"HUYỀN MÔN PHONG THỦY THỰC DỤNG"
Nguyễn Ngọc Vinh - bút danh Mân Côi.
Đây là một tài liệu dienbatn sưu tầm được. Nhận thấy có nhiều điểm bổ ích nên đăng lại trong Blog này. Tất nhiên " ngọc nào cũng có vết " - Có nhiều điểm chưa đúng hoàn toàn , nhưng là một tư liệu quý để các bạn suy ngẫm , chiêm nghiệm. Nhiều khi ca một cuốn sách chỉ cần một dòng cũng soi sáng cho ta nhiều điều trong quá trình tu học. Xin giới thiệu cùng các bạn . Thân ái. dienbatn.
LẬP HƯỚNG KHAI MÔN CHO DƯƠNG TRẠCH.Phần này dùng để minh họa cho việc ứng dụng cho 2 pháp quyết Đại, tiểu huyền không ngũ hành. Chúng ta sẽ gặp lại các khái niệm về khai sơn, phóng thủy, khai môn trong một phần chuyên biệt khác. Đối với các bạn mới bắt đầu tìm hiểu phong thủy (cũng như tui), có lẽ đọc tới các pháp quyết này sẽ cảm thấy khó hiểu - tuy nhiên chúng ta cứ bảo lưu đấy đã, từ từ các phần khác sẽ làm sáng tỏ từng điểm.
Trong pháp dương trạch, ta dùng ngã ba/tư/năm..vv đường gần nhà nhất làm sơn lai thủy: dùng la kinh đặt giữa trọng tâm miếng đất hay căn nhà muốn xây dựng để xem giao điểm của các ngã đường (ngã ba, ngã tư, ngã năm...vv) gần nhà nhất nằm thuộc sơn nào, từ đó dựa vào pháp quyết đại/tiểu huyền không (giống y hệt như cách dùng trong âm trạch) để lập hướng và khai môn cho căn nhà/miếng đất:
Ví dụ 1: căn nhà trong thành phố cố định một hướng, đó là tọa Cấn hướng Khôn, nhà này có ngã tư gần nhà nhất nằm ở sơn Tị:
Kết hợp cả hai pháp thức Tiểu/đại huyền không, ta chọn được 5 môn để khai sơn: Tý Dần Thìn Cấn Tị. Khi đã chọn được 5 sơn khai môn này rồi, ta sẽ kết hợp dùng thêm pháp thức "Đại du niên" hoặc pháp thức phụ mẫu tử tức huyền không. Định theo công vị mà chọn sơn chính để khai môn (hai pháp thức này sẽ nói rõ phần sau).
Kết Hợp Pháp thức Đại Du Niên: căn nhà tọa Cấn có các cung cát là:
• Khôn (Mùi - Khôn - Thân) được sinh khí
• Đoài (Canh - Dậu - Tân) được thiên y
So sánh với 5 sơn khai môn trên, ta không thấy có trùng hợp vì vậy không dùng pháp thức đại du niên được. Ta chuyển qua pháp thức "Phụ mẫu tử tức huyền không".
Kết Hợp Pháp Thức "Phụ mẫu tử tức huyền không"
Ngã tư nằm thuộc sơn Tị, thuộc công vị "nhân" là thuận tử. Trong 5 sơn đã chọn ra thì:
• Tý, Cấn thuộc "Thiên" không hợp công vị của thủy lai
• Dần, Tị thuộc "Nhân" hợp với công vị của thủy lai
• Thìn thuộc "Địa" không hợp công vị của thủy lai
Vậy tổng kết lại chỉ có hai sơn Dần, Tị phù hợp với công vị của thủy lai. Nhưng sơn Dần lại trực thuộc cung Phục vị phía sau nhà, thành ra chỉ có thể thông cửa hậu. Sơn Tị nằm bên hông trái nhà, cố gắng chừa khoảng cách để mở cửa tại sơn tốt này. Giả sử không thể mở cửa tại cung Tị, ta có thể dùng cung Thân của tiểu huyền không để khai môn (vì được cung Sinh khí).
Ví dụ 2: căn nhà tọa Càn hướng Tốn, có ngã 5 gần nhà nhất tại sơn Cấn:
Hợp nhất đại/tiểu huyền không ta được bốn sơn: Cấn Bính Ất Đinh. Nạp đại du niên: tọa Càn có Đoài (sơn Canh Dậu Tân) thuộc sinh khí, Khôn (sơn Mùi Khôn Thân) thuộc Diên niên; Cấn (Sửu Cấn Dần) thuộc Thiên y. Rút lại ta được sơn Cấn - nằm bên hông trái nhà. Cố gắng thiết kế thông cửa ở sơn này, 3 sơn còn lại không nằm ngay cung hướng nên bỏ. Còn hai sơn Thìn và Tị nằm ngay mặt tiền nhà, theo Đại huyền không cũng dùng để cửa được.
Ví dụ 3: nhà tọa Bính hướng Nhâm, có ngã tư gần nhà nhất tại sơn Giáp:
Hợp nhất đại/tiểu huyền không ta có 5 sơn dùng được: Hợi Giáp Quý Đinh Dậu. Nạp đại du niên: nhà tọa Bính thuộc cung Ly: có quẻ Chấn (sơn Giáp Mão Ất) được sinh khí; quẻ Khảm (sơn Nhâm Tý Quý) thuộc diên niên; quẻ Tốn (Thìn Tốn Tị) được Thiên y. Kết hợp cả 3 pháp quyết ta lựa được sơn Quý, Giáp để làm cửa: sơn Quý ngay mặt tiền, sơn Giáp nằm bên hông nhà.
Ví dụ 4: nhà tọa Khôn hướng Cấn, có ngã tư gần nhà nhất tại sơn Tị:
Kết hợp cả hai pháp thức Tiểu/đại huyền không, ta chọn được 5 môn để khai sơn: Tý Dần Thìn Cấn Tị. Nạp đại du niên: nhà tọa Khôn được cung Cấn (sơn Sửu Cấn Dần) được sinh khí; cung Càn (sơn Tuất Càn Hợi) được diên niên. Lựa ra được 2 sơn Cấn Dần phù hợp cả 3 pháp thức, mà cả hai sơn đều ở mặt tiền của nhà nên mở cửa rất tốt.
6. HỖN THIÊN NGŨ HÀNH .
Bài ca về hỗn thiên ngũ hành:
Kiền Kim, Giáp Tý, ngoại Nhâm Ngọ
Khảm Thuỷ, Mậu Dần, ngoại Mậu Thân
Cấn Thổ, Bính Thìn, ngoại Bính Tuất
Chấn Mộc, Canh Tý, Canh Ngọ lân
Tốn Mộc, Tân Sửu ngoại Tân vị
Ly Hoả, Kỷ Mão, Kỷ Dậu tầm
Khôn Thổ, Ất Mùi gia Quý Sửu
Đoài Kim, Đinh Tỵ, Đinh Hợi bình
Hỗn thiên ngũ hành chính là dùng pháp quyết Bát quái nạp giáp:
• Càn quái nạp can Giáp - Nhâm
• Khảm quái nạp can Mậu
• Cấn quái nạp can Bính
• Chấn quái nạp can Canh
• Tốn quái nạp can Tân
• Ly quái nạp can Kỷ
• Khôn quái nạp can Ất - Quý
• Đoài quái nạp can Đinh
Ngoài 2 cung Càn - Khôn là trời đất phụ mẫu, còn các cung khác theo pháp hỗn thiên ngũ hành chỉ sử dụng hành thổ (theo ngũ hành nạp âm) để xét sa sơn.
7. TINH ĐỘ NGŨ HÀNH .
Tinh độ ngũ hành cũng chính là nạp âm ngũ hành xếp theo thứ tự của 10 can: Giáp - Ất - Bính - Đinh - Mậu - Kỷ - Canh - Tân - Nhâm - Quý. Do khi 10 can đi với 12 chi thì can dương sẽ đi với chi dương và can âm sẽ đi với chi âm. Từ đó ta sẽ có mỗi chi sẽ đi với 5 can, hình thành cái gọi là:
• ngũ Tý
• ngũ Sửu
• ngũ Dần
• ngũ Mão...
Pháp thức "Tinh độ ngũ hành" này dùng khi lập hướng, khi đó phải tính xem khí vượng hay yếu thế nào mà biết đường tiết chế/gia giảm (tiết khí quá vượng và bổ xung cho khí quá yếu). Ví dụ: trong mỗi sơn của la kinh được phân làm 5 ô ở tầng thứ mười hai trong la kinh (trong la kinh gọi là "phân kim/phân châm 120"), mỗi ô sẽ có ngũ hành tuần tự như bảo tinh độ ngũ hành trên. Ví dụ: sơn Mão bao gồm năm ô:
• Ất Mão: nạp âm thủy
• Đinh Mão: nạp âm hỏa
• Kỷ Mão: nạp âm thổ
• Tân Mão: nạp âm mộc
• Quý Mão: nạp âm kim
VÍ DỤ 1:
Sơn Mão là hành mộc, nếu ta xây dựng trong mùa Xuân thì mộc khí sẽ rất vượng, vì thế ta không được chọn/gióng hướng Tân Mão (89, 90, 91 độ) là hành mộc (nếu dùng sẽ quá vượng thành ra có hại), mà ta phải chọn hướng Đinh Mão (83, 84, 85 độ) để tiết bớt mộc khí quá vượng, bổ xung cho khí khác.
VÍ DỤ 2:
Sơn Khôn (được tính là Mùi, theo tầng 12 của la kinh) gồm 5 ô:
• Ất Mùi: kim
• Đinh Mùi: thủy
• Kỷ Mùi: hỏa
• Tân Mùi: thổ
• Quý Mùi: mộc
Nếu xây dựng trong hai tiết Lập thu và Xử thử thì thổ khí vượng, nên né tránh tuyến Tân Mùi và xử dụng tuyến Đinh Mùi.
8. PHÙNG CHÂM TAM HỢP NGŨ HÀNH .
Các nhà địa lý dùng ba loại châm:
• Chính châm: là chính vị của 24 sơn, dùng để định hướng
• Trung châm: ngôi vị của Tý ở chính châm chẳng hạn, nó nằm ở giữa hai ngôi vị Nhâm và Tý gọi là "trung châm". Trung châm dùng để định cách long.
• Phùng châm: sau chính châm nửa ngôi vị, dùng để tiêu sa nạp thủy.
Trung châm so với phùng châm chênh lệch nhau một ngôi vị, tại trung châm thì gọi là "song sơn ngũ hành", tại phùng châm thì gọi là "tam hợp ngũ hành". Kỳ thực đều là phép song sơn cả.
CÁCH DÙNG
Dùng cả hai tam hợp làm tam hợp ngũ hành, cùng với song sơn ngũ hành giống nhau, riêng so với trung châm sai đúng một nửa ngôi vị mà thôi. Địa lý gia dùng để tiêu sa, nạp thủy. Đại để sa và thủy là đường đi, vì vậy dùng đến sau để thu tóm cả vào, mới có thể không để sót. Sách địa lý nói: "Chính ngũ hành là chất của ngũ hành, song sơn ngũ hành là khí của ngũ hành, vì vậy suy ra sinh vượng của long khí thì phải dùng song sơn ngũ hành chứ không dùng mà không dùng chính ngũ hành".
Xét song sơn ngũ hành chính là tam hợp ngũ hành, nghĩa là hợp cục của sinh - vượng - mộ hợp hóa thành một cục ngũ hành. Bởi vì bốn quẻ tám can đều tại trước địa chi một vị, hợp với chi cùng gộp lại mà sơn đó dùng ngũ hành của địa chi gộp với Can/duy đó cho nên gọi là "song sơn ngũ hành". Ví dụ:
• Khôn - Thân, Nhâm - Tý, Ất - Thìn: sáu sơn này cùng hợp thành thủy cục, cùng dùng ngũ hành Thân Tý Thìn để hợp hóa thành thủy cục.
• Cho nên, các nhà địa lý dùng chính châm tức chính vị dùng để xác định hướng, dùng trung châm để xác định cách long, dùng phùng châm để định ngũ hành phục vụ mục đích tiêu sa/nạp thủy.
9. HỒNG PHẠM NGŨ HÀNH .
• Chính châm: là chính vị của 24 sơn, dùng để định hướng
• Trung châm: ngôi vị của Tý ở chính châm chẳng hạn, nó nằm ở giữa hai ngôi vị Nhâm và Tý gọi là "trung châm". Trung châm dùng để định cách long.
• Phùng châm: sau chính châm nửa ngôi vị, dùng để tiêu sa nạp thủy.
Trung châm so với phùng châm chênh lệch nhau một ngôi vị, tại trung châm thì gọi là "song sơn ngũ hành", tại phùng châm thì gọi là "tam hợp ngũ hành". Kỳ thực đều là phép song sơn cả.
CÁCH DÙNG
Dùng cả hai tam hợp làm tam hợp ngũ hành, cùng với song sơn ngũ hành giống nhau, riêng so với trung châm sai đúng một nửa ngôi vị mà thôi. Địa lý gia dùng để tiêu sa, nạp thủy. Đại để sa và thủy là đường đi, vì vậy dùng đến sau để thu tóm cả vào, mới có thể không để sót. Sách địa lý nói: "Chính ngũ hành là chất của ngũ hành, song sơn ngũ hành là khí của ngũ hành, vì vậy suy ra sinh vượng của long khí thì phải dùng song sơn ngũ hành chứ không dùng mà không dùng chính ngũ hành".
Xét song sơn ngũ hành chính là tam hợp ngũ hành, nghĩa là hợp cục của sinh - vượng - mộ hợp hóa thành một cục ngũ hành. Bởi vì bốn quẻ tám can đều tại trước địa chi một vị, hợp với chi cùng gộp lại mà sơn đó dùng ngũ hành của địa chi gộp với Can/duy đó cho nên gọi là "song sơn ngũ hành". Ví dụ:
• Khôn - Thân, Nhâm - Tý, Ất - Thìn: sáu sơn này cùng hợp thành thủy cục, cùng dùng ngũ hành Thân Tý Thìn để hợp hóa thành thủy cục.
• Cho nên, các nhà địa lý dùng chính châm tức chính vị dùng để xác định hướng, dùng trung châm để xác định cách long, dùng phùng châm để định ngũ hành phục vụ mục đích tiêu sa/nạp thủy.
9. HỒNG PHẠM NGŨ HÀNH .
Hồng phạm ngũ hành lấy:
• Giáp, Dần, Thìn, Tốn, Tuất, Khảm, Tân, Thân: bao gồm 8 sơn thuộc thủy
• Ly, Nhâm, Bính, Ất: bao gồm 4 sơn thuộc hỏa
• Chấn, Cấn, Tị: bao gồm 3 sơn thuộc mộc
• Càn, Hợi, Đoài, Đinh: bao gồm 4 sơn thuộc kim
• Sửu, Quý, Khôn, Canh, Mùi: bao gồm 5 sơn thuộc thổ
Hồng phạm ngũ hành còn được gọi là "Đại ngũ hành", bởi nó chỉ ra nguyên lý giao hợp của bát quái, hóa khí của 10 can, 12 chi nạp âm, rất là to lớn. Nguyên tắc của nó là "trong tự nhiên, không giao hợp/giao dịch thì không thành tạo hóa", thật vậy, trong thiên địa tự nhiên cho đến nam nữ gặp nhau có giao phối mới tạo ra cái mới - vì vậy gọi là đại ngũ hành.
GIẢI THÍCH VỚI TIÊN THIÊN BÁT QUÁI VÀ PHÉP NẠP GIÁP
ngày xưa họ Bao Hy làm vua đã làm ra bát quái, lấy gốc từ hà đồ. Tiên thiên bát quái này thứ tự là: Càn (1), Đoài (2), Ly (3), Chấn (4), Tốn (5), Khảm (6), Cấn (7), Khôn (8).
Hệ từ truyện nói rằng: "Trời đất định vị, núi đầm thông khí, sấm gió quện vào nhau, thủy hỏa không bắn nhau", đây là miêu tả quá trình bát quái sinh hóa:
• Giáp vốn thuộc mộc, nạp quái ở Càn, Càn thiên nhất sinh thủy - Khôn địa lục thành chi (trời 1 sinh thủy, đất 6 làm cho thành), vậy là can Giáp theo Càn hóa thành Khảm. Đây là khi Càn Khôn hai quẻ phụ mẫu giao cấu, Càn lấy hai nét gạch trên/dưới của Khôn để biến thành khảm. Vì vậy Giáp mang hành thủy.• Ất thuộc mộc, nạp giáp ở Khôn, Khôn địa nhị sinh hỏa - Càn thiên thất thành chi (đất lấy số 2 sinh hỏa, trời lấy số 7 làm cho thành). Đây là khi Khôn lấy hai nét gạch trên và dưới của Càn để làm thành quẻ Ly. Vì vậy Ất mang hành hỏa. Đây chính là "trời đất định vị".
• Bính thuộc hỏa, nạp giáp ở Cấn, Cấn đối nhau với Đoài, Cấn lấy hào dưới của Đoài biến thành quẻ Ly. Đây là tượng của Bính thụ nhận hành hỏa từ Ly (mặt trời, thái dương hỏa). Vì vậy Bính mang hành hỏa.
• Đinh thuộc hỏa, nạp giáp tại Đoài, Đoài đối nhau với Cấn, lấy hào trên của Cấn mà biến thành quẻ Càn, tượng cho can Đinh thụ nhận Càn hóa. Vì vậy can Đinh mang hành Kim. Đây chính là "núi đầm thông khí".
• Canh thuộc kim, nạp giáp tại Chấn, Chấn đối nhau với Tốn, lấy hào trên của Tốn mà biến thành quẻ Khôn, tượng cho can Canh thụ nhận Khôn hóa. Vì vậy can Canh mang hành thổ.
• Tân thuộc kim, nạp giáp tại Tốn, Tốn đối nhau với Chấn, lấy hào trên của Chấn mà biến thành quẻ Khảm, tượng cho can Tân thụ nhận Khảm hóa. Vì vậy can Tân mang hành kim. Đây gọi là "Sấm gió quện vào nhau".
• Nhâm vốn hành thủy, nạp giáp tại Ly, Ly đối nhau với Khảm, lấy hào giữa của Khảm mà biến thành quẻ Càn, tượng cho can Nhâm thụ nhận Càn hóa, can Nhâm vốn thuộc kim. Tuy nhiên, Nhâm nạp khí Ly hỏa tuy bị Càn hóa nhưng do định luật hỏa khắc kim nên hành hỏa không thể thoái vị, vì vậy can Nhâm mang hành hỏa.
• Quý vốn hành thủy, nạp giáp tại Khảm, Khảm đối nhau với Ly, lấy hào giữa của Ly mà biến thành quẻ Khôn, tượng cho can Quý bị Khôn hóa. Vì vậy Quý thuộc thổ. Đây là mối quan hệ giữa hai quẻ Khảm Ly, gọi là "nước lửa không bắn nhau".
Ta thấy rằng: hai quẻ Càn và Khôn (thoái thân vào Thân, Hợi trong hậu thiên) là tổ tông nên ngũ hành của chúng không thay đổi, Đoài Chấn Khảm Ly ở vị trí tứ chính Tý Ngọ Mão Dậu là nơi kim mộc thủy hỏa chính vị/đất tứ vượng, có công năng tuyên bố thời lệnh của bốn mùa nơi khí hóa hành ở đó nên không thể biến đổi. Còn lại: Cấn, Tốn dùng biến:
• Cấn thổ thay đổi ngôi vị ở giới hạn Khảm Chấn phương Đông Bắc, đặt chân ở chỗ khoảng Sửu suy, Dần bệnh (vì hành thổ trường sinh ở Thân, tới Sửu là suy, tới Dần là bệnh) nên thổ khí suy yếu. Vì vậy Cấn mang hành mộc.
• Tốn mộc thay đổi vào vị trí của Chấn Ly trong giới hạn Đông nam, đặt chân ở chỗ Thìn suy, Tị bệnh (vì mộc trường sinh ở Hợi, suy ở Thìn, bệnh ở Tị), vì vậy hành mộc suy yếu mà mang hành thủy của Thìn mộ.
Tị vốn thuộc hỏa nên theo mộc mà sinh, nhân từ chấn, thay chấn mà đứng nên mang hành mộc. Hợi vốn thuộc thủy, theo kim mà sinh, tạm ở ngôi vị kim, vì vậy Hợi thuộc hành kim.
Thân vốn thuộc kim, thủy có thể sinh Thân, kim trợ thế cho thủy, vì vậy Thân thuộc thủy. Dần vốn thuộc mộc, theo thủy mà sinh, tạm ở ngôi vị thủy, vì vậy Dần thuộc thủy.
Thìn Tuất Sửu Mùi vốn thuộc thổ (thổ thủy dung nhau), nhưng Sửu Mùi âm tĩnh vì vậy thuộc thổ, còn Thìn Tuất dương động, vì vậy thuộc thủy.
ỨNG DỤNG
Hồng phạm ngũ hành được ứng dụng trong pháp quyết "Mộ long biến vận" của thuật trạch cát. Pháp thức này rất quan trọng cho việc xem ngày, đoán giờ để né tránh được sự xung khắc của năm tháng ngày giờ đối với mộ long của căn nhà hay ngôi mộ trong năm muốn xây dựng. Nó còn gọi là "Niên khắc sơn gia".
10. NẠP ÂM NGŨ HÀNH .
Nạp âm ngũ hành còn được gọi là "nạp âm cách bát tương sinh", tức là cứ cách nhau tám vị thì hợp nhau. Nạp âm ngũ hành được sử dụng rất rộng rãi:
• Trong ngũ quyết phong thủy đều xử dụng nó để biết đích xác long chân, giả, quý, tiện, cát, hung. Huyệt dựa vào long nên giáp tiếp sử dụng sa, thủy, hướng có phân sơn, phân kim. Rõ ràng đều sử dụng nạp âm ngũ hành để đoán định.
• Trong thuật trạch cát phong thủy, theo nguyên tắc phải dùng hành của chính thể: nếu chính thể dùng nạp âm thì phải sử dụng nạp âm mà đoán định, nếu chính thể dùng chính ngũ hành thì dùng chính ngũ hành mà đoán định. Ví dụ: trong pháp "mộ long hoán tuế" chỉ sử dụng nạp âm ngũ hành cho mộ vận của sơn, nên phải dụng nạp âm ngũ hành của tứ trụ mà tránh khắc tìm sinh. Còn dùng tứ trụ thành khóa "cổ khóa nhất khí" để bổ cho ngôi nhà tọa Giáp hướng Canh chẳng hạn, ta dùng năm Dần tháng Dần ngày Dần giờ Dần để khới công căn nhà - đây là dùng chính ngũ hành.
• Cung mạng bát quái của năm sinh ra một người, ví dụ nam giới sinh năm 1975 thuộc cung Đoài.
• Mạng của 1 người: chính là dùng nạp âm ngũ hành của năm sinh của một người.
Người ta dùng ngũ hành nạp âm của mạng (năm sinh) của một người để đoán định hung cát trong quan hệ, trong hôn nhân. Ví dụ như:
CHUYÊN MỤC VỀ CÁC PHÁP QUYẾT THỰC DỤNG
1. LA KINH
2. PHƯƠNG VỊ 24 TIẾT KHÍ
3. NGŨ HÀNH
4. ÂM DƯƠNG
5. HÀ ĐỒ - LẠC THƯ
• GIỚI THIỆU VỀ HÀ ĐỒ
• GIỚI THIỆU VỀ LẠC THƯ
• THU SA, NẠP THỦY PHỐI HƯỚNG THEO HÀ ĐỒ
• THU SA, NẠP THỦY PHỐI HƯỚNG THEO LẠC THƯ
6. BÁT QUÁI
7. THIÊN CAN, ĐỊA CHI
8. PHÁP NGŨ HỔ ĐỘN
9. PHÁP NGŨ THỬ ĐỘN
10. ĐẠI PHÁP "THẬP NHỊ THẦN" (dùng để nạp sa, nạp thủy)
11. BÁT QUÁI THU MẦM NẠP GIÁP
• CÁCH ỨNG DỤNG BÁT QUÁI NẠP CAN CHI TRONG PHONG THỦY
• NẠP GIÁP 8 ĐẠI CỤC MẪU TỬ NẠP THỦY
• NẠP GIÁP 8 ĐẠI CỤC QUY NGUYÊN THỦY
12. PHÁP THỨC CỬU TINH
• CÔNG THỨC PHI ĐỘN CỬU TINH
• CỬU TINH NHẬP TRUNG CUNG - KHỞI NIÊN
• CỬU TINH NHẬP TRUNG CUNG - KHỞI NGUYỆT
• CỬU TINH NHẬP TRUNG CUNG - KHỞI NHẬT
• CỬU TINH NHẬP TRUNG CUNG - KHỞI THỜI
• BIỂU NĂM, THÁNG, NGÀY, GIỜ CỬU TINH TRỰC NHẬT
• CÁCH THỨC SỬ DỤNG CỬU TINH TỬ BẠCH TRONG PHONG THỦY
13. PHÁP THỨC LẬP TRẠCH MỆNH (CỬU CUNG AI TINH ĐẠI QUÁI HUYỀN KHÔNG)
• VÀI KHÁI NIỆM CĂN BẢN
• BẢNG ÂM DƯƠNG TAM NGUYÊN LONG
• CÔNG THỨC LẬP TRẠCH MỆNH BÀN
• CÔNG THỨC LẬP TRẠCH MỆNH BÀN THEO CỤC KIÊM HƯỚNG
• CÁC TRƯỜNG HỢP KỴ KHÔNG DÙNG
• CÁT HUNG KHI 9 SAO NHẬP CUNG
• CỬU TINH NẠP QUÁI DỊCH
13. LẬP QUẺ KINH DỊCH THEO PHONG THỦY
• CÁT HUNG CỦA 64 QUẺ DỊCH
• CÁCH XỬ DỤNG DỊCH TRONG PHONG THỦY
• CÔNG THỨC TÍNH SỐ MỆNH CỦA NGƯỜI & DƯƠNG TRẠCH
14. PHIÊN QUÁI HAY BIẾN QUÁI
14.1 PHÁP THỨC TIỂU DU NIÊN
• CÀN SƠN
• ĐOÀI SƠN
• LY SƠN
• CHẤN SƠN
• TỐN SƠN
• KHẢM SƠN
• CẤN SƠN
• KHÔN SƠN
14.2. PHÁP THỨC ĐẠI DU NIÊN
15. PHÁP THỨC BÁT MÔN
16. THÀNH MÔN NHỊ CUNG DƯƠNG TRẠCH
17. LẬP HƯỚNG, KHAI MÔN CHO DƯƠNG TRẠCH
18. PHÁP THỨC KHAI MÔN DƯƠNG CƠ
19. PHÁP THỨC PHÓNG THỦY DƯƠNG CƠ
20. PHÁP THỰC TỌA BẾP DƯƠNG CƠ
21. PHÁP XUYÊN TỈNH (ĐÀO GIẾNG) DƯƠNG TRẠCH
22. PHÁP LẬP PHÒNG NGỦ, PHÒNG VỆ SINH DƯƠNG TRẠCH
23. CÁT HUNG PHÂN PHÒNG, LẦU TRẠCH
24. THÔI THIÊN QUAN HUYỆT PHÁP .
Xin theo dõi tiếp bài 3. dienbatn giới thiệu.
Không có nhận xét nào
Đăng nhận xét