩子的父母親一般。傳說在每年農曆七月初七之後,七娘媽就會把造好的未婚男女花名冊,送交給月下老人,經月老仔細審查後,就把名冊上的男女用紅線繫在腳上,所以七星娘娘變為紅娘之一了。
泗州大聖:
在世俗的世界中,既然有人談戀愛,就有人會失戀。當失戀的時候,有人也許會哭,也有人會情緒低落,甚至為愛殉情。在這種情形下,除了有祝福有情人終成眷屬的月下老人之外,在廣東及福建等地,更有失戀者的保護神泗州大聖。泗州大聖又稱為泗州佛,據說他本來是西域僧人,後來在唐高宗時來到長安、洛陽等地,後來到了江南地區,受觀音渡化成佛。據說,泗洲佛對人世間的痴情男女,非常的同情。所以,如果有熱戀中的男女發生了問題,或是婚姻受挫,只要在泗州佛的腦後挖下一點泥巴,偷偷的撒在心愛人的身上,愛情或婚姻,就會得到圓滿和幸福的結局,因此許多地方的泗州佛,大部份後腦勺都被人挖去了大半。
農曆八月十五日為月下老人誕辰。
NGUYỆT HẠ LÃO NHÂN
(Nguyệt Lão)
Nguyệt hạ lão nhân (ông già dưới trăng) còn gọi là Nguyệt Lão hay Nguyệt Lão Công, theo truyền thuyết , là vị thần chuyên về làm mai mối hôn nhân của con người. Là vị thần mà biết bao cặp tình nhân từng thành tâm ký thác mệnh vận tốt đẹp của nhân duyên đời mình.
*Tục ngữ nói :- “Thiên lý nhân duyên nhất tuyến khiên—Vô duyên đối môn bất tương thức”
(Nếu có duyên thì ngàn dậm cũng có sợi dây cột lại, Còn không duyên với nhau thì đối cửa cũng chẳng biết nhau. Tương tự hai câu phổ biến :- Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ--Vô duyên đối diện bất tương phùng--ND).
*Hạnh phúc lớn lao nhất của đời một người là, chẳng phải lấy nhầm một “bà già tốt”, mà hơn phân nửa là thích chọn người hiền hậu ôn hòa, có tâm chung thủy. Nhưng mà cái sự đời không đơn giản như thế, trên thế gian nầy vẫn luôn có những trai đơn gái chiếc, mặc dầu họ đã bỏ ra rất nhiều công sức đi tìm đầu nầy đầu nọ. Vì vậy, mới có Miếu Thờ Nguyệt Hạ Lão Nhân, gọi là “ứng vận nhi sinh” (theo vận hạn mà sinh ra) để làm chỗ giải bày tâm sự của người “có nhu cầu”. Có lúc thì Miếu Thờ Nguyệt Lão ở nơi riêng biệt, có khi lại nằm bên cạnh một miếu thờ khác.
*Ở Tây Hồ của Hàng Châu có Am Bạch Vân, trong có Miếu Thờ Nguyệt Lão. Nơi đây có câu liễn đối rất khéo:-
“Nguyện thiên hạ hữu tình nhân, đô thành liễu quyến thuộc,
Thị tiền sanh chú định sự, mạc thác quá nhân duyên”
(Nguyện cho những đôi tình nhân trong thiên hạ, đều thành quyến thuộc của nhau—Nếu đã là chú định từ kiếp trước, thì đừng để lầm bỏ qua nhân duyên)
*Ông Lý Phục đời Đường đã kể lại trong quyển “Tục U Quái Lục—Định Hôn Điếm” rằng :-
-Đời Đường, có một vị công tử tên là Vi Cố, vào một đêm nọ đi dạo chợt thấy một lão già râu tóc bạc phơ, mang theo bên mình một cái túi lớn, đang ngồi dưới trăng xem sách. Vi Cố hiếu kỳ đến gần hỏi ông lão :- “Dám xin hỏi ông cụ đang xem sách gì ạ ?”. Lão nhân đáp :- “Ta đang tra xem sổ bộ nhân duyên của nam nữ trên thế gian nầy”. Vi Cố lại hỏi trong cái túi nầy đựng vật gì, thì ông lão cười đáp:- “Trong túi chứa những sợi dây đỏ, dùng để buộc chân cặp trai gái có nhân duyên với nhau. Cho dù là hai nhà cừu địch nhau, giàu nghèo khác nhau, ở nơi góc biển chân trời, lạ quê khác quán với nhau đi nữa, một khi đã buộc sợi dây nầy, thì nhất định phải chung sống với nhau !” (Đây là chỗ xuất xứ của câu :- “Thiên lý nhân duyên nhất tuyến khiên” ở trên).
Vi Cố nghe xong, liền xưng tên mình và nhờ ông lão tra giúp xem người vợ trong tương lai của mình là ai ? Lão nhân tra một hồi , bảo anh ta :- “Người vợ tương lai của anh là đứa con gái họ Trần, con của một bà lão mù đi xin ăn ở chợ phía Bắc”.
Vi Cố nghe xong, cám ơn và lui về. Hôm sau, anh ta mò đi tìm. Quả nhiên gặp bà lão mù, đang dẫn một đứa con gái độ ba bốn tuổi, mặt mày lem luốc, quần áo lam lũ. Anh ta bèn nổi nóng, đá con bé gái một đá lăn cù mèo, té xuống nền gạch tét chỗ mi mắt, máu ra xối xả. Vi Cố bỏ chạy mất.
Mười bốn năm sau, Vi Cố trở thành một võ tướng. Có quan Thứ Sử tên Vương Thái rất có cảm tình với chàng, đem con gái yêu quí gả cho anh ta.Vị cô nương nầy rất đẹp, chỉ có điều là chỗ mi mắt có một vết thẹo nhỏ. Vi Cố theo gặn hỏi mãi mới biết đây chính là đứa bé gái mà mình đã đá té nó hồi mười bốn năm trước. Nguyên sau khi hành hung xong, Vi Cố bỏ chạy thì tình cờ có vị quan đi qua, thấy tình cảnh đáng thương mới đem đứa bé về nuôi, nhận làm con. Mười bốn năm sau, ông trở thành Thứ Sử, còn cô bé trở thành một tiểu thơ khuê môn đài các, chính là vợ Vi Cố hiện giờ.
Nghe xong, Vi Cố dấu bặt chuyện xưa, nhưng trong lòng quả quyết rằng “Đã số chạy đâu cho khỏi số !”. Vợ chồng thương yêu nhau tha thiết. Về sau hai vợ chồng sanh ra con cái đều làm nên, cả nhà hưởng phước lộc. Chuyện nầy được truyền ra ngoài, dân gian mới lấy vị thần mối mai tôn xưng là “Nguyệt Hạ Lão Nhân”. Từ đó, nguyệt hạ lão nhân trở thành một đại danh từ chỉ về người mai mối, truyền tụng cho đến ngày nay”.
*Do vì Nguyệt Hạ Lão Nhân nối sợi chỉ đỏ cho những cặp nam nữ nào có nhân duyên với nhau, nên trong dân gian phổ biến tục lệ “Cột sợi chỉ đỏ” cho dâu rễ vào ngày cưới. Tục lệ nầy đã có từ đời Đường. Trong quyển Sử Thư đời Đường có chép câu chuyện:- “Quan Đô Đốc Cổn Châu là Quách Nguyên Chấn đã lớn tuổi mà chưa có vợ, quan Tể Tướng Trương Gia Chấn thấy anh ta vừa có tài vừa đẹp trai, mới chọn chàng làm rễ quí. Nhưng vì ông ta có tới năm đứa con gái, không biết chọn đứa nào để gả cho tốt. Bèn nghĩ ra một cách, cho năm cô gái ngồi ở sau một tấm màn. Tay mỗi người đều có cột một sợi chỉ đỏ, đầu mối chỉ để lú ra ngoài trước. Bảo Quách Nguyên Chấn ngồi trước màn để chọn lựa sợi chỉ, hễ của cô nào thì gả cô đó. Chàng lựa một hồi báo kết quả là đã chọn được tiểu thư thứ ba rất có tài có sắc, hai người kết hợp được cuộc nhân duyên tâm đầu ý hiệp, vô cùng mỹ mãn”.
*Hồi mới đầu, cuộc hôn lễ nào cũng có nghi thức “cột chỉ đỏ”, nhưng đến đời Tống lại biến thành “đội khăn đỏ” . Trong hôn lễ, cặp dâu rễ đội chung chiếc khăn đỏ đi vào phòng tân hôn. Tập tục nầy hàm ý nói:- “Đồng tâm tương kết, bạch thủ giai lão” (đồng tâm kết hợp nhau, đến lúc già đầu bạc). Cho nên hiện nay, ở một vài địa phương vẫn còn duy trì tập tục nầy.
*Tương truyền vào ngày rằm tháng tám âm lịch là ngày sinh nhật của Nguyệt Hạ Lão Nhân. Cho nên , vào ngày ấy, có rất nhiều trai đơn gái chiếc đến Miếu Thờ của Nguyệt Lão để cầu cho được mối lương duyên. Cũng có rất nhiều người được thỏa nguyện nên mang “bánh mừng” , “đường mừng” đến cúng tế Ngài để trả lễ.
*Nguyệt Hạ Lão Nhân gọi tắt Nguyệt Lão, là vị Thần Hôn Nhân chính thức. Trong dân gian, ngoài câu chuyện có quan hệ đến việc chung thân là Nguyệt Lão kể trên, còn thờ cúng một số vị Thần khác, như là :- “Nguyệt Thần”, “Nguyệt Cung Nương Nương”, “Nguyệt Quang Bồ Tát” hay “Nguyệt Cô” v.v…
*Ngưu Lang Chức Nữ :-
Việc trong dân gian cúng tế Ngưu Lang Chức Nữ đầu tiên là do liên quan đến tập tục “mừng nửa năm” có từ trước.
Mùng bảy tháng bảy là ngày mà Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau trên cầu Ô Thước, còn gọi là “Thất Xảo Tiết” (tiết tháng bảy khéo léo) hoặc “Khất Xảo Tiết” (tiết cầu cho sự khéo léo).
Tại một vài địa phương có lập Miếu Chức Nữ , trong số đó, Miếu Chức Nữ ở Giang Tô là nổi tiếng nhất. Trong điện có tượng thờ Ngưu Lang và Chức Nữ rất đẹp.
*Nguyệt Quang Bồ Tát :-
Sự ái cảm của con người với ánh trăng thực ra thì không có quan hệ gì đến ái tình nam nữ cả, nhưng vì từ ngàn xưa đã có quan niệm cổ xúy “thiên thể mặt trăng” rồi, cho nên người ta thường nói câu “trước hoa dưới nguyệt”, là một ý tứ rất lãng mạn.
Thời cổ đại Trung Quốc, những cặp tình nhân thường hứa hẹn sống trọn kiếp với nhau ở dưới trăng, đống thời bái lạy Thần Trăng xin chứng minh. Dần dần thành ra tập tục . Những đôi tình nhân đã cùng nhau phát lên lời thệ nguyện để xin “Nguyệt Quang Bồ Tát” (Bồ Tát ánh trăng) chứng minh , cho dù nguyệt đổi sao dời thì tình yêu của họ vẫn mãi vững bền không phai lạt. Cho nên, Nguyệt Thần là vị thần minh lưu hành rộng rãi nhất trong dân gian, phát sinh nhiều cách gọi khác nhau như là :- “Nguyệt Thần”, “Thái Âm Tinh Chủ”, “Nguyệt Cô”, “Nguyệt Cung Nương Nương”, “Nguyệt Nương” hoặc “Nguyệt Quang Bồ Tát” v.v…Có một số người cho rằng Nguyệt Quang Bồ Tát là một vị nữ thần ôm ấp nhiều từ bi trong lòng.
*Thất Tinh Nương Nương :
Tại Đài Loan và một dãy Mân Nam, rất lưu hành sự sùng bái “Thất Nương Mụ”, còn gọi là “Thất Tinh Nương Nương” hoặc “Thất Tinh Phu Nhân”. Nhưng Thất Tinh Nương Nương chỉ là một biến thể của Chức Nữ mà thôi, nên còn gọi là “Thất Tiên Nữ”.
Chức trách chính thức của Thất Tinh Nương Nương là bảo hộ cho trẻ sơ sinh và con nít, tránh khỏi những bệnh tật đau ốm. Do đó, thường có những bà mẹ mang đứa con mình đến các Miếu Thờ , lạy xin nhận Thất Tinh Nương Nương là “Càn Mụ” (mẹ trời). Nhất là vào dịp mùng bảy tháng bảy, rất nhiều bậc cha mẹ đã mang con và vật cúng đến Miếu Thất Nương để cúng tạ thần minh phù hộ được mạnh giỏi. Rồi đến khi đứa con gái được mười sáu tuổi, lại đến cúng tế Thất Nương Mụ trọng thể. Như vậy, Thất Nương Mụ đã trở thành “cha mẹ nuôi” của những đứa trẻ.
Theo truyền thuyết,mỗi năm sau ngày mùng bảy tháng bảy, Thất Nương Mụ chuyển giao cho Nguyệt Lão bản danh sách những cặp trai gái yêu nhau, để Nguyệt Lão thẩm tra lại xem có đúng là duyên số với nhau hay không, mà cột sợi chỉ đỏ gắn bó hai người với nhau suốt đời. Cho nên, Thất Tinh Nương Nương trở thành một vị “Thần Mối Mai” vậy.
*Tứ Châu Đại Thánh :-
*Trong thế giới của người thế tục, có những người được yêu thương mà cũng có những kẻ chẳng ai ngó ngàng đến hoặc bị phụ tình. Trong số những người bị tình phụ ấy, có những người đã khóc, có những người bị bệnh hoạn thậm chí có người tự tử vì tình cũng thường thấy. Trong tình hình ấy , trừ những người có phước được thành hôn với người mình yêu thương và được Nguyệt Hạ Lão Nhân cột liền sợi chỉ đỏ để thành quyến thuộc suốt đời, thì ở Quảng Đông và Phước Kiến, đặc biệt có Miếu Thờ một vị chuyên bảo hộ cho những kẻ thất tình hoặc bị tình phụ, đó là “Tứ Châu Đại Thánh”.
Tứ Châu Đại Thánh còn được tôn xưng là Tứ Châu Phật. Theo truyền thuyết thì Ngài vốn là một thầy tăng người Tây Vực (Ấn Độ), đến Trường An và Lạc Dương vào thời vua Đường Cao Tông. Rồi về sau lại đến khu vực Giang Nam, được Bồ Tát Quan Âm độ thành Phật.
*Tương truyền, Tứ Châu Phật rất đồng cảm thương xót những nam nữ si tình. Cho nên, nếu chuyện tình cảm giữa đôi trai gái có vấn đề không ổn, hoặc chuyện hôn nhân không thành, chỉ cần đến Miếu Thờ Ngài, xin một chút “đất bùn” ở phía sau “não bộ” của Ngài, rồi đem về nghiền nát ra, tìm cách bôi vào thân mình của “người trong mộng”, thì sau đó, ái tình hoặc hôn nhân đều thành tựu tốt đẹp. Vì thế, những tượng Tứ Châu Phật ở các miếu thờ mọi địa phương , tất cả phần sau đầu đều bị khuyết lõm chỉ còn không tới phân nửa (!).
*Ngày rằm tháng tám âm lịch là ngày vía của Nguyệt Hạ Lão Nhân.
*NHƯỢC THỦY dịch
(từ http://www.fushantang.com)
47. MÔN THẦN .
門神
門神是人類最常見的守護神之一,屬于物神,自古就是天子的五祀之一,以避邪祈安,后來由于許多不同的神話,讓門神人格化,而成為神仙世界的特殊人物。門神源于古代的庶物崇拜,據古籍記載,以門作為祭祀對象,始於上古時代少昊金天氏。庶物崇拜是指經人工制造的器物,民間認為其上附有神靈,加以崇拜。例如橋神、路神、灶神、井公、車神、船神、床母以及門砷等。
門神的信仰很早,最早的作用是為了驅鬼辟邪,後來卻演變為祈福致慶。《禮記》曲禮篇上己有「春祀戶祭」的記載,《禮記.月令》曰:「孟秋之月其祀門。」《喪大記注》曰:「君釋菜,以禮禮門神。」當時的五祀之中也包括了門神在內。《淮南子》記載:「夏后祀戶,殷人祀門。」門神在歷代都有不同的角色出現,漢朝以後是以繪製的神像為代表。唐朝時,換成了唐太宗手下的兩員大將秦叔寶與尉遲敬德。晚唐五代時,鐘馗也加入了門神的行列。現代除了武將門神外,也有畫朝服文官的文門神,稱為「五福臨門」或「納福迎祥」。而文門神多穿一品朝服,或抱象牙笏板,或持吉祥器物。吉祥物有爵、鹿、蝠、喜、馬、寶、瓶、鞍等。代表官位,榮祿,福氣,平安等等。
門神是我國民間最受信仰的神祇之一。門神的歷史之久、流傳之廣、種類之多,在民間諸神中是很突出的。門神從其誕生之日起,即傲立於千家萬戶的大門之上,抖盡了威風,歷二千餘年,至今不衰的。古人有祀門和掛桃人的習俗,早在周朝,就有了祭門的風俗。
據《禮記.祭法》記載,大夫立二祀,適士二祀,庶人只一祀,其中包括祀門。古代祀典中有五祀之說,所謂「五祀」,即祭祀門、井、床、霤、土地等五神。古人對大自然不太認識,鬼神之說十分流行,把一切壞事和怪事都當作鬼魂作祟。雖然人們建造了屋子,但古人還是覺得不太可靠,無孔不入的鬼怪來了該怎樣辦呢?所以就創造出門神來守衛門口。最早具有門神功能的,其實只是一塊桃木,古人認為桃木是「仙木」,能驅邪逐鬼,而且以桃木為劍,還可以斬妖除怪,所以一般人常在門上挂著桃木,以鎮四方想來搗蛋的妖魔鬼怪。這就是俗稱的「桃符」。《典術》云:「桃者,五木之精也,故壓伏邪氣者也。桃之精生在鬼門,制百鬼,故今作桃人梗著門以壓邪,此仙木也。」而桃人其實是兩位神將:神荼、鬱壘的化身。
門神的陣營,經過漢、魏、晉、唐等朝代逐漸擴充,到宋、明朝時已十分壯大,連道觀也開始在大門上繪上守護神畫像,並改由上天的「星宿之神」來擔任。以后,只有驅鬼鎮妖一種功能的武將門神,已不能滿足人們的各種需要,於是又出現了文官門神和祈福門神。后者寄托了人們祈望升官發財,福壽延年的愿望和心態。文官門神都與升官發財有關,而祈福門神卻與多子多福、福壽延年挂上鉤。二者有時也配雙成對,如天官(或狀元)門神,常與送子娘娘匹配,此外,還有喜神、和合二仙、劉海、招財童子等。
門神已成為具有驅邪魔、衛家宅、保平安、助功利、降吉祥等多種功能的保護神,成為民間諸神中最受群眾歡迎的俗神之一,至今興盛不衰。
神荼、鬱壘:
這二位門神在許多古書籍中均有記載,如《論衡》、《山海經》等都有描述,據南朝《荊楚歲時記》中記載:「正月一日,繒二神貼戶左右,左神荼,右鬱壘,俗謂之門神。」故事越來越完整,在民間流傳則越廣。據傳神荼、鬱壘是古代幫助黃帝管理鬼國的部將。他們住在東海一個叫「桃都山(或稱度朔山)」的小島上,山上有一株巨大的樹,樹枝盤屈伸展達三千里。樹頂上站著一隻金雞,每當太陽初升,第一縷陽光照在它的身上時,金雞即會啼起來,天下的公雞也會跟著啼起來。樹的東北方有一座鬼門,兩旁就站著神荼、鬱壘。一左一右,他們監視著哪些剛從人間遊盪回來各式各樣的鬼怪。如發現曾在人間作惡,他們就會馬上用葦索把鬼怪綁起餵白虎。因此鬼最怕神荼、鬱壘、金雞和老虎。最初人們用桃木雕成兩位門神的神像,但因雕人像比較麻煩,故此以人簡化為在桃木上畫上兩位的圖像,或者只寫「神荼」、「鬱壘」幾個字貼上,亦已經可以作門神,抵禦邪魔之用。
金雞:
雞是司晨之靈,慣於夜間活動的鬼怪皆畏之,「畫雞戶上,百鬼畏之。」
老虎:
號稱百獸之王,「能執搏挫銳,噬食鬼魅。」,「畫虎於門,么不敢入。」古代建築物的門扇上的門環,均設計為兇猛的虎、獅面形,其淵源應出於此。
鐘馗、魏徵:
鐘馗,右手執筆,左手握劍,瞪目張口,怒發沖冠,是民間信仰中頗受歡迎的驅邪納吉之神,早在唐朝時,民間已普遍崇拜信奉這位外貌猙獰兇惡內心善良正直的俗神。據說最給鍾馗畫像的是唐代著名畫家吳道子,唐代宮廷曾將鍾馗的畫像或印有鍾馗像的曆日賜給大臣。據傳鐘馗乃唐朝終南山人,才華出眾,赴京城參加武舉考試,因貌醜未被錄取,於是羞憤怒撞殿階而死,被皇帝賜以綠袍安葬。一說鐘馗是西嶽華山蓮花寺內的伏蟒羅漢,投胎於華陰縣鐘家莊,相貌雖醜,卻武功蓋世,文才敏捷。道教則把鐘馗當作鎮惡逐鬼的判官,其生前應是神靈轉世,擁有與生俱來的超凡神力,故常為人們擔任陰陽界溝通的工作,喜好鋤奸扶弱、行俠仗義,能看透陰陽事理,肩負扶正祛邪的重任,為人間帶來安定,最終則遁世悟真成道,而敕以神格。
*鐘馗
元朝以后鐘馗的畫像,不但長上了毛茸茸的胡子,而且是坐著藤轎由「丑狀千百態」的小鬼們抬著他。不僅把鐘馗形容成一個鎮祛邪魅的靈鬼,几乎變成執掌死后裁判的閻羅王。
據說鐘馗在民間捉鬼時,還有“含冤”和“負屈”二位小鬼作為協助。并有蝙蝠作他的先驅前導。
秦叔寶、尉遲恭:
相傳唐太宗因玄武門事變,殺死了兄弟才奪得皇位,有一次夢見死了的兄弟滿面恐怖,前來索命,生了大病,此後每天晚上都夢見兄弟前來索命,有大臣魏徵建議請兩位大將秦叔寶和尉遲恭把守前後門,使鬼魂不敢入內,一試之下,果然靈驗。但兩大將身居要職,沒有可能晚晚都在守門口,所以就畫了他們的畫像貼在門上,發現一樣有效。此後民間效法,將二位將軍的畫像貼在大門上,以阻擋一切妖魔鬼怪入宅,也是民間流傳最廣的。這對門神的神像樣式也有很多,有坐的,有立的,有披袍的,有貫甲的,有徒步的,有騎馬的。他們執金瓜的,有舞鞭的。而秦叔寶對尉遲恭的另有對聯:「昔為唐朝將;今作鎮宅神。」
其他門神有:「趙雲、馬超」;「馬超、馬岱」;「薛仁貴、蓋蘇文」;「孟良、焦贊」。另還有燃燈道人、趙公明、岳飛、馬武、姚期、楊延昭、穆桂英、蕭何、韓信、孫臏、龐涓、黃三太、楊香武,乃至哼哈二將等等。
門神已成為具有驅邪魔、衛家宅、保平安、助功利、降吉祥等多種功能的保護神,成為民間諸神中最受群眾歡迎的俗神之一,至今興盛不衰。除了大門、後門貼門神外,或在客廳或臥房貼「福祿壽」三星或「五路財神」、「增福財神」,在倉庫貼「神農田祖」等大紅大綠的年畫。
通常門神一年張貼一對新的上去,以舊換新。如門神破爛了就會失去法力。用任何一對門神皆可,但只可用一對,不可以兩對一起用。供奉門神是不用上香的。
Môn Thần
Môn Thần là một trong những vị Thần Thủ Hộ (giữ gìn và bảo vệ) thường thấy của loài người, xếp loại vào “Vật Thần” (thần đồ vật), từ xưa đã là một trong năm hạng cúng tế của vua chúa. Mục đích của nó là để trừ tà cầu bình an, về sau do có nhiều thần thoại khác nhau, đã nhân cách hóa Môn Thần trở thành nhân vật đặc biệt của thế giới Thần Thánh.
Môn Thần phát sinh từ cổ đại do sự sùng bái các vật mà thành. Theo sách xưa ghi lại, lấy cửa nẻo làm đối tượng sùng bái xuất phát từ Thiếu Hạo Kim Thiên thời thượng cổ, dân gian cho rằng những thứ đồ vật đều có hàm chứa sự phù hộ của thần linh trong đó, tỷ như :- Thần cây cầu, Thần đường sá, Thần bếp, Thần giếng, Thần xe, Thần thuyền bè, Sàng Mẫu (mẹ giường) và Môn Thần v.v…
*Tín ngưỡng về Môn Thần có rất sớm, trước tiên là có tác dụng đuổi quỉ trừ tà, về sau mới thêm ý cầu phước đón lành. Thiên Khúc Lễ trong sách Lễ Ký có ghi :-“Những cúng tế vào mùa Xuân, có lễ cúng môn hộ (cửa nẻo)”. Trong “Lễ Ký—Nguyệt Lệnh” thì viết :- “Tháng mạnh thu (tháng 7) thì cúng tế cửa”. Còn trong “Táng Đại Ký Chú” thì nói :- “Vua dọn thức ăn làm lễ cúng Môn Thần”. Như vậy, trong Ngũ Tự (năm hạng cúng tế) có lễ cúng Môn Thần vậy. Trong Hoài Nam Tử có viết :- “Hậu của vua Hạ cúng cửa, người đời Ân cúng cổng”.
*Về xuất xứ của Môn Thần thì qua nhiều triều đại có thay đổi khác nhau. Từ đời Hán trở đi thì chọn Hội Chế làm thần. Đời Đường thì đổi thành hai vị tướng của vua Đường Thái Tông là Tần Thúc Bảo và Uất Trì Kính Đức (Cung). Cuối đời Đường thì có thêm nhân vật Chung Quỳ vào danh sách Môn Thần. Hiện nay chỉ còn một số ít thờ Môn Thần với hình tượng võ tướng,đa số thờ hình tượng quan văn mặc triều phục, gọi là “Ngũ Phước Lâm Môn” hoặc “Nạp Phước Nghênh Tường”. Môn Thần quan văn thường mặc triều phục (quần áo chầu vua), hoặc cầm hốt (tín vật của quan), hoặc cầm “vật cát tường” như :- chim sẻ (đồng âm tước của chức tước), nai (âm lộc), con dơi (âm phúc), con nhện càng (âm hỉ), cái thẻ ghi số (âm mã), đồng tiền xưa (âm bảo), chiếc bình (âm bình trong bình an), cái yên ngựa (âm an) … để nói lên sự mong cầu quan vị, lợi lộc, phước đức, bình an …
*Tín ngưỡng về Môn Thần có từ xa xưa, trải qua nhiều đời, nhiều nơi, nhiều giới …nên cực kỳ đa dạng và phong phú. Môn Thần từ khi xuất hiện đến nay, đã được mọi nhà từ sang đến hèn, giàu đến nghèo …trang trọng “tôn trí” lên trước cửa, uy phong lẫm liệt suốt hơn hai ngàn năm mà không chút suy suyển. Tập tục cúng Môn Thần và treo tượng người bằng gỗ đào có từ đời Chu, đến nay vẫn còn.
*Theo “Lễ Ký—Tế Pháp” nói :- “Quan đại phu có hai lễ cúng, nho sĩ cũng có hai, thứ dân chỉ có một, trong đó có cúng Môn Thần. Trong từ điển cúng tế có nói đến “năm hạng cúng tế” là :- cổng, giếng, giường, mái nhà (thần mái nhà gọi là Trung Lựu), Thổ Địa. Người xưa vì chưa đủ nhận thức xem cái nào là đáng cúng hay không, mà thứ gì cũng cho là có quỉ thần, nên thờ cúng loạn xạ. Riêng đối với “cửa cổng” thì cho là quan trọng cũng đúng. Xây nhà thì phải có cửa cổng để ra vô, chẳng lẻ bít lại. Có cổng thì ai gìn giữ ngăn cản không cho ma quỉ xâm nhập ? Sự ra đời của Môn Thần rất hợp logic vậy.
*Biểu tượng sơ khởi của Môn Thần chỉ là một khối gỗ đào. Bởi vì dân gian cho rằng, cây đào là một loại “cây tiên” có năng lực trừ tà kỵ quỉ. Do đó, dùng gỗ đào đẽo thành cây gươm, là trở thành “thần vật tối linh’ đủ công năng xua đuổi tất cả tà ma quỉ quái tránh xa nhà mình rồi ! Phép đó gọi là “Đào Phù” (bùa bằng gỗ đào).
*Trong “Điển Thuật” nói “ Cây đào là tinh hoa của năm thứ cây. Tinh hoa của nó sanh ở quỉ môn nên có thể ngăn chận trăm thứ quỉ. Cho nên tạo ra hình người bằng gỗ đào để trước cửa cổng là để trấn áp tà mị, nó là thứ gỗ tiên vậy”. Truy tìm nguồn gốc xa hơn, người bằng gỗ đào chính là hóa thân của hai vị Thần Tướng tên là “Thần Đồ 神荼” (quen đọc nhầm là Trà) và Uất Lũy. (Đồ : 荼; Trà : 茶)
*Sự phát triển của Môn Thần trải qua các triều đại Hán, Ngụy, Tấn, Đường…càng lúc càng thêm lớn, cho đến đời Tống, Minh thì quả thật đã hết sức “hoành tráng”. *Ngày xưa, trước cổng của các Đạo Quán có treo một bức tượng gọi là “Thần Tinh Tú” ở bên trên để làm nhiệm vụ bảo vệ. Về sau đổi thành tượng một vị võ tướng môn thần, có năng lực trừ tà đuổi quỉ. Như thế cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của dân gian, nên họ tạo ra thêm Môn Thần quan văn và Môn Thần cho phước. Hai vị nầy có chức năng thỏa mãn yêu cầu của dân gian :- Môn Thần quan văn thì giúp cho thăng quan phát tài, Môn Thần cho phước thì ban cho “nhiều con nhiều phước, tuổi thọ, mạnh khỏe …Hai vị nầy dần dần được biến đổi sao cho “trở thành một cặp”. Tỷ như :- Thiên Quan (hoặc Trạng Nguyên) Môn Thần thì phối hợp với Tống Tử Nương Nương …Ngoài ra, lại còn phải cho thêm nhiều vị có nhiều chức năng khác như :- Hỷ Thần, Hòa Hợp Nhị Tiên, Lưu Hải, Chiêu Tài Đồng Tử … (Đến đây thì phải bái phục đức tính đa thần thánh của người TQ –ND).
Nói tóm lại, một “Môn Thần hoàn chỉnh” là phải có đầy đủ năng lực và ban bố sau đây:-
1/- trừ tà đuổi quỉ
2/- bảo vệ nhà cửa
3/- hộ cho người trong nhà được bình an
4/- giúp cho công việc có lợi lộc
5/- ban cho mọi sự cát tường (điều lành đem đến, điều dữ tống đi…)
Như thế, thử hỏi làm sao mà mọi người không hoan nghênh đón rước về nhà mình cho được ?
I.- Thần Đồ--Uất Lũy :-
Hai vị Môn Thần nầy đa số sách vở xưa đều có nói đến, như Luận Hành, Sơn Hải Kinh đều có nhắc đến.
Theo sách “Kinh Sở Tuế Thời Ký” viết :- “Ngày mùng một tháng giêng (Tết ), dùng lụa vẽ hình hai vị thần dán ở hai bên cửa cái, bên trái là Thần Đồ, bên phải là Uất Lũy, tục gọi là Môn Thần”. Nhưng sự việc càng ngày càng phát triển cho hoàn chỉnh hơn lên lưu truyền trong dân gian. Theo truyền thuyết thì Thần Đồ, Uất Lũy xưa giúp cho Huỳnh Đế quản lí bộ tướng của nước quỉ. Hai vị nầy cư ngụ ở đảo “Đào Đô Sơn” (hay Độ Sóc Sơn) ngoài biển Đông. Trên núi có một cái cây cổ thụ rất to, tàn phủ rộng đến ba ngàn dậm. Trên cây có một con “Gà vàng” đậu ở đó. Mỗi ngày khi ánh thái dương đầu tiên chiếu vào mình nó, thì nó cất tiếng gáy rền vang bốn phương, các con gà ở thế gian bắt chước gáy theo. Ở hướng Đông Bắc của cây, có một tòa Quỉ Môn, hai vị Thần Đồ và Uất Lũy ở đó. Họ thường giám sát thế gian hễ có quỉ quái gì quậy phá thì họ lập tức đến bắt về cho Bạch Hổ ăn thịt. Nhân đó, các loài quỉ đều sợ hai vị thần, gà vàng và bạch hổ. Đầu tiên, dân gian chạm trổ hình tượng hai vị thần bằng gỗ đào, nhưng vì việc chạm trổ khá khó khăn tốn công nhiều quá, nên về sau người ta chỉ vẽ hình hai vị thần, rồi đơn giản hơn, chỉ viết hai tên Thần Đồ, Uất Lũy treo lên, cũng phát huy được tác dụng trừ tà đổi quỉ .
2/- Kim Kê :- (Gà Vàng)
Gà là Tư Thần linh hiển, theo dõi hoạt động của quỉ quái, nên nghe tiếng gà, bọn quỉ rất sợ. Sách nói :- “Vẽ gà trên cửa, trăm quỉ đều sợ”.
3/- Bạch Hổ:-
Là chúa sơn lâm của trăm thú, có thể chụp bắt lanh lẹ, cắn nuốt quỉ mị. “Vẽ hình cọp vào cửa, yêu ma không dám xâm nhập”. Những kiến trúc xưa, ở phía trê cửa thường hay tạo ra hình dạng cọp hay sư tử để trấn yểm ma quái.
4/- Chung Quỳ 、Nguỵ Trưng :-
*Chung Quỳ :- tay phải cầm bút, tay trái cầm kiếm bén, trừng mắt há miệng, sắc mặt nổi giận xung thiên, là hình tượng mà dân gian rất thích dùng làm thần trừ tà thâu hoạch điều tốt. Từ thời Đường, dân gian đã phổ biến việc sùng bái ông thần mặt mày hung dữ mà tâm chính trực nầy. Theo truyền thuyết, người vẽ hình thần Chung Quỳ trước tiên chính là vị họa sư nổi danh Ngô Đạo Tử. Đời nhà Đường có lệ là dùng hình vẽ thần hoặc in hình thần vào lịch sách để ban phát cho các quan trong triều.
-Tương truyền, Chung Quỳ người ở núi Chung Nam, tài nghệ xuất chúng, về kinh đô để dự kỳ thi võ trạng, tuy giỏi võ mà hiềm vì gương mặt quá khó coi, nên bị đánh rớt. Ông ta nổi xung lên, giận quá hét lớn một tiếng mà chết, được nhà vua ban cho “áo bào màu lục” để tống táng.
Một thuyết khác nói rằng Chung Quỳ nguyên là một vị La Hán Phục Mãng (nhiếp phục con trăn) ở chùa Liên Hoa, núi Tây Nhạc Hoa Sơn. Đầu thai vào nhà họ Chung ở huyện Hoa Âm, tướng mạo xấu xí, nhưng văn hay võ giỏi, chết tương tự như trên.
Đạo Giáo thường cho Chung Quỳ là Phán Quan, có khả năng trấn ác phục quỉ. Lúc sanh tiền, Ngài là vị thần linh chuyển thế, nên có một thần lực ảo bí, thường giúp nhân gian liên lạc với cõi âm, chuyên diệt kẻ gian giúp người yếu đuối, hành hiệp trượng nghĩa, có thể thấu rõ việc âm dương nên thêm nhiệm vụ trừ tà giúp chánh, khiến dân gian an ổn. Sau ẩn vào núi tu hành, đắc quả nên được vào hàng Thần.
-Thời nhà Nguyên, không họa hình tượng Chung Quỳ có tóc tai dựng đứng đáng sợ, mà là người ngồi trên chiếc kiệu, có những tiểu quỉ gọi là “Sửu trạng thiên bách thái” (mặt hề đủ kiểu) khiêng đi. Ý là chuyển nhiệm vụ của Chung Quỳ từ trừ tà đuổi quỉ thành ra vị Phán Quan trợ giúp Diêm Vương trong việc xử tội người chết.
Cũng theo truyền thuyết thì, khi Chung Quỳ đi bắt quỉ ở trần gian, có hai người phụ tá đi theo , gọi là “Hàm Oan” và “Phụ Khuất” (bị oan ức mà không nói ra được) để hiệp trợ. Hai người nầy cầm tấm biển đi tiền đạo cho Chung Quỳ.
*Ngụy Trưng :- Là vị Thừa Tướng của vua Đường Lý Thế Dân. Trong Tây Du Ký có kể chuyện rồng làm mưa sai giờ, bị Thượng Đế sai Ngụy Trưng xử trảm. Rồng nhờ nhà vua giữ không cho Ngụy Trưng đi đâu vào ngày giờ xử tội. Vua hứa giúp, gọi Ngụy Trưng vào cung đánh cờ hôm đó, không ngờ ông đang đánh cờ với nhà vua , lại ngủ thiếp đi, xuất hồn ra chém chết rồng. Từ đó, dân gian tin rằng Ngụy Trưng có khả năng trảm quỉ trừ yêu, nên thờ ông làm Môn Thần để ma quái không dám xâm nhập.
5/- Tần Thúc Bảo 、Uất Trì Cung :
Tương truyền vua Đường Thái Tông sau biến cố ở Huyền Vũ Môn, giết chết hai người anh để lên ngôi vua. Có một đêm, nằm mộng thấy hai anh gương mặt máu me dữ tợn , đến đòi mạng, nhân đó sanh bệnh. Đêm nào cũng thấy ác mộng như vậy, bệnh tình ngày càng nguy ngập. Quan Thừa Tướng Ngụy Trưng tâu lên xin cho hai vị đại tướng là Tần Thúc Bảo và Uất Trì Cung đứng canh gác ở cửa trước và cửa sau, khiến các hồn quỉ không dám xâm nhập. Quả nhiên bệnh vua thuyên giảm dần. Nhưng không thể bắt hai người canh gác mãi, có người đề nghị họa hình hai người treo ở cửa, thấy có kết quả. Dân gian biết chuyện, cũng bắt chước làm theo một cách rộng rãi.
Dạng thức nầy phổ biến đến ngày nay.Hình tượng thì đa dạng, đủ kiểu đủ loại. Có chỗ thì hình ngồi, chỗ thì hình đứng, chỗ thì vẽ cỡi ngựa.Có hình thì mặc áo bào, hình mặc giáp trụ v.v…Hai vị tay cầm giáo vàng, tay cầm roi ngựa. Hai câu liễn thờ như sau :-
“Tích vi Đường triều tướng—Kim tác trấn trạch thần”
(Xưa là đại tướng triều Đường—Nay Thần trấn trạch bốn phương an lành)
*** Ngoài ra, còn có những đôi thần khác như là :- “Triệu Vân—Mã Siêu”, “Mã Siêu—Mã Đại”, “Tiết Nhơn Quí—Cáp Tô Văn”, “Mạnh Lương—Tiêu Tán”. Lại cũng có nơi thờ Nhiên Đăng Đạo Nhân, Triệu Công Minh, Nhạc Phi, Mã Vũ, Tiêu Hà, Hàn Tín, Tôn Tẩn— Bàng Quyên, Huỳnh Tam Thái, Dương Hương Vũ, cho đến Hanh Cáp Nhị Tướng v.v…
*Kết luận:-
Môn Thần có rất nhiều công năng, nào là trừ tà đuổi quỉ, giữ gìn nhà cửa, ban cho sự bình an, trợ giúp công việc thuận lợi, ban giáng cát tường …Môn Thần đã trở thành vị thần thế tục được hoan nghênh phổ biến đến mọi tầng lớp, mọi địa phương nhiều nhất, đến nay vẫn chưa có lúc nào vắng bóng.
Môn Thần được treo cố định ở cửa cổng, cửa hậu. Còn ở phòng khách hoặc phòng ngủ thì treo (hay đặt) tượng ba ông Phước, Lộc, Thọ; “Ngũ Lộ Tài Thần”, “Tăng Phước Tài Thần”. Ở nhà kho thì treo bức họa xanh đỏ “Thần Nông Điền Tổ”.
*Thông thường thì mỗi năm phải thay tượng Môn Thần mới, vì tượng cũ hoặc bể, rách thì không linh nghiệm. Phải dùng hình tượng Môn Thần đủ đôi đủ cặp thì tác dụng mới nhiều, nhưng chỉ được dùng một cặp chứ không được hai , ba cặp.
*Cúng Môn Thần thì không cần phải thắp hương đèn.
*Nhược Thủy dịch
(từ http://www.fushantang.com)
Xin theo dõi tiếp BÀI 10. dienbatn giới thiệu.
Xin theo dõi tiếp BÀI 10. dienbatn giới thiệu.
Không có nhận xét nào
Đăng nhận xét