Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

SỬ DỤNG MẬT CHÚ MẬT TÔNG TRONG PHONG THỦY . BÀI 1.

SỬ DỤNG MẬT CHÚ MẬT TÔNG TRONG PHONG THỦY  . Vài dòng dẫn nhập : Khi thực hiện làm Phong thủy cho Dương trạch, đặc biệt là Âm trạch , chún... thumbnail 1 summary
SỬ DỤNG MẬT CHÚ MẬT TÔNG TRONG PHONG THỦY  .
Vài dòng dẫn nhập : Khi thực hiện làm Phong thủy cho Dương trạch, đặc biệt là Âm trạch , chúng ta cần phải nắm vững và thực hiệt tốt các vấn đề cơ bản của kiến thức Phong thủy. Ngoài việc tính toán cho đúng các vấn đề về HÌNH - LÝ - KHÍ - SỐ ra chúng ta cần phải thực hiện việc cân Phúc đức của dòng họ thân chủ mà điều chỉnh Khí lực khi đưa vào Huyệt mộ hay ngôi nhà. Khi Khí lực của Long mạch đưa vào quá lớn, Phúc phận dòng họ của Gia chủ lại chưa được nhiều, nếu chúng ta thu toàn bộ Khí lực của Long mạch đưa Huyệt mộ hay Dương cơ , không những chúng ta không giúp đỡ được cho Gia chủ mà thậm chí còn làm hại đến sự phát triển và sự bình an của họ. Đất hay đá quý đều chọn chủ - Đó là cái lý của Tạo hóa gần như bất di bất dịch. Có nhiều trường hợp do không tụ đủ phúc mà cố cưỡng cầu đặt vào , ngay lập tức thảm họa tới liền. " Khi táng di hài Tổ tiên,chắc người ta phải chọn Địa huyệt thật tốt mà an táng , song song với việc trên ,người tại tiền phải nỗ lực tu dưỡng thân,tâm cầu lấy gốc rễ của Đạo . Nếu chỉ chú trọng quan sát hình thể Địa huyệt,sẽ cho kết quả trái ngược,làm tổn hại đến con cháu đời sau. Nếu như có Nhân,tất phải có Quả;nhưng Nhân -Quả thiện ác tùy vào Tâm khi chiêu lấy họa phúc " .
Theo sử sách còn truyền lại,từ khi Phục Hy lập ra Bát quái định Thiên đồ,xa thì trông Thiên văn,đại Địa,gần thì trông ở người,vật,toàn đồ Vũ trụ quan bao gồm Thiên -Địa -Nhân.
THIÊN :Tinh ba là Nhật -Nguyệt -Tinh.
ĐỊA :Tinh ba là Thủy -Phong -Hỏa.
NHÂN :Tinh ba là Tinh -Khí -Thần.
Tất cả các thành phần trên gọi chung là Đại đạo,mỗi thành phần đều sống động.
THIÊN ĐẠO :Là sự vận hành các phần tử Thiên hà,Thiên hệ,Tinh tú châu lưu an toàn trong khoảng không theo một trật tự nhất định.
ĐỊA ĐẠO :Thủy -Hỏa-Phong châu lưu khắp nơi nhằm sinh hóa và nuôi dưỡng vạn vật.
NHÂN ĐẠO :Là cái đức lớn của Thiên -Địa,Tinh khí tươi nhuận thì Thần mới minh.
Vũ trụ toàn đồ luôn sống động,nếu ngưng ,nghỉ tức là hoại ,là diệt.
Một Cảnh giới hài hòa tạo được sự an lạc,hạnh phúc cho mọi người tức là cả ba thành phần phải tốt tương ứng thể hiện đủ đức tính của Đại đạo.Vì thế ,các bậc Tiền nhân luôn có ước muốn tạo cho mình và cộng đồng một Cảnh giới Chân -Thiện -Mỹ,họ chiêm nghiệm ,học hỏi từ Thiên nhiên địa vật,tạo nên nền tảng Kiến trúc .Nhân giới luôn hài hòa với Tam tài (Thiên văn,Địa thế,Nhân sinh ),nên gọi là thuật Phong thủy.Phong thủy cũng dựa vào trên nền tảng Quái đồ,Hà Lạc.
Trước khi Tầm Long,trích Huyệt thì Phong thủy sư phải học hỏi để hiểu biết nhân thân là một TIỂU VŨ TRỤ.Trong thân thể con người có 365 đại huyệt và gần 1.000 huyệt nhỏ khác,cũng có Khí,có Thủy,có Hỏa,kinh lạc như Đại Vũ trụ bên ngoài.Phải biết kết nối các mạch cùng vận hành thuận hòa trong bản thể,tức là phần tu luyện Pháp Đạo,Đạo Thuật để đạt được đức Nhân.Có Đức Nhân rồi mới tìm hiểu biết về Đại Vũ trụ,tầm Long,tróc mạch những nơi "Tàng Phong tụ Thủy ",là những nơi có Huyền lực của Thiên Địa làm ảnh hưởng thăng hoa vật chất và nhân thể.
Điểm Huyệt trên Nhân thì ảnh hưởng đến tính mạng,còn điểm Huyệt trên đất,nước,âm,dương trạch thì ảnh hưởng đến dòng tộc ,con cháu nhiều đời.Do vậy,các Phong thủy sư phải rèn luyện Đạo thuật,nhằm khai mở Tâm năng,khiếu Cảm xạ,Thấu thị là chính yếu,còn tri thức kinh nghiệm của các bậc Tiền nhân là căn bản cho sự nhận định và luận chứng Huyệt mạch Phong thủy mà thôi,chứ việc Tầm Long ,trích Huyệt rất phức tạp và đa dạng.
Tâm năng của con người gần như bất tận nếu biết rèn luyện,khai thác đúng mức những khả năng để khám phá Đại Vũ trụ như:
-Cảm xạ các giao động mạch Khí.Tìm nguồn nước.
-Thần giao cách cảm.Tương tác giữa người này và người kia.
-Sử dụng tâm năng Tiên đoán,thấu thị.
-Hóa giải theo ý muốn.
Biết được Thiên vận,Địa thế,Nhân cơ,các nguồn thông tin,dữ liệu từ Vũ trụ.
-Sử dụng Tâm năng trong Y học trị liệu,giải phẫu...
-Trị liệu bằng Trường Sinh học.
Ngày xưa ở Trung quốc,Việt nam và các nước Chấu Á đều có Kỹ thuật xây dựng,kiến trúc theo Phong thủy căn cứ vào 4 yếu tố :HÌNH -LÝ-KHÍ- SỐ.
1/KHÍ :là Năng lượng Vũ trụ hàm tàng trong Vũ trụ,vật thể,Đất,Nước,con người..
2/LÝ :Là quy luật vận động,vận chuyển ,tạo tác của Khí Thủy -Phong -Hỏa.Gồm ba nguyên tắc :
a/Trời chưởng quản Địa,Nhân.
b/Trời,Đất đều tác động đến Vật chất và con người,nên phải biết vận dụng ảnh hưởng này nhằm tạo yên vui cho cuộc sống.
c/Vận mạng ,hạnh phúc của người sống tùy thuộc ảnh hưởng của người chết,tức là Âm trạch.Do vậy người xưa có câu :"Người sống thì xem cái nhà ,người chết thì xem cái mồ ".
3/SỐ :Là những tượng số của Dịch lý(Nghi,Tượng,Quái,Hào).
4/HÌNH :Là hình thể vùng đất,dòng nước,cấu trúc các công trình xây dựng có ảnh hưởng tốt đến mạch khí.
Ngoài 5 thành tố Kim-Mộc-Thủy -Hỏa-Thổ sinh và khắc chế ngự lẫn nhau.Yếu tố được xem là thuận lợi khi nào năng lực của Vũ trụ hòa hợp cùng năng lực của Đất hay còn gọi là sóng điện từ.Chính hai lực này chi phối,ảnh hưởng đến hoạt động của Trường Sinh học con người,nếu hai lực này tương phản thì đem lại kết quả xấu cho con người trong cuộc đất này hay Dương trạch họ đang ở,hoặc Âm trạch táng tử thi.Nếu hai lực kết hợp tốt thì Vận mạng của con người sẽ tốt,sức khỏe dồi dào,kinh tế phát triển lên mãi.
Do vậy,Phong thủy là một bộ môn học thuật dựa trên Minh triết của Âm -Dương-Ngũ hành -Bát quái,là một Huyền môn Khoa học cổ xưa đã có quá trình trải nghiệm trên 5.000 năm.Phong thủy không mê tín mà là một học thuật tối cổ căn cứ vào HÌNH -LÝ-KHÍ-SỐ mà luận đoán theo một quy luật nhất định.
PHONG THỦY.
Phong : Là Gió.
Thủy :Là nước.
Hỏa :Là Lửa.
Là tinh túy của Đất,sự lưu chuyển của ba thành phần này nhờ vào Khí.Địa vận có sự dịch chuyển để sinh hóa thì Thiên vận tùy theo nó.Thiên vận có sự biến đổi thì Địa khí tương ứng với nó.Thiên khí vận động ở trên thì Nhân khí tương ứng với nó;Nhân vận động ở dưới thì ở trên Thiên khí sẽ ứng theo.Như vậy chúng ta thấy rằng Tam tài THIÊN ĐỊA NHÂN đều có liên quan lẫn nhau.Hoàng Thạch Công nói :Một Âm,một Dương là Đạo (Nhất âm nhất dương chi vi Đạo ).Một tĩnh ,một động là Khí,một Vãng một Lai là Vận.Hà đồ -Lạc thư hợp thành số lẻ;"Cơ "là Tịnh Dương hay thuần Dương,số chẵn là Ngẫu thì Tịnh Âm hay Thuần âm.
Sách "CHÍNH QUYẾT CHƯƠNG HÌNH KHÍ "của Tiên sinh Tử Linh Thành viết :"Vào thời Phục Hy,Thần nông,Hoàng đế;sông Hoàng hà dịch chuyển từ Long môn đến Lã Lương Sơn,Từ Lã Lương Sơn hướng về Thái hành sơn chảy qua Kiệt Thạch sơn vào biển lớn.Sông Hoàng hà chẩy từ phương Tây chẩy qua phương Nam,rồi từ Nam chuyển hướng lên Đông bắc,Dự châu đóng ở giữa.Hoàng hà chính là dải đai các núi Nhũ nhạc triều bái,thì nơi đây chính là Phong thủy Bảo địa.Cũng là nơi xuất hiện ra các bậc Thánh nhân như vua Ngiêu,Thuấn,Khổng tử.Phía Bắc Hoàng hà ,còn phương Nam là Trường giang,Thái sơn (Tỉnh An huy ) kẹp giữa ;như vậy Thái sơn chính là Can Long từ dải Hoa sơn trở xuống (Vùng đất này ngày xưa là của Việt tộc ).Nhưng rồi Thiên vận hướng Can Long xuôi theo về hướng cực Nam để rồi kết thành một vùng Bảo địa hay Linh địa.Có Linh Tú khí.Quách Đại Quân viết rằng :"Ta xem núi non ở Giao châu phần lớn Long mạch đều xuất phát từ Quý châu,mà Quý châu là phần dư thừa các con sông từ đất Ba Thục;Long mạch chảy qua cuồn cuộn không dừng thẳng đến đất Giao châu,nên nước ấy có Can Long kết thành Linh bảo địa".
Nền Phong thủy của Việt nam chúng ta dựa trên học thuật của Tổ tiên,ông cha truyền khẩu,bao nhiêu sách vở từ xưa đã bị tiêu hủy trong thời chiến tranh bị đô hộ Bắc thuộc.
Sách có câu :"Tiên tu nhân lập âm chất,nhi hậu tầm Long ".
Người người đều muốn có được một Địa trạch tốt tươi,nhằm thăng hoa cuộc sống vật chất đầy đủ,công danh hiển hách,vợ đẹp con ngoan,Gia đình hạnh phúc.Sách THÔI QUAN THIÊN viết :"Trong nhà có người đức hạnh cao thượng thì đất đá trên núi gần đó nhất định có Linh khí ".Qua câu nói trên tức là con người làm chủ Linh khí vạn vật do phần Tâm khícủa chính mình.Các Phong Thủy Sư không hiểu điều này thì dủ có Trích Huyệt Tầm Long được Bảo địa cũng chẳng linh nghiệm.
Những việc Tầm Long Địa Huyệt còn phải hội thêm phần cảm ứng tức là Thiên Đạo (Đạo Trời );sự ứng nghiệm của việc hành thiện lập âm chất,tạo nhân quả tốt.Tục ngữ có câu :"Âm địa tốt không bằng Tâm địa tốt ".Do vậy,tìm kiếm chọn lọc được Địa mạch Huyệt vị,Phong Thủy Sư phải tích đức hành thiện làm căn bản.Nếu kẻ nào có phẩm chất cao thượng,thì ắt Thiên cơ sẽ ứng,Địa cơ theo đó mà tăng thêm sự tốt lành cho con cháu đời sau hưởng Phúc.Bởi Tâm địa thiện lương thì tương ứng với Địa mạch cát lợi ,vận Trời ứng cho,chứ chẳng phải chủ quan tâm về hình thức mà quên đi nội dung,cứ tưởng rằng tầm được Long huyệt rồi,con cháu đời sau sẽ được hưởng Phúc,cái gốc chúng ta chẳng lo mà lại đi lo cái ngọn,rõ là ta chẳng biết gì cả.Nếu như các Phong Thủy Sư họ tài giỏi như thế thì ắt họ phải giành những huyệt Đế vương,Công Hầu,Khanh tướng cho con cháu họ,chứ dại gì mà họ chỉ cho ai ?
Ví như Phong Thủy Sư Cao Biền thời Thịnh Đường được Vua cử làm An nam Tiết độ sứ đô hộ nước ta,thấy đất Giao châu kết huyệt Đế Vương rất nhiều nên sai người đắp thành Đại La trên mạch kết của Can Long,sau đó xưng Vương.Cao Biền còn sợ Tú khí Địa linh của nước Việt chúng ta,nên thường cưỡi diều giấy bay khắp nơi yểm Long mạch không cho kết phát ,làm hư hại rất nhiều Long mạch.Nhưng ý người muốn sao bằng Thiên vận (Ý Trời ).Ít lâu sau Cao Biền bị triệu hồi,phải bỏ thành Đại La.Đất Việt là Địa Linh thì tất phải có Nhân kiệt,nối tiếp người xưa đứng lên đánh đuổi ngoại xâm,giành chiến thắng cho dân tộc.
HÌNH -LÝ-KHÍ-SỐ là một nguyên tắc học thuật mà các nhà Nho,Đạo xem đó là căn bản.Do vậy mà họ lấy Tâm làm gốc và đó cũng chính là nội dung của Khí.Khí là hình thức mà cũng chính là sự cảm ứng của Tâm.Trời là Lý mà Lý tự nhiên thì :"Bất ngôn nhi mặc tuyên đại hóa..."(Trời chẳng nói gì nhưng sanh hóa hết Vũ trụ),luôn cảm ứng cùng Tâm khí con người.Quách Phác nói :"Cát hung cùng cảm ứng lẫn nhau,họa phúc cũng tự nhiên theo Tâm khí chiêu cảm mà đến ".
Khi táng di hài Tổ tiên,chắc người ta phải chọn Địa huyệt thật tốt mà an táng,song song với việc trên ,người tại tiền phải nỗ lực tu dưỡng thân,tâm cầu lấy gốc rễ của Đạo.Nếu chỉ chú trọng quan sát hình thể Địa huyệt,sẽ cho kết quả trái ngược,làm tổn hại đến con cháu đời sau.
Nếu như có Nhân,tất phải có Quả;nhưng Nhân -Quả thiện ác tùy vào Tâm khi chiêu lấy họa phúc.Cũng như ngày xưa có người chết được Thiên táng hay Địa táng một cách ngẫu nhiên,con cháu sau này phát Đế Vương,Công hầu.Trường hợp như thân Phụ của ông NGUYỄN KIM (Cao tổ của nhà NGUYỄN GIA LONG ),Âm phần phát được 9 đời Chúa và 9 đời Vua...vv.Đó là phần Âm chất đã tích lũy từ nhiều đời nên chiêu tập được Nhân -Quả,được Trời -Đất cho hưởng Phúc,đâu phải tầm Long trích Huyệt mới được.
Triệu Quang viết cuốn :"PHONG THỦY TUYỂN TRẠCH TỰ ",có nói rằng :"Vô phước cho ai không có nhân duyên mà được Huyệt tốt ".Dẫu cái tốt,xấu của Phong thủy Huyệt mộ ảnh hưởng đến cát hung,nhưng Âm đức của con người có thể cải biến được Vận -Mạng.Đến như các bậc Tiền bối Phong thủy như Cao Biền,Quách Phác tài giỏi kinh Thiên động Địa ,nhưng khi gặp Huyệt Đế Vương cũng không dám dành cho mình,bời biết đạt Địa lợi,nhưng Thiên thời và Nhân hội còn khuyết,không dám nghỉ bàn.Tóm lại việc "TIÊN TÍCH ĐỨC,NHI HẬU TẦM LONG " của người xưa dạy quả không sai.
Ngoài tất cả những kiến thức về Phong Thủy - Địa lý đã nêu ở phần trên , nếu chỉ thực hiện như thế cũng chỉ đạt kết quả khoảng 60% mà thôi. Các cụ ngày xưa có dạy : " Thày Địa lý : Trên thông Thiên văn , dưới tường Địa lý, giữa thông muôn loài " . Nếu chưa có khả năng " Thông muôn loài " như vậy thì dù : "Trên thông Thiên văn , dưới tường Địa lý " cũng chỉ đạt được những kết quả khiêm tốn khi tác nghiệp.
Ngày xưa , các Thày Địa lý thường hiểu biết bao gồm đủ cả : NHO - Y - LÝ - SỐ . Khi thực hành Địa lý, ngoài việc sử dụng 36 tầng la kinh, các Thày Địa lý thường phải sử dụng rất nhiều Kinh, Chú để phụ trợ cho công việc của mình. các Thày Địa lý thường sử dụng những Kin, Chú, Bùa của Đạo giáo khi tác pháp.
Nhìn chung, Đạo giáo có 3 trường phái:
Đạo học chủ trương tu tánh thiên về vấn đề giác ngộ, quay về với nội tâm tìm sự thanh tĩnh để đạt Đạo, tương đương phương pháp Đốn ngộ của Phật giáo. Đại diện cho trường phái này là Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử (khoảng thế kỷ thứ 4 trước CN) viết Xung Hư chân kinh, Quan Doãn Tử viết Văn Thủy Chân Kinh, Trần Hi Di tức Trần Đoàn Lão Tổ (khoảng 900, đầu thời Tống) là người đã sáng lập khoa Tử vi.
Tiên học (còn gọi là Đơn Đạo) khác với Đạo học, là phương pháp tiệm tu, đi từ thấp đến cao, từ thô tới tinh, từ hữu vi đến vô vi; có mục tiêu tu hành phản lão hoàn đồng, trường sinh bất lão tức là chủ trương tu tạo nên một xác thân tráng kiện, dần dần tiến đến thân tâm an lạc và cuối cùng mở được tuệ giác và chung cuộc vẫn đi đến chỗ Thiên Nhân hiệp nhất, huyền đồng cùng Trời Đất. Phái Tiên Học cũng thờ Lão Tử nhưng có 3 vị đứng đầu là Đông Hoa Đế Quân Lý Thiết Quải (sống vào thời nhà Hán) tu ở núi Côn Lôn; Chung Ly Quyền (cuối thời Đông Hán), đứng đầu Bát Tiên; Lữ Đồng Tân là đồ đệ của Hán Chung Ly.
Tiên Học có các tông phái:
- Nam Tông: gồm có Lưu Thao được Chung Ly Quyền truyền Đạo năm 911; Trương Bá Đoan (đời Tống) sáng lập ra Nam Tông.
- Bắc Tông: còn gọi là Toàn Chân Phái, giáo chủ là Vương Trùng Dương, người Hàm Dương, có 7 đệ tử: Khưu Xứ Cơ, Lưu Xứ Huyền, Đàm Xứ Đoan, Mã Ngọc, Hách Đại Thông, Vương Xứ Nhất, Tôn Bất Nhị. Doãn Chân Nhân, người giảng Hoàng Cực hợp Tích Chứng Đạo Tiên Kinh và Liêu Dương Điện Vấn Đáp sau tập hợp thành Tính Mệnh Khuê Chỉ là học trò của Khưu Xứ Cơ
- Đông phái: do Lục Tiềm Hư sáng lập năm 1567 đời Minh Mục Tông.
- Tây phái: do Lý Hàm Hư đời ThanhHàm Phong sáng lập (1851)
- Trung phái: do Lý Đạo Thuần sáng lập đời Nguyên, đề cao chữ Trung.
- Trương Tam Phong phái: (cuối nhà Nguyên, đầu triều Minh).
Ngoài ra, dưới thời nhà Tấn, có Kim Đan Đạo do một ông quan là Cát Hồng khởi xướng chủ trương tu Tiên bằng hai cách: nội tu và ngoại dưỡng. Ngoại dưỡng là dùng kim đan gọi là thuốc trường sinh luyện bằng các khoáng chất như thần sa, vàng…. Nội tu là rèn luyện thân thể bằng phép dưỡng sinh, tịnh luyện tinh – khí – thần để "hườn Hư".
Đạo giáo nhân gian hay Đạo giáo phù thủy do Trương Đạo Lăng, người nước Bái đến núi Tứ Xuyên tu luyện, là cháu 8 đời của Trương Lương thời Tam Quốc (đời Hán – 206 trước CN và 220 sau CN) sáng lập "Đạo 5 đấu gạo" (Ngũ đấu mễ đạo: ai muốn vào Đạo thì phải nộp 5 đấu gạo), thờ Lão Tử tôn xưng là Thái Thượng Lão Quân dùng kinh kệ, bùa chú, phương thuật, tế lễ… để thu hút tín đồ, được hậu thế phong là Trương Thiên Sư.
Thông thường các Thày Địa lý đều tinh thông một hay nhiều Pháp của Tiên gia như : Lỗ ban pháp ,Côn Lôn pháp, Mao Sơn pháp , Hà Dương mạn lạo bí lục ( các vu thuật của người dân  tộc trên miền thượng du Bắc Bộ), Liễu Linh Nhi ( là 1 pháp bí truyền của Kim Anh phái),  Bắc Thiên Sư Đạo 北天師道 , Bạch Gia Đạo 帛家道 ,Chân Đại Đạo 真大道 ,Chính Nhất Đạo 正一道 ,Lâu Quán Đạo 樓觀道 ,Lý Gia Đạo 李家道 ,Nam Thiên Sư Đạo 南天師道, Ngoại Đan Đạo 外丹道 ,Ngũ Đấu Mễ Đạo 五斗米道 ,Nội Đan Đạo 內丹道 ,Thái Bình Đạo 太平道 ,Thái Nhất Đạo 太一道 ,Toàn Chân Đạo 全真道 ,Tịnh Minh Đạo 淨明道 ,Diên Hống Phái 鉛汞派 , Du Sơn Phái 游山派   ,Đan Đỉnh Phái 丹鼎派 ,Đông Hoa Phái 東華派 ,Kim Sa Phái 金砂派 ,Linh Bảo Phái 靈寶派 ,Long Môn Phái 龍門派 ,Nam Vô Phái 南無派 ,Ngộ Tiên Phái 遇仙派 ,Phù Lục Phái 符籙派 ,Thanh Vi Phái 清微派,Thần Tiêu Phái 神霄派 ,Thiên Tâm Phái 天心派 ,Thượng Thanh Phái 派上清,Tử Dương Phái 紫陽派 ,Tùy Sơn Phái 隨山派 ,Bắc Tông 北宗,Các Tạo Tông 閣皂宗, Kim Đan Phái Nam Tông 金丹派南宗
Long Hổ Tông 龍虎宗,Mao Sơn Tông 茅山宗, Nam Bắc Tông 南北宗,Nam Tông 南宗......
Khi sử dụng các Pháp theo Đạo giáo như đã nói ở trên , người Thày phải thực hiện rất nhiều nghi thức tỷ mỷ, rối rắm và....bí truyền. 
Đạo Pháp đều có hệ thống lý luận, cách thức tập luyện và bí quyết riêng của mình, nhưng các môn này đều sử dụng phương thức chung là truyền miệng. Không lưu lại văn tự và cấm lưu truyền cho người ngoài, do lưu  truyền bí ẩn nên bí quyết không nói miệng mà bằng ẩn ngữ thay thế, nếu  như không có vị thầy cao tay chỉ dẫn, thì thật khó có thể hóa giải, thật  khó có thể đắc đạo nổi. Thông qua, căn cứ theo căn số của từng người mà truyền thụ, người học  pháp có thể dùng chú ngữ để trị bệnh, trừ ác dương cao cái thiện, khử tà trấn sát và đuổi âm hộ pháp, Người có đạo hạnh cao thâm hình thức bùa tùy tâm để làm việc, khi đạt điểm cao nhất của của bùa chú là có thể làm cho lá bùa ứng biến như thần, có hiệu quả tức khắc với bất cứ trường hợp  nào mà không cần lập đàn mà lại không hề hao tổn nguyên khí. Tu luyện đạo pháp nhiều năm có thể lĩnh hội được công dụng của bùa 
chú, có thể trừ tà, phá sát, hộ thân.
Đa phần các Thày Địa lý ngày xưa đều là những nhà Phù thủy có nhiều pháp thuật để phù trợ cho công việc làm Âm trạch cũng như Dương trạch . Các pháp thuật của Đạo gia thường có tác dụng rất nhanh , tuy nhiên cũng thường có những tác dụng phụ không mong muốn. Khi Thày còn khỏe mạnh hay rèn luyện Pháp thuật thường xuyên, các binh gia đều phải nghe theo lệnh của Thày mà làm việc. Tuy nhiên khi Thày già yếu mất đi hay có những Thày dương dương tự đắc vào Thần thông , lúc đó binh gia sẽ phản loạn , còn gọi là " dậy binh " , không chịu sự điều khiển của Thày nữa. tất nhiên hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc . Người xưa đã dậy : " Nhất nhật vi Sư - Tam niên khất thực " . ( Một ngày làm Thầy mà không có đức thì 3 năm con cháu phải đi ăn mày ).
Ngoài phương pháp sử dụng Kinh, Chú, Bùa của bên Đạo Tiên gia , còn có một dòng phái các Thày Địa lý ( Thường là ẩn danh ) , sử dụng Mật chú Mật Tông để làm công cụ hỗ trợ khi tác pháp.
"Mật tông (zh. 密宗 mì-zōng) là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng thế kỷ 5,6 tại Ấn Độ. Mật tông còn có tên gọi là Mật giáo hoặc Bí mật giáo, Chân ngôn tông, Kim cang thừa, Mật thừa, Quả thừa v.v..
(Có một số ý kiến cho rằng có sự đồng nhất giữa tên gọi Mật tông với Kim cương thừa (Vajrayāna). Tuy nhiên, tên gọi Kim Cương Thừa chỉ thấy xuất phát từ Tây Tạng, còn các nguồn kinh điển Hán tạng xưa không đề cập đến tên gọi này. Vấn đề này có thể thấy rõ qua nét khác biệt của hai đường lối tu giữa hai trường phái. Mật Tông Trung Quốc xuất phát từ sự kết hợp giáo nghĩa của cả hai Kim Cương Giới và Thai Tạng Giới, trong khi đó Mật Tông Tây Tạng hiếm khi đề cập đến Thai Tạng Giới và Kinh Đại Nhật.)" (https://vi.wikipedia.org )
"Mật Chú Đà Ra Ni còn được gọi là “chân ngôn” hay “chân kinh” tức là những câu nói ngắn nhưng rất vi diệu, chân thật, “bất khả tư nghị” của chư Phật hay chư Bồ Tát. Mật Chú không thể giải nghĩa được hay lý luận được. Những buổi lễ quan trọng nhất của Mật Tông mới được dùng những Mật Chú này. Công dụng chính là đưa những sức huyền diệu, anh linh của vũ trụ đi vào trong nội tâm của con người. Mật Chú cũng có thể tiêu trừ những bệnh khổ do Tứ Đại gây ra. Những bệnh do Ngũ uẩn, hay do quỷ thần gieo rắc cũng có thể giải cứu bằng Mật Chú được. Cũng như Đàn Tràng (hay Đàn Pháp) (Mandala), Mật Chú có công dụng vô biên, khó lường được. 
Mật Tông còn gọi là Chân Ngôn Tông, trong đó rất nhiều thần chú và ấn khuyết. Chư Phật 10 phương, chư Bồ Tát và các bộ chúng thiện thần ủng hộ chúng sanh tuyên thuyết thần chú cũng rất nhiều. Tuy nhiên thiên ma, tà ma ngoại đạo cũng nương theo lòng từ bi của Phật nói ra cũng không ít. Vì vậy, kết tập lại thành 1 tạng Mật Tông (Mật Tạng) tất cả thần chú nói trên đều có oai lực rất lớn, người tu trì Mật Tông phải hết sức cẩn trọng. Như lời khai thị đã nói: Mật Tông chỉ là năng lực nhằm đưa hành giả đi nhanh mau đến mục đích. Nhưng mục đích ấy chánh hay tà, chơn hay ngụy đều đáng lưu tâm là chổ đó, không khéo tu 1 thời gian trở thành tà ma, ngoại đạo, phù thủy, bùa phép, kỳ hình, dị tướng. Tóm lại, Mật Tông như con dao 2 lưỡi...."
Mật chú Mật tông có rất nhiều công dụng trong cõi Ta bà của chúng ta và được rất nhiều vị ẩn sư về Địa lý áp dụng trong Phong thủy.Điều này dienbatn sẽ nói rõ ở những phần sau.
Trong loạt bài này , dienbatn xin cùng chia sẻ với các bạn những vấn đề chính như sau :
1. SƠ LƯỢC MỘT SỐ PHÁP TRONG ĐẠO PHÁP TIÊN GIA ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG PHONG THỦY.
2. ÁP DỤNG MẬT CHÚ MẬT TÔNG TRONG ĐỊA LÝ PHONG THỦY.
Xin theo dõi tiếp bài 2. Thân ái. dienbatn.

Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét