THẦN THÁNH TRUNG HOA
Bản dịch của Nhược Thủy - dienbatn giới thiệu.
LỜI NÓI ĐẦU : Đây là bản dịch rất công phu của Nhược Thủy trong trang Hoangthantai . Nay không còn thấy trang này hoạt động nữa. dienbatn chép lại vào đây để làm tư liệu . Mong bác Nhược Thủy cảm thông.
Xin thành thật cảm ơn quí huynh đệ.
Nhược Thủy
( Mùa Hạ năm Mậu Tí-2008).
Phần bổ sung cho bài “Huyền Thiên Thượng Đế”.
在古人心目中,老虎是既可怕又可敬的東西。因其威猛無比,能夠避邪。古書云:「畫虎於門,鬼不敢入。」「虎者,陽物,百獸之長也。能執摶挫銳,噬食鬼魅。今人卒得惡遇,燒虎皮飲之。擊其爪,亦能辟惡。此其驗也。」古人還認為白虎是一種祥瑞:「德至鳥獸。」
最初古羌族的圖騰由熊變為龍,到黃帝時向東發展,龍的圖騰被帶到東方,跟「東方蒼龍星座」合而為一,朱鳥則成了南方的鳳圖騰,後融合成「龍鳳呈祥」,作為古代圖騰的東鳳西龍,作為星象則是東蒼龍西朱鳥。到周朝以後,把五行天像重新劃分,朱鳥,和祝融火神一起歸南方。而白虎歸西方。後部族鬥爭及遷移,西北方的龍向東移,東方的鳳向南移,南方的虎向北移,形成一個順時針90°轉動的觀念移位運動。到漢代五行觀念成了統一的思想,完成了玄武「四方之神」的配套:「東方蒼龍、南方朱雀、西方白虎、北方玄武。」
《禮記.禮運》中謂:「麟鳳龜龍,謂之四靈。」四靈有麟、四象有虎。由於白虎是戰伐之神,所以有多位的猛將被說成為白虎星扥世的,如:唐代大將羅成、薛仁貴父子等人。除此之外,白虎還被道教神化,成為各廟宇的門神。
一般人在運氣不好的時候,很多時都會去求神靈消災解難,而有一個祭祀儀式去完成,俗稱「作福」。廣東最流行作觀音福。
Thờ Bạch Hổ
*Theo truyền thuyết của Trung Quốc, Bạch Hổ là một vị Thần Chiến Đấu, Thần Xé Xác.
Hổ còn có chức năng đuổi tà, giải cứu tai nạn, ban cho sự giàu có, trừng phạt kẻ ác, phù hộ người lương thiện, hỉ kết mối lương duyên cho nam nữ …Hổ là một trong “Tứ Tượng” , do tinh tú biến thành. Trong Nhị Thập bát Tú, bảy sao ở phương Tây là :- Khuê—Lâu—Vị— Mão—Tất—Chủy—Sâm . Phương Tây có ngũ hành thuộc Kim, sắc trắng. Từ đó, dựa vào học thuyết ngũ hành mà có Bạch Hổ.
*Trong lòng mọi người, Hổ là “đấng” vừa sợ hãi vừa kính trọng. Do sức lực mạnh mẽ không ai sánh nổi của hổ mà có năng lực trừ tà. Sách xưa nói :- “Họa hình hổ ở cửa, ma quỉ không dám xâm nhập” hay “Hổ là con vật thuộc dương, đứng đầu trăm thú, có sức mạnh và nhanh nhẹn, ăn nuốt quỉ mị. Người bị chết xù, đốt da hổ để uống thì khỏe lại, đeo móng hổ có năng lực trừ ác khí, rất linh ngiệm vậy”. Người xưa còn cho rằng, hổ cũng tượng trưng cho sự “lành tốt” vì “đức lành ban rãi cho khắp chim thú”.
*Thời tối sơ, các Bát Quái Đồ của bộ tộc Khương từ “hình tượng gấu” biến thành “hình tượng rồng”. Thời Huỳnh Đế thì phát triển dần về hướng Đông, nên Bát Quái Đồ cũng được mang theo phương Đông, hợp nhất với “Chòm sao Thanh Long hướng Đông”, như vậy chòm Chu Tước ắt phải đưa về hướng Nam, sau dung hợp thành biểu tượng “Long Phượng trình tường” (hợp điều lành chung rồng phượng). Bát Quái Đồ cổ thì phía Đông là phượng, tây là rồng. Còn khoa Tinh Tượng (Thiên văn) thì cho rằng Đông Thanh Long , tây Chu Tước.
*Từ đời Châu (Chu) về sau mới phân định lại ngũ hành thiên tượng. Lấy Chu Tước và Thần Lửa Chúc Dung ở về phương Nam, còn Bạch Hổ thì đưa về phương Tây. Về sau có sự thiên di của các bộ tộc do đó , dẫn đến việc “rồng” của Tây và Bắc phương dời về Đông, “phượng” của Đông dời về Nam, “hổ” của Nam dời về Bắc, tạo thành chuyển động thuận chiều 90° đúng theo qui luật vận động.
*Cho đến đời Hán, tư tưởng thông nhất quan niệm về ngũ hành , thành hình vĩnh viễn sự bố trí “thần của bốn phương” là :- Đông phương Thanh Long, Nam phương Chu Tước, Tây phương Bạch Hổ, Bắc phương Huyền Vũ” cho đến ngày nay.
*Trong “Lễ Ký—Lễ Vận” nói :- “Long lân qui phượng là Tứ Linh.” Tứ Linh thì có Lân còn Tứ Tượng thì có Hổ . Do vì Bạch Hổ là Thần Chiến Đấu, nên truyền thuyết cho rằng những mãnh tướng các triều đại là do “Bạch Hổ đầu thai”, như :- La Thành , cha con Tiết Nhân Quí … là những đại tướng đời Đường. Ngoài ra, Bạch Hổ còn được Đạo Giáo thần hóa, trở thành vị thần giữ cửa cho các Miếu Vũ.
*Có số người khi gặp vận hạn không tốt, đến cầu Bạch Hổ hóa giải tai nạn. Thêm nữa, làm động tác cúng tế, bố thí gọi là nghi thức “Tác Phước”.(làm phước)
Tỉnh Quảng Đông rất thịnh hành tục “Làm phước Quan Âm”
*Nhược Thủy dịch
(từ http://www.fushantang.com)
*Lời dẫn:- Theo quan niệm của Đạo Giáo, Tam Thanh có trước trời đất, rồi sau khi có trời đất mới có Thiên Đình để cai quản. Vì chưa tìm được bài của Trung Quốc có phần hệ thống hóa những vị Thần Thánh nên tôi tạm dùng bài lấy từ :-
*Nguồn :- http://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn_%C4%91%C3%ACnh
Bài giới thiệu khái quát nầy sẽ giúp các bạn hệ thống lại những bài trước. (có những vị chưa có tài liệu chi tiết, sẽ bổ sung khi tìm được)
*Nhược Thủy
*Trong Đạo giáo, Nguyên Thủy Thiên Tôn là đấng tối cao, vô thượng, cùng với Thái Thượng Lão Quân và Linh Bảo Đại Pháp sư là chủ của tất thảy, và hóa sinh ra cả vũ trụ, có trước vũ trụ. Nguyên Thủy Thiên Tôn nắm trong tay quy luật vận hành của vũ trụ, hóa thân thành các đấng thần thánh. Những người thờ Tam Thanh tin rằng Nguyên Thủy Thiên tôn hóa thân thành Bàn Cổ tạo lập trời đất; rồi sau đó là đấng chỉ định Ngọc Hoàng Thượng đế làm vua của Thiên Đình.
Thiên đình có tổ chức giống như Triều đình phong kiến Trung Quốc, đứng đầu là một vị vua tức là Ngọc Hoàng Thượng đế, dưới là các ban văn võ, đều là các thần thánh tiên với các chức năng khác nhau.
*Thiên đình bao gồm :-
• Lục ngự: Sáu vị Đại đế gồm Ngọc Hoàng Thượng đế và Ngũ thiên đế
• Ngũ lão: Năm vị thánh năm phương
• Trung ương Thiên quan: Các vị thiên quan
• Tam quan đại đế
• Tứ đại thiên vương
• Tứ trực công tào
• Tứ đại thiên sư
• Tứ phương thần
• Tứ hải long vương
• Tứ độc long vương
• Tứ đại nguyên soái
• Ngũ phương Yết đế
• Ngũ Đẩu tinh quân
• Ngũ Khí chân quân
• Ngũ Nhạc đại đế
• Lục Đinh Lục Giáp
• Nam Bắc Đẩu tinh quân
• Cửu Diệu tinh quân
• Bát tiên
• Thập nhị Nguyên thần
• Nhị thập bát tú
• Tam thập lục Thiên Thương
• Địa thượng Thiên tiên
• Thần tiêu Chư thần
• Cửu ty Tam tỉnh
*Chi tiết :-
Từ thượng cổ, người Trung Quốc đã tôn thờ một vị vua trên trời, gọi là Thượng Đế. Tuy nhiên từ đời Thương thì Thượng Đế đã hoàn toàn chỉ là một vị thần, không có quyền năng sáng thế. Vị Vua trời này được cho là sống tại một cung điện tại chính giữa bầu trời, tại Thiên Cực Bắc. Đến các triều đại về sau, vị thần này được gọi dưới nhiều danh hiệu khác nhau:
• Hoàng Thiên, Hạo Thiên, Thiên Đế: đời Chu
• Thái Nhất: Thiên quan thư trong Sử ký của Tư Mã Thiên dùng từ này
• Thái Vi Ngọc Đế, Tinh Chủ Thái Vi viên: thời Hán Vũ đế
• Phạm Thiên Ngọc Đế, Đế chủ Thiên Thị Viên: thời Hán Tuyên đế
• Diễm Hoa Thiếu Vi Ngọc Đế, Thiên Tiên Định Vị: thời Hán Ai đế
• Tử Vi Ngọc đế: đời Hán Quang Vũ đế
• Ngọc Hoàng Đạo Quân, Cao Thượng Ngọc Đế: thời Nam Triều
• Hạo thiên Kim khuyết Vô thượng Chí tôn Tự nhiên Diệu hữu Di la Chí chân Ngọc hoàng Thượng đế, Huyền khung Cao thượng Ngọc hoàng Đại đế.
• Đến đời Minh, danh hiệu đầy đủ là: Cao thiên Thượng thánh Đại từ Nhân giả Ngọc Hoàng Đại Thiên tôn Huyền khung Cao Thượng đế. (Nghĩa là Vị thánh tối cao trên đỉnh trời, vô cùng nhân từ, là Vua Ngọc, bậc Thiên tôn vĩ đại, Huyền diệu lớn lao làm chủ trên cao).
Ngoài ra Ngọc Hoàng Thượng đế còn được gọi bằng các tôn hiệu: Thiên Đế, Ngọc Đế, Đế Tể.
Thuyết thứ nhất về Ngũ thiên đế:
• Bắc phương: Bắc Cực Trung thiên Tử vi Đại đế
• Nam phương: Nam Cực Trường sinh Đại đế
• Đông phương: Đông Cực Thanh hoa Đại đế Thái Ất Cứu khổ thiên tôn
• Tây phương: Thái cực Thiên hoàng Đại đế
• Trung ương: Đại địa chi Mẫu, Thừa thiên Hiệu pháp Hậu thổ Hoàng địa
Thuyết thứ hai về Ngũ thiên đế:
• Bắc Phương Bạch đế là Nhục Thu
• Nam phương Xích đế là Chúc Dung
• Đông phương Thanh đế là Câu Mang
• Tây phương Hắc đế là Huyền Minh
• Trung ương Hoàng đế là Hậu Thổ
*Ngũ lão ngũ phương gồm:
• Nam phương Nam cực Quan Âm: Mặc dù Quan Thế Âm là một Bồ tát trong Phật giáo nhưng cũng được Đạo giáo mượn để làm một vị thần tiên.
• Đông phương Sùng Ân thánh đế
• Tiên ông Mười châu Ba đảo, Đông Hoa đế quân (tức Đông vương công, Kim thiền thị, Mộc Công)
• Bắc phương Bắc cực Huyền linh Đẩu mẫu Nguyên quân
• Trung ương Hoàng cực Hoàng giác Đại tiên
• Thiên lý nhãn, Thuận phong nhĩ: Thần có mắt nhìn nghìn dặm, thần có tai nghe theo gió
• Kim đồng, Ngọc nữ
• Lôi công, Điện mẫu (Kim quang thánh mẫu), Phong bá, Vũ soái: Bốn vị thần làm sấm, chớp, gió, mưa
• Du dịch linh quan, Dực thánh chân quân: hai vị thần di chuyển rất nhanh
• Đại lực quỷ vương: quỷ vương có sức lực vô hạn
• Thái bạch Kim tinh: Sứ giả của trời, tinh của Sao Kim
• Xích cước đại tiên
• Quảng Hàn tiên tử (Hằng Nga tiên tử, Thường Nga)
• Ngô Cương, Thiên Bồng Nguyên Soái, Thiên Hựu Nguyên Soái
• Cửu Thiên Huyền Nữ
• Thập nhị Kim thoa
• Cửu Diệu tinh quân
• Nhật du thần, Dạ du thần,
• Thái Dương tinh quân, Thái âm tinh quân,
• Vũ đức tinh quân, Hựu thánh chân quân
• Thác tháp thiên vương Lý Tĩnh
• Kim Tra, Mộc Tra (Huệ Ngạn hành giả)
• Tam đàn Hải hội Đại thần Na Tra tam thái tử
• Cự Linh thần
• Nguyệt lão
• Tả phù Hữu bật
• Nhị lang thần Dương Tiễn
• Thái Ất Lôi Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn
• Vương Thiện Linh Quan
• Tát chân nhân, Tử Dương chân nhân (Trương Bá Đoan), Văn Xương đế quân, Thiên lung, Địa á (trời điếc đất câm)
*Cửu Diệu tinh quân bao gồm:
• Thái Dương tinh quân: vị thần trông coi Mặt Trời
• Thái Âm tinh quân: vị thần trông coi Mặt Trăng
• Thái Bạch tinh quân: vị thần trông coi Sao Kim, cũng là Thái Bạch Kim tinh
• Mộc Đức tinh quân: vị thần trông coi Sao Mộc
• Thủy Đức tinh quân: vị thần trông coi Sao Thủy
• Hỏa Đức tinh quân: vị thần trông coi Sao Hỏa
• Thổ Đức tinh quân: vị thần trông coi Sao Thổ
• La Hầu tinh quân: vị thần trông coi thực tinh La Hầu
• Kế Đô tinh quân: vị thần trông coi thực tinh Kế Đô
*Tam quan Đại đế gồm:
• Thiên quan đại đế
• Địa quan đại đế
• Thủy quan đại đế
Trước kia người Trung Quốc chia Vũ trụ làm ba cõi: Thượng nguyên là Trời, Trung nguyên là Đất, Hạ nguyên là Biển. Tam quan Đại đế trông coi chung ba cõi này. Từ "Trung nguyên" về sau để chỉ riêng đất nước Trung Hoa.
*Có bốn vị Thiên vương (Tứ Thiên vương, sa. catur-mahārāja) ở bốn hướng:
1. Bắc Thiên vương với tên là Đa văn thiên (多聞天, sa. vaiśravaṇa) có thân màu lục, tay trái cầm cờ chiến thắng, tay phải mang tượng chùa hoặc một bảo tháp (mà trong đó – theo truyền thuyết – Long Thụ đã tìm được những bộ kinh dưới Long cung), hoặc một con chuột mầu bạc phun ngọc. Vị Bắc Thiên vương là vị quan trọng nhất trong bốn vị Thiên vương;
2. Nam Thiên vương là Tăng trưởng thiên (增長天, sa. virūḍhaka) có thân màu xanh, cầm gươm chém Vô minh. Vị này chuyên giữ gìn những chủng tử tốt đẹp trong con người;
3. Đông Thiên vương là Trì quốc thiên (持國天, sa. dhṛtarāṣṭra) có thân trắng, tay cầm đàn, tiếng đàn sẽ làm tâm thức con người trở nên thanh tịnh;
4. Tây Thiên vương tên Quảng mục thiên (廣目天, sa. virūpākṣa) có thân màu đỏ, tay phải cầm rắn (sa. nāga) nhưng không cho nó chiếm giữ Như ý châu (ngọc như ý). Ngọc như ý chỉ chuyên dành cho những bậc giác ngộ và rắn chỉ là người canh giữ viên ngọc đó.
Truyền thuyết Trung Quốc đã nhắc các vị này từ thế kỉ thứ 4, nhưng đến đời Đường (thế kỉ thứ 7) người ta mới thật sự thờ cúng các vị Thiên vương. Mỗi vị này có 91 con trai và 8 tướng quân, giúp canh giữ mười phương thế giới. Tương truyền rằng, năm 742, Đại sư Bất Không Kim Cương (sa. amoghavajra, Mật tông) niệm chú Đà-la-ni gọi các vị Thiên tướng xuống giúp chống ngoại xâm. Vị Bắc Thiên vương và Tây Thiên vương hiện xuống đẩy lùi giặc, nhà vua nhớ ơn cho xây tượng các vị trong chùa chiền.
Tứ trực công tào gồm:
• Trực Niên thần Lý Bính: trông coi về năm
• Trực Nguyệt thần Thừa Ất: trông coi về tháng
• Trực Nhật thần Chu Đăng: trông coi về ngày
• Trực Thời thần Lưu Hồng: trông coi về giờ
Tứ đại Thiên sư gồm:
• Trương Đạo Lăng thiên sư
• Hứa Tinh Dương chân nhân thiên sư (Hứa Tốn, tự Kính Chi)
• Khâu Hoằng Tế chân nhân thiên sư
• Cát Tiên ông thiên sư Cát Hồng
Đây là bốn vị đạo sĩ có thật, đã từng tu luyện theo Đạo giáo và được tôn lên như là những vị chân nhân, thiên sư.
*Tứ phương thần gồm:
• Đông phương Thanh Long Mạnh Chương Thần Quân
• Tây phương Bạch Hổ Giám Binh Thần Quân
• Nam phương Chu Tước Lăng Quang Thần Quân
• Bắc phương Huyền Vũ Chấp Minh Thần Quân
Hình tượng các long vương vốn có xuất xứ từ Phật giáo, là hiện thân của rắn thần naga được Trung Quốc du nhập và Hán hóa
*Tứ hải long vương bao gồm:
• Đông hải Long vương Ngao Quảng
• Tây hải Long vương Ngao Khâm
• Nam hải Long vương Ngao Thuận
• Bắc hải Long vương Ngao Nhuận
Tứ đại Nguyên soái gồm:
• Mã nguyên soái, còn gọi là Mã nguyên quân, Hoa Quang thiên vương, Hoa Quang đại đế
• Triệu nguyên soái, tức là Vũ Tài Thần Triệu Công Minh (Triệu Huyền Đàn)
• Ôn nguyên soái, tức là Ôn Quỳnh, Đông Nhạc Đế Bộ Tướng
• Quan nguyên soái, tức là Quan Vũ, Quan Thánh Đế quân
Trong bốn đại nguyên soái này, Triệu nguyên soái Triệu Công Minh được thờ như là vị thần tài giữ của cải, được các nhà buôn bán thờ. Quan nguyên soái tức Quan Vũ là người có thật, sống vào thời Tam Quốc, được thờ ở rất nhiều nơi.
Ngũ phương Yết đế vốn có nguồn gốc Phật giáo, được người Trung Quốc chuyển thành các vị thần.
Ngũ phương Yết đế bao gồm:
• Kim Quang yết đế
• Cân Đầu yết đế
• Ba La yết đế
• Ba La Tăng yết đế
• Ma Ha yết đế
Ngũ Nhạc đại đế gồm:
• Đông nhạc Thái sơn Thiên tề Nhân thánh đại đế: trông coi Thái Sơn
• Nam nhạc Hành sơn Tư thiên Chiêu thánh đại đế: trông coi Hành Sơn
• Trung nhạc Tung sơn Trung thiên Sùng thánh đại đế: trông coi Tung Sơn
• Bắc nhạc Hằng sơn Anh thiên Huyền thánh đại đế: trông coi Hằng Sơn
• Tây nhạc Hoa sơn Kim thiên Nguyên thánh đại đế: trông coi Hoa Sơn
Thần thoại Trung Quốc cho rằng Đông Nhạc đại đế họ Kim Hồng, là cha của tứ nhạc còn lại. Đông nhạc Thái Sơn là núi chủ, quan trọng nhất trong Ngũ nhạc.
Theo truyện Phong thần diễn nghĩa thì Đông Nhạc đại đế là Võ Thành vương Hoàng Phi Hổ.
Thái Sơn là một trong năm núi linh thiêng của Trung Quốc. Thái Sơn được dân Trung Quốc liên hệ với bình minh, sinh, tái sinh và được xem như thiêng nhất trong năm ngọn núi. Các đền thờ bên sườn núi là điểm đến cho dân hành hương trong 3000 năm qua.
Núi Thái Sơn được nhắc đến trong ca dao của Việt Nam
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..
*Trong tiểu thuyết Kim Dung, có một môn phái võ đã lấy tên Thái Sơn kiếm phái.
2/- Hành Sơn (tiếng Hoa: 衡山) là một dãy núi dài 150 km ở Hồ Nam, có 72 đỉnh cao với đỉnh cao nhất 1290 m. Đây là một trong các núi linh thiêng của Trung Quốc.
3/- Tung Sơn (giản thể: 嵩山; bính âm: Sōngshān), là một trong năm ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc, nằm tại Đăng Phong, Trịnh Châu, Hà Nam, bên bờ sông Hoàng Hà. Ngày 13 tháng 2 năm 2004 được tổ chức UNESCO công nhận là Công viên địa chất thế giới.
(Chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn)
Tung Sơn nằm ở Trung Nguyên, ngày xưa gọi là Trung Nhạc, phía bắc trông ra Hoàng Hà, Lạc Thuỷ, phía nam nhìn ra Dĩnh Thuỷ, Cơ Sơn, phía đông nối với kinh đô Biện Lương của 5 triều đại, phía tây liền với cố đô Lạc Dương của 9 triều đại. Thế cho nên mới được gọi là "Biện Lạc lưỡng kinh, kì nội danh sơn", là đệ nhất danh sơn Trung Nguyên.
Có hơn 30 vị hoàng đế và hơn 150 văn nhân trứ danh đã từng tới thăm Tung Sơn, càng làm cho Tung Sơn trở thành nơi tương tụ của thần tiên. Trong Kinh Thi có câu "Tung cao duy nhạc, Tuấn Cực vu thiên" (núi cao chỉ có Tung Sơn, Tuấn Cực so với trời).
Đỉnh cao của núi là đỉnh Tuấn Cực, cao 1.491,7 m [1] trên mực nước biển. Thiếu Lâm Tự gần đấy là nơi khai sinh Thiền tông và bộ sưu tập các tháp chứa hài cốt của Thiếu Lâm Tự được coi là lớn nhất Trung Quốc hiện nay. Trung Nhạc miếu được xây dựng từ thời nhà Tần là một trong những công trình kiến trúc cổ đại nhất tại Trung Quốc.
4/- Hằng Sơn (tiếng Trung phồn thể: 恆山; giản thể: 恒山; bính âm: Héng Shān) còn gọi là Nguyên Nhạc hay Thường Sơn, nằm ở huyện Hồn Nguyên tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, là một núi trong “Ngũ Nhạc”, nên còn gọi là Bắc Nhạc. Đỉnh cao nhất của Hằng Sơn là Thiên Phong Lĩnh cao 2.016,1m[1], miếu thờ chính là miếu Bắc Nhạc, thờ thần Hằng Sơn (Bắc Nhạc đại đế). Tương truyền rằng vua Thuấn khi đi tuần thú tới đây đã phong Hằng Sơn là Bắc Nhạc. Theo Đạo giáo, một trong bát tiên là Trương Quả Lão cũng tu tiên tại đây, và sau cùng, tại đỉnh Hằng Sơn, ông đã cưỡi một chiếc lông bay lên trời. Từ đầu thời kỳ Tây Hán, Hằng Sơn đã có chùa miếu; đến thời kỳ Minh, Thanh thì chùa miếu đã khá đông đúc, với "tam tự, tứ từ, cửu đình các, thất cung, bát động, thập nhị miếu" (ba chùa, bốn đền thờ, chín đình gác, bảy cung, tám động, mười hai miếu). Phong cảnh Hằng Sơn vừa hùng vĩ, vừa hiểm trở với các ngôi chùa kì lạ, các dòng suối đẹp, được Từ Hà Khách (1587-1641) thời nhà Minh ghi chép lại trong Từ Hà Khách du kí. Thời cổ Hằng Sơn có tới 18 thắng cảnh, ngày nay còn tồn tại Triều điện, Hội Tiên phủ, Cửu Thiên cung cùng Kim Long khẩu và Huyền Không tự. Chùa Huyền Không cách cửa núi Hằng Sơn khoảng 3 km, được xây dựng khoảng cuối thời Bắc Ngụy với kiến trúc đặc sắc, có thể khái quát là "kì, huyền, xảo".
5/- Hoa Sơn (华山 hay 華山) là một trong năm ngọn núi thuộc Ngũ Nhạc Danh Sơn của Trung Quốc.
Dáng vẻ của năm ngọn núi nổi tiếng này cũng thật phong phú không giống nhau hay trùng lặp. Thái Sơn như tọa (ngồi), Hành Sơn như phi (bay), Tung Sơn như ngọa (nằm), Hằng Sơn như hành ( đi), Hoa Sơn như lập (đứng).
Hoa Sơn thuộc tỉnh Thiểm Tây, cao 1.997m, là đoạn đông của dãy Tần Lĩnh, toàn đá hoa cương, từ xa vọng về, hình núi dựng đứng như một bông hoa và vì vậy mà có tên là Hoa Sơn, đỉnh chính cao 2.083m, gọi là Thái Hoa Sơn hoặc Tây Nhạc. Hoa Sơn nổi danh là nơi hiểm nguy, thử thách tài nghệ của những dũng sĩ leo núi.
(Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Tung_S%C6%A1n”)
Các ngôi sao này có liên hệ mật thiết với môn Tử vi
1/- Nam đẩu tinh quân 6 vị tương ứng với 6 ngôi sao chòm Nam Đẩu, bao gồm:
• Đệ nhất Thiên phủ cung: Tư mệnh tinh quân
• Đệ nhị Thiên tương cung: Tư lộc tinh quân
• Đệ tam Thiên lương cung: Duyên thọ tinh quân
• Đệ tứ Thiên đồng cung: Ích toán tinh quân
• Đệ ngũ Thiên xu cung: Độ ách tinh quân
• Đệ lục Thiên cơ cung: Thượng sinh tinh quân
2/- Bắc đẩu tinh quân 7 vị tương ứng với 7 ngôi sao chòm Bắc Đẩu, bao gồm:
• Bắc đẩu đệ nhất Dương Minh Tham lang tinh quân
• Bắc đẩu đệ nhị Âm Tinh Cự môn tinh quân
• Bắc đẩu đệ tam Chân Nhân Lộc tồn tinh quân
• Bắc đẩu đệ tứ Huyền Minh Văn khúc tinh quân
• Bắc đẩu đệ ngũ Đan Nguyên Liêm trinh tinh quân
• Bắc đẩu đệ lục Bắc Cực Vũ khúc tinh quân
• Bắc đẩu đệ thất Thiên Quan Phá quân tinh quân
*Cửu Diệu tinh quân bao gồm:
• Thái Dương tinh quân: vị thần trông coi Mặt Trời
• Thái Âm tinh quân: vị thần trông coi Mặt Trăng
• Thái Bạch tinh quân: vị thần trông coi Sao Kim, cũng là Thái Bạch Kim tinh
• Mộc Đức tinh quân: vị thần trông coi Sao Mộc
• Thủy Đức tinh quân: vị thần trông coi Sao Thủy
• Hỏa Đức tinh quân: vị thần trông coi Sao Hỏa
• Thổ Đức tinh quân: vị thần trông coi Sao Thổ
• La Hầu tinh quân: vị thần trông coi thực tinh La Hầu
• Kế Đô tinh quân: vị thần trông coi thực tinh Kế Đô
* Thái Bạch Kim Tinh:- là tên một vị thần trong thần thoại Trung Quốc.
Vị thần này theo truyền thuyết có họ Lý, hình dáng là một ông già râu bạc áo trắng, là Tinh chủ của Sao Kim, ngôi sao sáng nhất vào chập tối và buổi sáng, vì thế gọi là Lý Thái Bạch.
Chính vì thấy Sao Kim xuất hiện đầu tiên của buổi đêm và ban ngày, nên Thái Bạch Kim Tinh được cho là sứ giả của Thiên đình, và gọi là Lý Trường Canh.
Nhị thập bát tú (二十八宿) là 28 "Tú = chòm sao" (宿 Xiu) nằm trên Hoàng đạo theo cách chia của thiên văn học Trung Quốc cổ đại.
Hoàng đạo được chia thành 4 phần, hay Tứ Tượng (四象), gắn với một con vật, và mỗi phần có bảy “Tú”
*Một số vị Địa tiên:
• Khương Tử Nha (cũng là Đông Hoa đế quân, thời cổ cho là Mộc Công)
• Bồng Lai tam tiên, hay Phúc Lộc Thọ tam tinh: Phúc thần thiên quan đại đế, Tài thần Triệu Công Minh, Thọ tinh Nam cực tiên ông, Nữ thọ tinh là Ma Cô
• Chân Vũ đại đế, Cửu thiên Hàng ma Nguyên soái, Huyền Vũ nguyên soái
• Quy xà nhị tướng (Thái huyền Thủy tinh Hắc linh tôn thần, Thái huyền Hỏa tinh Xích linh tôn thần)
• Tiểu Trương thái tử, Ngũ đại thần long
• Lê Sơn lão mẫu
• Trấn Nguyên Tử Dữ Thế Đồng Quân đại tiên
1/- Một số tên gọi khác
Khương Tử Nha 姜仔呀còn được dân gian và các nhà nghiên cứu lịch sử gọi bằng nhiều tên khác như: Khương Thái Công; Thái Công Vọng (tên này nguồn gốc từ truyền thuyết); Lã Vọng (chả cá Lã Vọng ở Hà Nội có tên xuất phát từ đây)...
2/-Lịch sử
Khương Tử Nha sống ở giai đoạn lịch sử cuối nhà Thương, đầu nhà Chu ở Trung Quốc. Ông là người có tài thao lược, cầm quân khi tuổi đã già, tóc đã bạc nhưng đã thống lĩnh quân đội nhà Chu phò vua Chu Văn Vương (Cơ Xương) chống lại triều đình nhà Thương, bấy giờ đã suy tàn trong tay Trụ Vương. Trong khi cuộc chiến đấu lật đổ chính quyền nhà Thương còn dang dở thì Chu Văn Vương qua đời, Khương Tử Nha tiếp tục phò vua Chu Vũ Vương (là Cơ Phát, con của Cơ Xương lên nối ngôi). Cho đến khi sự nghiệp lật đổ nhà Thương hoàn thành, nhà Chu được thành lập, Khương Tử Nha làm Tướng Quốc.
Giai đoạn đó, lịch sử Trung Quốc còn rất sơ khai, các dữ liệu lịch sử cho đến nay chủ yếu dựa vào các truyền thuyết dân gian. Nhưng hiện nay vẫn còn một bản lưu được cho là binh pháp của Khương Tử Nha có tên là: Lục Thao, đây có thể nói là bộ binh pháp lâu đời nhất của Trung Quốc và nhân loại. Một số người coi binh pháp này là bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh sự tồn tại có thật của nhân vật Khương Tử Nha.
3/- Truyền Thuyết
Dân gian thì vẫn lưu truyền những câu truyện thần thoại, truyền thuyết vô cùng huyền bí về Khương Tử Nha. Thậm chí còn có cả một bộ sách truyền thuyết Phong Thần nói xoay quanh Khương Tử Nha và cuộc chiến Chu - Thương. Theo truyền thuyết, Khương Tử Nha là một người có pháp thuật cao siêu, sau khi hoàn thành sứ mệnh phò Chu diệt Thương đã được phong làm quan trên thiên đình và ông chính là Thái Thượng Lão Quân. (chú thích nguồn gốc?) (Một số truyền thuyết lại nói rằng Thái Thượng Lão Quân chính là Lão Tử, cha đẻ của đạo Lão).
Bấy giờ, Cơ Xương nuôi chí lật đổ nhà Thương, đi khắp nơi tìm kiếm người hiền tài. Một hôm, lên núi Bàn Khê thấy Khương Tử Nha ngồi câu cá với một lưỡi câu thẳng. Thấy lạ, Cơ Xương mới hỏi: "ông lão, sao câu cá bằng lưỡi câu thẳng thế thì câu sao được?". Khương Tử Nha mới trả lời: "Lưỡi câu bình thường chỉ câu được cá, lưỡi câu này mới câu được minh chủ." (Một truyền thuyết khác nói rằng có người tiều phu hỏi ông sao câu được cá với lưỡi câu thẳng, ông trả lời rằng ông không câu cá mà câu Công, câu Hầu). Thấy vậy Cơ Xương mới đem những chuyện thế cuộc ra hỏi, quả nhiên Khương Tử Nha trả lời thông suốt cho thấy những kiến giải siêu phàm thế là từ đó Khương Tử Nha theo phò Cơ Xương. Lúc bấy giờ ông đã 80 tuổi.
Trong cuộc chiến Chu - Thương, nhà Chu còn có sự trợ giúp của các tướng nhà trời khác như: Nhị Lang Thần, cha con Tháp Lí Thiên Vương - Na Tra thái tử... Trong khi đó phía nhà Thương cũng được sự trợ giúp của Cửu Vĩ Hồ, Thân Công Báo...
Cuộc chiến là một câu chuyện truyền thuyết về những cuộc so tài phép thuật và mưu lược sinh động, hấp dẫn mà các nhân vật trong đó còn ảnh hưởng tới cả các truyền thuyết khác.
4/- Binh pháp Lục Thao
Lục Thao có thể nói là bộ binh pháp lâu đời nhất của Trung Quốc và nhân loại. Còn gọi là Binh Pháp Thái Công. Trong sách Chiến Quốc, các tướng quân cũng thường coi sách Lục Thao như sách giáo khoa về binh pháp.
Bộ binh pháp Lục Thao gồm 6 quyển:
Quyển I: Văn Thao - gồm 12 thiên.
Quyển II: Võ Thao - 5 thiên.
Quyển III: Long Thao - 13 thiên.
Quyển IV: Hổ Thao - 12 thiên.
Quyển V: Báo Thao - 8 thiên.
Quyển VI: Khuyển Thao - 12 thiên.
*BỒNG LAI:-
Bồng Lai (tiếng Trung:蓬莱市, Hán Việt: Bồng Lai thị) là một thị xã của địa cấp thị Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thị xã này có 374.400 nông dân và 75.600 làm việc trong những lĩnh vực khác. Thị xã Bồng Lai nằm bên vịnh Bột Hải và có hải cảng, là hải cảng đầu tiên ở bán đảo Sơn Đông mở cửa cho ngoại quốc trong thập niên 1800.
古人認為:泰山乃五嶽之首,東嶽泰山是管理妖魔鬼怪之神;同時,泰山是群山之尊,統轄眾山,又是古帝王封禪大典所在地,加“泰山”二字更神聖化。但因為石敢當愈大則法力愈強,而師傅做的泰山石敢當越大型則越容易“受傷”,因此一些地方只在石上刻“石敢當”三個字。
傳說石敢當是古代的大力神,專司抓鬼鎮邪,破邪驅魔,在門前立“石敢當”,能辟邪。民間亦有稱“石敢當”為“石將軍”者,把它當做勇敢和力量的象徵。石敢當既是壓煞禳災的神物、鎮物,也就具有威懾力和帶有神秘的色彩。
《輟耕綵》記載:「今人家正門適當巷陌橋道之衝,則立一小石將軍,或植一小石碑,鐫其上曰石敢當,以厭禳之。」
西漢史游《急就章》云:「石敢當。」顏師古注曰:「衛有石偕、石買、石惡;鄭有石制,皆為石氏;周有石速;齊有石之紛如,其後亦以命族。敢當言所向無敵也」。
可見拜石敢當,係取所向無敵之意,把疾病、災難等煞氣擋住。
社稷之神即四方之神,這是中國各處鄉村都有的,不必細表。
墟市和鄉村的街巷,其排列有時並不整齊,加以屋宇興建年代不同,有些地點,成為街巷直衝之所,或變為彎折角落。堪輿學認為這些地點不佳,而習俗亦認為它是陰氣聚集,鬼魅出沒之所,對居住在鄰近或路經該處的人,會有不良影響。為了阻擋煞氣,和避邪鎮妖,多在該處樹立石敢當的碑。
石敢當的信仰並不只是一種迷信,而是長久以來,我們祖先與天抗爭、克服惡劣環境的一種精神防衛系統。『石敢當』自然就成為民間信仰的精神標誌了。人們認為石敢當是鎮壓凶地之物,只要在住宅、通衢要道、山頂、巷陌、沼地、三叉路口、橋頭、海邊,豎立著『石敢當』,就可以鎮妖、避邪、制煞、拍穢、止風、止煞,所以,紛紛於自家壁上、屋角及村落四周、路沖地帶、荒郊野外,海邊港口安放了『石敢當』,以求平安。也習慣在“路沖”之處的房屋牆上或閘前立“石敢當”。如住宅朝巷口正中(即丁字街口)的,必須於朝巷(街)正中的牆面上立上一個“石敢當”,以避開路箭的銳氣,祈求闔家平安,成為南方民間建築的一個特色,十分奇特。如今,有的則於巷口的牆下,築一座祀土地公的小廟或刻“泗洲佛”像替代,道教信眾認為可以避邪。
其碑文共有九種:石敢當、太山石敢當、泰山石敢當、鎮邪石敢當、伏魔石敢當、安全石敢當大吉、魯班作用太山石敢當、泰山石敢當止風制煞、太極福祿壽全拍穢石敢當制煞。
石敢當的祭祀,據說起於皇帝,皇帝蚩尤之戰,因蚩尤角頭崢嶸,所向無敵,不免狂妄自大、目中無人,一日,登泰山高呼「天下誰敢當」,女媧娘娘認為他自傲無禮,有心懲治一番,於是投下練石一粒,上刻「太山石敢當」五字,蚩尤拼盡全力卻不能損其一角,於是落荒而逃,此後皇帝遍立「太山石敢當」於天下,蚩尤一見,畏懼潛逃,後於涿鹿被擒。民間即以此典故,豎立太山石敢當於三叉路口或門外,以防止陰邪直衝民宅。
又一說它是泰山腳下的一位猛士,姓石名敢當,好打抱不平,降妖除魔所向無敵,豪名遠播。一日,泰安南邊大汶口鎮張家,其年方二八的女兒因妖氣纏身,終日瘋瘋癲癲,多方醫治未見起色,特求石敢當退妖,當晚石敢當就嚇跑了妖怪。妖怪逃到福建,一些農民被它纏上了,請來石敢當,妖怪一看又跑到東北,那裏又有一位姑娘得病了又來請他。石敢當想:這妖怪我拿它一回就跑得老遠,可天南地北這麼大地方,我也跑不過來。乾脆,泰山石頭多,我找個石匠打上我的家鄉和名字:“泰山石敢當”,誰家鬧妖氣就把它放在誰家的牆上,那妖怪就跑了。從此傳開,大家知道妖怪怕泰山石敢當,就找了塊石頭或磚頭刻上“泰山石敢當”來嚇退妖怪。
中國古代很多地方已有這個習俗。
漢元帝時史游所作兒童識字課《急就篇》第二章已有「石敢當」字句。
唐代出現石碑式的石敢當,唐大曆五年的一塊石銘,上刻「石敢當」,鎮百鬼,壓災殃,官利福,百姓康,風教盛,禮樂張。
宋代施青臣的《繼古叢編》稱:「吳民廬舍,遇街衢直衝,必設石人或植石片,刻(石敢當)以鎮之。」後來,泰山是五嶽之首,被看為神山,泰山之神有巨大鎮壓鬼魅之力,故合成為「泰山石敢當」。
凡鑿「石敢當」,須擇冬至日後之甲辰、丙辰、戊辰、庚辰、壬辰、甲寅、丙寅、戊寅、庚寅、壬寅此十日,乃龍虎日用之吉,鑿成至除夜用生肉三片祭之,於新正寅時立於門首以當巷道衝射者,立時莫與外人見也。
“石敢當”形態質樸粗獷,並不事精雕細琢。最簡單的,是直接在一石碑上刻“石敢當”三個字;有的則在碑身加上其他的神祗或符號圖案以增強辟邪功效,如在上半部分畫著一個虎頭,有的則將石頭雕刻成獅頭等造型,有的刻上八卦等。
古制「石敢當」高四尺八寸,闊一尺二寸,厚四寸,埋土中八寸,實高四尺。後則簡以橢長石頭代之。
凡道路衝宅用大石一塊,上刻「泰山石敢當」化解。
凡家宅遇神廟,寺廟相衝射,大凶,可用大石一塊,以硃砂書寫「玉清」二字化解。
凡宅舍有木箭衝射者,主凶,用鉛斧鑿鋸柏木板一尺二寸,硃書「魯班作用」四字,掛於中堂,吉。
凡宅向探頭山,主犯賊盜,可用大石一塊,以硃砂書寫「玉帝」二字,安四吉方鎮之。
凡定宅在寺前廟後,主人淫亂,可用大石一塊,以硃砂書寫「天蓬聖后」四字置於庭中。
凡鬼箭衝宅者,主凶,用石一塊,以硃砂書寫「雷殺」二字鎮之。
凡遇廟宇房脊衝宅者,主凶,用石一塊,以硃砂書寫「攝氣」二字鎮之。
凡旁鄰屋脊射宅者,用大石一塊,以硃砂書寫「乾元」二字鎮之。
凡門戶碓磨相衝,用大石一塊,以硃砂書寫「乾罡戊己」四字鎮之。
凡房兩頭接屋者,用大石一塊,以硃砂書寫「天通」二字鎮之。
凡修造犯太歲穿宅,用赤石一百斤埋犯處化解,用天德土一升與太歲土一升作「泥人」一個送入廟中吉。
凡人誤用神廟木料者,主邪,以硃砂書寫「金剛」二字於上。
將麒麟牌,安在門上,主生「貴子」。
用「八卦牌」、「鍾馗圖」、「七星劍」置於廳桌上,可辟邪,可斬鬼魅。
用「黃飛虎偶」、「蚩尤偶」、「鴟尾脊」置於屋脊上,可驅邪、鎮災、辟火。
用「麒麟牌」、「獅牌」、「虎牌」、「八仙綵」、「八卦牌」、「北帝符」、「玄天皂旗」安在門上,代表瑞泰的意思,可辟邪、鎮宅。
*Quan niệm về 「Thái Sơn Thạch Cảm Đương 」(đá núi Thái Sơn ngăn chận mạnh mẽ) đã có từ thời đại nhà Nguyên, được lưu hành khá phổ biến.
Người xưa cho rằng, Thái Sơn là đứng đầu ngũ nhạc, Thần Đông Nhạc của Thái Sơn là vị quản lý tất cả yêu ma quỉ quái trên trần gian. Đồng thời, Thái Sơn cũng ở ngôi vị trên cao nhất, thống trị tất cả các núi lớn nhỏ khác. Những vị đế vương thời cổ đại làm lễ “tế trời” trong thể tại đó, nên phong cho danh hiệu “Thái Sơn” (núi lớn nhất) đã thần thánh hóa ngọn núi nầy.
-Từ đó, mọi người đều tin tưởng rằng, “đá” của Thái Sơn có năng lực vô cùng to lớn, có thể hóa giải, trừ khử mọi tà ma ám khí, mang lại sự hanh thông cho con người ở khu vực đó. Nhưng việc tạo hình và di chuyển khối đá lớn của Thái Sơn đến vị trí ấy, có thể làm cho “đá Thái Sơn” bị tổn thương, vừa tốn công sức vừa bị mất năng lực thần thánh của nó, cho nên, đơn giản hóa bằng cách , khắc ba chữ “THẠCH CẢM ĐƯƠNG” trên tấm đá, rồi an trí ở chỗ cần là được rồi.
*Theo truyền thuyết, Thạch Cảm Đương là vị thần “đại lực”, có năng lực bắt quỉ trừ tà, đuổi ma phá ác. Cho nên, trước nhà có tấm bia đá “Thạch Cảm Đương” là tránh khỏi mọi thứ tác hại của tà ma quỉ quái. Dân gian còn tôn xưng Thạch Cảm Đương là “Thạch Tướng Quân” bởi muốn nói lên tính hùng mạnh và can đảm của Thần. Từ đó, Thạch Cảm Đương chứa đựng nhiều màu sắc thần bí , vừa là thần vật trấn yểm, thần vật giải trừ tai nạn, ban cho sức mạnh v.v…
*Trong sách “Chuyết Canh Thái” có viết :- “Người nay cho rằng, trước cửa nhà là địa điểm tập trung trăm ngàn cầu đường tụ hội về, manh nhiều ác khí đến. Do dó, để hóa giải ác khí nầy, thì hoặc là tạo hình một tượng nhỏ Tướng Quân bằng đá, hoặc chôn một tấm đá nhỏ, trên khắc ba chữ Thạch Cảm Đương để trấn yểm hung khí ấy”.
*Sử Du đời Tây Hán , trong sách “Cấp Tựu Chương” đã dựa vào cổ chú của Nhan Sư để giải thích ba chữ Thạch Cảm Đương như sau :-“Đời Vệ có Thạch Hài, Thạch Mãi, Thạch Ác, đời Trịnh có Thạch Chế, đời Chu có Thạch Tốc, đời Tề có những nhánh họ Thạch … đều là những người họ Thạch có sức mạnh vô địch, dám đương đầu với mọi lực lượng khác. Như vậy, ý tứ trong ba chữ Thạch Cảm Đương là muốn nói đến sức mạnh vô địch, xua đuổi hết mọi tật bệnh, tai nạn, tà khí v.v…, đem lại sự bình an may mắn cho gia đình. Thần của xã tắc tức là thần của bốn phương, cho nên tất cả làng mạc nông thôn Trung Quốc đều có bia đá nầy, không cần biết là có hay không trong “sách cúng tế”.
Các đường sá hoặc con hẻm ở nông thôn và nhất là thành thị, nhà cửa được xây dựng nhiều kiểu vẻ, nhiều thời điểm khác nhau, tạo thành những thế trực xung hoặc góc cạnh nhọn đâm vào nhà ở. Theo các nhà phong thủy cho rằng, hình thế như vậy là không tốt cho người trong nhà, tập tục thì cho rằng có nhiều âm khí tụ tập, là nơi phát sinh ra quỉ mị… tạo kết quả không tốt cho nhà cửa hoặc khu vực đó. Vì thế, nhiều nơi tạo lập bia đá Thạch Cảm Đương để trấ yểm hóa giải nhược điểm nầy.
*Mặt khác, tín ngưỡng Thạch Cảm Đương không phải hoàn toàn là sự mê tín, mà nó nói lên tinh thần “khắc phục khó khăn gian khổ, chống chỏi lại sự đàn áp của thiên nhiên” mà thành hình “mô- túyp” độc đáo này.
*Thạch Cảm Đương thường thấy xuất hiện ở:-
-trước cửa nhà
-đường giao thông quan trọng
-trên đỉnh núi
-các đầu hẽm ở thành phố
-các hồ ao
-các ngã ba ngã tư
-dầu cầu
-bờ biển …
Như vậy, năng lực của Thạch Cảm Đương đã mở ra rất rộng rãi, thêm nhiều chức năng như :- trấn yêu, đuổi tà, khắc chế hung sát, trừ uế trược, ngừng gió, ngăn chết chóc…Cho nên , bia đá có thể đặt thêm ở ngoài vách, các góc nhà, góc đường, bốn phía của khu vực dân cư, cánh đồng vắng vẻ, cửa cảng tàu thuyền …
*Quan trọng nhất là khi một căn nhà bị “trực tiễn sát” (mũi tên bắn thẳng) thì cách hóa giải hữu hiệu nhất là , đặt bia đá Thạch Cảm Đương ngay trước cửa, hoặc trên bức tường ngay chỗ bị xung, để hóa giải sát khí.
Bên cạnh Thạch Cảm Đương, người ta còn có lối xây cất rất đặc biệt nữa là, ở ngay đầu tường đi vào con hẽm, xây một “Miếu Thổ Địa” hoặc “Tượng Tứ Châu Phật” cũng có khả năng trấn yểm, hóa giải hung sát cho toàn bộ cư dân trong hẽm.
*Về chữ ghi trong bia đá thì có :- Thạch Cảm Đương, Thái Sơn Thạch Cảm Đương (hai loại , chữ Thái (太) nghĩa là lớn và chữ Thái (泰)nghĩa là bình yên), Trấn tà Thạch Cảm Đương, Phục Ma Thạch Cảm Đương, An Toàn Thạch Cảm Đương, Lỗ Ban Tác Dụng Thái Sơn Thạch Cảm Đương, Thái Sơn Thạch Cảm Đương Chỉ Phong Chế Sát( ngừng gió), Thái Cực Phước Lộc Thọ Toàn Phách Uế Thạch Cảm Đương Chế Sát .
*Việc cúng tế Thạch Cảm Đương có nguồn gốc từ thời Huỳnh Đế. Theo truyền thuyết , khi vua Huỳnh Đế đánh nhau với Xuy Vưu, thì hắn có đầu sừng dữ tợn, sức mạnh vô địch, cuồng vọng lớn lao, dưới mắt không người. Một hôm, hắn leo lên đỉnh núi Thái Sơn, hô to “Có ai trong thiên hạ dám đương đầu với ta chăng ?”. Nữ Oa Nương Nương thấy hắn quá ngạo mạn vô lễ, trong tâm muốn trừng trị hắn một phen, nên luyện thành một tấm bia đá, trên có khắc năm chữ “Thái Sơn Thạch Cảm Đương” (đá Thái Sơn dám đương đầu), giúp Huỳnh Đế dùng tấm bia ấy phá vỡ thần lực của Xuy Vưu, khiến hắn hoảng sợ bỏ chạy mất. Sau đó, Huỳnh Đế ban truyền trong dân gian thiết lập bia đá khắc “Thái Sơn Thạch Cảm Đương” chôn ở khắp nơi, Xuy Vưu đến đâu cũng trông thấy mà lánh xa, sau hắn bị bất ở Trác Lộc.
Dân gian nương theo điển tích nầy mà thành lập bia đá Thạch Cảm Đương đặt trước cửa nhà hoặc ngã ba bị xung để hóa giải âm tà trực xung vào nhà mình.
*Có một truyền thuyết khác, nói rằng dưới chân núi Thái Sơn có một dũng sĩ họ Thạch tên là Cảm Đương, hay trừ yêu quái tà ma, giúp đỡ dân chúng quanh vùng, danh tiếng nổi lên rất xa. Ngày nọ, có nhà họ Trương ở Trấn Đại Vấn Khẩu, phía nam Thái An. Ông ta có người con gái tuổi vừa đôi tám (16 tuổi), bị yêu khí bám vào người lên cơn điên khùng, đã nhờ nhiều danh y chữa trị mà không khỏi. Sau cùng cậy nhờ Thạch Cảm Đương đến giúp, yêu quái mới chạy trốn về Phước Kiến. Nơi đây, có một nông dân trông thấy, lại thỉnh Thạch Cảm Đương đến đuổi đi, yêu quái lại chạy về hướng Đông Bắc. Lúc ấy, ở đó có một cô gái cũng bệnh tương tự, gia đình đến thỉnh Thạch Cảm Đương trị giúp. Thạch Cảm Đương suy nghĩ, “ con yêu quái nầy bị ta đuổi chạy khắp nơi từ Nam chí Bắc, chẳng lẽ mình cứ đuổi theo nó mãi sao, chuyện ấy mất công sức nhiều quá.Thôi thì, đá núi Thái Sơn có rất nhiều, chi bằng ta lấy những tấm đá nầy, khắc vào đó tên địa phương cùng với hàng chữ “Thái Sơn Thạch Cảm Đương”, rồi đưa cho họ đem về đặt ở cửa nhà, thì yêu quái chắc không dám mò tới”. Nghĩ rồi, thực hiện theo ý đó, kết quả rất tốt. Câu chuyện nầy được truyền tụng khắp nơi, từ đó hình thành tập quán nơi nào cũng có đặt bia Thạch Cảm Đương để phòng trừ tà ma yêu quái.
*Đời Hán Nguyên Đế, Sử Du làm sách học cho nhi đồng tên là “Cấp Tựu Thiên”, trong chương thứ hai có câu “Thạch Cảm Đương…” rồi.
-Đời Đường xuất hiện hình thức bia đá ghi chữ Thạch Cảm Đương. Năm Đại Lịch thứ năm đời Đường có tấm bia đá, trên ghi :- “Thạch Cảm Đương, trấn bá quỉ, áp tai ương. Quan lợi phước, bá tánh khang, phong giáo thịnh, lễ nhạc trương” (Thạch Cảm Đương, trấn trăm quỉ, giải tai ương, quan được phước, dân được an, đạo đức thịnh, lễ nhạc hưng).
-Đời Tống, Thanh Thần trong tập sách “Kế Cổ tùng biên” có viết :- “ Nhà dân trong xóm ấp, nếu bị đường sá đâm thẳng vào, phải tạo một thạch tượng hoặc dùng một tấm đá, trên khắc chữ Thạch Cảm Đương để trấn yếm”.
*Như vậy, ta thấy rõ quá trình hình thành từ việc thần hoá núi Thái Sơn lên làm đầu ngũ nhạc, trở thành ngọn núi thần. Rồi Thần núi Thái Sơn có năng lực to lớn, hàng phục yêu quái ma quỉ. Kế đó tiến dần đến tập tục bia đá ghi Thái Sơn Thạch Cảm Đương …
*Muốn tạo bia Thạch Cảm Đương thì phải chọn sau tiết Đông Chí (khoảng cuối tháng 11 âm lịch) vào các ngày sau :- Giáp Thìn, Bính Thìn, Mậu Thìn, Canh Thìn, Nhâm Thìn hay Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm Dần để khởi công, ý nói là chọn ngày “Long Hổ Nhật” mới tốt. Phải làm cho xong trước đêm giao thừa, dùng giờ Dần sắm bày lễ vật “bộ tam sênh” (tam sanh) để cúng vái Đất Đai rồi chôn tấm bia nơi cần đặt. Lúc làm không để người ngoài thấy, mới có hiệu quả tốt.
-Vì chất đá quá thô cứng sù sì, không thể chạm khắc nhiều và tỉ mĩ được, nên đơn giản hóa khắc ba chữ “Thạch Cảm Đương” là đủ. Nếu có khả năng, có thể trang trí khắc thêm những hình thức trừ tà khác như :- đầu cọp, hình bát quái đồ, hoặc tạc đầu tượng đá thành hình đầu sư tử v.v…càng tốt.
*Ngày xưa chế tạo Thạch Cảm Đương theo kích cỡ cao bốn thước tám tấc (thước Tàu = 0, 42 cm) , ngang một thước hai tấc, dày bốn tấc. Chôn sâu tám tấc, còn lại chiều cao thực là bốn thước. Về sau nầy cho đến nay, tùy theo khả năng mà làm lớn nhỏ cũng được.
*Tóm lại, những trường hợp sau cần phải đặt bia đá để hóa giải ác khí :-
-cần hóa giải hung sát bị đường sá đâm thẳng vào nhà ở, khắc chữ “Thái Sơn Thạch Cảm Đương”. Hoặc dùng tấm ván bằng cây bách cao hai tấc, dùng chu sa viết bốn chữ “Lỗ Ban Tác Dụng” rồi treo ở trung đường ngôi nhà, cũng hóa giải tốt.
-nhà có đình, chùa, miếu, phủ xung chiếu, đại hung, dựng bia đá trên viết hai chữ “Ngọc Thanh” bằng chu (châu) sa để hóa giải. (hoặc hai chữ Nhiếp Khí cũng được)
- Ngay trước cửa nhà có đỉnh núi, là phạm vào bị đạo tặc, dùng bốn khối đá trên có viết hai chữ “Ngọc Đế” bằng chu sa , trấn yểm bốn phương nhà để hóa giải.
-Nhà ở trước chùa sau Miếu, chủ về người trong nhà dâm loạn, hóa giải bằng cách viết trên khối đá bốn chữ “Thiên Bồng Thánh Hậu” đặt ở trong sân nhà.
-Phàm nhà ở phạm “quỉ tiễn” (mũi tên quỉ) xung thẳng, dùng khối đá viết hai chữ “Lôi Sát” để hóa giải.
-Nhà bị cây đòn dông nhà đối diện đâm vào, dùng khối đá viết hai chữ “Càn Nguyên” để hóa giải.
-“Lưỡng môn đối diện, chủ gia bất hòa” , dùng khối đá viết bốn chữ “Càn Cương Mậu Kỷ” để hóa giải.
-Phòng ngủ bị xung chiếu, dùng khối đá viết hai chữ “Thiên Thông” để hóa giải.
-Phàm cất nhà phạm phương Thái Tuế, dùng một trăm cân (Tàu) đá đỏ để chôn vào phương bị phạm để hóa giải. Rồi dùng một thăng (lít Tàu) “Thiên Đức Thổ” (đất Thiên Đức) và một thăng “Thái Tuế Thổ” (đất Thái Tuế) năn thành “tượng người bằng đất” đem cúng vào miếu thờ thì hóa giải rất tốt.
-Lỡ không biết dùng nhầm vật liệu cây gỗ của Đình Miếu để làm vật dụng nhà mình, không tốt, dùng chu sa viết hai chữ “Kim Cương” trên món đồ đó để hóa giải.
-Trên cổng nhà, đặt tượng “kỳ lân” chủ sanh quí tử.
-Dùng tượng “Bát Quái Đồ”, “Ảnh Tượng Chung Quỳ”, “Kiếm Thất Tinh” treo ở trước cửa để trừ tà phá ác, trấn yểm quỉ mị.
-Dùng các ảnh tượng “Vợ chồng Hoàng Phi Hổ” hay “Vợ chồng Xuy Vưu”, tượng “Chi Vĩ Tích” đặt ở nóc mái nhà dể trừ tà, tiêu tai, tránh hỏa hoạn.
-Dùng các ảnh tượng như :- Kỳ Lân, Sư Tử, Hổ Thần, Bát Tiên, Bát Quái Đồ, Bắc Đế Phù, Huyền Thiên Tạo Kỳ (cờ Huyền Thiên) treo phía trên cửa, tượng trưng cho sự an lành , trừ tà ma, trấn trạch bình an.
*Nhược Thủy dịch
(từ http://www.fushantang.com)
- Cụ chôn tấm đá này để làm gì, thưa cụ?
Ông ta huỵch luôn toét:
- Dấu chấm, thế mà cũng hỏi, để trừ hậu họa, biến hung thành cát chứ sao Ngày xưa khi xây chùa Một Cột,? Dựng ngọn Tháp Bút, vua tôi nhà Trần chả phải chôn tấm đá Thái Sơn dưới chân ngọn Tháp Bút đó sao Chính nhờ thần. núi Thái Sơn trấn giũ mà hàng nghìn năm, qua bao chấn động biến thiên của lịch sử, hết kháng Nhật, địch Thanh, đánh Mỹ, đuổi Pháp vv ... chùa có hề hàn gì đâu? khi Trọng bao nhiêu chiến chùa trong cả nước bị tàn phá tan hoang.
Tìm hiểu hóa ra ông ta là người Việt gốc Hoa, gia đình ông xưa kia từng có 9 cửa hàng trên đất Trung Hòa Vì người cha sa đà nghiện hút,. Gái gú, cờ bạc mà mất trắng, ông ta phải theo mẹ lưu lạc sang Việt Nam từ năm 8,9 tuổi, làm đủ nghề, cuối cùng dừng lại ở nghề bán phở. Bốn con trai, gái một con, chỉ còn cậu út ngoài 30 chưa lấy vợ chịu, còn tái dâu nhà ông đều ăn nên làm ra, nhà nào cũng xây biệt thự - cũng có một tấm Thái Sơn Thạch Cảm Đương như vậy. Ông bảo, trước khi sang Việt Nam mẹ ông lởm đã học được thuật này rồi truyền lại và ông luôn áp dụng triệt để.
- Theo bác, tại sao cứ phải là đá ở ngọn núi Thái Sơn, đá ở nơi khác thì sao? Không trấn giữ cho gia chủ được à?
- Vì Thái Sơn là anh cả của ngũ nhạc chứ sao. Ngũ nhạc gồm năm ngọn núi lớn Ngoài Thái Sơn còn Tung Sơn, Hòa Sơn, Hoành sơn, Hằng Sơn, cả năm ngọn cao vời với sung sung, ngút ngát này được. tạo ra là để trấn giữ đất trời.
- Ra vậy - tôi tỏ vẻ đồng tình.
Để chứng tỏ việc mình làm là có sở cứ khoa học, không mang yếu tố mê tín, dị đoan ông ta xềnh Xếch "lôi" tôi lên tận tầng ba, cách xa đám quan khách đang ngồi chén chú chén anh, chúc mừng gia chủ là cậu út chưa vợ ở tầng dưới, rồi đưa cho tôi xem một quyển sách nhau nhĩ, cáu bẩn, bạc phếch ghi la liệt các chú thích, trích đoạn, kim cổ, điển cố, sự tích mà người "hiện đại" như tôi chỉ ù Cạc Cạc như vịt nghe sấm Một đoạn. trong đó ghi: Sách Thái Bình quảng ký (quyển 99) viết: Thái Sơn ma quỷ trừ, ngoài ra bia đá còn chống đường đi xung nhà với. Trong trường hợp nhà ở đối diện ngã ba đường hình chữ đinh, hoặc xúc phạm đến những thế đất cắm như hổ khẩu (mồm hổ) hổ vĩ (đuôi hổ), thái tuệ thì dùng đá Thái Sơn trừ tà. Với những trường hợp âm Trạch có triệu trứng hung họa nghiêm trọng xảy ra như thế này phải yếm đất bằng cách chôn bia đá Thái Sơn Thạch Cảm Đương nặng 50 đến 100 cân, cao 4 thước 8 tác, rộng một thước 2 dày tác 4 tác. Đá chôn sâu 8 tác vào giờ Dần.
Lật dở trang khác, tôi để ý một đoạn đánh dấu sao bên ngoài: Sách phong thủy kinh Lỗ Ban cho rằng đường cái đâm thẳng vào nhà là Điềm rất xấu, như thể mũi tên vô hình đâm thẳng vào ngực vậy, hết sức bất lợi cho gia chủ. Do vậy phải hóa giải bằng cách dùng bia đá Thái Sơn Thạch Cảm Đương cao 5 xích (khoảng 1,65 met) chôn sâu trước cửa, bí quá thì nhờ người viết hoặc vẽ hình Sơn Hải Trấn (gồm ba hòn đá) treo trước cửa.
Rời mắt khỏi trang sách tôi trầm ngâm:
- Nghĩa là chính tay bác đã từng chôn các tấm bia Thái Sơn Thạch Cảm Đương này cho một số gia đình ở Hà Nội?
- Tất nhiên, không phải chỉ ở Hà Nội, mà còn ở một vài tỉnh lẻ nữa, ở đâu tín nhiệm là tôi đi.
Liệu bác có nhớ chính xác là bao nhiêu không?
- Hàng trăm cái, nhớ làm sao được, chỉ thằng cả nhà tôi - xin lỗi chị không được viết tên bố con tôi đâu đấy nhớ - Vâng thằng Lê Tấn Hùng mới theo bố khoảng 3 được chôn năm chừng 100 cái, riêng ở Hà Nội là 60 cái.
- Nghĩa là dưới con mắt mọi người, hai cha con bác là thầy địa lý?
-Thầy bà gì đâu? Chẳng qua là người am hiểu về thuật phong thủy thôi, như kiểu lớp học bình dân học vụ xóa mù ngày xưa, người biết thì bảo người chưa biết ấy mà Có đổi hỏi. Tiền nong, cơm gà cá gỏi gì đâu, mình giúp vô tư Gia chủ. bồi dưỡng chi trả công lao, ân xá thế nào cũng được, keo kì kèo là mất thiêng.
Thưa bác - tôi cật vấn. Nguồn gốc đá có đúng là từ núi Thái Sơn không Hay là qua? Tất cả các cửa hàng làm đồ đá ở Hà Nội đều lấy đá từ Ngũ hành Sơn (Đà Nẵng), khu vực Chùa Thầy, Tam Đảo, Ba Vì (Hà Nội 2) tức Hà Tây cũ hay Hòa Bình, Quảng Ninh ... ở Việt Nam rồi khắc chữ bán cho khách?
Ông ta trầm ngâm:
- Sở dĩ tôi bỏ Quang Liên mấy năm là vì điều ấy đấy, trước đã nhận lời giúp ai giúp tôi phải đến đầu đến đũa, nghĩa là nói có sách, mach có chứng theo đúng lời cổ nhân dạy Vì vậy mỗi lần ". khăn áo gió đưa "cả tuần hoặc nửa tháng ăn đậu nằm chờ ở tận cửa khẩu Lạng Sơn để tìm được nguồn đá của Trung Quốc mang sang, đúng kích, cỡ quy định, tiêu chuẩn về tuổi đá, chất đá, núi đá, mới về khuẩn lặng lẽ Sau mấy đứa con nhà tôi la quá trời, quá đất, tôi đành tặc lưỡi xuôi Bường Thôi thì. tùy gia chủ muốn kiếm ở đâu, đá gì cũng được, miễn là họ có lòng thành, chứ chôn. đá Thái Sơn đâu phải tùy tiện, chôn ở đâu, chôn thế nào cũng được Muốn trấn., muốn thiêng, phải đúng kích cỡ đá, có thầy địa lý "hô thần nhập tượng" ấy chứ.
- Bác có thể kể về vài cái cụ thể đã làm ở Hà Nội mình được không?
- Thì tòa nhà 6 tầng của công ty trách nhiệm hữu hạn ở ngã 5 Bà Triệu - Nguyễn Du, chôn cùng với biển quảng cáo to tướng đấy, ai đi qua chả thấy, rồi nhà ở phố Vạn Phúc ngay sau đại sứ quán Thụy Điển chôn liền hai tấm, nhưng không chôn trước cửa mà gắn trực tiếp vào tường, chỉ cho nổi mặt ngoài của nhà bia Hay có thể ở phố Hàng Bông cũng chôn bia này., tấm để gắn trước cổng, tấm nhỏ gắn ở góc tường sát ngã ba đường, và cửa hàng ở phố Kim Mã cạnh nhà sách Tiền Phong cùng bao nhiêu ngôi nhà hiện đại lớn nhỏ khác ... Không biết thì thôi, biết là nhờ người tìm thầy, mua đá để chôn, nhằm mục đích trừ tà, giữ yên ổn cho mảnh đất của mình ...
Nghe ông ta nói tôi cứ có linh cảm rằng sở dĩ Hà Nội tìm thấy mình "Thăng Long thành hoài cổ" là do người xưa không biết tận dụng việc chôn đá Thái Sơn này nên đình chùa, Miếu mạo, rồi cả một góc thành mới đổ lên như vậy Cả hàng nghìn ngôi chùa lớn nhỏ của Việt Nam. trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và pháp, bị tàn phá vô tội vạ (tất nhiên địch phá thì ít, mà ta đập thì nhiều) đặc biệt là cả một vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay - vốn là đất vua ở, Tiên chơi, Phật đến - với các địa danh cổ một thời còn tồn tại đến bây giờ như "Nhà nghỉ suối hoa", "đường Nguyên Phi Ý Lan, huyện Tiên du, chùa Phật tích, đền Bát đô vv ", một vùng huyền sử đẹp như mơ với với tổng số 251 xã mà có tới 219 xã có bóng dáng đền đài, chùa chiến ... chỉ vì trong khi xây dựng, không chôn đá Thái Sơn Thạch Cảm Đương trở nên thành xơ xác hoang phế, số còn lại đếm trên đầu ngón tay.
Được sự ủy thác giới thiệu của ông, tôi tìm đến cửa hàng đá ở nhà chị Thủy phố hàng Bạc - một trong những phố cổ của Hà Nội, được xem là "dịch vụ rẻ, mẫu mã chất lượng cao, phục vụ chu đáo "đồng thời là nguồn cung cấp bia đá chủ yếu cho Hà Nội, trong cả có mặt hàng" Thái Sơn "này.
Chị Thủy niềm nở tiếp:
- Ôi dao, trước họa hoàn lắm mới có người đặt hàng hỏi mua, nghe có vẻ thâm u, huyền bí lắm ... Từ năm 2000 trở lại đây, người ta kéo đến, sáng sáng đặt, tháng nào cũng dăm bảy chiếc , nhiều khi bận làm bia đá theo hợp đồng gấp cho những gia đình có người thân bị mất, làm không xong còn phải giới thiệu sang các bên cạnh cửa hàng. Nói chung đất nào chả có ruồi bầu, chả cứ dãy phố này mà khắp các cửa hàng khắc đá trong Hà Nội đều có người tìm đến theo sự chỉ dẫn của các thầy Bon chị. cũng chỉ vì "một vốn bốn lời" làm thôi mà, phục vụ nhân dân là chính, còn lấy lãi là .. căn bản. mà em. Nào có biết mô tê gì về nguồn gốc, sự tích, ý nghĩa của việc khắc đá, chôn bia này đâu?
Lượn hết cả chức cửa hàng làm đồ đá ở cái phố ngắn ngui, bé xíu này, tôi đập mắt vào hàng trăm tấm bia đá Thái Sơn. Tưởng tôi là người mua hàng họ vã von cho xem mẫu mã các loại, rẻ nhất 150 nghìn - ngoài phiến đá mỏng, nhỉnh hơn lòng bàn tay, 5 chữ khắc trui trơ, không một chút trợ trạm hoa văn gì, còn đủ các loại từ ba trăm đến vài triệu khác. Đắt nhất là 3.600.000 đồng, cao 1 , 5 mét. Tất nhiên còn phụ thuộc vào kiểu dáng, mức độ trạm chổ, kỹ xảo, vi tinh ... Nguồn đá, cứ 8 đến 1 triệu đồng một khối, họ xẻ dọc xẻ ngang ra khoảng tấm chức, tùy đơn đặt hàng và túi tiền của khách, thời gian đặt lâu hay gấp? Thông thường mỗi cửa hàng ngầm "ăn dơ" với một vài thầy địa lý, ông thầy được gia chủ mời đến, là phán từ A đến Z, mua đá ở đâu, kích cỡ thế nào, giờ chôn, ngày nhập, cách hô vv cửa hàng nào càng thầy quen biết nhiều, càng mở rộng khả năng tiếp thị và lượng đặt hàng và được nhiều càng chỉ sơ. sơ một phố cổ Hà Nội mà đầu óc tôi đã rối tinh lên vì địa chỉ và tên các ông thầy, sự linh thiêng hay dở ... Ngoài ra còn mắc bệnh "cho vay thị" vì hàng chức, hàng trăm "vị thần Thái Sơn trấn giữ tại nơi đây, trong các gian hàng chơi chật, dài ngoan tối om sâu hun hút tận bên trong. Không biết đi đủ ba mươi sáu phố cổ, các quận, huyện còn lại của Hà Nội rồi 60 tỉnh thành trong cả nước còn loạn thị đến đâu nữa Thần ở đâu mà "mọc" nhanh đến thế, hơn cả nhưng.
Trên đường về thấy đám đông xum xịt ở đoạn đường Lạc Long Quân, phố Võng Thị, gần chợ Bưởi, tôi dừng xe lại xem, hóa ra người ta đang đặt tượng Thái Sơn để trấn giữ cho ngôi nhà ba tầng vừa xây kịp Hỏi bà. chủ nhà, người phốp pháp to béo:
- "Bác ơi, sao lại phải chôn đá trước cổng nhà như thế đây là biệt thự, nhà ở cơ mà, có phải đền thờ, Miếu mạo gì đâu?
Mặt đỏ bừng, bà ta té tát một chập đại để.: "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, nhà chị từ trên giời rơi xuống hay sao mà còn phải hỏi bây giờ ai xây nhà mà chẳng phải tìm thầy, tìm thợ, nhờ xem giờ, ngo đất ... Tiền tỉ, bạc vạn, đổ mồ hôi, sôi nước mắt, cả một đời cha, ba đời con, thắt lưng, buộc bụng, ăn chat hạt tiện, rau cháo măng mai mới có được chứ dễ đâu không nhờ thần trấn giữ hộ thì nước là trôi sông hết à? Thầy bảo thì mình làm, hoặc thấy những nhà bên cạnh mới làm chôn bia đá thì mình cũng nhờ họ giới thiệu mối lái mua đá về chôn ... mất thêm vài trăm nghìn mà trí yên, tâm tĩnh chả hơn à . Tiếc gì thì tiếc chứ tiền thần, tiền phật sao dám khinh suất.
- Nhưng thế đất nhà mình khác mà, đâu phải Khum Khum hình vó, chẳng nó thì ai, Thè lè lưỡi trai, chẳng ai ngoài nó như những nhà có thế đất thoai thoải ngoài bờ sông chuyên đặt mộ ông bà, tổ tiên khác - tôi trêu?
Bà ta dẩu môi bảo:
- Cứ "sáng lỏng" như chị chắc thần Thái Sơn suốt đời chẳng được đi đâu, chỉ ru ru ở ngũ nhạc mất .Thời buổi mở cửa bão động đầy trời này, cả thế giới còn lên mạng Internet tìm nhau,. Cũng phải cho các thầy đi đây, đi đó giúp người trần mắt thịt chứ?
Thì ra là vậy, bà ta thông tỏ, thương thần như thể thương thân thế thì đành chịu vậy, dù biết mười mươi là tấm đá cao cả mét rưỡi, dày bich bịch và nặng không dưới nửa tấn này đích thị là con cháu họ hàng đời thứ bao nhiêu của đá Thái Sơn ở Việt Nam nhất định chứ không phải ở núi Ngũ Nhạc. Nhưng thôi, bà ta làm theo phong trào mà voi đủ., chuột chủ cũng đú, khỉ hú, vượn trêu, kêu bác sĩ thú y, chim hót ... muôn hoa đua nở, muôn nhà đua nhau, biết làm sao được? Chỉ thấy buồn một điều là mỹ quan đô thị của Hà Nội mình quá kém Xây dựng ồ ạt chẳng gì có quy hoạch kiến trúc.. Mạnh ai nấy làm, tiền ai người đó xây . Hết cấu. trúc gô-tic của Pháp lại ban công chửa, mái chóp mái nhọn củ tỏi củ hành của Nhật, Mỹ, cả dấu tích của xứ Ăng co xo căm phu chưa tuyệt chủng cũng được dịp đại náo thiên cung Giờ lại. đến việc "đào mồ" chôn đá này. Nhà chật, ngõ hẹp lại chôn trước thì ngay cổng vào, chôn chìm nghỉm dưới nền đường chỉ hở năm chữ Thái Sơn Thạch Cảm Đương. Nhà chôn sau bí quá thì bậy đâu cũng dui, kể cả vỉa hè, lề đường, góc sân, chậu cảnh, chẳng kích cỡ quy định gì, miễn là kịp thời sửa chữa sai lầm cho một việc đã rồi trọt.
Qua khu vực Chùa Một Cột, tôi dựng xe dưới chân ngọn Bút Tháp - nơi Cao Bá Quát từng viết ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết giữa trời xanh) cũng là nơi bạn bè tôi chạy chơi, đuổi bắt khi còn bé tí , mỗi lần được bố mẹ cho vào chùa tham quan vãn cảnh, hoặc xem rùa vàng nổi lên giữa lòng hồ để tìm phiến đá Thái Sơn như lời thầy bảo, và khó khăn lắm mới tìm được, vì tấm bia đá tồn tại từ gần một nghìn năm nay nằm khiêm tốn, yên bình dưới chân ngọn tháp, chỉ cao, rộng hơn tấm bia đặt trước mộ của người bình thường một chút. Ngoài hàng chữ khắc trên đá mờ mit, lem nhem vì thời gian và năm tháng chẳng có chút khác biệt gì ... Vì thế nếu không nghe thầy nhắc tới tôi không hề biết đến nó, dù hàng ngày, hàng giờ vẫn đi đi, về về ở chỗ này Về đến. khu Đầm Trấu - đoạn đường Trần Khánh Dư , dẫn lên cầu Chương Dương, thấy những ngôi nhà cao tầng mới xây, các phiến đá mới dựng, mà buồn cho cái gọi là thuần phong mỹ tục của người Việt ta, Đành rằng "phú quý sinh lễ nghĩa", nhưng cái áo choàng đâu có nên làm thầy tu mà sao lắm áo, lắm kiểu, bạt mạng, biến báo, quái dị đến vậy. Cái áo vốn. là thứ vải bình thường vô tri vô nghia mà, Thầy tạo ra áo chứ áo đâu có tạo ra thầy? Việc chôn bia đá trước cửa, nhà quanh, được tường, ngoài đường cũng vậy quả là Thần ". vạn trạng biến thiên" thích nghi, trú ngụ đủ nơi, đủ chốn, phù hợp với mọi kích cỡ, dáng vẻ, không phân biệt cao, thấp, ngắn, dài, dày, mỏng, to, nhỏ gì. Ông người đặt đâu là thần nhập đấy, cấm có dám kêu ca gì.
Thật là việc lạ lùng, một lát đá mỏng vô tri vô giác cũng trở thành thần núi, mà lại là thần tit ở xứ sở Trung Hoa xa xôi kia ... Sao bây giờ lại tìm được Việt Nam này, thật loạn?
(Thăng Long Thành hoài cổ 12-8-2008)
(* Nguồn: - amthucdulich.wordpress.com).
Xin theo dõi tiếp BÀI 15, dienbatn giới thiệu.
THẦN THÁNH TRUNG HOA TẬP I
Lời giới thiệu:- Nhận thấy từ trước đến nay, người Việt Nam chúng ta theo phong tục tập quán của người Trung Hoa, nên đã tin tưởng và thờ phụng rất nhiều vị Thánh, Thần giống như người Trung Hoa. Tài liệu giải thích về các Ngài thì quá ít và không có cơ sở khảo cứu , chỉ theo truyền khẩu nhiều hơn. Nay tôi xin cố gắng dịch những tài liệu nầy từ một Website có uy tín và khảo cứu cẩn thận, xin kính tặng tất cả huynh đệ trong 4R-HTT. Nếu có chỗ nào sai sót, xin quí cao nhân hoan hỉ chỉ bảo cho (kèm theo nguyên tác để quí vị dễ đối chiếu).Xin thành thật cảm ơn quí huynh đệ.
Nhược Thủy
( Mùa Hạ năm Mậu Tí-2008).
Phần bổ sung cho bài “Huyền Thiên Thượng Đế”.
66. Thờ Bạch Hổ .
祭白虎
白虎 在中國傳說中,白虎是戰神、殺戮之神。虎具有避邪、禳災、祈豐及懲惡的揚善、發財致富、喜結良緣等多種神力。而它屬四象之一,是由星宿變成的。二十八星宿中,西方七宿:奎、婁、胃、昂、畢、觜、參。西方在五行中屬金,色白。白虎是五行學說的稱呼。在古人心目中,老虎是既可怕又可敬的東西。因其威猛無比,能夠避邪。古書云:「畫虎於門,鬼不敢入。」「虎者,陽物,百獸之長也。能執摶挫銳,噬食鬼魅。今人卒得惡遇,燒虎皮飲之。擊其爪,亦能辟惡。此其驗也。」古人還認為白虎是一種祥瑞:「德至鳥獸。」
最初古羌族的圖騰由熊變為龍,到黃帝時向東發展,龍的圖騰被帶到東方,跟「東方蒼龍星座」合而為一,朱鳥則成了南方的鳳圖騰,後融合成「龍鳳呈祥」,作為古代圖騰的東鳳西龍,作為星象則是東蒼龍西朱鳥。到周朝以後,把五行天像重新劃分,朱鳥,和祝融火神一起歸南方。而白虎歸西方。後部族鬥爭及遷移,西北方的龍向東移,東方的鳳向南移,南方的虎向北移,形成一個順時針90°轉動的觀念移位運動。到漢代五行觀念成了統一的思想,完成了玄武「四方之神」的配套:「東方蒼龍、南方朱雀、西方白虎、北方玄武。」
《禮記.禮運》中謂:「麟鳳龜龍,謂之四靈。」四靈有麟、四象有虎。由於白虎是戰伐之神,所以有多位的猛將被說成為白虎星扥世的,如:唐代大將羅成、薛仁貴父子等人。除此之外,白虎還被道教神化,成為各廟宇的門神。
一般人在運氣不好的時候,很多時都會去求神靈消災解難,而有一個祭祀儀式去完成,俗稱「作福」。廣東最流行作觀音福。
Thờ Bạch Hổ
*Theo truyền thuyết của Trung Quốc, Bạch Hổ là một vị Thần Chiến Đấu, Thần Xé Xác.
Hổ còn có chức năng đuổi tà, giải cứu tai nạn, ban cho sự giàu có, trừng phạt kẻ ác, phù hộ người lương thiện, hỉ kết mối lương duyên cho nam nữ …Hổ là một trong “Tứ Tượng” , do tinh tú biến thành. Trong Nhị Thập bát Tú, bảy sao ở phương Tây là :- Khuê—Lâu—Vị— Mão—Tất—Chủy—Sâm . Phương Tây có ngũ hành thuộc Kim, sắc trắng. Từ đó, dựa vào học thuyết ngũ hành mà có Bạch Hổ.
*Trong lòng mọi người, Hổ là “đấng” vừa sợ hãi vừa kính trọng. Do sức lực mạnh mẽ không ai sánh nổi của hổ mà có năng lực trừ tà. Sách xưa nói :- “Họa hình hổ ở cửa, ma quỉ không dám xâm nhập” hay “Hổ là con vật thuộc dương, đứng đầu trăm thú, có sức mạnh và nhanh nhẹn, ăn nuốt quỉ mị. Người bị chết xù, đốt da hổ để uống thì khỏe lại, đeo móng hổ có năng lực trừ ác khí, rất linh ngiệm vậy”. Người xưa còn cho rằng, hổ cũng tượng trưng cho sự “lành tốt” vì “đức lành ban rãi cho khắp chim thú”.
*Thời tối sơ, các Bát Quái Đồ của bộ tộc Khương từ “hình tượng gấu” biến thành “hình tượng rồng”. Thời Huỳnh Đế thì phát triển dần về hướng Đông, nên Bát Quái Đồ cũng được mang theo phương Đông, hợp nhất với “Chòm sao Thanh Long hướng Đông”, như vậy chòm Chu Tước ắt phải đưa về hướng Nam, sau dung hợp thành biểu tượng “Long Phượng trình tường” (hợp điều lành chung rồng phượng). Bát Quái Đồ cổ thì phía Đông là phượng, tây là rồng. Còn khoa Tinh Tượng (Thiên văn) thì cho rằng Đông Thanh Long , tây Chu Tước.
*Từ đời Châu (Chu) về sau mới phân định lại ngũ hành thiên tượng. Lấy Chu Tước và Thần Lửa Chúc Dung ở về phương Nam, còn Bạch Hổ thì đưa về phương Tây. Về sau có sự thiên di của các bộ tộc do đó , dẫn đến việc “rồng” của Tây và Bắc phương dời về Đông, “phượng” của Đông dời về Nam, “hổ” của Nam dời về Bắc, tạo thành chuyển động thuận chiều 90° đúng theo qui luật vận động.
*Cho đến đời Hán, tư tưởng thông nhất quan niệm về ngũ hành , thành hình vĩnh viễn sự bố trí “thần của bốn phương” là :- Đông phương Thanh Long, Nam phương Chu Tước, Tây phương Bạch Hổ, Bắc phương Huyền Vũ” cho đến ngày nay.
*Trong “Lễ Ký—Lễ Vận” nói :- “Long lân qui phượng là Tứ Linh.” Tứ Linh thì có Lân còn Tứ Tượng thì có Hổ . Do vì Bạch Hổ là Thần Chiến Đấu, nên truyền thuyết cho rằng những mãnh tướng các triều đại là do “Bạch Hổ đầu thai”, như :- La Thành , cha con Tiết Nhân Quí … là những đại tướng đời Đường. Ngoài ra, Bạch Hổ còn được Đạo Giáo thần hóa, trở thành vị thần giữ cửa cho các Miếu Vũ.
*Có số người khi gặp vận hạn không tốt, đến cầu Bạch Hổ hóa giải tai nạn. Thêm nữa, làm động tác cúng tế, bố thí gọi là nghi thức “Tác Phước”.(làm phước)
Tỉnh Quảng Đông rất thịnh hành tục “Làm phước Quan Âm”
*Nhược Thủy dịch
(từ http://www.fushantang.com)
*Lời dẫn:- Theo quan niệm của Đạo Giáo, Tam Thanh có trước trời đất, rồi sau khi có trời đất mới có Thiên Đình để cai quản. Vì chưa tìm được bài của Trung Quốc có phần hệ thống hóa những vị Thần Thánh nên tôi tạm dùng bài lấy từ :-
*Nguồn :- http://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn_%C4%91%C3%ACnh
Bài giới thiệu khái quát nầy sẽ giúp các bạn hệ thống lại những bài trước. (có những vị chưa có tài liệu chi tiết, sẽ bổ sung khi tìm được)
*Nhược Thủy
TAM THANH
Ba vị Tam Thanh được thờ trong các điện thờ Đạo giáo (gồm Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn tức Thái Thượng Lão Quân và Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn tức Linh Bảo Đại pháp sư).*Trong Đạo giáo, Nguyên Thủy Thiên Tôn là đấng tối cao, vô thượng, cùng với Thái Thượng Lão Quân và Linh Bảo Đại Pháp sư là chủ của tất thảy, và hóa sinh ra cả vũ trụ, có trước vũ trụ. Nguyên Thủy Thiên Tôn nắm trong tay quy luật vận hành của vũ trụ, hóa thân thành các đấng thần thánh. Những người thờ Tam Thanh tin rằng Nguyên Thủy Thiên tôn hóa thân thành Bàn Cổ tạo lập trời đất; rồi sau đó là đấng chỉ định Ngọc Hoàng Thượng đế làm vua của Thiên Đình.
THIÊN ĐÌNH
天庭
Thiên đình là triều đình trên bầu trời, trông coi mọi việc của vũ trụ theo quan điểm của Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian Trung Quốc.Thiên đình có tổ chức giống như Triều đình phong kiến Trung Quốc, đứng đầu là một vị vua tức là Ngọc Hoàng Thượng đế, dưới là các ban văn võ, đều là các thần thánh tiên với các chức năng khác nhau.
*Thiên đình bao gồm :-
• Lục ngự: Sáu vị Đại đế gồm Ngọc Hoàng Thượng đế và Ngũ thiên đế
• Ngũ lão: Năm vị thánh năm phương
• Trung ương Thiên quan: Các vị thiên quan
• Tam quan đại đế
• Tứ đại thiên vương
• Tứ trực công tào
• Tứ đại thiên sư
• Tứ phương thần
• Tứ hải long vương
• Tứ độc long vương
• Tứ đại nguyên soái
• Ngũ phương Yết đế
• Ngũ Đẩu tinh quân
• Ngũ Khí chân quân
• Ngũ Nhạc đại đế
• Lục Đinh Lục Giáp
• Nam Bắc Đẩu tinh quân
• Cửu Diệu tinh quân
• Bát tiên
• Thập nhị Nguyên thần
• Nhị thập bát tú
• Tam thập lục Thiên Thương
• Địa thượng Thiên tiên
• Thần tiêu Chư thần
• Cửu ty Tam tỉnh
*Chi tiết :-
1.- DANH HIỆU CỦA NGỌC HOÀNG :-
Ngọc Hoàng Thượng Đế hay Ngọc Hoàng Đại Đế, gọi tắt là Ngọc Đế là vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của Thiên đình.Từ thượng cổ, người Trung Quốc đã tôn thờ một vị vua trên trời, gọi là Thượng Đế. Tuy nhiên từ đời Thương thì Thượng Đế đã hoàn toàn chỉ là một vị thần, không có quyền năng sáng thế. Vị Vua trời này được cho là sống tại một cung điện tại chính giữa bầu trời, tại Thiên Cực Bắc. Đến các triều đại về sau, vị thần này được gọi dưới nhiều danh hiệu khác nhau:
• Hoàng Thiên, Hạo Thiên, Thiên Đế: đời Chu
• Thái Nhất: Thiên quan thư trong Sử ký của Tư Mã Thiên dùng từ này
• Thái Vi Ngọc Đế, Tinh Chủ Thái Vi viên: thời Hán Vũ đế
• Phạm Thiên Ngọc Đế, Đế chủ Thiên Thị Viên: thời Hán Tuyên đế
• Diễm Hoa Thiếu Vi Ngọc Đế, Thiên Tiên Định Vị: thời Hán Ai đế
• Tử Vi Ngọc đế: đời Hán Quang Vũ đế
• Ngọc Hoàng Đạo Quân, Cao Thượng Ngọc Đế: thời Nam Triều
• Hạo thiên Kim khuyết Vô thượng Chí tôn Tự nhiên Diệu hữu Di la Chí chân Ngọc hoàng Thượng đế, Huyền khung Cao thượng Ngọc hoàng Đại đế.
• Đến đời Minh, danh hiệu đầy đủ là: Cao thiên Thượng thánh Đại từ Nhân giả Ngọc Hoàng Đại Thiên tôn Huyền khung Cao Thượng đế. (Nghĩa là Vị thánh tối cao trên đỉnh trời, vô cùng nhân từ, là Vua Ngọc, bậc Thiên tôn vĩ đại, Huyền diệu lớn lao làm chủ trên cao).
Ngoài ra Ngọc Hoàng Thượng đế còn được gọi bằng các tôn hiệu: Thiên Đế, Ngọc Đế, Đế Tể.
2.- NGŨ THIÊN ĐẾ:-
Ngũ Thiên đế hay Ngũ đế là năm vị thần trên Thiên đình trong Đạo giáo và tín ngưỡng Trung QuốcThuyết thứ nhất về Ngũ thiên đế:
• Bắc phương: Bắc Cực Trung thiên Tử vi Đại đế
• Nam phương: Nam Cực Trường sinh Đại đế
• Đông phương: Đông Cực Thanh hoa Đại đế Thái Ất Cứu khổ thiên tôn
• Tây phương: Thái cực Thiên hoàng Đại đế
• Trung ương: Đại địa chi Mẫu, Thừa thiên Hiệu pháp Hậu thổ Hoàng địa
Thuyết thứ hai về Ngũ thiên đế:
• Bắc Phương Bạch đế là Nhục Thu
• Nam phương Xích đế là Chúc Dung
• Đông phương Thanh đế là Câu Mang
• Tây phương Hắc đế là Huyền Minh
• Trung ương Hoàng đế là Hậu Thổ
3.- NGŨ LÃO:-
Ngũ lão Ngũ phương là năm vị thần hoặc các vị thần tiên của năm phương trên Thiên đình trong Đạo giáo và tín ngưỡng Trung Quốc*Ngũ lão ngũ phương gồm:
• Nam phương Nam cực Quan Âm: Mặc dù Quan Thế Âm là một Bồ tát trong Phật giáo nhưng cũng được Đạo giáo mượn để làm một vị thần tiên.
• Đông phương Sùng Ân thánh đế
• Tiên ông Mười châu Ba đảo, Đông Hoa đế quân (tức Đông vương công, Kim thiền thị, Mộc Công)
• Bắc phương Bắc cực Huyền linh Đẩu mẫu Nguyên quân
• Trung ương Hoàng cực Hoàng giác Đại tiên
4.- TRUNG ƯƠNG THIÊN QUAN:-
Trung ương Thiên quan là các vị thần tiên có chức tước tại trên Thiên đình trong Đạo giáo và thần thoại Trung Quốc• Thiên lý nhãn, Thuận phong nhĩ: Thần có mắt nhìn nghìn dặm, thần có tai nghe theo gió
• Kim đồng, Ngọc nữ
• Lôi công, Điện mẫu (Kim quang thánh mẫu), Phong bá, Vũ soái: Bốn vị thần làm sấm, chớp, gió, mưa
• Du dịch linh quan, Dực thánh chân quân: hai vị thần di chuyển rất nhanh
• Đại lực quỷ vương: quỷ vương có sức lực vô hạn
• Thái bạch Kim tinh: Sứ giả của trời, tinh của Sao Kim
• Xích cước đại tiên
• Quảng Hàn tiên tử (Hằng Nga tiên tử, Thường Nga)
• Ngô Cương, Thiên Bồng Nguyên Soái, Thiên Hựu Nguyên Soái
• Cửu Thiên Huyền Nữ
• Thập nhị Kim thoa
• Cửu Diệu tinh quân
• Nhật du thần, Dạ du thần,
• Thái Dương tinh quân, Thái âm tinh quân,
• Vũ đức tinh quân, Hựu thánh chân quân
• Thác tháp thiên vương Lý Tĩnh
• Kim Tra, Mộc Tra (Huệ Ngạn hành giả)
• Tam đàn Hải hội Đại thần Na Tra tam thái tử
• Cự Linh thần
• Nguyệt lão
• Tả phù Hữu bật
• Nhị lang thần Dương Tiễn
• Thái Ất Lôi Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn
• Vương Thiện Linh Quan
• Tát chân nhân, Tử Dương chân nhân (Trương Bá Đoan), Văn Xương đế quân, Thiên lung, Địa á (trời điếc đất câm)
5.- CỬU DIỆU TINH QUÂN:-
Cửu Diệu tinh quân là chín vị thần trông coi Cửu Diệu là 9 thiên thể chuyển động trên bầu trời theo quan điểm thiên văn học Trung Quốc và thần thoại Trung Quốc*Cửu Diệu tinh quân bao gồm:
• Thái Dương tinh quân: vị thần trông coi Mặt Trời
• Thái Âm tinh quân: vị thần trông coi Mặt Trăng
• Thái Bạch tinh quân: vị thần trông coi Sao Kim, cũng là Thái Bạch Kim tinh
• Mộc Đức tinh quân: vị thần trông coi Sao Mộc
• Thủy Đức tinh quân: vị thần trông coi Sao Thủy
• Hỏa Đức tinh quân: vị thần trông coi Sao Hỏa
• Thổ Đức tinh quân: vị thần trông coi Sao Thổ
• La Hầu tinh quân: vị thần trông coi thực tinh La Hầu
• Kế Đô tinh quân: vị thần trông coi thực tinh Kế Đô
6.- TAM QUAN ĐẠI ĐẾ:-
Tam quan Đại đế (三官大帝) hay Tam giới công (三界公) là ba vị thần trên Thiên đình trong Đạo giáo và tín ngưỡng Trung Quốc*Tam quan Đại đế gồm:
• Thiên quan đại đế
• Địa quan đại đế
• Thủy quan đại đế
Trước kia người Trung Quốc chia Vũ trụ làm ba cõi: Thượng nguyên là Trời, Trung nguyên là Đất, Hạ nguyên là Biển. Tam quan Đại đế trông coi chung ba cõi này. Từ "Trung nguyên" về sau để chỉ riêng đất nước Trung Hoa.
7.- TỨ THIÊN VƯƠNG:-
Thiên vương (zh. tiānwáng 天王, sa. devarāja, ja. tennō) được xem như là người canh giữ thế giới, thường được thờ trong các chùa. Truyền thuyết cho rằng các Thiên vương sống trên núi Tu-di (sa. meru), canh giữ thế giới và Phật pháp. Các vị đó chiến đấu chống cái ác và bảo vệ những nơi Phật pháp được truyền bá. Thân thể các vị được áo giáp che chở, đầu mang giáp sắt.*Có bốn vị Thiên vương (Tứ Thiên vương, sa. catur-mahārāja) ở bốn hướng:
1. Bắc Thiên vương với tên là Đa văn thiên (多聞天, sa. vaiśravaṇa) có thân màu lục, tay trái cầm cờ chiến thắng, tay phải mang tượng chùa hoặc một bảo tháp (mà trong đó – theo truyền thuyết – Long Thụ đã tìm được những bộ kinh dưới Long cung), hoặc một con chuột mầu bạc phun ngọc. Vị Bắc Thiên vương là vị quan trọng nhất trong bốn vị Thiên vương;
2. Nam Thiên vương là Tăng trưởng thiên (增長天, sa. virūḍhaka) có thân màu xanh, cầm gươm chém Vô minh. Vị này chuyên giữ gìn những chủng tử tốt đẹp trong con người;
3. Đông Thiên vương là Trì quốc thiên (持國天, sa. dhṛtarāṣṭra) có thân trắng, tay cầm đàn, tiếng đàn sẽ làm tâm thức con người trở nên thanh tịnh;
4. Tây Thiên vương tên Quảng mục thiên (廣目天, sa. virūpākṣa) có thân màu đỏ, tay phải cầm rắn (sa. nāga) nhưng không cho nó chiếm giữ Như ý châu (ngọc như ý). Ngọc như ý chỉ chuyên dành cho những bậc giác ngộ và rắn chỉ là người canh giữ viên ngọc đó.
Truyền thuyết Trung Quốc đã nhắc các vị này từ thế kỉ thứ 4, nhưng đến đời Đường (thế kỉ thứ 7) người ta mới thật sự thờ cúng các vị Thiên vương. Mỗi vị này có 91 con trai và 8 tướng quân, giúp canh giữ mười phương thế giới. Tương truyền rằng, năm 742, Đại sư Bất Không Kim Cương (sa. amoghavajra, Mật tông) niệm chú Đà-la-ni gọi các vị Thiên tướng xuống giúp chống ngoại xâm. Vị Bắc Thiên vương và Tây Thiên vương hiện xuống đẩy lùi giặc, nhà vua nhớ ơn cho xây tượng các vị trong chùa chiền.
8.- TỨ TRỰC CÔNG TÀO:-
Tứ trực Công tào là bốn vị thần trông coi về thời gian trên thiên đình trong thần thoại Trung QuốcTứ trực công tào gồm:
• Trực Niên thần Lý Bính: trông coi về năm
• Trực Nguyệt thần Thừa Ất: trông coi về tháng
• Trực Nhật thần Chu Đăng: trông coi về ngày
• Trực Thời thần Lưu Hồng: trông coi về giờ
9.- TỨ ĐẠI THIÊN SƯ:-
Tứ đại Thiên sư (四大天師) là bốn vị tiên có vai trò đón tiếp như các vị sứ giả trên thiên đình trong Đạo giáo và thần thoại Trung QuốcTứ đại Thiên sư gồm:
• Trương Đạo Lăng thiên sư
• Hứa Tinh Dương chân nhân thiên sư (Hứa Tốn, tự Kính Chi)
• Khâu Hoằng Tế chân nhân thiên sư
• Cát Tiên ông thiên sư Cát Hồng
Đây là bốn vị đạo sĩ có thật, đã từng tu luyện theo Đạo giáo và được tôn lên như là những vị chân nhân, thiên sư.
10.- TỨ PHƯƠNG THẦN:-
Tứ phương thần là bốn vị thần trên thiên đình trông coi bốn phương trời đất trong Đạo giáo và thần thoại Trung Quốc*Tứ phương thần gồm:
• Đông phương Thanh Long Mạnh Chương Thần Quân
• Tây phương Bạch Hổ Giám Binh Thần Quân
• Nam phương Chu Tước Lăng Quang Thần Quân
• Bắc phương Huyền Vũ Chấp Minh Thần Quân
11.- TỨ HẢI LONG VƯƠNG:-
Tứ hải Long vương là các vị thần có dạng rồng cai quản bốn đại dương theo thần thoại Trung Quốc.Hình tượng các long vương vốn có xuất xứ từ Phật giáo, là hiện thân của rắn thần naga được Trung Quốc du nhập và Hán hóa
*Tứ hải long vương bao gồm:
• Đông hải Long vương Ngao Quảng
• Tây hải Long vương Ngao Khâm
• Nam hải Long vương Ngao Thuận
• Bắc hải Long vương Ngao Nhuận
12.- TỨ ĐẠI NGUYÊN SOÁI:-
Tứ đại nguyên soái trong thần thoại Trung Quốc là bốn vị thần tướng canh giữ trên thiên đìnhTứ đại Nguyên soái gồm:
• Mã nguyên soái, còn gọi là Mã nguyên quân, Hoa Quang thiên vương, Hoa Quang đại đế
• Triệu nguyên soái, tức là Vũ Tài Thần Triệu Công Minh (Triệu Huyền Đàn)
• Ôn nguyên soái, tức là Ôn Quỳnh, Đông Nhạc Đế Bộ Tướng
• Quan nguyên soái, tức là Quan Vũ, Quan Thánh Đế quân
Trong bốn đại nguyên soái này, Triệu nguyên soái Triệu Công Minh được thờ như là vị thần tài giữ của cải, được các nhà buôn bán thờ. Quan nguyên soái tức Quan Vũ là người có thật, sống vào thời Tam Quốc, được thờ ở rất nhiều nơi.
13.- NGŨ PHƯƠNG YẾT-ĐẾ:-
Ngũ phương Yết đế là năm vị thần trong thần thoại Trung Quốc, luôn túc trực để giúp đỡ người tốt.Ngũ phương Yết đế vốn có nguồn gốc Phật giáo, được người Trung Quốc chuyển thành các vị thần.
Ngũ phương Yết đế bao gồm:
• Kim Quang yết đế
• Cân Đầu yết đế
• Ba La yết đế
• Ba La Tăng yết đế
• Ma Ha yết đế
14.- NGŨ NHẠC ĐẠI ĐẾ:-
Ngũ Nhạc đại đế là năm vị thần trông coi Ngũ nhạc - năm ngọn núi thiêng của Đạo giáo tại Trung Quốc, còn gọi là Ngũ Nhạc đế quânNgũ Nhạc đại đế gồm:
• Đông nhạc Thái sơn Thiên tề Nhân thánh đại đế: trông coi Thái Sơn
• Nam nhạc Hành sơn Tư thiên Chiêu thánh đại đế: trông coi Hành Sơn
• Trung nhạc Tung sơn Trung thiên Sùng thánh đại đế: trông coi Tung Sơn
• Bắc nhạc Hằng sơn Anh thiên Huyền thánh đại đế: trông coi Hằng Sơn
• Tây nhạc Hoa sơn Kim thiên Nguyên thánh đại đế: trông coi Hoa Sơn
Thần thoại Trung Quốc cho rằng Đông Nhạc đại đế họ Kim Hồng, là cha của tứ nhạc còn lại. Đông nhạc Thái Sơn là núi chủ, quan trọng nhất trong Ngũ nhạc.
Theo truyện Phong thần diễn nghĩa thì Đông Nhạc đại đế là Võ Thành vương Hoàng Phi Hổ.
*Năm ngọn núi lớn nổi tiếng:-(ngũ nhạc)
1/- Thái Sơn (chữ Hán: 泰山; bính âm: Tài Shān) là một ngọn núi có giá trị văn hóa và lịch sử tọa lạc tại ở phía bắc thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đỉnh cao nhất của núi này là 1.545 Đỉnh Hoàng Đế.Thái Sơn là một trong năm núi linh thiêng của Trung Quốc. Thái Sơn được dân Trung Quốc liên hệ với bình minh, sinh, tái sinh và được xem như thiêng nhất trong năm ngọn núi. Các đền thờ bên sườn núi là điểm đến cho dân hành hương trong 3000 năm qua.
Núi Thái Sơn được nhắc đến trong ca dao của Việt Nam
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..
*Trong tiểu thuyết Kim Dung, có một môn phái võ đã lấy tên Thái Sơn kiếm phái.
2/- Hành Sơn (tiếng Hoa: 衡山) là một dãy núi dài 150 km ở Hồ Nam, có 72 đỉnh cao với đỉnh cao nhất 1290 m. Đây là một trong các núi linh thiêng của Trung Quốc.
3/- Tung Sơn (giản thể: 嵩山; bính âm: Sōngshān), là một trong năm ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc, nằm tại Đăng Phong, Trịnh Châu, Hà Nam, bên bờ sông Hoàng Hà. Ngày 13 tháng 2 năm 2004 được tổ chức UNESCO công nhận là Công viên địa chất thế giới.
(Chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn)
Tung Sơn nằm ở Trung Nguyên, ngày xưa gọi là Trung Nhạc, phía bắc trông ra Hoàng Hà, Lạc Thuỷ, phía nam nhìn ra Dĩnh Thuỷ, Cơ Sơn, phía đông nối với kinh đô Biện Lương của 5 triều đại, phía tây liền với cố đô Lạc Dương của 9 triều đại. Thế cho nên mới được gọi là "Biện Lạc lưỡng kinh, kì nội danh sơn", là đệ nhất danh sơn Trung Nguyên.
Có hơn 30 vị hoàng đế và hơn 150 văn nhân trứ danh đã từng tới thăm Tung Sơn, càng làm cho Tung Sơn trở thành nơi tương tụ của thần tiên. Trong Kinh Thi có câu "Tung cao duy nhạc, Tuấn Cực vu thiên" (núi cao chỉ có Tung Sơn, Tuấn Cực so với trời).
Đỉnh cao của núi là đỉnh Tuấn Cực, cao 1.491,7 m [1] trên mực nước biển. Thiếu Lâm Tự gần đấy là nơi khai sinh Thiền tông và bộ sưu tập các tháp chứa hài cốt của Thiếu Lâm Tự được coi là lớn nhất Trung Quốc hiện nay. Trung Nhạc miếu được xây dựng từ thời nhà Tần là một trong những công trình kiến trúc cổ đại nhất tại Trung Quốc.
4/- Hằng Sơn (tiếng Trung phồn thể: 恆山; giản thể: 恒山; bính âm: Héng Shān) còn gọi là Nguyên Nhạc hay Thường Sơn, nằm ở huyện Hồn Nguyên tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, là một núi trong “Ngũ Nhạc”, nên còn gọi là Bắc Nhạc. Đỉnh cao nhất của Hằng Sơn là Thiên Phong Lĩnh cao 2.016,1m[1], miếu thờ chính là miếu Bắc Nhạc, thờ thần Hằng Sơn (Bắc Nhạc đại đế). Tương truyền rằng vua Thuấn khi đi tuần thú tới đây đã phong Hằng Sơn là Bắc Nhạc. Theo Đạo giáo, một trong bát tiên là Trương Quả Lão cũng tu tiên tại đây, và sau cùng, tại đỉnh Hằng Sơn, ông đã cưỡi một chiếc lông bay lên trời. Từ đầu thời kỳ Tây Hán, Hằng Sơn đã có chùa miếu; đến thời kỳ Minh, Thanh thì chùa miếu đã khá đông đúc, với "tam tự, tứ từ, cửu đình các, thất cung, bát động, thập nhị miếu" (ba chùa, bốn đền thờ, chín đình gác, bảy cung, tám động, mười hai miếu). Phong cảnh Hằng Sơn vừa hùng vĩ, vừa hiểm trở với các ngôi chùa kì lạ, các dòng suối đẹp, được Từ Hà Khách (1587-1641) thời nhà Minh ghi chép lại trong Từ Hà Khách du kí. Thời cổ Hằng Sơn có tới 18 thắng cảnh, ngày nay còn tồn tại Triều điện, Hội Tiên phủ, Cửu Thiên cung cùng Kim Long khẩu và Huyền Không tự. Chùa Huyền Không cách cửa núi Hằng Sơn khoảng 3 km, được xây dựng khoảng cuối thời Bắc Ngụy với kiến trúc đặc sắc, có thể khái quát là "kì, huyền, xảo".
5/- Hoa Sơn (华山 hay 華山) là một trong năm ngọn núi thuộc Ngũ Nhạc Danh Sơn của Trung Quốc.
Dáng vẻ của năm ngọn núi nổi tiếng này cũng thật phong phú không giống nhau hay trùng lặp. Thái Sơn như tọa (ngồi), Hành Sơn như phi (bay), Tung Sơn như ngọa (nằm), Hằng Sơn như hành ( đi), Hoa Sơn như lập (đứng).
Hoa Sơn thuộc tỉnh Thiểm Tây, cao 1.997m, là đoạn đông của dãy Tần Lĩnh, toàn đá hoa cương, từ xa vọng về, hình núi dựng đứng như một bông hoa và vì vậy mà có tên là Hoa Sơn, đỉnh chính cao 2.083m, gọi là Thái Hoa Sơn hoặc Tây Nhạc. Hoa Sơn nổi danh là nơi hiểm nguy, thử thách tài nghệ của những dũng sĩ leo núi.
(Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Tung_S%C6%A1n”)
15.- NAM-BẮC ĐẨU TINH QUÂN:-
Nam - Bắc đẩu tinh quân là các vị thần trông coi các ngôi sao trong hai chòm Nam Đẩu và Bắc Đẩu trong thần thoại Trung QuốcCác ngôi sao này có liên hệ mật thiết với môn Tử vi
1/- Nam đẩu tinh quân 6 vị tương ứng với 6 ngôi sao chòm Nam Đẩu, bao gồm:
• Đệ nhất Thiên phủ cung: Tư mệnh tinh quân
• Đệ nhị Thiên tương cung: Tư lộc tinh quân
• Đệ tam Thiên lương cung: Duyên thọ tinh quân
• Đệ tứ Thiên đồng cung: Ích toán tinh quân
• Đệ ngũ Thiên xu cung: Độ ách tinh quân
• Đệ lục Thiên cơ cung: Thượng sinh tinh quân
2/- Bắc đẩu tinh quân 7 vị tương ứng với 7 ngôi sao chòm Bắc Đẩu, bao gồm:
• Bắc đẩu đệ nhất Dương Minh Tham lang tinh quân
• Bắc đẩu đệ nhị Âm Tinh Cự môn tinh quân
• Bắc đẩu đệ tam Chân Nhân Lộc tồn tinh quân
• Bắc đẩu đệ tứ Huyền Minh Văn khúc tinh quân
• Bắc đẩu đệ ngũ Đan Nguyên Liêm trinh tinh quân
• Bắc đẩu đệ lục Bắc Cực Vũ khúc tinh quân
• Bắc đẩu đệ thất Thiên Quan Phá quân tinh quân
16.- CỬU DIỆU TINH QUÂN:-
Cửu Diệu tinh quân là chín vị thần trông coi Cửu Diệu là 9 thiên thể chuyển động trên bầu trời theo quan điểm thiên văn học Trung Quốc và thần thoại Trung Quốc*Cửu Diệu tinh quân bao gồm:
• Thái Dương tinh quân: vị thần trông coi Mặt Trời
• Thái Âm tinh quân: vị thần trông coi Mặt Trăng
• Thái Bạch tinh quân: vị thần trông coi Sao Kim, cũng là Thái Bạch Kim tinh
• Mộc Đức tinh quân: vị thần trông coi Sao Mộc
• Thủy Đức tinh quân: vị thần trông coi Sao Thủy
• Hỏa Đức tinh quân: vị thần trông coi Sao Hỏa
• Thổ Đức tinh quân: vị thần trông coi Sao Thổ
• La Hầu tinh quân: vị thần trông coi thực tinh La Hầu
• Kế Đô tinh quân: vị thần trông coi thực tinh Kế Đô
* Thái Bạch Kim Tinh:- là tên một vị thần trong thần thoại Trung Quốc.
Vị thần này theo truyền thuyết có họ Lý, hình dáng là một ông già râu bạc áo trắng, là Tinh chủ của Sao Kim, ngôi sao sáng nhất vào chập tối và buổi sáng, vì thế gọi là Lý Thái Bạch.
Chính vì thấy Sao Kim xuất hiện đầu tiên của buổi đêm và ban ngày, nên Thái Bạch Kim Tinh được cho là sứ giả của Thiên đình, và gọi là Lý Trường Canh.
17.TỨ TƯỢNG
(Nhị thập bát tú)Nhị thập bát tú (二十八宿) là 28 "Tú = chòm sao" (宿 Xiu) nằm trên Hoàng đạo theo cách chia của thiên văn học Trung Quốc cổ đại.
Hoàng đạo được chia thành 4 phần, hay Tứ Tượng (四象), gắn với một con vật, và mỗi phần có bảy “Tú”
18.- ĐỊA THƯỢNG THIÊN TIÊN:-
Địa thượng Thiên tiên là tên gọi chung cho các vị thần tiên Trung Quốc được cho là thuộc về dòng Địa tiên, nghĩa là tu hành thành tiên và ngụ trên mặt đất chứ không phải lên trên trời.*Một số vị Địa tiên:
• Khương Tử Nha (cũng là Đông Hoa đế quân, thời cổ cho là Mộc Công)
• Bồng Lai tam tiên, hay Phúc Lộc Thọ tam tinh: Phúc thần thiên quan đại đế, Tài thần Triệu Công Minh, Thọ tinh Nam cực tiên ông, Nữ thọ tinh là Ma Cô
• Chân Vũ đại đế, Cửu thiên Hàng ma Nguyên soái, Huyền Vũ nguyên soái
• Quy xà nhị tướng (Thái huyền Thủy tinh Hắc linh tôn thần, Thái huyền Hỏa tinh Xích linh tôn thần)
• Tiểu Trương thái tử, Ngũ đại thần long
• Lê Sơn lão mẫu
• Trấn Nguyên Tử Dữ Thế Đồng Quân đại tiên
*KHƯƠNG TỬ NHA :
Khương Tử Nha là tên chữ của Khương Thượng, là đại tướng quân thống lĩnh quân đội nhà Chu đời Chu Văn Vương, Chu Vũ Vương. Khương Tử Nha được biết đến như một vị tướng tài vĩ đại và là người góp phần lập lên sự nghiệp nhà Chu kéo dài hơn 800 năm, là triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Trung Quốc và nhân loại.1/- Một số tên gọi khác
Khương Tử Nha 姜仔呀còn được dân gian và các nhà nghiên cứu lịch sử gọi bằng nhiều tên khác như: Khương Thái Công; Thái Công Vọng (tên này nguồn gốc từ truyền thuyết); Lã Vọng (chả cá Lã Vọng ở Hà Nội có tên xuất phát từ đây)...
2/-Lịch sử
Khương Tử Nha sống ở giai đoạn lịch sử cuối nhà Thương, đầu nhà Chu ở Trung Quốc. Ông là người có tài thao lược, cầm quân khi tuổi đã già, tóc đã bạc nhưng đã thống lĩnh quân đội nhà Chu phò vua Chu Văn Vương (Cơ Xương) chống lại triều đình nhà Thương, bấy giờ đã suy tàn trong tay Trụ Vương. Trong khi cuộc chiến đấu lật đổ chính quyền nhà Thương còn dang dở thì Chu Văn Vương qua đời, Khương Tử Nha tiếp tục phò vua Chu Vũ Vương (là Cơ Phát, con của Cơ Xương lên nối ngôi). Cho đến khi sự nghiệp lật đổ nhà Thương hoàn thành, nhà Chu được thành lập, Khương Tử Nha làm Tướng Quốc.
Giai đoạn đó, lịch sử Trung Quốc còn rất sơ khai, các dữ liệu lịch sử cho đến nay chủ yếu dựa vào các truyền thuyết dân gian. Nhưng hiện nay vẫn còn một bản lưu được cho là binh pháp của Khương Tử Nha có tên là: Lục Thao, đây có thể nói là bộ binh pháp lâu đời nhất của Trung Quốc và nhân loại. Một số người coi binh pháp này là bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh sự tồn tại có thật của nhân vật Khương Tử Nha.
3/- Truyền Thuyết
Dân gian thì vẫn lưu truyền những câu truyện thần thoại, truyền thuyết vô cùng huyền bí về Khương Tử Nha. Thậm chí còn có cả một bộ sách truyền thuyết Phong Thần nói xoay quanh Khương Tử Nha và cuộc chiến Chu - Thương. Theo truyền thuyết, Khương Tử Nha là một người có pháp thuật cao siêu, sau khi hoàn thành sứ mệnh phò Chu diệt Thương đã được phong làm quan trên thiên đình và ông chính là Thái Thượng Lão Quân. (chú thích nguồn gốc?) (Một số truyền thuyết lại nói rằng Thái Thượng Lão Quân chính là Lão Tử, cha đẻ của đạo Lão).
Bấy giờ, Cơ Xương nuôi chí lật đổ nhà Thương, đi khắp nơi tìm kiếm người hiền tài. Một hôm, lên núi Bàn Khê thấy Khương Tử Nha ngồi câu cá với một lưỡi câu thẳng. Thấy lạ, Cơ Xương mới hỏi: "ông lão, sao câu cá bằng lưỡi câu thẳng thế thì câu sao được?". Khương Tử Nha mới trả lời: "Lưỡi câu bình thường chỉ câu được cá, lưỡi câu này mới câu được minh chủ." (Một truyền thuyết khác nói rằng có người tiều phu hỏi ông sao câu được cá với lưỡi câu thẳng, ông trả lời rằng ông không câu cá mà câu Công, câu Hầu). Thấy vậy Cơ Xương mới đem những chuyện thế cuộc ra hỏi, quả nhiên Khương Tử Nha trả lời thông suốt cho thấy những kiến giải siêu phàm thế là từ đó Khương Tử Nha theo phò Cơ Xương. Lúc bấy giờ ông đã 80 tuổi.
Trong cuộc chiến Chu - Thương, nhà Chu còn có sự trợ giúp của các tướng nhà trời khác như: Nhị Lang Thần, cha con Tháp Lí Thiên Vương - Na Tra thái tử... Trong khi đó phía nhà Thương cũng được sự trợ giúp của Cửu Vĩ Hồ, Thân Công Báo...
Cuộc chiến là một câu chuyện truyền thuyết về những cuộc so tài phép thuật và mưu lược sinh động, hấp dẫn mà các nhân vật trong đó còn ảnh hưởng tới cả các truyền thuyết khác.
4/- Binh pháp Lục Thao
Lục Thao có thể nói là bộ binh pháp lâu đời nhất của Trung Quốc và nhân loại. Còn gọi là Binh Pháp Thái Công. Trong sách Chiến Quốc, các tướng quân cũng thường coi sách Lục Thao như sách giáo khoa về binh pháp.
Bộ binh pháp Lục Thao gồm 6 quyển:
Quyển I: Văn Thao - gồm 12 thiên.
Quyển II: Võ Thao - 5 thiên.
Quyển III: Long Thao - 13 thiên.
Quyển IV: Hổ Thao - 12 thiên.
Quyển V: Báo Thao - 8 thiên.
Quyển VI: Khuyển Thao - 12 thiên.
*BỒNG LAI:-
Bồng Lai (tiếng Trung:蓬莱市, Hán Việt: Bồng Lai thị) là một thị xã của địa cấp thị Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thị xã này có 374.400 nông dân và 75.600 làm việc trong những lĩnh vực khác. Thị xã Bồng Lai nằm bên vịnh Bột Hải và có hải cảng, là hải cảng đầu tiên ở bán đảo Sơn Đông mở cửa cho ngoại quốc trong thập niên 1800.
69.THẠCH CẢM ĐƯƠNG
石敢當
「泰山石敢當」在元朝已流行。古人認為:泰山乃五嶽之首,東嶽泰山是管理妖魔鬼怪之神;同時,泰山是群山之尊,統轄眾山,又是古帝王封禪大典所在地,加“泰山”二字更神聖化。但因為石敢當愈大則法力愈強,而師傅做的泰山石敢當越大型則越容易“受傷”,因此一些地方只在石上刻“石敢當”三個字。
傳說石敢當是古代的大力神,專司抓鬼鎮邪,破邪驅魔,在門前立“石敢當”,能辟邪。民間亦有稱“石敢當”為“石將軍”者,把它當做勇敢和力量的象徵。石敢當既是壓煞禳災的神物、鎮物,也就具有威懾力和帶有神秘的色彩。
《輟耕綵》記載:「今人家正門適當巷陌橋道之衝,則立一小石將軍,或植一小石碑,鐫其上曰石敢當,以厭禳之。」
西漢史游《急就章》云:「石敢當。」顏師古注曰:「衛有石偕、石買、石惡;鄭有石制,皆為石氏;周有石速;齊有石之紛如,其後亦以命族。敢當言所向無敵也」。
可見拜石敢當,係取所向無敵之意,把疾病、災難等煞氣擋住。
社稷之神即四方之神,這是中國各處鄉村都有的,不必細表。
墟市和鄉村的街巷,其排列有時並不整齊,加以屋宇興建年代不同,有些地點,成為街巷直衝之所,或變為彎折角落。堪輿學認為這些地點不佳,而習俗亦認為它是陰氣聚集,鬼魅出沒之所,對居住在鄰近或路經該處的人,會有不良影響。為了阻擋煞氣,和避邪鎮妖,多在該處樹立石敢當的碑。
石敢當的信仰並不只是一種迷信,而是長久以來,我們祖先與天抗爭、克服惡劣環境的一種精神防衛系統。『石敢當』自然就成為民間信仰的精神標誌了。人們認為石敢當是鎮壓凶地之物,只要在住宅、通衢要道、山頂、巷陌、沼地、三叉路口、橋頭、海邊,豎立著『石敢當』,就可以鎮妖、避邪、制煞、拍穢、止風、止煞,所以,紛紛於自家壁上、屋角及村落四周、路沖地帶、荒郊野外,海邊港口安放了『石敢當』,以求平安。也習慣在“路沖”之處的房屋牆上或閘前立“石敢當”。如住宅朝巷口正中(即丁字街口)的,必須於朝巷(街)正中的牆面上立上一個“石敢當”,以避開路箭的銳氣,祈求闔家平安,成為南方民間建築的一個特色,十分奇特。如今,有的則於巷口的牆下,築一座祀土地公的小廟或刻“泗洲佛”像替代,道教信眾認為可以避邪。
其碑文共有九種:石敢當、太山石敢當、泰山石敢當、鎮邪石敢當、伏魔石敢當、安全石敢當大吉、魯班作用太山石敢當、泰山石敢當止風制煞、太極福祿壽全拍穢石敢當制煞。
石敢當的祭祀,據說起於皇帝,皇帝蚩尤之戰,因蚩尤角頭崢嶸,所向無敵,不免狂妄自大、目中無人,一日,登泰山高呼「天下誰敢當」,女媧娘娘認為他自傲無禮,有心懲治一番,於是投下練石一粒,上刻「太山石敢當」五字,蚩尤拼盡全力卻不能損其一角,於是落荒而逃,此後皇帝遍立「太山石敢當」於天下,蚩尤一見,畏懼潛逃,後於涿鹿被擒。民間即以此典故,豎立太山石敢當於三叉路口或門外,以防止陰邪直衝民宅。
又一說它是泰山腳下的一位猛士,姓石名敢當,好打抱不平,降妖除魔所向無敵,豪名遠播。一日,泰安南邊大汶口鎮張家,其年方二八的女兒因妖氣纏身,終日瘋瘋癲癲,多方醫治未見起色,特求石敢當退妖,當晚石敢當就嚇跑了妖怪。妖怪逃到福建,一些農民被它纏上了,請來石敢當,妖怪一看又跑到東北,那裏又有一位姑娘得病了又來請他。石敢當想:這妖怪我拿它一回就跑得老遠,可天南地北這麼大地方,我也跑不過來。乾脆,泰山石頭多,我找個石匠打上我的家鄉和名字:“泰山石敢當”,誰家鬧妖氣就把它放在誰家的牆上,那妖怪就跑了。從此傳開,大家知道妖怪怕泰山石敢當,就找了塊石頭或磚頭刻上“泰山石敢當”來嚇退妖怪。
中國古代很多地方已有這個習俗。
漢元帝時史游所作兒童識字課《急就篇》第二章已有「石敢當」字句。
唐代出現石碑式的石敢當,唐大曆五年的一塊石銘,上刻「石敢當」,鎮百鬼,壓災殃,官利福,百姓康,風教盛,禮樂張。
宋代施青臣的《繼古叢編》稱:「吳民廬舍,遇街衢直衝,必設石人或植石片,刻(石敢當)以鎮之。」後來,泰山是五嶽之首,被看為神山,泰山之神有巨大鎮壓鬼魅之力,故合成為「泰山石敢當」。
凡鑿「石敢當」,須擇冬至日後之甲辰、丙辰、戊辰、庚辰、壬辰、甲寅、丙寅、戊寅、庚寅、壬寅此十日,乃龍虎日用之吉,鑿成至除夜用生肉三片祭之,於新正寅時立於門首以當巷道衝射者,立時莫與外人見也。
“石敢當”形態質樸粗獷,並不事精雕細琢。最簡單的,是直接在一石碑上刻“石敢當”三個字;有的則在碑身加上其他的神祗或符號圖案以增強辟邪功效,如在上半部分畫著一個虎頭,有的則將石頭雕刻成獅頭等造型,有的刻上八卦等。
古制「石敢當」高四尺八寸,闊一尺二寸,厚四寸,埋土中八寸,實高四尺。後則簡以橢長石頭代之。
凡道路衝宅用大石一塊,上刻「泰山石敢當」化解。
凡家宅遇神廟,寺廟相衝射,大凶,可用大石一塊,以硃砂書寫「玉清」二字化解。
凡宅舍有木箭衝射者,主凶,用鉛斧鑿鋸柏木板一尺二寸,硃書「魯班作用」四字,掛於中堂,吉。
凡宅向探頭山,主犯賊盜,可用大石一塊,以硃砂書寫「玉帝」二字,安四吉方鎮之。
凡定宅在寺前廟後,主人淫亂,可用大石一塊,以硃砂書寫「天蓬聖后」四字置於庭中。
凡鬼箭衝宅者,主凶,用石一塊,以硃砂書寫「雷殺」二字鎮之。
凡遇廟宇房脊衝宅者,主凶,用石一塊,以硃砂書寫「攝氣」二字鎮之。
凡旁鄰屋脊射宅者,用大石一塊,以硃砂書寫「乾元」二字鎮之。
凡門戶碓磨相衝,用大石一塊,以硃砂書寫「乾罡戊己」四字鎮之。
凡房兩頭接屋者,用大石一塊,以硃砂書寫「天通」二字鎮之。
凡修造犯太歲穿宅,用赤石一百斤埋犯處化解,用天德土一升與太歲土一升作「泥人」一個送入廟中吉。
凡人誤用神廟木料者,主邪,以硃砂書寫「金剛」二字於上。
將麒麟牌,安在門上,主生「貴子」。
用「八卦牌」、「鍾馗圖」、「七星劍」置於廳桌上,可辟邪,可斬鬼魅。
用「黃飛虎偶」、「蚩尤偶」、「鴟尾脊」置於屋脊上,可驅邪、鎮災、辟火。
用「麒麟牌」、「獅牌」、「虎牌」、「八仙綵」、「八卦牌」、「北帝符」、「玄天皂旗」安在門上,代表瑞泰的意思,可辟邪、鎮宅。
THẠCH CẢM ĐƯƠNG
*Quan niệm về 「Thái Sơn Thạch Cảm Đương 」(đá núi Thái Sơn ngăn chận mạnh mẽ) đã có từ thời đại nhà Nguyên, được lưu hành khá phổ biến.
Người xưa cho rằng, Thái Sơn là đứng đầu ngũ nhạc, Thần Đông Nhạc của Thái Sơn là vị quản lý tất cả yêu ma quỉ quái trên trần gian. Đồng thời, Thái Sơn cũng ở ngôi vị trên cao nhất, thống trị tất cả các núi lớn nhỏ khác. Những vị đế vương thời cổ đại làm lễ “tế trời” trong thể tại đó, nên phong cho danh hiệu “Thái Sơn” (núi lớn nhất) đã thần thánh hóa ngọn núi nầy.
-Từ đó, mọi người đều tin tưởng rằng, “đá” của Thái Sơn có năng lực vô cùng to lớn, có thể hóa giải, trừ khử mọi tà ma ám khí, mang lại sự hanh thông cho con người ở khu vực đó. Nhưng việc tạo hình và di chuyển khối đá lớn của Thái Sơn đến vị trí ấy, có thể làm cho “đá Thái Sơn” bị tổn thương, vừa tốn công sức vừa bị mất năng lực thần thánh của nó, cho nên, đơn giản hóa bằng cách , khắc ba chữ “THẠCH CẢM ĐƯƠNG” trên tấm đá, rồi an trí ở chỗ cần là được rồi.
*Theo truyền thuyết, Thạch Cảm Đương là vị thần “đại lực”, có năng lực bắt quỉ trừ tà, đuổi ma phá ác. Cho nên, trước nhà có tấm bia đá “Thạch Cảm Đương” là tránh khỏi mọi thứ tác hại của tà ma quỉ quái. Dân gian còn tôn xưng Thạch Cảm Đương là “Thạch Tướng Quân” bởi muốn nói lên tính hùng mạnh và can đảm của Thần. Từ đó, Thạch Cảm Đương chứa đựng nhiều màu sắc thần bí , vừa là thần vật trấn yểm, thần vật giải trừ tai nạn, ban cho sức mạnh v.v…
*Trong sách “Chuyết Canh Thái” có viết :- “Người nay cho rằng, trước cửa nhà là địa điểm tập trung trăm ngàn cầu đường tụ hội về, manh nhiều ác khí đến. Do dó, để hóa giải ác khí nầy, thì hoặc là tạo hình một tượng nhỏ Tướng Quân bằng đá, hoặc chôn một tấm đá nhỏ, trên khắc ba chữ Thạch Cảm Đương để trấn yểm hung khí ấy”.
*Sử Du đời Tây Hán , trong sách “Cấp Tựu Chương” đã dựa vào cổ chú của Nhan Sư để giải thích ba chữ Thạch Cảm Đương như sau :-“Đời Vệ có Thạch Hài, Thạch Mãi, Thạch Ác, đời Trịnh có Thạch Chế, đời Chu có Thạch Tốc, đời Tề có những nhánh họ Thạch … đều là những người họ Thạch có sức mạnh vô địch, dám đương đầu với mọi lực lượng khác. Như vậy, ý tứ trong ba chữ Thạch Cảm Đương là muốn nói đến sức mạnh vô địch, xua đuổi hết mọi tật bệnh, tai nạn, tà khí v.v…, đem lại sự bình an may mắn cho gia đình. Thần của xã tắc tức là thần của bốn phương, cho nên tất cả làng mạc nông thôn Trung Quốc đều có bia đá nầy, không cần biết là có hay không trong “sách cúng tế”.
Các đường sá hoặc con hẻm ở nông thôn và nhất là thành thị, nhà cửa được xây dựng nhiều kiểu vẻ, nhiều thời điểm khác nhau, tạo thành những thế trực xung hoặc góc cạnh nhọn đâm vào nhà ở. Theo các nhà phong thủy cho rằng, hình thế như vậy là không tốt cho người trong nhà, tập tục thì cho rằng có nhiều âm khí tụ tập, là nơi phát sinh ra quỉ mị… tạo kết quả không tốt cho nhà cửa hoặc khu vực đó. Vì thế, nhiều nơi tạo lập bia đá Thạch Cảm Đương để trấ yểm hóa giải nhược điểm nầy.
*Mặt khác, tín ngưỡng Thạch Cảm Đương không phải hoàn toàn là sự mê tín, mà nó nói lên tinh thần “khắc phục khó khăn gian khổ, chống chỏi lại sự đàn áp của thiên nhiên” mà thành hình “mô- túyp” độc đáo này.
*Thạch Cảm Đương thường thấy xuất hiện ở:-
-trước cửa nhà
-đường giao thông quan trọng
-trên đỉnh núi
-các đầu hẽm ở thành phố
-các hồ ao
-các ngã ba ngã tư
-dầu cầu
-bờ biển …
Như vậy, năng lực của Thạch Cảm Đương đã mở ra rất rộng rãi, thêm nhiều chức năng như :- trấn yêu, đuổi tà, khắc chế hung sát, trừ uế trược, ngừng gió, ngăn chết chóc…Cho nên , bia đá có thể đặt thêm ở ngoài vách, các góc nhà, góc đường, bốn phía của khu vực dân cư, cánh đồng vắng vẻ, cửa cảng tàu thuyền …
*Quan trọng nhất là khi một căn nhà bị “trực tiễn sát” (mũi tên bắn thẳng) thì cách hóa giải hữu hiệu nhất là , đặt bia đá Thạch Cảm Đương ngay trước cửa, hoặc trên bức tường ngay chỗ bị xung, để hóa giải sát khí.
Bên cạnh Thạch Cảm Đương, người ta còn có lối xây cất rất đặc biệt nữa là, ở ngay đầu tường đi vào con hẽm, xây một “Miếu Thổ Địa” hoặc “Tượng Tứ Châu Phật” cũng có khả năng trấn yểm, hóa giải hung sát cho toàn bộ cư dân trong hẽm.
*Về chữ ghi trong bia đá thì có :- Thạch Cảm Đương, Thái Sơn Thạch Cảm Đương (hai loại , chữ Thái (太) nghĩa là lớn và chữ Thái (泰)nghĩa là bình yên), Trấn tà Thạch Cảm Đương, Phục Ma Thạch Cảm Đương, An Toàn Thạch Cảm Đương, Lỗ Ban Tác Dụng Thái Sơn Thạch Cảm Đương, Thái Sơn Thạch Cảm Đương Chỉ Phong Chế Sát( ngừng gió), Thái Cực Phước Lộc Thọ Toàn Phách Uế Thạch Cảm Đương Chế Sát .
*Việc cúng tế Thạch Cảm Đương có nguồn gốc từ thời Huỳnh Đế. Theo truyền thuyết , khi vua Huỳnh Đế đánh nhau với Xuy Vưu, thì hắn có đầu sừng dữ tợn, sức mạnh vô địch, cuồng vọng lớn lao, dưới mắt không người. Một hôm, hắn leo lên đỉnh núi Thái Sơn, hô to “Có ai trong thiên hạ dám đương đầu với ta chăng ?”. Nữ Oa Nương Nương thấy hắn quá ngạo mạn vô lễ, trong tâm muốn trừng trị hắn một phen, nên luyện thành một tấm bia đá, trên có khắc năm chữ “Thái Sơn Thạch Cảm Đương” (đá Thái Sơn dám đương đầu), giúp Huỳnh Đế dùng tấm bia ấy phá vỡ thần lực của Xuy Vưu, khiến hắn hoảng sợ bỏ chạy mất. Sau đó, Huỳnh Đế ban truyền trong dân gian thiết lập bia đá khắc “Thái Sơn Thạch Cảm Đương” chôn ở khắp nơi, Xuy Vưu đến đâu cũng trông thấy mà lánh xa, sau hắn bị bất ở Trác Lộc.
Dân gian nương theo điển tích nầy mà thành lập bia đá Thạch Cảm Đương đặt trước cửa nhà hoặc ngã ba bị xung để hóa giải âm tà trực xung vào nhà mình.
*Có một truyền thuyết khác, nói rằng dưới chân núi Thái Sơn có một dũng sĩ họ Thạch tên là Cảm Đương, hay trừ yêu quái tà ma, giúp đỡ dân chúng quanh vùng, danh tiếng nổi lên rất xa. Ngày nọ, có nhà họ Trương ở Trấn Đại Vấn Khẩu, phía nam Thái An. Ông ta có người con gái tuổi vừa đôi tám (16 tuổi), bị yêu khí bám vào người lên cơn điên khùng, đã nhờ nhiều danh y chữa trị mà không khỏi. Sau cùng cậy nhờ Thạch Cảm Đương đến giúp, yêu quái mới chạy trốn về Phước Kiến. Nơi đây, có một nông dân trông thấy, lại thỉnh Thạch Cảm Đương đến đuổi đi, yêu quái lại chạy về hướng Đông Bắc. Lúc ấy, ở đó có một cô gái cũng bệnh tương tự, gia đình đến thỉnh Thạch Cảm Đương trị giúp. Thạch Cảm Đương suy nghĩ, “ con yêu quái nầy bị ta đuổi chạy khắp nơi từ Nam chí Bắc, chẳng lẽ mình cứ đuổi theo nó mãi sao, chuyện ấy mất công sức nhiều quá.Thôi thì, đá núi Thái Sơn có rất nhiều, chi bằng ta lấy những tấm đá nầy, khắc vào đó tên địa phương cùng với hàng chữ “Thái Sơn Thạch Cảm Đương”, rồi đưa cho họ đem về đặt ở cửa nhà, thì yêu quái chắc không dám mò tới”. Nghĩ rồi, thực hiện theo ý đó, kết quả rất tốt. Câu chuyện nầy được truyền tụng khắp nơi, từ đó hình thành tập quán nơi nào cũng có đặt bia Thạch Cảm Đương để phòng trừ tà ma yêu quái.
*Đời Hán Nguyên Đế, Sử Du làm sách học cho nhi đồng tên là “Cấp Tựu Thiên”, trong chương thứ hai có câu “Thạch Cảm Đương…” rồi.
-Đời Đường xuất hiện hình thức bia đá ghi chữ Thạch Cảm Đương. Năm Đại Lịch thứ năm đời Đường có tấm bia đá, trên ghi :- “Thạch Cảm Đương, trấn bá quỉ, áp tai ương. Quan lợi phước, bá tánh khang, phong giáo thịnh, lễ nhạc trương” (Thạch Cảm Đương, trấn trăm quỉ, giải tai ương, quan được phước, dân được an, đạo đức thịnh, lễ nhạc hưng).
-Đời Tống, Thanh Thần trong tập sách “Kế Cổ tùng biên” có viết :- “ Nhà dân trong xóm ấp, nếu bị đường sá đâm thẳng vào, phải tạo một thạch tượng hoặc dùng một tấm đá, trên khắc chữ Thạch Cảm Đương để trấn yếm”.
*Như vậy, ta thấy rõ quá trình hình thành từ việc thần hoá núi Thái Sơn lên làm đầu ngũ nhạc, trở thành ngọn núi thần. Rồi Thần núi Thái Sơn có năng lực to lớn, hàng phục yêu quái ma quỉ. Kế đó tiến dần đến tập tục bia đá ghi Thái Sơn Thạch Cảm Đương …
*Muốn tạo bia Thạch Cảm Đương thì phải chọn sau tiết Đông Chí (khoảng cuối tháng 11 âm lịch) vào các ngày sau :- Giáp Thìn, Bính Thìn, Mậu Thìn, Canh Thìn, Nhâm Thìn hay Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm Dần để khởi công, ý nói là chọn ngày “Long Hổ Nhật” mới tốt. Phải làm cho xong trước đêm giao thừa, dùng giờ Dần sắm bày lễ vật “bộ tam sênh” (tam sanh) để cúng vái Đất Đai rồi chôn tấm bia nơi cần đặt. Lúc làm không để người ngoài thấy, mới có hiệu quả tốt.
-Vì chất đá quá thô cứng sù sì, không thể chạm khắc nhiều và tỉ mĩ được, nên đơn giản hóa khắc ba chữ “Thạch Cảm Đương” là đủ. Nếu có khả năng, có thể trang trí khắc thêm những hình thức trừ tà khác như :- đầu cọp, hình bát quái đồ, hoặc tạc đầu tượng đá thành hình đầu sư tử v.v…càng tốt.
*Ngày xưa chế tạo Thạch Cảm Đương theo kích cỡ cao bốn thước tám tấc (thước Tàu = 0, 42 cm) , ngang một thước hai tấc, dày bốn tấc. Chôn sâu tám tấc, còn lại chiều cao thực là bốn thước. Về sau nầy cho đến nay, tùy theo khả năng mà làm lớn nhỏ cũng được.
*Tóm lại, những trường hợp sau cần phải đặt bia đá để hóa giải ác khí :-
-cần hóa giải hung sát bị đường sá đâm thẳng vào nhà ở, khắc chữ “Thái Sơn Thạch Cảm Đương”. Hoặc dùng tấm ván bằng cây bách cao hai tấc, dùng chu sa viết bốn chữ “Lỗ Ban Tác Dụng” rồi treo ở trung đường ngôi nhà, cũng hóa giải tốt.
-nhà có đình, chùa, miếu, phủ xung chiếu, đại hung, dựng bia đá trên viết hai chữ “Ngọc Thanh” bằng chu (châu) sa để hóa giải. (hoặc hai chữ Nhiếp Khí cũng được)
- Ngay trước cửa nhà có đỉnh núi, là phạm vào bị đạo tặc, dùng bốn khối đá trên có viết hai chữ “Ngọc Đế” bằng chu sa , trấn yểm bốn phương nhà để hóa giải.
-Nhà ở trước chùa sau Miếu, chủ về người trong nhà dâm loạn, hóa giải bằng cách viết trên khối đá bốn chữ “Thiên Bồng Thánh Hậu” đặt ở trong sân nhà.
-Phàm nhà ở phạm “quỉ tiễn” (mũi tên quỉ) xung thẳng, dùng khối đá viết hai chữ “Lôi Sát” để hóa giải.
-Nhà bị cây đòn dông nhà đối diện đâm vào, dùng khối đá viết hai chữ “Càn Nguyên” để hóa giải.
-“Lưỡng môn đối diện, chủ gia bất hòa” , dùng khối đá viết bốn chữ “Càn Cương Mậu Kỷ” để hóa giải.
-Phòng ngủ bị xung chiếu, dùng khối đá viết hai chữ “Thiên Thông” để hóa giải.
-Phàm cất nhà phạm phương Thái Tuế, dùng một trăm cân (Tàu) đá đỏ để chôn vào phương bị phạm để hóa giải. Rồi dùng một thăng (lít Tàu) “Thiên Đức Thổ” (đất Thiên Đức) và một thăng “Thái Tuế Thổ” (đất Thái Tuế) năn thành “tượng người bằng đất” đem cúng vào miếu thờ thì hóa giải rất tốt.
-Lỡ không biết dùng nhầm vật liệu cây gỗ của Đình Miếu để làm vật dụng nhà mình, không tốt, dùng chu sa viết hai chữ “Kim Cương” trên món đồ đó để hóa giải.
-Trên cổng nhà, đặt tượng “kỳ lân” chủ sanh quí tử.
-Dùng tượng “Bát Quái Đồ”, “Ảnh Tượng Chung Quỳ”, “Kiếm Thất Tinh” treo ở trước cửa để trừ tà phá ác, trấn yểm quỉ mị.
-Dùng các ảnh tượng “Vợ chồng Hoàng Phi Hổ” hay “Vợ chồng Xuy Vưu”, tượng “Chi Vĩ Tích” đặt ở nóc mái nhà dể trừ tà, tiêu tai, tránh hỏa hoạn.
-Dùng các ảnh tượng như :- Kỳ Lân, Sư Tử, Hổ Thần, Bát Tiên, Bát Quái Đồ, Bắc Đế Phù, Huyền Thiên Tạo Kỳ (cờ Huyền Thiên) treo phía trên cửa, tượng trưng cho sự an lành , trừ tà ma, trấn trạch bình an.
*Nhược Thủy dịch
(từ http://www.fushantang.com)
*PHỤ LỤC
THÁI SƠN THẠCH CẢM ĐƯƠNG
(Bán ở Hà Nội)
... Giữa trăm nghìn chuyện xảy ra thường ngày trong cơn lốc của cơ chế thị trường thời "thả cửa" - thả nổi mọi quan niệm đạo đức truyền thống, bản sắc văn hóa cũng như phong tục là bên cạnh cơn sốt đất, nhà sốt, một xây dựng nhà cửa đô thị, sáng sáng của người Hà Nội là cơn sốt ... dựng các tấm bia đá trong nhà, ngoài sân, vỉa hè, lòng đường vách tường, góc bếp dòng Trên tấm. đá có khắc chữ "Thái Sơn Thạch Cảm Đương" (hiểu nôm na dân dã có nghĩa là Thần Núi Thái Sơn đang trấn giữ ở đây) Thôi thì. đủ hình, đủ dạng, đủ vẻ, tấm lớn, tấm nhỏ, tấm vuông, tấm vật , tấm cao, tấm thấp, dài, ngắn, dày, mỏng, trang trí hoa văn khác nhau, rất chi là ... phản phong mỹ tục Vì tò. mò, trong tôi bữa tiệc tân gia khánh thành ngôi nhà mới ba tầng có hỏi một gia chủ ở gần khu vực chợ Bưởi (quận Tây Hồ):- Cụ chôn tấm đá này để làm gì, thưa cụ?
Ông ta huỵch luôn toét:
- Dấu chấm, thế mà cũng hỏi, để trừ hậu họa, biến hung thành cát chứ sao Ngày xưa khi xây chùa Một Cột,? Dựng ngọn Tháp Bút, vua tôi nhà Trần chả phải chôn tấm đá Thái Sơn dưới chân ngọn Tháp Bút đó sao Chính nhờ thần. núi Thái Sơn trấn giũ mà hàng nghìn năm, qua bao chấn động biến thiên của lịch sử, hết kháng Nhật, địch Thanh, đánh Mỹ, đuổi Pháp vv ... chùa có hề hàn gì đâu? khi Trọng bao nhiêu chiến chùa trong cả nước bị tàn phá tan hoang.
Tìm hiểu hóa ra ông ta là người Việt gốc Hoa, gia đình ông xưa kia từng có 9 cửa hàng trên đất Trung Hòa Vì người cha sa đà nghiện hút,. Gái gú, cờ bạc mà mất trắng, ông ta phải theo mẹ lưu lạc sang Việt Nam từ năm 8,9 tuổi, làm đủ nghề, cuối cùng dừng lại ở nghề bán phở. Bốn con trai, gái một con, chỉ còn cậu út ngoài 30 chưa lấy vợ chịu, còn tái dâu nhà ông đều ăn nên làm ra, nhà nào cũng xây biệt thự - cũng có một tấm Thái Sơn Thạch Cảm Đương như vậy. Ông bảo, trước khi sang Việt Nam mẹ ông lởm đã học được thuật này rồi truyền lại và ông luôn áp dụng triệt để.
- Theo bác, tại sao cứ phải là đá ở ngọn núi Thái Sơn, đá ở nơi khác thì sao? Không trấn giữ cho gia chủ được à?
- Vì Thái Sơn là anh cả của ngũ nhạc chứ sao. Ngũ nhạc gồm năm ngọn núi lớn Ngoài Thái Sơn còn Tung Sơn, Hòa Sơn, Hoành sơn, Hằng Sơn, cả năm ngọn cao vời với sung sung, ngút ngát này được. tạo ra là để trấn giữ đất trời.
- Ra vậy - tôi tỏ vẻ đồng tình.
Để chứng tỏ việc mình làm là có sở cứ khoa học, không mang yếu tố mê tín, dị đoan ông ta xềnh Xếch "lôi" tôi lên tận tầng ba, cách xa đám quan khách đang ngồi chén chú chén anh, chúc mừng gia chủ là cậu út chưa vợ ở tầng dưới, rồi đưa cho tôi xem một quyển sách nhau nhĩ, cáu bẩn, bạc phếch ghi la liệt các chú thích, trích đoạn, kim cổ, điển cố, sự tích mà người "hiện đại" như tôi chỉ ù Cạc Cạc như vịt nghe sấm Một đoạn. trong đó ghi: Sách Thái Bình quảng ký (quyển 99) viết: Thái Sơn ma quỷ trừ, ngoài ra bia đá còn chống đường đi xung nhà với. Trong trường hợp nhà ở đối diện ngã ba đường hình chữ đinh, hoặc xúc phạm đến những thế đất cắm như hổ khẩu (mồm hổ) hổ vĩ (đuôi hổ), thái tuệ thì dùng đá Thái Sơn trừ tà. Với những trường hợp âm Trạch có triệu trứng hung họa nghiêm trọng xảy ra như thế này phải yếm đất bằng cách chôn bia đá Thái Sơn Thạch Cảm Đương nặng 50 đến 100 cân, cao 4 thước 8 tác, rộng một thước 2 dày tác 4 tác. Đá chôn sâu 8 tác vào giờ Dần.
Lật dở trang khác, tôi để ý một đoạn đánh dấu sao bên ngoài: Sách phong thủy kinh Lỗ Ban cho rằng đường cái đâm thẳng vào nhà là Điềm rất xấu, như thể mũi tên vô hình đâm thẳng vào ngực vậy, hết sức bất lợi cho gia chủ. Do vậy phải hóa giải bằng cách dùng bia đá Thái Sơn Thạch Cảm Đương cao 5 xích (khoảng 1,65 met) chôn sâu trước cửa, bí quá thì nhờ người viết hoặc vẽ hình Sơn Hải Trấn (gồm ba hòn đá) treo trước cửa.
Rời mắt khỏi trang sách tôi trầm ngâm:
- Nghĩa là chính tay bác đã từng chôn các tấm bia Thái Sơn Thạch Cảm Đương này cho một số gia đình ở Hà Nội?
- Tất nhiên, không phải chỉ ở Hà Nội, mà còn ở một vài tỉnh lẻ nữa, ở đâu tín nhiệm là tôi đi.
Liệu bác có nhớ chính xác là bao nhiêu không?
- Hàng trăm cái, nhớ làm sao được, chỉ thằng cả nhà tôi - xin lỗi chị không được viết tên bố con tôi đâu đấy nhớ - Vâng thằng Lê Tấn Hùng mới theo bố khoảng 3 được chôn năm chừng 100 cái, riêng ở Hà Nội là 60 cái.
- Nghĩa là dưới con mắt mọi người, hai cha con bác là thầy địa lý?
-Thầy bà gì đâu? Chẳng qua là người am hiểu về thuật phong thủy thôi, như kiểu lớp học bình dân học vụ xóa mù ngày xưa, người biết thì bảo người chưa biết ấy mà Có đổi hỏi. Tiền nong, cơm gà cá gỏi gì đâu, mình giúp vô tư Gia chủ. bồi dưỡng chi trả công lao, ân xá thế nào cũng được, keo kì kèo là mất thiêng.
Thưa bác - tôi cật vấn. Nguồn gốc đá có đúng là từ núi Thái Sơn không Hay là qua? Tất cả các cửa hàng làm đồ đá ở Hà Nội đều lấy đá từ Ngũ hành Sơn (Đà Nẵng), khu vực Chùa Thầy, Tam Đảo, Ba Vì (Hà Nội 2) tức Hà Tây cũ hay Hòa Bình, Quảng Ninh ... ở Việt Nam rồi khắc chữ bán cho khách?
Ông ta trầm ngâm:
- Sở dĩ tôi bỏ Quang Liên mấy năm là vì điều ấy đấy, trước đã nhận lời giúp ai giúp tôi phải đến đầu đến đũa, nghĩa là nói có sách, mach có chứng theo đúng lời cổ nhân dạy Vì vậy mỗi lần ". khăn áo gió đưa "cả tuần hoặc nửa tháng ăn đậu nằm chờ ở tận cửa khẩu Lạng Sơn để tìm được nguồn đá của Trung Quốc mang sang, đúng kích, cỡ quy định, tiêu chuẩn về tuổi đá, chất đá, núi đá, mới về khuẩn lặng lẽ Sau mấy đứa con nhà tôi la quá trời, quá đất, tôi đành tặc lưỡi xuôi Bường Thôi thì. tùy gia chủ muốn kiếm ở đâu, đá gì cũng được, miễn là họ có lòng thành, chứ chôn. đá Thái Sơn đâu phải tùy tiện, chôn ở đâu, chôn thế nào cũng được Muốn trấn., muốn thiêng, phải đúng kích cỡ đá, có thầy địa lý "hô thần nhập tượng" ấy chứ.
- Bác có thể kể về vài cái cụ thể đã làm ở Hà Nội mình được không?
- Thì tòa nhà 6 tầng của công ty trách nhiệm hữu hạn ở ngã 5 Bà Triệu - Nguyễn Du, chôn cùng với biển quảng cáo to tướng đấy, ai đi qua chả thấy, rồi nhà ở phố Vạn Phúc ngay sau đại sứ quán Thụy Điển chôn liền hai tấm, nhưng không chôn trước cửa mà gắn trực tiếp vào tường, chỉ cho nổi mặt ngoài của nhà bia Hay có thể ở phố Hàng Bông cũng chôn bia này., tấm để gắn trước cổng, tấm nhỏ gắn ở góc tường sát ngã ba đường, và cửa hàng ở phố Kim Mã cạnh nhà sách Tiền Phong cùng bao nhiêu ngôi nhà hiện đại lớn nhỏ khác ... Không biết thì thôi, biết là nhờ người tìm thầy, mua đá để chôn, nhằm mục đích trừ tà, giữ yên ổn cho mảnh đất của mình ...
Nghe ông ta nói tôi cứ có linh cảm rằng sở dĩ Hà Nội tìm thấy mình "Thăng Long thành hoài cổ" là do người xưa không biết tận dụng việc chôn đá Thái Sơn này nên đình chùa, Miếu mạo, rồi cả một góc thành mới đổ lên như vậy Cả hàng nghìn ngôi chùa lớn nhỏ của Việt Nam. trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và pháp, bị tàn phá vô tội vạ (tất nhiên địch phá thì ít, mà ta đập thì nhiều) đặc biệt là cả một vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay - vốn là đất vua ở, Tiên chơi, Phật đến - với các địa danh cổ một thời còn tồn tại đến bây giờ như "Nhà nghỉ suối hoa", "đường Nguyên Phi Ý Lan, huyện Tiên du, chùa Phật tích, đền Bát đô vv ", một vùng huyền sử đẹp như mơ với với tổng số 251 xã mà có tới 219 xã có bóng dáng đền đài, chùa chiến ... chỉ vì trong khi xây dựng, không chôn đá Thái Sơn Thạch Cảm Đương trở nên thành xơ xác hoang phế, số còn lại đếm trên đầu ngón tay.
Được sự ủy thác giới thiệu của ông, tôi tìm đến cửa hàng đá ở nhà chị Thủy phố hàng Bạc - một trong những phố cổ của Hà Nội, được xem là "dịch vụ rẻ, mẫu mã chất lượng cao, phục vụ chu đáo "đồng thời là nguồn cung cấp bia đá chủ yếu cho Hà Nội, trong cả có mặt hàng" Thái Sơn "này.
Chị Thủy niềm nở tiếp:
- Ôi dao, trước họa hoàn lắm mới có người đặt hàng hỏi mua, nghe có vẻ thâm u, huyền bí lắm ... Từ năm 2000 trở lại đây, người ta kéo đến, sáng sáng đặt, tháng nào cũng dăm bảy chiếc , nhiều khi bận làm bia đá theo hợp đồng gấp cho những gia đình có người thân bị mất, làm không xong còn phải giới thiệu sang các bên cạnh cửa hàng. Nói chung đất nào chả có ruồi bầu, chả cứ dãy phố này mà khắp các cửa hàng khắc đá trong Hà Nội đều có người tìm đến theo sự chỉ dẫn của các thầy Bon chị. cũng chỉ vì "một vốn bốn lời" làm thôi mà, phục vụ nhân dân là chính, còn lấy lãi là .. căn bản. mà em. Nào có biết mô tê gì về nguồn gốc, sự tích, ý nghĩa của việc khắc đá, chôn bia này đâu?
Lượn hết cả chức cửa hàng làm đồ đá ở cái phố ngắn ngui, bé xíu này, tôi đập mắt vào hàng trăm tấm bia đá Thái Sơn. Tưởng tôi là người mua hàng họ vã von cho xem mẫu mã các loại, rẻ nhất 150 nghìn - ngoài phiến đá mỏng, nhỉnh hơn lòng bàn tay, 5 chữ khắc trui trơ, không một chút trợ trạm hoa văn gì, còn đủ các loại từ ba trăm đến vài triệu khác. Đắt nhất là 3.600.000 đồng, cao 1 , 5 mét. Tất nhiên còn phụ thuộc vào kiểu dáng, mức độ trạm chổ, kỹ xảo, vi tinh ... Nguồn đá, cứ 8 đến 1 triệu đồng một khối, họ xẻ dọc xẻ ngang ra khoảng tấm chức, tùy đơn đặt hàng và túi tiền của khách, thời gian đặt lâu hay gấp? Thông thường mỗi cửa hàng ngầm "ăn dơ" với một vài thầy địa lý, ông thầy được gia chủ mời đến, là phán từ A đến Z, mua đá ở đâu, kích cỡ thế nào, giờ chôn, ngày nhập, cách hô vv cửa hàng nào càng thầy quen biết nhiều, càng mở rộng khả năng tiếp thị và lượng đặt hàng và được nhiều càng chỉ sơ. sơ một phố cổ Hà Nội mà đầu óc tôi đã rối tinh lên vì địa chỉ và tên các ông thầy, sự linh thiêng hay dở ... Ngoài ra còn mắc bệnh "cho vay thị" vì hàng chức, hàng trăm "vị thần Thái Sơn trấn giữ tại nơi đây, trong các gian hàng chơi chật, dài ngoan tối om sâu hun hút tận bên trong. Không biết đi đủ ba mươi sáu phố cổ, các quận, huyện còn lại của Hà Nội rồi 60 tỉnh thành trong cả nước còn loạn thị đến đâu nữa Thần ở đâu mà "mọc" nhanh đến thế, hơn cả nhưng.
Trên đường về thấy đám đông xum xịt ở đoạn đường Lạc Long Quân, phố Võng Thị, gần chợ Bưởi, tôi dừng xe lại xem, hóa ra người ta đang đặt tượng Thái Sơn để trấn giữ cho ngôi nhà ba tầng vừa xây kịp Hỏi bà. chủ nhà, người phốp pháp to béo:
- "Bác ơi, sao lại phải chôn đá trước cổng nhà như thế đây là biệt thự, nhà ở cơ mà, có phải đền thờ, Miếu mạo gì đâu?
Mặt đỏ bừng, bà ta té tát một chập đại để.: "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, nhà chị từ trên giời rơi xuống hay sao mà còn phải hỏi bây giờ ai xây nhà mà chẳng phải tìm thầy, tìm thợ, nhờ xem giờ, ngo đất ... Tiền tỉ, bạc vạn, đổ mồ hôi, sôi nước mắt, cả một đời cha, ba đời con, thắt lưng, buộc bụng, ăn chat hạt tiện, rau cháo măng mai mới có được chứ dễ đâu không nhờ thần trấn giữ hộ thì nước là trôi sông hết à? Thầy bảo thì mình làm, hoặc thấy những nhà bên cạnh mới làm chôn bia đá thì mình cũng nhờ họ giới thiệu mối lái mua đá về chôn ... mất thêm vài trăm nghìn mà trí yên, tâm tĩnh chả hơn à . Tiếc gì thì tiếc chứ tiền thần, tiền phật sao dám khinh suất.
- Nhưng thế đất nhà mình khác mà, đâu phải Khum Khum hình vó, chẳng nó thì ai, Thè lè lưỡi trai, chẳng ai ngoài nó như những nhà có thế đất thoai thoải ngoài bờ sông chuyên đặt mộ ông bà, tổ tiên khác - tôi trêu?
Bà ta dẩu môi bảo:
- Cứ "sáng lỏng" như chị chắc thần Thái Sơn suốt đời chẳng được đi đâu, chỉ ru ru ở ngũ nhạc mất .Thời buổi mở cửa bão động đầy trời này, cả thế giới còn lên mạng Internet tìm nhau,. Cũng phải cho các thầy đi đây, đi đó giúp người trần mắt thịt chứ?
Thì ra là vậy, bà ta thông tỏ, thương thần như thể thương thân thế thì đành chịu vậy, dù biết mười mươi là tấm đá cao cả mét rưỡi, dày bich bịch và nặng không dưới nửa tấn này đích thị là con cháu họ hàng đời thứ bao nhiêu của đá Thái Sơn ở Việt Nam nhất định chứ không phải ở núi Ngũ Nhạc. Nhưng thôi, bà ta làm theo phong trào mà voi đủ., chuột chủ cũng đú, khỉ hú, vượn trêu, kêu bác sĩ thú y, chim hót ... muôn hoa đua nở, muôn nhà đua nhau, biết làm sao được? Chỉ thấy buồn một điều là mỹ quan đô thị của Hà Nội mình quá kém Xây dựng ồ ạt chẳng gì có quy hoạch kiến trúc.. Mạnh ai nấy làm, tiền ai người đó xây . Hết cấu. trúc gô-tic của Pháp lại ban công chửa, mái chóp mái nhọn củ tỏi củ hành của Nhật, Mỹ, cả dấu tích của xứ Ăng co xo căm phu chưa tuyệt chủng cũng được dịp đại náo thiên cung Giờ lại. đến việc "đào mồ" chôn đá này. Nhà chật, ngõ hẹp lại chôn trước thì ngay cổng vào, chôn chìm nghỉm dưới nền đường chỉ hở năm chữ Thái Sơn Thạch Cảm Đương. Nhà chôn sau bí quá thì bậy đâu cũng dui, kể cả vỉa hè, lề đường, góc sân, chậu cảnh, chẳng kích cỡ quy định gì, miễn là kịp thời sửa chữa sai lầm cho một việc đã rồi trọt.
Qua khu vực Chùa Một Cột, tôi dựng xe dưới chân ngọn Bút Tháp - nơi Cao Bá Quát từng viết ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết giữa trời xanh) cũng là nơi bạn bè tôi chạy chơi, đuổi bắt khi còn bé tí , mỗi lần được bố mẹ cho vào chùa tham quan vãn cảnh, hoặc xem rùa vàng nổi lên giữa lòng hồ để tìm phiến đá Thái Sơn như lời thầy bảo, và khó khăn lắm mới tìm được, vì tấm bia đá tồn tại từ gần một nghìn năm nay nằm khiêm tốn, yên bình dưới chân ngọn tháp, chỉ cao, rộng hơn tấm bia đặt trước mộ của người bình thường một chút. Ngoài hàng chữ khắc trên đá mờ mit, lem nhem vì thời gian và năm tháng chẳng có chút khác biệt gì ... Vì thế nếu không nghe thầy nhắc tới tôi không hề biết đến nó, dù hàng ngày, hàng giờ vẫn đi đi, về về ở chỗ này Về đến. khu Đầm Trấu - đoạn đường Trần Khánh Dư , dẫn lên cầu Chương Dương, thấy những ngôi nhà cao tầng mới xây, các phiến đá mới dựng, mà buồn cho cái gọi là thuần phong mỹ tục của người Việt ta, Đành rằng "phú quý sinh lễ nghĩa", nhưng cái áo choàng đâu có nên làm thầy tu mà sao lắm áo, lắm kiểu, bạt mạng, biến báo, quái dị đến vậy. Cái áo vốn. là thứ vải bình thường vô tri vô nghia mà, Thầy tạo ra áo chứ áo đâu có tạo ra thầy? Việc chôn bia đá trước cửa, nhà quanh, được tường, ngoài đường cũng vậy quả là Thần ". vạn trạng biến thiên" thích nghi, trú ngụ đủ nơi, đủ chốn, phù hợp với mọi kích cỡ, dáng vẻ, không phân biệt cao, thấp, ngắn, dài, dày, mỏng, to, nhỏ gì. Ông người đặt đâu là thần nhập đấy, cấm có dám kêu ca gì.
Thật là việc lạ lùng, một lát đá mỏng vô tri vô giác cũng trở thành thần núi, mà lại là thần tit ở xứ sở Trung Hoa xa xôi kia ... Sao bây giờ lại tìm được Việt Nam này, thật loạn?
(Thăng Long Thành hoài cổ 12-8-2008)
(* Nguồn: - amthucdulich.wordpress.com).
Xin theo dõi tiếp BÀI 15, dienbatn giới thiệu.
Không có nhận xét nào
Đăng nhận xét