Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

THẦN THÁNH TRUNG HOA - NHƯỢC THỦY DỊCH . BÀI 2.

THẦN THÁNH TRUNG HOA Bản dịch của Nhược Thủy - dienbatn giới thiệu. LỜI NÓI ĐẦU : Đây là bản dịch rất công phu của Nhược Thủy trong trang Ho... thumbnail 1 summary
THẦN THÁNH TRUNG HOA
Bản dịch của Nhược Thủy - dienbatn giới thiệu.

LỜI NÓI ĐẦU : Đây là bản dịch rất công phu của Nhược Thủy trong trang Hoangthantai . Nay không còn thấy trang này hoạt động nữa. dienbatn chép lại vào đây để làm tư liệu . Mong bác Nhược Thủy cảm thông.
 THẦN THÁNH TRUNG HOA TẬP  I
Lời giới thiệu:- Nhận thấy từ trước đến nay, người Việt Nam chúng ta theo phong tục tập quán của người Trung Hoa, nên đã tin tưởng và thờ phụng rất nhiều vị Thánh, Thần giống như người Trung Hoa. Tài liệu giải thích về các Ngài thì quá ít và không có cơ sở khảo cứu , chỉ theo truyền khẩu nhiều hơn. Nay tôi xin cố gắng dịch những tài liệu nầy từ một Website có uy  tín và khảo cứu cẩn thận, xin kính tặng tất cả huynh đệ trong 4R-HTT. Nếu có chỗ nào sai sót, xin quí cao nhân hoan hỉ chỉ bảo cho (kèm theo nguyên tác  để quí vị dễ đối chiếu).
Xin thành thật cảm ơn quí huynh đệ.
Nhược Thủy
( Mùa Hạ năm Mậu Tí-2008).
5.TÂY  VƯƠNG  MẪU  hay  VƯƠNG MẪU NƯƠNG NƯƠNG .

王母娘娘

  王母娘娘,或稱瑤池金母、西王母、金母、金母元君、九靈大妙龜山金母。簡稱王母或西王母。俗姓侯,或曰楊,名回,字婉姈、或曰太虛。
  西王母的信仰在中國由來已久。《山海經‧西次三經》記載說:「西王母居住在玉山之山,其狀如人,豹尾虎齒而善嘯,蓬髮載勝,是司天之厲及五殘。」意思是說西王母大致像個人,形狀威猛,掌管災厲(瘟疫)和刑罰的怪物。另據「列仙全傳」所載:西王母是西華至妙之氣化生而成,與東王公分掌天下三界十方之男女仙籍,配位西方,其神格僅次於三清,十分崇高。
  西王母是匯集西華奇妙真氣,降誕於神州伊川的道教崇高女神,先居西方,德配坤元,主掌陰靈真氣,是洞陰至尊。瑤池金母仙居住於中國西方的巖山峻嶺之中,其第一座主奉廟宇於現今甘肅省川縣境內的回山。由此可見,瑤池金母仙居聖地應不出甘肅一帶。仙居聖域,非凡人所能達,因此古人難得一見瑤池金母之聖顏,關於金母仙貌裝束之描述,雍容華貴,凝重端庄。
  西王母居住在崑崙山上的懸圃裡,是一座空中花園,叫做「閬風」的苑中,一共有玉樓九層,左繞瑤池,右環翠水。有五名侍女,名「華林」、「媚蘭」、「青娥」、「瑤姬」與「玉卮」。王母有件寶物,是吃了能長生不老的仙桃(又稱蟠桃),此桃三千年開一次花,三千年結一次果,吃了可以增長壽命。王母娘娘每逢蟠桃成熟時,就會召集群仙,大開壽筵,稱為「瑤池集慶」。因此,民間遂以王母娘娘為長生不老的象徵。神話傳說中的嫦娥,就是偷吃了丈夫后羿弄來的西王母不死藥,而飛上月亮的。
  西王母掌管西方,舉凡天上或地上所有成仙之女子皆由她來治理,並與「東王公」共同統轄東西兩股元氣,化育天地,陶治萬物。
  而王母娘娘自稱為天帝的女兒,而天帝是皇天上帝的泛稱,據《禮曲禮集》解說青帝、赤帝、黃帝、白帝都稱天帝。
  《西王母傳》中提及金母與木工共理陰陽二氣,養育天地,陶均萬物,三界十方內得道之女仙,名籍皆歸其管轄。
  《列仙全傳》記載:『西王母即龜台金母也,係西華至妙洞陰之極尊,育化誕生於神州伊川,俗姓侯或楊,諱回,字婉,一字太虛』。
  《史記大苑傳略》記載:「西王母這古仙人,姓楊,或謂姓侯,名回,一為婉姈,居昆侖。」
  《道藏道跡經》記載:「王母上殿東西坐,著黃金褡辱,文采鮮明,光儀淑穆,帶靈飛大綬,腰佩分景之劍,頭上太華 ,戴太真晨纓之冠,履玄 鳳文之 ,觀之,年方三十許,修短得中,天姿 ,靈顏絕世,真靈人也」。
  《道藏三洞經》記載:「西王母者,太陰之元氣也,姓自然,字君思,下治昆侖,上治北斗」。列西王母為第四神仙,僅次于東王父。
  《雲笈七 》記載:「上聖白玉龜台九靈太真西王母」。
  在中國道書古籍中,多次記載西王母顯聖遺使下凡,曾經派她的徒弟九天玄女,幫助黃帝打敗蚩尤、授天下地圖予舜帝整治國家、遺二十三女雲華夫人下凡助大禹治水,而幸睹聖顏者,則有以孝聞名鄉里的舜帝、遊瑤池拜金母的周穆王以及好神仙之術的漢武帝等人。
  《穆天子傳》中:記有周穆王夢遊見西王母的故事,這時的西王母不是神,而是一位女王了。  
  《漢武帝內傳》載:「七月初七,王母降,自設天廚,以玉盤盛仙桃七顆,像鵝卵般大,圓形色青,王母贈帝四顆,自食三顆,帝食后留核准備種植,王母說這種桃三千年才能結果,中國地薄,無法種植。」這時的西王母已是一身帝后打扮的絕色佳人,她上殿接見數千神仙,儼若女仙領袖。
  東漢末,道教興起,推崇王母娘娘奉為尊神,將王母娘娘列為七聖之一,說她是道教第一大神元始天尊的女兒,三界十方女子登仙得道者,都是她的屬下。有的則視為元始天尊的母親,類似人間的皇太后,具有掌握宇宙的無上權力。許多地方祠祀的西王母,左右有六位夫人,有兩送子者、兩催生者、兩治瘟疹者,為仁慈、至尊的神明。
  王母娘娘與玉皇大帝結為夫妻,有如人間帝后。二人還生了七位女兒,其中小女兒七仙女私自下凡,與窮小伙董永「天仙配」的故事家喻戶曉。她還有個外孫女叫織女,與牛郎七夕鵲橋相會的故事,更是婦孺皆知。

  每逢農曆七月十八日為瑤池金母聖誕佳辰,仙界眾神都會親赴瑤池祝壽,由此可見金母神格之崇高。而該日王母廟的香火非常鼎盛.
*Dịch:-


VƯƠNG  MẪU    NƯƠNG  NƯƠNG .

Vương Mẫu Nương Nương  hoặc là Dao (Diêu) Trì Kim Mẫu, Tây Vương Mẫu, Kim Mẫu, Kim Mẫu Nguyên Quân, Cửu Linh Đại Diệu Quy Sơn Kim Mẫu, nói gọn là Vương Mẫu hay Kim Mẫu. Thế danh tính là họ HẦU (có nơi nói là DƯƠNG) tên HỒI, tự  UYỂN LINH , tên chữ là  THÁI  HƯ.
Tín  ngưỡng về Tây Vương Mẫu đã có từ lâu đời ở Trung Quốc. Trong phần “Quyển 3 nói về Khu vực phía Tây của Sơn Hải Kinh” đã nói:- “Tây Vương Mẫu cư trú tại núi Ngọc Sơn, hình tướng như người, có tướng lạ là đuôi beo răng cọp tiếng kêu rất to, tóc như cỏ bồng bay phủ. Là người coi về các chứng bệnh dịch  và ngũ tàn (5 thứ tai nạn làm tàn phế con người)”. Ý nghĩa đoạn nầy nói rằng Tây Vương Mẫu  là một con người đặc biệt nhìn giống như “quái vật”, có hình tướng uy mãnh, chưởng quản về các chứng bệnh ôn dịch và các tai nạn của con người.

*Riêng “Liệt Tiên Toàn Truyện” có ghi:-“ Tây Vương Mẫu  chính là những khí tinh hoa diệu mầu của phương Tây tạo thành, cùng với Đông Vương Công chia nhau giữ sổ sách tên tuổi các vị Tiên trong mười phương ba cõi, vị nầy ở hướng Tây, là vị thần ở gần Tam Thanh, có địa vị rất cao”.
Tây Vương Mẫu  là sự tập hợp những tinh khí kỳ diệu của khu vực hướng Tây tạo thành, là vị nữ thần được Đạo Giáo ở vùng Y Xuyên Thần Châu rất sùng bái. Hiện hữu trước tiên ở khu vực phương Tây, có cái đức là nguyên khí của Đất, chủ cai quản về chân khí âm linh, là vị chí tôn của “Thuần âm khí” vậy. Dao Trì Kim Mẫu cư trú trong những dãy núi cao đẹp đẽ ở phương Tây Trung Quốc. Ngôi Miếu Thờ Ngài đầu tiên hiện nay ở Hồi Sơn thuộc huyện Xuyên của tỉnh Cam Túc. Từ đó cho thấy, thánh địa trước tiên của Dao Trì Kim Mẫu không ngoài dãy núi Cam Túc . Khu vực nầy người phàm không thể đến được, cho nên từ xưa đến nay chưa ai trông thấy được tôn nhan của Ngài, chỉ theo lời diễn tả của Trang Thúc là dung mạo của  Kim Mẫu tươi đẹp như hoa, đoan trang tôn quí.
Chỗ ở của Tây Vương Mẫu  là Vườn Treo của núi Côn Lôn, đây là một hoa viên gọi là “Lang Phong”, có chín tần lầu ngọc, tả hữu có ao tiên nước xanh biếc vây quanh. Ngài có năm người thị nữ tên là “Hoa Lâm”, “Mỵ Lan”, “Thanh Nga”, “Dao Cơ” và “Ngọc Chi”. Tây Vương Mẫu  có một bảo vật quí hiếm ăn nó thì được trường sanh bất lão tên là “quả đào tiên” (còn gọi là bàn đào)  . Loại đào nầy, cứ ba ngàn năm mới trổ hoa, ba ngàn năm nữa mới kết trái, ăn vào thì tuổi thọ kéo dài. Khi đào đã chín, Vương Mẫu Nương Nương  thường triệu tập các vị thần tiên mở ra bửa tiệc chúc thọ  gọi là “Dao Trì Tập Khách” để chiêu đãi . Do đó, nhân gian hiểu rằng Tây Vương Mẫu  là tượng trưng cho sự trường sinh bất tử . Trong câu chuyện thần thoại nói về Thường Nga (Hằng Nga) có nhắc đến việc nàng ăn cắp thuốc bất tử của chồng là Hậu Nghệ để uống sau đó bay lên cung trăng là do vào niềm tin bất tử vào Tây Vương Mẫu  vậy.

Tây Vương Mẫu  chưởng quản phương Tây, là người quản lý sổ sách các vị tu hành ở cõi trên hoặc cõi dưới, có được chứng quả Tiên hay không. Ngài cùng với Đông Vương Công là hai vị hiện thành do nguyên khí từ ngàn xưa của Đông Tây tạo nên, để nuôi dưỡng trời đất, cai quản muôn vật. Tây Vương Mẫu  tự xưng là con gái của Thiên Đế, mà danh từ Thiên Đế lại do Huyền Thiên Thượng Đế tiếm xưng, thực ra thì trong “Lễ khúc lễ tập” nói rằng cả bốn  vị Thanh Đế, Xích Đế, Huỳnh Đế và Bạch Đế mới là Thiên Đế .



*Còn trong “ Tây Vương Mẫu  truyện” thì nói rằng Kim Mẫu cùng với Mộc Công hợp hai khí âm dương để nuôi lớn trời đất, sinh sôi nẩy nở muôn vật, những tiên nữ đắc đạo trong mười phương ba cõi đều do Ngài quản hạt”.
*Trong “Liệt tiên toàn truyện” có ghi :- Tây Vương Mẫu  tức là Quy Đài Kim Mẫu, là bậc chí tôn của khí tinh diệu thuần âm phương Tây tạo thành. Hóa sanh ở Y Xuyên của Thần Châu, họ Hầu (hoặc Dương) , tên Hồi, tự là Uyển , tên chữ là Thái Hư”.
* Sách “Sử ký đại uyển truyện lược” ghi:- “ Tây Vương Mẫu  là bậc Cổ Tiên, họ Hầu hay Dương , tên Hồi, tự Uyển Linh, ở núi Côn Lôn”. 
* Sách “Đạo Tạng Đạo Tích Kinh” chép:- “Điện của Ngài Tây Vương Mẫu  tọa Tây hướng Đông, vàng ròng làm đất, cảnh sắc sáng rỡ, dung mạo đoan trang uy kính, thắt  dây lưng Linh Phi, đeo gươm Phân cảnh. Trên đầu như hoa lớn, đội mão Thái Chân Thần Anh, trước ngực thêu chim phượng. Nhìn sơ qua tuổi ước chừng ba mươi, nhưng đó là do Ngài có phép “thâu ngắn tuổi” lại nên có nhan sắc linh diệu tuyệt thế, quả thật là Chân Linh Nhân vậy”.
* Sách “Đạo Tạng Tam Động Kinh” chép:- “Tây Vương Mẫu   là nguyên khí thuần âm tạo thành. Họ là Tự Nhiên, tên là Quân Tư, dưới cai quản Côn Lôn, trên trị vì Bắc Đẩu”. Sách nầy xếp Tây Vương Mẫu  vào hàng thần tiên thứ tư, bên cạnh có Đông Vương trợ giúp.
*Còn sách “Vân Thất Cấp” thì nói :- “Có một vị thánh gọi là Bạch Ngọc Quy Đài Thái Chân Tây Vương Mẫu  ”.
*Trong những đạo thư xưa của Trung Quốc, có rất nhiều đoạn nói về sự hiển thánh của Tây Vương Mẫu  . Như là:- Ngài đã từng phái đồ đệ là Cửu Thiên Huyền Nữ  xuống giúp cho Huỳnh Đế đánh bại giặc Xi Vưu, giao địa đồ thiên hạ cho vua Thuấn để trị an đất nước, cùng với hai mươi ba vị Vân Hoa Phu Nhân xuống phàm giúp vua Đại Vũ trị thủy (cứu nạn lụt lội) . Thánh nhan của Ngài là do  những người đã từng nhìn thấy Ngài như vua Thuấn , người nổi tiếng về hiếu thảo hay Hán Vũ Đế, vị vua cực kỳ  ham thích đạo thần tiên kể lại.

*Theo “Mục Thiên Tử Truyện”   có kể lại chuyện trước đây, Chu Mục Vương đã có lần nằm mộng thấy Tây Vương Mẫu, nhưng ở đây Kim Mẫu  chưa là thần, chỉ là một vị nữ vương thôi ”.



* Còn theo “Hán Vũ Đế nội truyện” ghi :- “Đêm mùng bảy tháng bảy, Vương Mẫu giáng trần, tự tổ chức bếp ăn của trời, có bàn bằng ngọc đựng bảy trái đào tiên, to bằng quả trứng ngỗng, hình tròn sắc xanh. Vương Mẫu tặng cho vua bốn trái đào, còn Ngài ăn ba trái. Nhà vua ăn xong, có ý để dành cho quần thần nếm thử, nhưng Vương Mẫu bảo rằng, đào nầy ba ngàn năm mới có trái, đất Trung Quốc phước mỏng, người thường không được ăn”. Khi ấy , hình tượng Vương Mẫu đã thành một vị vợ vua, nhan sắc tuyệt vời. Ngài ngồi trên điện mà tiếp kiến các thần tiên khác, đương nhiên trở thành lãnh tụ của nữ tiên.

*Cuối thời Đông Hán, Đạo Giáo thịnh hưng, suy tôn Ngài thành Vương Mẫu Nương Nương  , cho rằng Vương Mẫu Nương Nương  là vị thánh  hạng nhất trong bảy vị thánh, là vị Nguyên Thủy Thiên Tôn Nữ Nhi của Đạo Giáo . Tất cả người tu hành trong mười phương ba cõi đắc quả tiên đều là thuộc hạ của Ngài. Đó là nguyên nhân dẫn đến lòng tin Ngài là mẫu thân của Nguyên Thủy Thiên Tôn, nhân gian tôn xưng là Huỳnh Thái Hậu  vậy, Ngài có quyền lực vô hạn, cai quản khắp vũ trụ. Rất nhiều nơi thờ phụng đức Tây Vương Mẫu  với tả hữu có sáu vị phu nhân :- hai vị gọi là Tống Tử Phu Nhân, hai vị là Thôi Sinh Phu Nhân, hai vị Trị Ôn Chẩn (bệnh dịch và bệnh ban trái), tất cả đều có lòng nhân từ cứu giúp chúng sinh. Ngài chính là vị thần minh tối cao vậy.

*Trong truyền thuyết dân gian thì Vương Mẫu Nương Nương  cùng Ngọc Hoàng Thượng Đế kết làm vợ chồng như dưới trần gian có vua và hoàng hậu vậy. Trong truyện “Thiên tiên phối” (truyện có tính cách giáo dục con cái trong gia đình) thì hai  vị ấy  sanh được bảy người con gái, trong đó người con gái út lén trốn xuống phàm trần , kết duyên cùng một đầu bếp nghèo tên  Đổng Vĩnh. Ngoài ra, còn có chuyện hai vị có người cháu ngoại tên Chức Nữ, làm vợ của Ngưu Lang, dệt thành chuyện tình ướt át  “Bắt cầu ô thước đêm mùng bảy tháng bảy” mà mọi người đều biết.
Hàng năm , đến ngày mười tám tháng bảy là ngày thánh đản của Dao Trì Kim Mẫu , các thần ở Tiên giới đều đến Dao Trì Cung để chúc thọ Vương Mẫu. Từ đó, ai cũng biết được phẩm vị của Kim Mẫu là cực cao. 
Hiện nay, Miếu Thờ Kim Mẫu ở khắp nơi ngày đêm hương khói chẳng dứt.

*NHƯỢC THỦY dịch
 ( từ http://www.fushantang.com ).
5. TÂY VƯƠNG MẪU.
西 王 母

*西 王 母 的 來 歷 : 西 王 母 , 俗 稱 王 母 娘 娘 , 又 稱 西 姥 、 王 母 、 金 母 和 金 母 元 君 。 全 名 為 白 玉 龜 台 九 靈 太 真 金 母 元 君 、 白 玉 龜 台 九 鳳 太 真 西 王 母 或 太 靈 九 光 龜 台 金 母 元 君 。 西 王 母 之 名 最 初 見 於 《 山 海 經 》 。 「 西 」 指 方 位 , 「 王 母 」 即 神 名 。 西 王 母 由 混 沌 道 氣 中 西 華 至 妙 之 氣 結 氣 成 形 , 厥 姓 侯 氏 , 位 配 西 方 。 《 漢 武 帝 內 傳 》 稱 西 王 母 上 殿 時 , 「 著 黃 金 褡 孎 , 文 采 鮮 明 , 光 儀 淑 穆 , 帶 靈 飛 大 綬 , 腰 佩 分 景 之 劍 , 頭 上 太 華 髻 , 戴 太 真 晨 嬰 之 冠 , 履 玄 鐍 鳳 文 之 舄 。 視 之 可 年 三 十 許 , 修 短 得 中 , 天 姿 掩 藹 , 容 顏 絕 世 」 , 漢 武 帝 拜 受 西 王 母 之 教 命 。 《 山 海 經 》 中 言 西 王 母 人 身 虎 齒 , 豹 尾 蓬 頭 云 云 , 乃 西 王 母 使 者 西 方 白 虎 之 神 , 非 西 王 母 之 形 。 
*女 仙 之 宗 : 西 王 母 為 女 仙 之 宗 , 居 崑 崙 之 間 , 有 城 千 里 , 玉 樓 十 二 , 瓊 華 之 闕 , 光 碧 之 堂 , 九 層 元 室 , 紫 翠 丹 房 , 左 帶 瑤 池 , 右 環 翠 山 。 《 博 物 志 》 稱 , 瑤 池 有 桃 樹 , 「 三 千 年 一 生 實 」 。 天 上 天 下 、 三 界 十 方 , 女 子 得 道 登 仙 者 , 都 隸 屬 於 西 王 母 管 轄 。
*育 養 萬 物 : 元 始 天 尊 授 西 王 母 以 方 天 元 統 龜 山 九 光 之 籙 , 使 制 召 萬 靈 , 統 括 真 聖 , 監 盟 證 信 , 總 諸 天 之 羽 儀 , 監 上 聖 之 考 校 。 西 王 母 和 東 王 公 又 是 道 氣 陰 陽 之 父 母 , 共 理 二 氣 , 育 養 天 地 , 陶 鈞 萬 物 。 黃 帝 討 伐 蚩 尤 之 暴 時 , 蚩 尤 多 方 變 幻 , 呼 風 喚 雨 , 吹 煙 噴 霧 , 西 王 母 即 遣 九 天 玄 女 授 黃 帝 三 宮 五 意 、 陰 陽 之 略 , 太 乙 遁 甲 六 壬 步 斗 之 術 , 陰 符 之 機 , 靈 寶 五 符 五 勝 之 文 。 黃 帝 遂 克 蚩 尤 於 中 冀 。 虞 舜 即 位 後 , 西 王 母 又 遣 使 授 白 玉 環 、 白 玉 琯 及 地 圖 , 舜 即 將 黃 帝 的 九 州 擴 大 為 十 二 州 。
*奉 祀 : 《 漢 武 帝 內 傳 》 中 有 西 王 母 賜 三 千 年 結 果 之 蟠 桃 事 , 因 此 , 西 王 母 開 蟠 桃 會 的 故 事 深 入 人 心 。 道 教 和 民 間 一 直 將 西 王 母 作 為 長 壽 的 象 徵 , 以 西 王 母 作 為 金 籙 延 壽 道 場 的 主 神 。 每 逢 西 王 母 神 誕 之 日 , 一 說 是 三 月 初 三 日 , 一 說 是 七 月 十 八 日 , 道 教 徒 , 特 別 是 女 性 教 徒 常 聚 集 在 道 觀 內 , 為 西 王 母 建 祝 誕 道 場 , 同 時 祈 求 健 康 長 壽 。


*Dịch:-
Tây Vương  Mẫu

1.-Lai lịch Tây Vương Mẫu:-
Tây Vương Mẫu  , tục xưng là Vương Mẫu Nương Nương  , còn gọi là Tây Lão Mẫu, Vương Mẫu, Kim Mẫu và Kim Mẫu Nguyên Quân. Tên gọi đầy đủ của Ngài là “Bạch Ngọc Quy Đài Cửu Phượng Thái Chân Tây Vương Mẫu” hoặc là “Thái Linh Cửu Quang Quy Đài Kim Mẫu Nguyên Quân”.
*Danh hiệu Tây Vương Mẫu xuất hiện xưa nhất trong “Sơn Hải Kinh”. “Tây” chỉ phương vị, “Vương Mẫu” là thần danh. Tây Vương Mẫu  do tinh hoa chí diệu của khí thuần âm trong thời kỳ hỗn độn ngưng kết lại mà thành. Nói họ Hầu là vì có liên quan đến phương vị hướng Tây vậy.
*Trong “Hán Vũ Đế nội truyện” mô tả điện của Ngài là “xây dựng bằng vàng ròng, màu sắc rực rỡ, ánh kim quang chói mắt. Ngài thắt dây lưng Linh Phi, lưng mang gươm “Phân Cảnh”, đầu tươi như đóa hoa, đội mão “Thái Chân Thần Anh” , ngực thêu chim phượng. Mới nhìn , tưởng như tuổi chừng ba mươi  bởi vì Ngài có pháp rút tuổi. Ngài có phong thái thân thiết dễ mến, dung nhan tuyệt thế”. Hán Vũ Đế lạy nhận giáo mệnh của Ngài.
*Trong “Sơn Hải Kinh” thì diễn tả “Tây Vương Mẫu  là người có tướng lạ là đuôi beo răng cọp tiếng kêu rất to, tóc như cỏ bồng bay phủ v.v… Lại nói Tây Vương Mẫu  là “Thần Bạch Hổ” , sứ giả của Tây Phương. Hình ảnh đó không giống như hiện nay.

2.- Đứng đầu Nữ Tiên:- 

Tây Vương Mẫu  là vị đứng đầu nữ tiên, cư trú ở núi Côn Lôn, có thành trì dài ngàn dậm, mười hai lầu ngọc, có cung Quỳnh Hoa và nhà Quang Bích. Ngài ở trong tòa nhà chín tầng trong căn phòng Tử Thúy Đan. Bên trái có ao tiên Dao Trì , bên phải có núi cao Hoàn Thúy.
*Trong “Bác vật Chí” thì nói:- Cung Dao Trì có loại  đào tiên “ba ngàn năm mới có trái”. Ba cõi mười phương trên trời dưới trời tất cả người tu hành nam nữ khi đắc đạo thành tiên, đều thuộc dưới quyền của Ngài cả.

3.- Nuôi lớn muôn vật:- 

Nguyên Thủy Thiên Tôn   giao trách nhiệm cho Tây Vương Mẫu  ở núi Quy Sơn Cửu Quang  để  cai quản sổ sách công hạnh thành tiên của người tu, răn bảo dạy dỗ cho vạn linh, chứng nhận lòng thành của nhân gian, phân biệt tu hành chân giả  và kỷ luật của các Thánh, kiểm soát các kỳ thăng cấp chư Thánh.
Tây Vương Mẫu  cùng với Đông Vương Công là hợp hai khí âm dương lại thành cha mẹ để nuôi lớn vạn vật, sanh sôi nẩy nở muôn loài.
Khi Huỳnh Đế thảo phạt giặc loạn Xi Vưu  thì bị Xi Vưu có nhiều tài năng biến ảo, biết hô phong hoán vũ, nhả khói phun sương nên không thu phục nổi. Tây Vương Mẫu  đã sai Cửu Thiên Huyền Nữ đem dạy cho Huỳnh Đế những phép “tam cung ngũ ý, Pháp âm dương, Pháp Thái Ất Độn Giáp, Pháp Lục Nhâm Bộ Đẩu , cùng với những pháp Âm phù, cho những bảo bối “ngũ phù ngũ thắng” để  trợ chiến”. Nhờ đó mới thắng được giặc Xi Vưu . Khi vua Thuấn lên ngôi, Tây Vương Mẫu  dạy cho pháp sử dụng Bạch ngọc hoàn và Bạch ngọc quản, cùng với bản đồ đất đai lãnh thổ, mở rộng được đất nước có chín châu ở thời Huỳnh Đế trở thành mười hai châu.

4.- Cúng tế:-

Trong “Hán Vũ Đế nội truyện” có nói đến chuyện Tây Vương Mẫu  mở hội bàn đào để ban cho các Tiên loại đào “ba ngàn năm mới có trái” . Từ đó, câu chuyện “Hội Bàn Đào” của Tây Vương Mẫu đi sâu vào lòng nhân dân Trung Quốc . Trong Đạo Giáo cũng như ngoài dân gian đều công nhận hình tượng Tây Vương Mẫu  là “Vị Thần cao cả chủ về  sự  kéo dài tuổi thọ con người”.
Riêng về ngày thánh đản của Tây Vương Mẫu  thì có hai thuyết:-
-một nói là ngày mùng ba tháng ba âm lịch.
-một nói là ngày mười tám tháng bảy âm lịch.

Trong Đạo Giáo, đặc biệt là “nữ tín đồ”  thường tụ tập nơi đạo quán để thành tâm khấn lạy  Tây Vương Mẫu  , cầu xin cho được khỏe mạnh sống lâu.

*NHƯỢC  THỦY dịch
 (từ http://www.chinesefolklore.com)

6. CỬU  THIÊN  HUYỀN  NỮ .


九天玄女

  九天玄女,又叫九天娘娘、九天玄女娘娘,或簡稱媧皇、玄女,本是中國古代神話傳說中的女神,后為道教所信奉,成為女仙中著名的一位。
  所謂九天者,中央及八方也。所以九天乃四面八方的意思。換句話說,玄女就是天地間唯一的神女。在台灣鄉土神明的傳說里,九天玄女又稱連理媽,有大媽、二媽、三媽至九媽的九尊神像。還有一說,九天玄女即為女媧娘娘,尚等考証。
玄女顯靈
  《云笈七簽》及《九天玄女傳》記載,九天玄女為黃帝之師,聖母元君的弟子。當黃帝蚩尤作戰時,玄女下凡來,將兵符印劍交給黃帝,并為黃帝制造夔牛鼓八十面,打敗蚩尤。
  《水滸傳》中,宋江江州遇救后,又去接老父上山,不料被官兵知覺,倉皇中逃進還道村玄女廟。玄女娘娘顯靈,不僅救了宋江一命,還送他三卷天書,讓他替天行道。以后「宋江歸順了朝廷,領兵征遼時,被遼軍的“太已混天象陣”所困,宋江夜夢中得九天玄女傳授破陣之法,即以此法大破遼軍。
  書中的九天玄女娘娘是一位楚楚動人的女仙,但是她的原型卻是一個在鳥身上長著人腦袋的怪物,這就是玄鳥。在〈詩經〉中,記載著玄鳥是商人始祖的說法。《史記》中也說,殷商的祖先是其母吃了玄鳥蛋,懷孕而生。這是商族崇拜玄鳥圖騰的反映。
  這個玄鳥后來又化身為玄女,并被摻入了黃帝神話之中,成了黃帝的師父。相傳黃帝與蚩尤大戰,蚩尤呼風喚雨,吹煙噴霧,黃帝不能取勝。正在發愁之際,來了一位婦人,人首鳥形,說:「我是九天玄女,王母特派我授你戰法」。黃帝得了九天玄女傳授的戰法,遂大敗蚩尤。此時的玄女,雖尚未脫盡鳥形,但到底進了一步,成了一位救助急難,暗藏謀略的半人半禽女神。
  到了宋代的《云笈七簽》中,九天玄女則徹底人神化,完全脫掉了動物痕跡。書中專門有一篇《九天玄女傳》,寫她騎的是鳳凰,駕著彩云,穿的是九色彩翠華服,是一位專門扶持應命英雄,授以天書兵法的上界女仙──玄女娘娘。
  九天玄女的這一角色,大量出現在古典小說中,流傳較廣,影響較大的如宋元間編撰的《大宋宣和遣事》,明代四十四回本《三遂平妖傳》、清代《女仙外史》和《薛仁貴征東》等書,都有許多筆墨對九天玄女做了繪聲繪色的描摹。
賜福、賜子:
  有關九天玄女的傳說,因為是遠古的事,能有一麟半爪,已經是很珍貴的了,實上,就是這一麟半爪的可靠性,也是很成問題的事。九天玄女與其他娘娘合祀的時候,王母娘娘「特使」的身份已不明顯,她被人們賦予了賜福賜子的功能,雖然地位低了許多,但是在善男信女心目中卻更覺親切和崇高。
  九天玄女的祭典在九月九日,香燭業奉祀九天玄女為祖師。
*Dịch:-

Cửu Thiên Huyền Nữ
Cửu Thiên Huyền Nữ  còn gọi là Cửu Thiên Nương Nương , Cửu Thiên Huyền Nữ  Nương Nương  , hoặc nói gọn Oa Huỳnh, Huyền Nữ, là một vị nữ thần trong nững truyền thuyết thần thoại của Trung Quốc từ xưa, về sau được Đạo Giáo tin tưởng trở thành một vị nổi danh trong hàng nữ tiên.
Sở dĩ nói “cửu thiên” là ý nói tám phương và trung ương , cho nên cửu thiên là khắp nơi ,bốn mặt tám hướng đều có. Nói cách khác, Huyền Nữ là nữ thần duy nhất trong trời đất. Tại Đài Loan, ở những vùng nông thôn tin vào những truyền thuyết thần minh, thì Cửu Thiên Huyền Nữ  được gọi thân mật là “Mẹ”, gồm trên hết là Mẹ cả, Mẹ hai, Mẹ ba….đến Mẹ chín để chỉ chín vị thần tượng thờ phụng.
Còn có một thuyết cho rằng, Cửu Thiên Huyền Nữ  tức là Nữ Oa Nương Nương  , thuyết nầy còn phải xem xét lại.

1.- Sự hiển linh của Thần Nữ:- 

Trong 《Vân Cấp Thất Thiêm 》và 《Cửu Thiên Huyền Nữ truyện》có chép:- Cửu Thiên Huyền Nữ  là thầy của Huỳnh Đế, và là học trò của Tây Vương Mẫu  . Khi Huỳnh Đế trừ giặc Xi Vưu , Huyền Nữ đã hạ phàm, đem binh phù ấn kiếm giao cho Huỳnh Đế, lại còn dạy Huỳnh Đế cách chế tạo “Trống Quì Ngưu 80 mặt” để đánh bại Xi Vưu.

*Trong “Truyện Thủy Hử”, sau khi Tống Giang được cứu ở Giang Châu, đi đón cha lên núi, chẳng dè bị quan binh phát hiện ở Thương Huỳnh, chạy trốn lại đến chỗ Miếu Thờ Cửu Thiên Huyền Nữ  ở địa phương. Cửu Thiên Huyền Nữ  đã hiển linh cứu thoát Tống Giang, lại còn cho y ba quyển thiên thư bảo y hãy “thế thiên hành đạo” (thay trời hành đạo) . Về sau nầy, Tống Giang qui thuận triều đình, lãnh binh đi chinh phạt nước Liêu, bị quân Liêu vây hãm trong trận “Thái Dĩ Hỗn Thiên Tượng” . Đem đến, Tống Giang nằm mộng thấy Huyền Nữ chỉ bày cách phá trận, nhờ đó thắng lớn quân Liêu.

*Theo sách vở hiện nay thì Cửu Thiên Huyền Nữ  là một vị Nữ Tiên lộng lẫy, nhưng  hình tượng gốc của Ngài lại là một quái vật đầu người mình chim, gọi là “Huyền Điểu” ngày xưa. Trong Kinh Thi, ghi rằng “huyền điểu” chính là tổ tiên của người Thương (nhà Thương trước nhà Châu) . Trong “Sử Ký”thì nói rằng , thưở xưa, có một bà mẹ thuộc hàng tổ tiên của họ Ân-Thương đã ăn một cái trứng cùa huyền điểu, có thai mà sanh ra con. Điều nầy nói lên sự sùng bái huyền điểu của tộc họ nhà Thương vậy.

*Chính hình tượng huyền điểu nầy về sau hóa thân thành Huyền Nữ, thâm nhập vào truyện thần thoại về Huỳnh Đế và trở thành sư phụ của Huỳnh Đế là vì thế. 
*Truyện chép:-

Sau đời vua Thần Nông, các bộ lạc đều tự tách ra hùng cứ mỗi nơi. Có một bộ lạc hùng mạnh mà vị thủ lãnh là Xuy Vưu muốn thôn tính các bộ lạc khác để lên làm bá chủ, nhưng Xuy Vưu lại quá độc ác, ai không thuận theo thì bị giết chết rất tàn nhẫn. Các bộ lạc liền liên kết nhau, tôn vị thủ lãnh Hữu Hùng Thị (nay ở huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam) lên chỉ huy chống lại Xuy Vưu. Trận đánh dữ dội quyết định sự thắng bại với Xuy Vưu xảy ra ở Trác Lộc. 

Sương mù dày đặc, quân Hữu Hùng Thị bị Xuy Vưu vây chặt, không nhận định được phương hướng đánh ra giải vây, nên thường bị Xuy Vưu đánh bại phải tháo lui. Sự thảm bại của Hữu Hùng Thị thấy rõ trước mắt. 

Trong lúc nguy cấp như thế, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ hiện ra dạy Hữu Hùng Thị chế ra xe hai bánh chỉ Nam, có bộ phận chỉ rõ hướng Nam, để phân định phương hướng và vị trí tiến quân, lại dạy cho binh pháp. Nhờ vậy, Hữu Hùng Thị củng cố binh mã, từ trong đánh ra bất ngờ, làm cho binh đội Xuy Vưu thảm bại, bắt sống được thủ lãnh Xuy Vưu đem giết chết. 

Thế là yên giặc, tất cả dân chúng các bộ lạc đều hoan nghinh Hữu Hùng Thị, tôn Hữu Hùng Thị lên ngôi Minh chủ, lấy hiệu là Hoàng Ðế hay Huỳnh Ðế. Nguyên Hữu Hùng Thị được sanh ra tại gò Hiên Viên, nên về sau gọi là Hiên Viên Huỳnh Ðế. 

Sau đó, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ cũng thường ứng hiện giúp vua Huỳnh Ðế và những người hiền tài trong nước, như giúp Hoàng Hậu Nguyên Phi chế ra nghề nuôi tằm lấy tơ dệt lụa, giúp ông Dung Thành chế ra máy Cai Thiên để xem Thiên tượng, giúp ông Thương Hiệt chế ra chữ viết tượng hình để thay cho việc thắt nút ghi nhớ các sự việc. 

Ngoài ra Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ truyền khoa Lục Nhâm Ðộn Giáp, và phép bói 64 quẻ Dịch mà đoán kiết hung. 

Thưở ấy thì Huyền Nữ chưa thoát khỏi hình tượng chim, nhưng đã tiến thêm một bước là trở thành người cứu nạn gấp, là một vị Nữ Thần nửa người nửa chim chứa đựng nhiều tài năng mưu lược vậy.

*Đến đời Tống, trong “Vân Cấp Thất Thiêm” thì Cửu Thiên Huyền Nữ  đã hoàn toàn được “nhân thần hóa”, xóa bỏ tất cả dấu vết động vật trong hình tượng. Trong quyển sách đặc biệt tên “ Cửu Thiên Huyền Nữ  truyện” đã diễn tả bà cỡi chim phượng, trên đám mây ngũ sắc, mặc áo chín sắc “Thái Thúy Hoa”. Ngài là vị chuyên môn phù trì cứu giúp anh hùng, dạy thiên thư binh pháp cho các nữ tiên trên trời và chính thức trở thành “ Cửu Thiên Huyền Nữ  Nương Nương  ”.
Nhân vật Cửu Thiên Huyền Nữ  đã xuất hiện rất nhiều trong các tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, tạo ra ảnh hưởng rất lớn về niềm tin của quần chúng. Những sách được biên soạn như là :-  đời nhà  Tống có Nguyên Gian viết “Đại Tống Tuyên Hòa Khiển Sự”; đời Minh có truyện “Tam Toại Bình Yêu” gồm  bốn mươi bốn cuốn ; đời Thanh có “Nữ Tiên Ngoại Sử” và “Tiết Nhân Quí Chinh Đông” …đã tốn rất nhiều bút mực ca tụng sự anh linh của Cửu Thiên Huyền Nữ  .

2.- Tứ Phước 、Tứ Tử :- (Ban phước-ban cho con trai)

Có một truyền thuyết liên quan đến Cửu Thiên Huyền Nữ  như sau:-
“Thời viễn cổ, gia đình Cửu Thiên Huyền Nữ  may mắn có được “Nửa miếng Vãy Lân” được trong họ tộc thờ phụng nghiêm chỉnh. Trong làng, ai không có con trai hoặc nghèo khổ đến lễ lạy cầu xin đều được như  ý. Từ đó, người đời sau tin rằng , cứ thành tâm cầu khẩn với Ngài là cũng được toại nguyện. Còn chuyện Tây Vương Mẫu  “đặc phái” Cửu Thiên Huyền Nữ  đến giúp Huỳnh Đế thì có vẽ mơ hồ một chút.
Tuy nhiên, nhiều đời đã qua, mỗi thời đề cao thêm một chút thành ra ngày nay Ngài trở thành một vị Nữ Thần tối cao, có khả năng “Ban bố phước lộc, ban bố con trai” cho tất cả những ai thành kính tin tưởng Ngài.

*Ngày cúng tế Cửu Thiên Huyền Nữ  là ngày mùng chín tháng chín. Khắp nơi đều có Miếu Thờ, tôn xưng là “Tổ Sư”,  khói hương  thờ phụng Ngài không dứt.

*NHƯỢC  THỦY  dịch (từ fushantang.com).

7. NỮ  OA  NƯƠNG  NƯƠNG .


女媧娘娘

  女媧娘娘相傳是上古時代的一位女神,是上古女帝,為人類之母。
  女媧娘娘又稱女媧氏,女希氏,媧皇,地母。傳說,女媧娘娘姓風,是太陽神伏義氏的配偶。
  《淮南子.覽冥訓》云:「媧,古之神聖女,化萬物者也。從女、咼聲。」「女媧,陰帝,佐宓犧治者也。」「往古之時,四極癈,九州裂。天不周載,火爁炎而不減,……於是女媧煉五色石以補蒼天,斷鰲足以立四極,殺黑龍以濟冀州,積蘆灰以止淫水。……乘雷車,服應龍,……導鬼神,登九天,朝帝於靈門。」
  《風俗通義》云:「天地初開,女媧摶黃土為人,劇務,力不暇供,乃引繩橫泥中,舉以為人。」
  《帝王世紀輯存》:「女媧風,承伏羲制度,亦人頭蛇身,一日七十化。」
  中國古老神話里,以女媧娘娘為造人者,也是中國人共同的最早的母親,女媧娘娘的形象,根據漢朝武梁祠的石刻畫像為人頭蛇身。
  傳說在大地還沒有人類以前,就有女媧這位女神。她覺得在這片青蔥翠綠的大地上,沒有東西可以陪伴他實在非常寂寞,於是仿照自己的模樣,用黃土混合水創造出人類來。相傳,女媧娘娘先用手捏黃土創造了人,后來覺得太吃力又麻煩,於是搓了一條長繩投入爛泥中,拉甩起來,泥漿濺開,乃化作了人。依此傳說,女媧可說是創世神和始祖神。
  女媧在造人之前,於正月初一造雞,初二造出狗,初三造羊,初四造豬,初五造牛,初六造馬,到了初七這一天造出人類,因此正月初七又稱「人日」。女媧創造完人類後,碰到一個問題,如何讓人類世世代代繁衍下去呢?要是在人死後再重造一批,那不是太麻煩了嗎?於是女媧娘娘便把人分為兩性,並制訂嫁取的禮儀,規定同姓氏不得婚配,此事攸關於倫理價值與優生學,是至為重要的。女媧自己充當人類的第一個媒人,從此人類便可以永續的繁衍下去。後人感念他對婚姻制度的貢獻,尊奉他為「媒神之祖」又稱「高媒」,也就是婚姻之神。
  有了人類便有了爭端,繼而發生戰爭,交戰雙方為水神共工氏與顓項。戰爭的結果顓項勝了,水神共工氏憤怒之餘一頭撞斷了擎天柱不周山,不周山因而崩塌,下雨不止,地上洪水泛濫,造成世間大禍,民不聊生。女媧不忍他所創造的人類遭受苦難,於是煉製五色彩石來修補天空,並斬斷大神龜的四足來撐天,然后她再燃燒蘆草,用蘆灰去填地洞,將低地填高,世間才逐漸恢復了太平。人類能夠生存之後,文化也得以發展,於是女媧又創造了笙篁來教化人類,使人類的文明得以發展。女媧補天的日子傳說為正月二十日,因此有人就把這天稱做「補天日」,並製作煎餅放在屋頂上,效法女媧補天。不過這項習俗現在已不多見了。
  女媧娘娘也被奉為地母,或稱無上虛空地母、大道玄玄虛空地母、無土虛空地母無量慈尊,《地母真經》載:「盤古初生我當尊陰陽二氣配成婚」,又「天君本是玄童子,他聾我啞配成雙」,此說為地母與盤古同時生,較傳說先盤古再天、地、人三皇、神農、伏羲、女媧等有所不同。
  在原始時代的人看來,土地是一種生物土壤是它的肌肉。岩石是它的骨骼。在許多神話傳說中稱天為「天父」,稱地為「地母」,因為它能生養萬物。
  「地母」的觀念或許發生于古代人類脫離狩獵生活時入農耕時代,崇拜地母,它的宗旨有二:
  祈求五谷收獲的丰盛。
  當農民把鋤頭鋤入土內,建筑物的其礎插入土中時,一定招惹地神動怒,所以祭拜「地母」,以平息地神的忿怒。
  又說女媧娘娘開天辟地后,有東王又和西王母就是人們所稱的天又和地母。
  女媧娘娘為人類的始祖,但民間視其為補大女神。有傳說女媧娘娘是補傘能手,因此造傘業者奉女媧娘娘為祖師,另外綿線的紡織界、繡補業及瓦窯業者也尊奉她為守護神。
  正月廿日為女媧娘娘的聖誕。
  客家習俗稱這一天為「天穿日」,各行各業都要停止工作一天。

*Dịch:-

Nữ Oa Nương Nương

Nữ Oa Nương Nương  tương truyền là một vị nữ thần của thời thượng cổ, là vị Nữ Đế cổ nhất, là Mẹ của tất cả nhân loại.
Nữ Oa Nương Nương  còn gọi là “Nữ Oa Thị”, “Nữ Hy Thị”, “Oa Hoàng”, “Địa Mẫu”. 
Cũng theo truyền thuyết, bà Nữ Oa họ Phong, là vợ của Thần Thái Dương Phục Hi.

*Sách “Hoài Nam Tử--Lãm Minh Huấn” nói rằng :- “OA, là vị thần thánh nữ, sinh ra vạn vật. Tên có âm đầu là Nữ, kế là thanh Oa” và “Nữ Oa, vị vua phần âm, trợ giúp đắc lực cho vua Hi”. Lại có truyền thuyết:-
“Thời mới khai thiên lập địa, bốn cực bị hỏng, chín châu bị đè, nước từ sông trời chảy xuống làm ngập lụt thế gian…Lúc bấy giờ, bà Nữ Oa luyện “đá ngũ sắc” để vá khoảng trời xanh bị sụp, chặt bốn chân con ngao (loại rùa lớn) làm bốn cột chống trời, giết rồng đen để cứu giúp Ký Châu, tích chứa tro đốt cây lau đổ vào đất thấp làm thành ruộng cao ráo... Ngồi xe sấm, hàng phục rồng, chỉ dạy cho quỉ thần, thăng lên trời nơi Linh môn ở ngôi đế”.

*Sách “Phong tục thông nghĩa” nói rằng:- “Lúc mới mở ra trời đất, bà Nữ Oa nặn đất sét để tạo thành người. Nhưng số lượng người nặn ra quá ít ỏi dù bà đã tận lực làm việc. Sau cùng, nẫy ra một sáng kiến :- Bà lấy một sợi dây leo dài nhún vào trong đất bùn. Khi Bà dở nó lên, bùn ướt nhễu xuống từ sợi dây leo và trở thành những con người”.

*Trong “Đế Vương thế kỷ tập tồn” thì chép :- “Bà Nữ Oa họ Phong, trợ giúp vua Phục Hi trị nước, có hình dáng “đầu người mình rắn”, mỗi ngày biến hóa bảy  mươi lần”.

*Những sách thần thoại cổ xưa nhất Trung Quốc cũng đều nói rằng bà Nữ Oa tạo ra con người, là người mẹ sớm nhất của cộng đồng người Trung Quốc. Hình tượng bà Nữ Oa căn cứ theo hình  khắc trên đá ở Miếu Vũ Lương đời nhà Hán thì là “đầu người mình rắn”.

* Theo truyện Thần thoại Trung hoa, một ngày kia, Nữ Oa đi đến một khu đất rộng. Bà rất vui vì thế giới nơi này tràn đày tiếng chim hót và hương hoa thơm khiến Bà không muốn trở về trời. Nhưng Bà có một cảm giác ray rứt như có một cái gì còn thiếu. Cảm giác đó không ngưng khi Bà bước đi trên suốt con đường dẫn đến bờ nước. Bà quì xuống uống nước. Nhìn thấy hình ảnh đẹp đẽ của mình trên mặt nước khiến Bà nảy sanh ý tưởng tạo ra sự sống. Lúc đầu, bà dùng đất sét trộn với nước để nặn thành hình người và thổi hơi vào để truyền sự sống. Nhưng số lượng “con người” do bà dù làm việc hết sức vất vả mà cũng chẳng dược bao nhiêu. Bà liền nẫy ra sáng kiến thay đất sét bằng bùn để đở tốn công trộn đất sét với nước.Bà chụp lấy một nắm đất bùn, và đắp thành một hình tượng nhỏ, dựa theo hình ảnh của chính mình bà. Lạ lùng thay, khi Bà để tượng hình xuống đất, nó liền sống động ngay tức thì! Thật là thần diệu! Nó còn cả gọi kêu Bà bằng hai tiếng ‘Mẹ Mẹ’ và nhảy nhót không ngừng. Bà vui vẻ đắp thêm một tượng hình nhỏ khác, rồi thêm một tượng nữa, và một tượng nữa. Bà làm việc nhiều đến nổi các ngón tay bà phát sưng lên. Nhưng các tượng nhỏ mà Bà đắp vẫn còn quá ít oi; làm sao chúng có thể làm đày tràn cả khu đất rộng này? Bà liền nảy sanh ra một ý kiến: Bà lấy một sợi dây leo dài nhún vào trong đất bùn. Khi Bà dở nó lên, bùn ướt nhễu xuống từ sợi giây leo và trở thành những con người. Bà Nữ Oa rất thương quí sự tạo dựng này của Bà, Bà quá sung sướng và chạy khắp núi sông, và không bao lâu mặt đất tràn đầy loài người. Do đó, Bà Nữ Oa chính là “thần sáng thế và thần tạo ra con người”. (*Chú thích:- Đoạn nầy, dịch theo lối phóng tác cho nên thơ một chút, các bạn đừng căn cứ  vào nguyên tác mà cho rằng tôi phóng đại nhé !-NT).

*Cũng theo truyền thuyết, trước khi tạo ra con người, Bà Nữ Oa đã sáng tạo các con vật trước, như là:- “Vào mùng một tháng giêng tạo ra gà, mùng hai tạo ra  chó, mùng ba tạo ra dê, mùng bốn tạo ra heo, mùng năm tạo ra trâu, mùng sáu tạo ra ngựa, đến hết ngày thứ bảy thì mới tạo ra con người. Vì thế, ngày mùng bảy tháng giêng được gọi là “Nhân Nhật” (ngày của người). Sau khi tạo ra con người, phát sinh ra vấn đề là sau nầy làm sao để loài người có thể tồn tại và phát triển lâu dài được ? Nếu cứ sau khi người chết lại phải tốn công tạo ra con người lần nữa thì chẳng phải  là quá nhiêu khê vất vả sao ?  Do đó, Bà mới chọn ra và thổi tiên khí vào để  phân thành hai giới tính nam nữ, rồi dạy cho họ việc kết hợp, gả cưới vợ chồng, cách thức truyền giống để tự sinh sôi nẫy nở mà tồn tại mãi mãi.

Theo tín ngưỡng dân gian Trung Quốc thì cho rằng , chính Bà Nữ Oa đã dạy dỗ về nguyên tắc  “cùng huyết thống thì không được cưới gả”, một vấn đề  quan trọng mà các nhà sinh học hiện nay rất quan tâm. Cho nên, dân gian tôn sùng Bà là “đệ nhất môi nhân” (bà làm mai mối đầu tiên), nhờ sự kết hợp nầy mà nhân loại mới có thể tồn tại phát triển lâu dài được. Người sau cảm niệm công đức cống hiến đối với việc hôn nhân của Bà , nên tôn xưng Bà là “Môi thần chi Tổ” (Tổ của việc mai mối) hoặc “Cao Môi” (bà  mối cao nhất).

*Khi đã có con người rồi thì phát sinh việc tranh chấp nhau, kế đó là gây chiến tranh. Thần thoại nói rằng: “Thuở xưa có thần nước  Cộng Công làm phản, bị thần lửa Chúc Dung đánh bại, thần Cộng Công đụng đầu vào vách núi Bất Chu ở hướng Tây. Núi Bất Chu vốn là một trong những cây trụ chống Trời, cây trụ Bất Chu ấy bị Thần Công Công húc làm gãy. Thế là một nửa bầu Trời phía Tây bị nghiêng sụp, có nhiều lỗ thủng, gây ra lắm tai họa cho trần gian. Thần Nữ Oa lo tu bổ lại, bà chọn đá ngũ sắc bỏ vào nồi, dùng lửa đốt nóng tạo thành một thứ keo đặc biệt. Bà đem thứ keo ấy dán, vá lại những lỗ thủng trên bầu Trời. Để chống vững bầu Trời, bà chọn một con ngao (loại rùa lớn), chặt lấy 4 chân rồi làm phép biến thành 4 cây trụ chống đỡ bầu Trời. Sau đó, bà còn dạy dân đốt những cây lau sậy rồi lấy tro mà đổ vào những vùng đất thấp ngập nước sình lấy biến thành ruộng cao ráo, dạy cho dân cày cấy để có phương tiện sinh tồn. Nhờ vậy, thế gian được phục hồi đời sống yên ổn và ấm no hạnh phúc, Rồi bà còn dạy vễ lễ nghi văn hóa cho con người nữa. Nhờ đó, ngày nay nhân loại mới tồn tại và phát triển, nền văn minh  ngày càng cao thêm. Ngày mà Bà Nữ Oa vá trời đó là ngày hai mươi tháng giêng, do đó người đời sau  gọi ngày nầy là “Bổ thiên nhật” (ngày  vá trời), có người còn chế tạo ra hình tượng Bà đặt trên nóc nhà, gọi là “Hiệu pháp Nữ Oa Bổ Thiên” để hóa giải những ngôi nhà bị phạm phong thủy bớt ảnh hưởng xấu, ngày nay thì tập tục nầy ít thấy.

* Nữ Oa Nương Nương  còn được tôn xưng là “Địa Mẫu” hoặc “Vô Thượng Hư Không Địa Mẫu” hay “Đại Đạo Huyền Huyền Hư Không Địa  Mẫu”, “Vô Thổ Hư Không Địa Mẫu Vô Lượng Từ Tôn”.

 Sách “Địa Mẫu Chân Kinh” chép:- “Thưở sơ sanh Bàn Cổ, ta lấy hai khí âm dương mà lập thành hôn nhân cho con người”. Lại còn nói:- “Thiên quân bổn thị huyền đồng tử--Tha lung ngã á phối thành song” (Vua trời vốn thiệt là huyền tử , Ông điếc bà câm hóa thành đôi). Thuyết nầy cho rằng Ông Bàn Cổ và Bà Nữ Oa  sinh cùng thời, nhưng đa số thuyết lại nói khác là Ông Bàn Cổ sinh ra trước rồi mới có trời, đất, người. Kế đó mới đến thời kỳ của Tam Hoàng Thần Nông Phục Hi Nữ Oa  v.v…

*Nếu xem xét từ thời đại nguyên thủy của con người thì cây cối và sinh vật  chính là thịt , gân của đất đai;  đá và núi  là xương cốt của đất đai. Trong hầu hết các truyện thần thoại đều gọi trời là “thiên phụ” (cha trời) còn đất gọi là “địa mẫu” (mẹ đất) ý nói rằng trời đất là cha mẹ sanh ra muôn vật.

*Quan điểm tôn sùng “mẹ đất” nầy phát sinh từ khi loài người qua thời kỳ săn bắt thú vật để ăn, tiến lên bước trồng trọt gieo cấy , nên rất coi trọng về đất. Việc tôn sùng nầy có hai ý nghĩa:-
-một là, cầu cho ngũ cốc được trúng mùa, thu hoạch được dồi dào sung túc.
-hai là, khi nông dân cày cuốc cấy gặt… thế nào cũng phải va chạm tổn thương đất đai, sợ bị thần đất nổi giận, nên phải cúng lạy “Địa Mẫu” để cầu xin tha tội.
*Cũng có thuyết nói rằng, sau khi Bà Nữ Oa đã làm cho trời đất yên bình rồi thì mới có Đông Vương Công và Tây Vương Mẫu xuất hiện , được con người tôn hai vị nầy là “Thiên Hựu và Địa Mẫu”.

* Nữ Oa Nương Nương  được ai nấy xem là thủy tổ loài người, nhưng trong dân gian đặt nặng việc “vá trời” hơn, nên gọi bà là “Đại Nữ Thần chấp vá”. Riêng trong nghề chế tạo dù, lộng thì tôn bà làm Tổ Sư. Ngoài ra , hai ngành thêu may và gốm sứ cũng thờ bà làm “Thần Thủ Hộ” cho nghề nghiệp của họ. 

*Ngày thánh đản của Nữ Oa Nương Nương  là ngày hai mươi tháng giêng âm lịch. Thói quen trong dân gian gọi là ngày “thiên xuyên nhật” (ngày trời lủng) và tất cả hảng xưởng xí nghiệp đều nghỉ việc để dự lễ cúng tế Nữ Oa Nương Nương  .

*NHƯƠC  THỦY  dịch
(từ http://www.fushantang.com )

8.THÁI THƯỢNG LÃO QUÂN .



太上老君
老子,太上老君,姓李名耳,字伯陽 ,號老聃,是春秋時代末年時著名思想家,道教創始人。又稱道德天尊、太上老李君、太上道祖、無極老祖、三清道祖、老君爺、無極至尊、無極聖祖。生於周幽王十年殷武丁庚辰年二月十五日,楚國苦縣瀨鄉曲仁里人。
  據說,老子的出生頗為神奇,道書上說他在遙遠不可想像的年代里,經過許多個八十一萬歲,托胎于玄妙玉女體內,懷孕八十一年之久,於二月十五日卯時,誕生在楚國,是從他母親的左肋而生,因懷孕太久,生下來就是滿頭白發,所以號稱「老子」。正巧生在一棵李
樹下,當生下來時,他便能說話,指著頭上的李樹道:「李就是我的姓。」
  老子據說生下來就滿頭白髮,故號老子,為元始天王所化神寶君之化身。為天神所濟,眾仙所從。周文王時,為守藏室史(管理藏書)。武王時,升為柱下吏。後來看見周朝衰敗,昭王時,即辭官歸隱。為春秋末年的思想家,道教創始者。
  在中國陝西終南山北麓,有處著名的樓觀台,據傳這里是太上老君說經處。樓觀台依山帶水,風景秀麗,素有「洞天福地」之稱,為道教聖地。樓觀台歷史悠久,遠在二千五百年前,周朝涵谷關的「門官兒」尹喜在此結草為樓,用來觀測天體,叫做「草樓觀」。據說當老子晚年騎青牛西遊要過函谷關,守關的尹喜亦是位修道人,精通天文星宿的學問,知道他要退隱的事後,就懇請老子寫部書留給人們。於是老子就寫了五千字,這五千字的著作就是《老子》,也稱《道德經》。
  太上老君所作的經典有十二部,《西昇經》、《化胡經》、《道德經》等,而以《道德經》最為世人所知聞,是世界上最多數量的出版物之一。《道德經》共八十一章,分上下兩卷。老子在書中認為宇宙事物有一個共同的本源,他把它稱為「道」或「無」。揭示「道法自然」、「清靜無為」、「長生久視」等精妙哲理,是道教教理,教義的根源。他關心的是:如何消解人類社會的紛爭,如何使個人的生活幸福和康寧。他期望的是:人的行為,能取法於道的自然性與自發性,消除戰爭的禍害,回到真誠的生活形態與心境,使天下得以無為而治。在先秦諸子中,老子是第一個有系統論述宇宙起源的人,他把「道」視為宇宙本體,這種把「道」做為宇宙本源稱謂的說法,為後人所沿用,成為我國古代哲學上的重要典範。老子的才華獨步當時,就連孔夫子也向老子問過禮。他的學說在戰國後期才開始傳播,而莊子是最能發揮老子之學說。東漢以後,隨著佛教的傳入,一些方士在外來宗教的影響下,把老子學說中的思想材料和原有的巫教揉合起來,逐漸發展成一種新的宗教-道教。
  東漢末的張道陵,創立五斗米道(入教者要繳五斗米而著稱),自稱是出於太上老君口授,因此老子就名正言順成為道教的始祖,而張道陵則被奉為大宗。老子被奉為道教的開山始祖後,被稱為「老君」、「太上老君」等名號,是始於張道陵的《老子想爾注》,北魏以後,這個稱號就傳民間了。而老子原為道教的最高神,但六朝以後,降為第三位,在他之上有上清元始天尊和玉清玉皇上帝,此三位神祇合稱道教的「三清」。
  唐高宗乾封元年賜封老君為「太上玄元皇帝」,並以《道德經》為上經命令王公諸侯都要習誦,甚至規定為考試人士的內容。宋真宗加號為「太上老君混元上德皇帝老子」。唐明皇李隆基在天寶十三年加封老君為「大道金闕玄元天皇大帝」,同時令天下州縣普建玄元皇帝廟,占地八百畝,規模巨大的太清宮,以祀老君,現今尚存大殿,為清時重修。殿中神翕上供有丈余老君金飾神像,兩旁為他的兩大弟子:南華真人(庄子)和無上真人(尹喜)。
  因為老子是位自隱無名,而又心懷無為的人,其生平事跡,鮮為人知,其神格化的傳說,更是很多。而一般主祀太上老君的廟宇大多座落在山明水秀、環境清幽的地方,這大概和老子清淨無為的思想有關吧。
  「道」是道教的信仰核心與基礎,而進一步發揚為得道成仙,長生不老,列位仙班,是道教信徒追求的最高境界。主殿兜率宮是仿照「兜率天宮」建造的。據說「兜率天宮」是太上老君居住的地方,宮內供奉了「三聖」:太上老君、呂純陽祖師、邱長春祖師。老子的神像則多供奉於道教的「三清殿」裡。所謂「三清」即玉清、上清以及太清三座天上殿堂,老子和兩位天尊則分別居住其中。
  由於道教講究煉丹煉汞,需要掌握火候,後來民間把八卦爐的主人老君視為爐神或窯神,凡是與火爐有關的行業,皆以老君為祖師,並借老君的威力管住太歲。
  從司馬遷的「史記」中所記載的老子年代,直到西元二世紀中葉,老子的角色在這段百餘年間,從道教的創始者,化身為至高無上的天上君王:「太上老君」,「道」與「德」的神聖統領:「太上混元道德天尊」或「黃老君」。
  農曆二月十五日是太上老君壽辰。 
  參閱《道德經》
泉州清源山老君石像,雕于宋代,石像高5.63米,寬8.01米,厚6.85米。占地面積55平方米。左手扶膝,右手憑幾,垂耳飄髯,指能彈物,目光炯炯,獨具超塵脫俗、仙風道骨神韻。整座石像神態浩然,和藹可親,炳煥生光,充滿魅力,堪稱宋代石雕藝術瑰寶。也是我國古代現存最大的道教石雕老君造像.
*Dịch:-

Thái Thượng  Lão Quân
Lão Tử tức Thái Thượng Lão Quân  , họ Lý  tên Nhĩ, tự là Bá Dương, hiệu Lão Đam, là một vị tư tưởng gia nổi tiếng vào những năm cuối thời đại Xuân Thu. Trong Đạo Giáo, được tôn là vị Tổ sáng lập nên tín đồ xưng Ngài là “Đạo Đức Thiên Tôn”, “Thái Thượng Lão Lý Quân”, “Thái Thượng Đạo Tổ”, “Vô Cực Lão Tổ”, “Tam Thanh Đạo Tổ”, “Lão Quân Gia”, “Vô Cực Chí Tôn”, “Vô Cực Thánh Tổ. Ngài sanh ngày mười lăm tháng hai năm Canh Thìn , tức năm thứ mười đời vua U Vương nhà Châu (Chu), người ở lý (xóm ấp) Khúc Nhân, làng Lại, huyện Khổ , thuộc nước Sở. (hiện nay là Lộc Ấp (鹿邑) thuộc tỉnh Hà Nam-NT)
*Chú thích:- Đây là dịch theo nguyên tác nầy, còn tiểu sử của Ngài vẫn còn nhiều tranh cãi, mong quí vị lưu ý cho—NT)
*Truyền thuyết xuất sanh của Lão Tử hết sức thần kỳ. Theo các sách của Đạo giáo, Ngài đã có mặt từ thời viễn cổ rất xa trải qua nhiều lần của “chu kỳ tám mươi mốt vạn năm” (?) rồi (810.000 năm), đời nầy thác thai vào Huyền Diệu Ngọc Nữ, bà mang thai suốt 81 năm, vào giờ Mão ngày rằm tháng hai Ngài đã từ hông của bà sanh ra ở nước Sở. Vì mang thai quá lâu, nên lúc sanh Ngài ra thì đầu tóc đã bạc phơ, nên có tên là “Lão Tử” (đứa trẻ đầu bạc” . Ngài ra đời dưới gốc một cây lý, vừa sanh ra đã biết  nói, chỉ cây lý mà bảo rằng :- “Lý , chính là họ của ta đó”.
*Theo một truyền thuyết khác thì Lão Tử sanh ra đầu đã bạc mà có hiệu là Lão Tử, chính là hóa thân của Nguyên Thủy Thiên Vương thành Thần Bảo Quân để tế độ  các thiên thần, chư Tiên phải nghe lệnh Ngài. Đời Châu Văn Vương thì Ngài làm “quan giữ kho”  của nhà vua. Đến đời Vũ Vương được thăng chức Trụ Hạ. Về sau, thấy nước Châu ngày càng suy vi, nên  đến đời Chiêu Vương, Ngài từ quan về ở ẩn. Ngài là nhà tư tưởng lớn thời kỳ cuối đời Xuân Thu, được Đạo giáo tôn làm Tổ Sư khai sáng của  đạo Lão.
Ở  Bắc Lộc núi Chung Nam tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc có một cái đài Lâu Quan nổi tiếng mà truyền thuyết là nơi giảng kinh của Thái Thượng Lão Quân  ngày xưa. Đài Lâu Quan nầy ở nơi có phong cảnh rất đẹp, dựa lưng vào núi nhìn ra dòng nước , được người xưng tặng là “ Động thiên phước địa”. Đây là thánh địa của Đạo giáo, lịch sử nói rằng  đài Lâu Quan nầy đã có từ lâu hơn 2.500 năm trước.Đời nhà Châu , vị “Quan Giữ Ải” tên là Doãn Hỉ ở cửa ải Hàm Cốc đã cho dựng ở đây một cái đài bằng tranh cỏ, gọi là “Thảo Lâu Quán” , để quan sát theo dõi tinh tú trên trời. Truyền thuyết nầy nói rằng, lúc Lão Tử tuổi già từ quan cỡi thanh ngưu đi ngang qua cửa Hàm Cốc , vị quan giữ thành Doãn Hỉ, là   người ham tu đạo, sở học rất giỏi về tinh tú thiên văn, biết Lão Tử là vị thoái quan ẩn sĩ, nên khẩn khoản xin Ngài viết sách để lưu lại cho đời sau. Do đó, Lão Tử viết bộ sách năm ngàn chữ, gọi là sách “Lão Tử” hay còn gọi là “Đạo Đức Kinh”.
* Thái Thượng Lão Quân  đã viết mười hai bộ kinh điển, nổi tiếng hơn cả  là “Tây Thăng Kinh”, “Hóa Hồ Kinh”, “Đạo Đức Kinh” v.v…mà trong đó, quyển “Đạo Đức Kinh” được xem là quí giá nhất, đã xuất bản in ấn hàng triệu quyển trên thế giới hiện nay. “Đạo Đức Kinh” có 81 chương, chia thành hai quyển thượng, hạ. Trong sách nầy, Lão Tử cho rằng , vũ trụ vạn vật có một cái gốc chung mà Ngài gọi là “ĐẠO” hoặc “VÔ”, nói rộng là những triết lý  “Đạo pháp tự nhiên” và “Thanh tĩnh vô vi” hay “Trường Sanh Cửu Thị”, là những giáo lý giáo nghĩa căn bản của đạo Lão. Vấn đề mà Ngài quan tâm bàn đến là:- làm sao để xóa bỏ những tranh chấp trong xã hội, làm thế nào để cuộc sống con người được an ổn hạnh phúc. Từ đó, Ngài đề ra pháp thực hành là, con người nên sống theo cái tính tự nhiên và tính tự phát  của “Đạo”, nhờ vậy mà ngăn ngừa  được những tai hại của  chiến tranh , trở lại được với tâm cảnh và hình thái sinh hoạt “chân thành vốn sẵn” của loài người, đạt kết quả là thiên hạ sẽ “vô vi nhi trị” (vô vi mà an thiên hạ).
Trong bá gia chư tử thời Tiên Tần, Lão Tử là vị được xem là đứng đầu trong hệ thống các luận thuật về “nguồn gốc vũ trụ”. Ngài lấy “ĐẠO”  làm căn bản khởi nguyên của vũ trụ. Lý thuyết ấy được xem là  nền tảng cơ bản cho các học giả đời sau ứng dụng và phát triển , nó trở thành một nền triết học mang tính “mẫu mực” cho đất nước chúng ta (Trung Quốc) đến tận ngày nay.
*Lão Tử được đương thời xem là tinh hoa ưu tú. Sử sách có ghi lại mẫu chuyện hết sức tiêu biểu là, đức Khổng Phu Tử đã đến tham vấn Lão Tử về “LỄ”. 
(Xem phần phụ lục ở sau)
*Học thuyết về “Đạo” của Lão Tử được các triết gia sau thời Xuân Thu Chiến Quốc vận dụng và truyền bá mạnh mẽ. Trong số những người kế thừa, có Ngài Trang Tử là nổi bật nhất. Sau thời Đông Hán, có một số vị truyền nhân của Phật giáo và một số phương sĩ của tôn giáo ngoại lai có uy tín lớn, đã đem tư tưởng học thuyết của Lão Tử pha trộn với những tín điều, nghi thức của Vu Thần Giáo (đạo đồng bóng trạng cốt) làm thành một tôn giáo mới gọi là “Đạo giáo”.
*Cuối thời Đông Hán, có nhân vật Trương Đạo Lăng sáng lập ra phái “Ngũ đẩu mễ” (n
ghĩa là năm lít gạo, gọi tên theo việc người muốn gia nhập vào phái nầy phải đóng góp năm lít gạo) . Ông Lăng nói rằng đã được  chính Thái Thượng Lão Quân chỉ dạy. Do đó, Lão Tử từ chỗ là Thủy Tổ của “Lão (Đạo) giáo” một cách danh chính ngôn thuận bị Trương Đạo Lăng biến thành  “Đại Tôn” (giáo chủ) của  một tôn giáo thế gian và tôn xưng Ngài thành Lão Quân hay Thái Thượng Lão Quân. Danh xưng nầy xuất hiện lần đầu trong quyển “Lão Tử tưởng nhĩ chú” của Trương Đạo Lăng và sau thời Bắc Ngụy, đã phổ biến mạnh mẽ trong quần chúng dân gian.
*Đầu tiên thì Lão Tử là vị thần tối cao trong Đạo giáo, nhưng từ sau thời Lục Triều, đã bị giáng cấp xuống hàng thứ ba (ở Thái Thanh Cung), đứng sau Thượng Thanh Cung Nguyên Thủy Thiên Tôn và Ngọc Thanh Cung  NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ . Ba vị nầy được tôn xưng là “TAM THANH” của Đạo giáo.
*Năm Càn Phong thứ nhất đời Đường Cao Tông phong Lão Quân là “Thái Thượng Huyền Nguyên Hoàng Đế” và bắt mọi người từ thứ dân đến quan lại chư hầu đều phải học “Đạo Đức Kinh”, thậm chí lấy Đạo Đức Kinh làm nội dung chính trong các kỳ thi lớn trong triều đình.
*Đời Tống Chân Tông gia phong Lão Quân làm “Thái Thượng Lão Quân Hỗn Nguyên Thượng Đức Hoàng Đế Lão Tử” .
*Đời Đường Minh Hoàng (tức Lý Long Cơ) năm Thiên Bảo thứ 13 gia phong LQ làm “Đại Đạo Kim Khuyết Huyền Nguyên Thiên Hoàng Đại Đế” và xuống lệnh cho các Châu, Huyện phải lập Miếu Thờ  Huyền Nguyên Hoàng Đế. Ngoài ra vua Minh Hoàng còn cho xây dựng Thái Thanh Cung rộng 800 mẫu (mẫu ta) để thờ LQ, ngày nay vẫn còn điện chính do đời nhà Thanh trùng tu. Trong điện có tượng LQ thếp vàng cao hơn một trượng, hai bên là hai hàng đại đệ tử như là:- Nam Hoa Chân Nhân (Trang Tử), Vô Thượng Chân Nhân (Doãn Hỉ) v.v…
*Như vậy, gốc từ chỗ Lão Tử là một vị ẩn sĩ vô danh, được người biết đến qua học thuyết “vô vi”. Học thuyết nầy nhanh chóng được phổ biến rộng rãi, kèm theo những truyền thuyết có tính chất “thần thánh hóa”  mà thành ảnh hưởng mạnh mẽ như ngày  nay. Thêm nữa, Miếu Thờ Ngài  hầu hết đều tọa lạc  ở những nơi biệt lập, có phong cảnh sơn thủy hữu tình theo quan niệm thanh tĩnh vô vi của Ngài, đã tạo sự thu hút số lượng rất lớn du khách và người hâm mộ đến tham quan ngày càng đông.
Thành tố “Đạo” đầu tiên là lý thuyết mấu chốt của tín ngưỡng Đạo giáo, đã được phát triển thành “Ông Tiên đắc đạo—Trường sanh bất lão”. Đây là cảnh giới cao nhất của sự chứng đắc trong Đạo giáo mà tất cả tín đồ mong mỏi đạt được.
Lại có một cung điện  khác là “Đâu Suất Cung” mô phỏng theo “Đâu Suất Thiên Cung” (tưởng tượng) mà xây dựng. Truyền thuyết nói, Đâu Suất Thiên Cung là nơi ở của Thái Thượng Lão Quân. Trong Đâu Suất Cung, thờ tòa “Tam Thánh” là :- Thái Thượng Lão Quân, Tổ sư Lữ Thuần Dương và Tổ sư Khưu Trường Xuân.
*Hầu hết những Miếu thờ  nơi khác thì thờ tượng Lão Tử nơi Tam Thanh Điện. Gọi là Tam Thanh tức có ba tòa Ngọc, Thượng và Thái Thanh để thờ ba vị  NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ , Nguyên Thủy Thiên Tôn  , Thái Thượng Lão Quân  .
*Do vì Đạo giáo có dạy về cách “luyện tiên đan” Và “diên hống (cống)” (nước miếng tiên) để trưởng dưỡng “hỏa hầu” (thuật ngữ của Tiên gia) , nên trong dân gian đã chọn Thái Thượng Lão Quân  , ông chủ của “lò bát quái”, làm “LÔ THẦN” (thần lò bếp) hoặc “DIÊU (Dao) THẦN” (thần lò nung ngói gạch gốm sứ). Từ đó, những ngành nghề hiện nay có liên quan đến “lò, bếp, nấu nung, luyện cán…) đều thờ Thái Thượng Lão Quân  làm Tổ Sư, với ý là nhờ vào oai lực của LQ để trấn yểm hạn chế bớt sự tác động của Thái Tuế.
*Theo “Sử Ký” của Tư Mã Thiên, thì niên đại về Lão Tử là ở vào thời kỳ thế kỷ thứ hai trước Công Nguyên, tồn tại trên dưới 100 năm.
Từ khi  Lão Tử được tôn xưng là Thái Thượng Lão Quân  , Ngài đã trở thành một vị vua chí cao vô thượng của cõi trời, thống lãnh cả hai ban thần thánh là “Đạo” và “Đức” với danh hiệu tôn quí “Thái Thượng Hỗn Nguyên Đạo Đức Thiên Tôn” hoặc “Hoàng Lão Quân.
*Ngày vía của đức Thái Thượng Lão Quân  là ngày rằm tháng hai âm lịch.
(Ở Thanh Nguyên Sơn , Tuyền Châu, có một thạch tượng đức LQ, chạm khắc đời Tống, cao 5,63 m, ngang  8,01 m, sâu 6,85 m, chiếm diện tích 55 mét vuông.)
*PHỤ LỤC:-
Khổng Tử đến Chu, muốn hỏi Lão Tử về lễ , Lão Tử nói : 
- Những người ông nói đều tan xương nát thịt cả rồi , chỉ còn lời nói của họ thôi ( Khổng Tử chủ trương theo lễ nghi của các vua đời trước. Lão Tử bác lại ý kiến đó) . Vả lại , người quân tử gặp thời thì xe ngựa nghênh ngang; không gặp thời thì như cỏ bồng xoay chuyển . Tôi nghe nói : “Người buôn giỏi thì biết giấu của báu , khiến người ta thấy dường như không có hàng , người quân tử có đức tốt thì diện mạo dường như ngu si” (Hai câu này đều trong Đạo Đức Kinh ). Ông nên bỏ cái khí kiêu ngạo cùng cái lòng ham muốn nhiều , cái vẻ hăm hở cùng cái chí tham lam đi . Những cái ấy đều không có ích gì cho ông . Tôi chỉ bảo ông có thế thôi  Khổng Tử ra đi , bảo học trò : 
- Con chim , ta biết nó biết bay ; con cá ta biết nó biết lội ; con thú , ta biết nó biết chạy . Đối với loài chạy , thì ta có thể dùng lưới để săn ; đối với loài lội thì ta có thể dùng câu để bắt ; đối với loài bay thì ta có thể dùng tên bắn ; đến như con rồng cưỡi mây cưỡi gió lên trời , ta không sao biết được ! Hôm nay gặp Lão Tử , ông ta có lẽ là con rồng chăng ? 
Lão Tử trau dồi đạo đức , học thuyết của ông cốt ở chỗ giấu mình , kín tiếng . Ông ở nhà Chu đã lâu , thấy nhà Chu suy bèn bỏ đi . Đến cửa quan , quan coi cửa là Doãn Hỷ nói : 
- Ông sắp đi ẩn rồi , hãy gắng vì ta mà làm sách . 
Rồi Lão Tử bèn làm sách ,gồm hai thiên : thượng , hạ , nói về ý nghĩa của “đạo” và “đức” hơn năm nghìn chữ . Đoạn ra đi, không ai biết chết như thế nào . 
*NHƯỢC  THỦY  dịch
 (từ  http://www.fushantang.com)
PHỤ LỤC 
VỀ TAM HOÀNG NGŨ ĐẾ .


Tam Hoàng Ngũ Đế

Tam Hoàng Ngũ Đế (chữ Hán: 三皇五帝) là thời kỳ lịch sử đầu tiên của Trung Quốc, và là các vị vua huyền thoại của Trung Quốc trong thời kỳ từ năm 2852 TCN tới 2205 TCN, thời kỳ ngay trước thời nhà Hạ.
Tam Hoàng (三皇) là ba vị vua đầu tiên của nước này. Ngũ Đế (五帝) là năm vị vua nối tiếp theo Tam Hoàng, có công khai hóa dân tộc Trung hoa, đưa dân tộc này thoát khỏi tình trạng sơ khai. Trong thời kỳ này, người Trung Quốc đã biết chế ra lửa để nấu chín thức ăn, biết cất nhà, làm quần áo, trồng ngũ cốc, chài lưới, thực hiện lễ nghi, và bắt đầu tạo ra chữ viết. Theo truyền thuyết, ba vị vua này được cho là thần tiên hoặc bán thần, những người đã sử dụng các phép mầu để giúp dân. Do phẩm chất cao quý nên họ sống lâu và thời kỳ cai trị của họ hòa bình thịnh vượng.
Đó là thời kỳ sơ khai tối cổ của Trung Quốc. Văn minh chưa có hay mới bắt đầu có nhưng rất thô sơ và dân chúng rất thưa thớt, sống từng nhóm nhỏ theo lối du mục, không có dấu tích gì còn sót lại. Điều này khiến việc nghiên cứu để biết rõ các triều đại tối cổ này khá khó khăn.
Những từ ngữ như Tam Hoàng, Ngũ Đế, và hiệu của các vị vua, do người đời sau đặt ra để hệ thống hóa các tư liệu về cổ sử. Còn Đế hiệu thì lấy tên đất mà đặt ra, gọi là Địa hiệu, hoặc lấy công đức đối với dân mà đặt ra, gọi là Đức hiệu.
Tam Hoàng .

Các học giả Trung Hoa không nhất trí với nhau về Tam Hoàng cụ thể là ai.
Theo Sử ký Tư Mã Thiên, ba vị vua là:
•   Thiên Hoàng - 天皇 (trị vì 18.000 năm) 
•   Địa Hoàng - 地皇 (trị vì 11.000 năm) 
•   Nhân Hoàng - 人皇 (còn gọi là Thái Hoàng - 泰皇) (trị vì 45.600 năm). 
Vận Đẩu Xu (運斗樞) và Nguyên Mệnh Bao (元命苞) cho rằng ba vị là:
•   Phục Hi, 
•   Nữ Oa, 
•   Thần Nông . 
Trong đó, Phục Hi và Nữ Oa là thần chồng và thần vợ, được coi là tổ tiên của loài người sau một trận đại hồng thủy. Cũng như Thần Nông là người đã phát minh ra nghề nông và là người đầu tiên dùng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh.
Các sách Thượng thư đại truyện (尚書大傳) và Bạch hổ thông nghĩa (白虎通義) thay thế Nữ Oa bằng Toại Nhân (燧人), người phát minh ra lửa. Sách Đế vương thế kỉ (帝王世紀) thay thế Nữ Oa bằng Hoàng Đế (黄帝), người được coi là tổ tiên của người Hán.
Việc thay thế Nữ Oa - một nữ thần - bằng một vị nam thần được cho là kết quả của việc chuyển từ chế độ mẫu hệ thời cổ xưa sang chế độ phụ hệ trọng nam khinh nữ.
Ngũ Đế
Ngũ Đế cũng có nhiều giả thuyết: Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Ngũ Đế bao gồm:
•   Hoàng Đế (黄帝) 
•   Chuyên Húc (顓頊) 
•   Đế Khốc (帝嚳) 
•   Đế Nghiêu (帝堯) 
•   Đế Thuấn (帝舜) 
Trong đó, Nghiêu và Thuấn còn được gọi là Nhị Đế, cùng với Đại Vũ (禹), người sáng lập ra nhà Hạ, được Khổng giáo coi là các vị vua kiểu mẫu và là các tấm gương đạo đức. Thượng thư tự (尚書序) và Đế vương thế kỷ lại liệt kê Thiếu Hạo (少昊) thay cho Hoàng Đế.
Sở Từ (楚辭) nói đến Ngũ Đế như là các vị thần ở các phương:
•   Thiếu Hạo (đông) 
•   Chuyên Húc (bắc) 
•   Hoàng Đế (trung) 
•   Thần Nông (tây) 
•   Phục Hi (nam) 
Lễ kí (禮記) đồng nhất Ngũ Đế với Ngũ Thị (五氏), bao gồm:
•   Hữu Sào thị (有巢氏) 
•   Toại Nhân thị (燧人氏) 
•   Phục Hi thị (伏羲氏) 
•   Nữ Oa thị (女媧氏) 
•   Thần Nông thị (神農氏) 
Vị Hoàng đế Trung Hoa đầu tiên trong lịch sử là Tần Thủy Hoàng (秦始皇), người đã tạo từ mới cho "hoàng đế" (皇帝) bằng cách kết hợp các danh hiệu "hoàng" (皇) của Tam Hoàng với "đế" (帝 với nghĩa vua-thần).
*CHÚ  Ý:-   Trong các vị Tam Hoàng Ngũ Đế, tên của các vị như Đế Khốc (帝嚳), Đế Nghiêu (帝堯), Đế Thuấn (帝舜), Thần Nông (神農) có thứ tự các từ không giống với cấu trúc ngôn ngữ của người Hán phương Bắc (tính từ đặt trước danh từ) mà giống với cấu trúc của ngôn ngữ phương Nam (tiếng Quảng Đông, tiếng Việt...). Do đó, có thuyết cho rằng các vị này có xuất xứ từ vùng đất Bách Việt ở phía Nam. 
•   Ngoài ra, vua Thần Nông cũng được gọi là Viêm Đế. Viêm có nghĩa là nóng ấm. Có thuyết cho rằng vua Thần Nông đến từ miền nóng ấm, tức là phương nam, tức là đất Bách Việt. Từ đó suy ra nông nghiệp Trung Quốc bắt nguồn từ Bách Việt. 
*NHƯỢC THỦY sưu tầm
(nguồn:- http://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_Ho%C3%A0ng_Ng%C5%A9_%C4%90%E1%BA%BF )
*Có thể tham khảo thêm:-
http://vnthuquan.net/truyen/truyentext.aspx?tid=2qtqv3m3237n2n1n4nqn31n343tq83a3q3m3237nnn

9. BẢO  SANH   ĐẠI  ĐẾ .

保生大帝
 保生大帝,又稱吳真人、吳真君、大道公、恩主公、真人仙師、花轎公、、英惠侯吳公真仙等,稱呼雖然不一,都是由歷代皇帝所勒封的尊號,而被奉祀為神仙。
  保生大帝姓吳名本,字華基,號雲東,於宋朝太平興國四年(979 年)農曆三月十五日,在福建省泉州府同安縣白礁鄉出生,據說原是周朝泰伯皇帝的后裔,在列國時分土金陵,建國於吳縣,遂以吳為姓,傳到三十一世的時候,時值戰國時代,吳滅亡,吳季札的子孫四散亡命,其中一支遷到河南省河北道的臨漳縣,代代持齋禮佛,相繼九世。大帝父吳通,娶妻 黃氏,為逃避戰亂,
再從臨漳南遷而入福建泉州府同安縣白礁鄉定居,這白礁鄉就是大帝生長的故鄉。
  大帝先祖世代都是勤修功德,樂善好施的好人。父親吳通,後受封協成元君,平素以勤儉治家,喜歡做善事,勸人勸學如聞如名。母親黃氏,據說是玉華大仙投胎降世,性情幽雅貞淑,增修前世功果,積德早已上達蒼弩。有一夜,她正在酣睡,夢見紫微星投胎,醒而成孕。
  宋真宗太平興國四年,歲次已卯,黃氏快要分娩時,恍惚看見太白金星、南陵使者偕同北斗星君,護送一個仙童到她的房門說:「這是上界的紫微星,前來降世投胎的。」時為農歷三月十五日辰時,吳本降生,此時異香滿室,豪光燦爛,又見五老及三台魁星現身來拜賀。屋外只見上空五彩花景朵朵覆室,紫氣滿庭,民眾個個嘖嘖稱奇,認為此非尋常瑞氣。
  吳本自幼聰慧,生下來就具有道性,不食葷,不娶妻,品行性格均異於常人。到了成年,博覽群書,過目不忘,所讀之書遍天文,地理及禮樂刑政,對歧黃醫術,特別下功夫,潛心研究,亦訂正許多前人之錯誤。在製藥方面,特別精製成方,達到奧妙,吳本的志願是救世濟人。
  十七歲時,遍遊各地名山。某日,偶然遇見一位異人引導,謁見西王母,王母大悅,請吳本坐下說:「你前生與我有緣,今世得與我會面,我決將神方以及驅魔逐邪的法術傳授給你,讓你去濟世救民。」他於是留在崑崙山,住了七天,學習神方及法術,很快地所學都完成,大帝思慮要下山回家,請示西王母,王母說,「你要下山也可以,不過回家之後,應該牢記你所學的各種法術,千萬別忘記你志在濟世救人。」另有一說則謂,是由異人傳授醫書與斬妖伏魔之術及吳本。
  有一次,漳州一帶發生瘟疫,傳染全縣,死亡相繼,他即前往漳州,施醫藥,以符法驅除瘟神歷鬼。
  自此吳本修身養性,採藥煉丹,雲遊四海,以醫道濟世救民。亦因醫術如神,許多醫官都來向他學習,可見吳本教了不少當官的學生,這跟我國民間信仰的醫神之中,吳本的神話故事特別多有關連。他在世之時,人們已尊稱他為活神仙。
  相傳宋仁宗的母后患了乳疾,宮中太醫都束手無策,後經吳本診斷,藥到病除,仁宗大喜,要他留在宮中做御醫,吳本對仁宗說:「我志在修真,慈悲濟世,救死助傷,榮華富貴,非我所願。」吳本回到民間,將一生奉獻給疾苦之人。府尹向仁宗上表,奏報吳本行醫救眾,濟世助人的功蹟,皇上特別敕封為「慈濟」。
  大帝平時對待雙親很孝敬,與鄰居和睦共處,對鄉民很守信用,對金錢很淡泊,清廉又重義氣,而且戒殺持齋,不娶妻室。二十歲出仕,二十四歲中舉人,後來由朝廷授派御史,為國效勞多年,然後辭官回歸鄉里。他還特別奉朝廷批准退隱於泉州白礁鄉大雁東山。此地即為今日的東宮,宮的左邊,尚留有丹灶神井等聖蹟。
  大帝辭官返回故里之後,在大雁東山一心修身傳道,專心學習太上玄機妙道,得到三五飛步之法。在醫學方面則深明調製藥劑的方法,治療萬病如神。他還煮丹砂以濟世,施符法以救人。大帝之靈氣可通上、中、下三界,其威嚴能伏群魔。
  仁宗景祐三年(1036),歲次丙子,五月初二,大帝靜坐修鍊功成行滿,於正午時, 偕同聖父、聖母、聖妹、吳明媽、妹夫,王舍人及從教諸門下,在白礁故鄉,騎乘白鶴 ,白日飛昇,便應立志修真,研究道法。其家雞犬也都扈從飛去。大帝享年五十八歲 ,鄉里遠近,人人仰頭觀望,家家戶戶列香案叩拜送行。
  大帝騎鶴飛登上界後,因凡界未靜,仍常眷念鄉里,監視不忘。有一天,有群寇擾亂鄉里,聲勢洶洶,鄉人惶惶不安,不勝恐慌,家家列香案,當天禱祈大帝,顯化庇佑。未幾,官軍來到,與賊大戰,大帝暗中相助。賊首李三當場被官兵擊斃,群賊無首,四散逃亡,亂遂平靜。鄉民拜謝大帝庇佑,除去惡賊,桑梓幸賴安寧。  
  有一次,大帝的鄉里大水驟然暴漲,整個鄉里變成汪洋大海,民房萬分危急,當快被沖毀之際,忽見大帝騎鶴在雲端施法,頃刻間,洪水立即退去,鄉里幸免於難。鄉民拜謝大帝靈感顯赫,解救鄉里,大家倡議建立祠宇,塑像奉祀,每年四季演戲慶祝敬奉。
  他死後鄉里在白礁村修了秋龍庵紀念他,宋高宗時,命人重修,就是後來的白礁慈濟宮。
  據傳,當宋高宗仍為太子,入金做為人質的時候,有一次,他乘機脫逃,來到崔子廟前,但是,擔心自己沒有馬匹可騎,如何可以逃脫,突然聽到馬的嘶啼聲,回頭一看,看到有一匹馬停在廟前不遠之處,他趕忙騎著這匹馬直往南方奔逃,這時,金兵也已經追趕來了。當高宗逃到江邊時,回頭一看,竟遙見天將神兵正在替他阻止抵御金人,他就乘機逃過江去,安全抵達故國。當他過了江後,這時才發現所騎的居然是一匹泥馬,而暗中庇佑高宗的就是保生大帝。這也是「泥馬渡康王」的故事由來。
  紹興二十一年,宋高宗遂下詔令地方官,在保生大帝的故鄉立廟,奉祀吳本,并且每一年都得按時祭祀。至孝宗登位,乾道七年御賜一個匾額,題名為「慈濟靈宮」,并賜謚「大道真人」。現在一般尊稱保生大帝為「大道公」,就是基于這個緣故。
  孝宗以后,歷代皇帝,多有封賞。慶元初年,寧宗勒封「忠顯侯」。嘉定年間勒封「莫惠侯」。寶慶三年,理宗勒封「康佑侯」,寶慶四年勒封「沖慶真人」,五年勒封「妙道真君」。
  據傳,明太租朱元璋與陳友諒大戰於鄱陽湖的時候,忽然刮起巨大的風浪,眼看著太祖和士兵即將被風浪吹翻,這時,吳本突然地出現在云層之上,謹慎小心地布置旗幟,結果,風浪果真都平緩下來,太祖則因此而平安無事,還指揮神兵助陣,而得大勝。之後,明太租朱元璋在南京即位之后,為了感謝吳本的救命之恩,洪武五年,下令勒封吳本為「吳天御史醫靈真君」。
  明朝仁宗下詔重修白礁吳真人廟,謚封為「萬壽無疆保生大帝」,賜龍袍一件,並命地方官於春秋兩季隆重祭祀。從此,民間「保生大帝」的造型也有了改變,成為穿龍袍、蓄長髯的帝君形象。
  清朝時候,台北縣瘟疫猖獗,群醫均束手無策,福建鄉民於是渡海請來白礁慈濟宮的保生大帝來鎮壓,不久瘟疫就絕跡了,百姓倍加尊崇,所供奉的祠廟香火更加鼎盛。
  由于從前的人對保生大帝一向就非常崇敬及依賴,因此自然而然便產生了一種心靈上的信賴與慰藉,這種心理作用對病情有或多或少的助益。所以,保生大帝廟經數百年一直能夠香火鼎盛,并不是偶然馮空得來的!
  保生大帝著有內外科醫書十三卷傳世,後人感念他的德澤,建廟供奉祭拜。不但一般人有難治的病,會到廟裡去求他,醫生及藥商更奉他為守護神,祀之甚為虔敬。有關他的史蹟,《福建通誌》、《閩書.郡邑誌》都有記載。
  《漳州府志》:「宋吳本,海澄人,母夢吞白龜而孕,學道雲遊,得三五飛步之術,以濟人為念,歿而靈焉,鄉人祠祀之,祠旁有泉湧,以治病,無不癒。」
  《同安縣志》:「吳真人,名本,同安人,由貢舉授御史,仁宗時醫帝后癒,煉丹救世,景佑間蛻化,於泉州白礁,乘鶴昇天,其後屢著神異。」
  《道教源流吳真君記》:「吳真君,名本,字華基,號雲衷,祖漢陽人氏……年四十得神方,繼師南海太守,復得秘法,吳黃龍中,天降白雲授之,遂以醫術行於吳晉 之間,晉武時,許真君名遜。」
  《台灣縣志》說:「保生大帝長大后,受室業醫,以活人為心,按病投藥,遠近皆以為神。」
  《台灣通史》及《方志》均謂吳本為福建同安人,生於宋太平興國四年,茹素絕色,精醫術,以藥濟人,廉恕不苟取,景佑二年卒,里人祀之,有禱則應。惟清通判黃家鼎據宋莊郡守及夏陽進士志二碑文、李光地《吳真君碑記》,暨黃化機《譜系紀略》、楊浚《白礁志》等,考證甚詳,幸存淵源矣!
  民間流傳的一個故事,有次,有一只害了眼病的巨龍,化為人身求治,大帝識破其為非人,并以符水點於龍眼,治愈其不治的眼疾。又有一次吳本入山採藥,見一虎痛苦呻吟,原來牠吃了個老婦,郤被一根骨頭卡在喉嚨中。老虎懇求吳本救牠,并且發誓永遠不再傷人,吳本才用靈丹醫好老虎,保生大帝「點龍眼、醫虎喉」的故事,就是由此傳說而來。而此後那只老虎就成為吳本的坐騎,平時就看守廟門,替這位名醫服務,寸步不離地跟隨他,當保生大帝成為神,它也隨著成了神虎。所以如今保生大帝廟中或神像腳下,都配祀一座虎爺神像。而被民間喚為虎爺中為有別于土地公的虎爺,因此又稱為「黑虎將軍」。
  虎爺雖然沒有寺廟供奉為主神,但它卻為寺廟不可或缺的角色。奉祀虎爺并沒有專廟,只隨主神洪奉,虎爺的主神有二:一為土地公,另一為保生大帝。
  另依照民間傳說,虎爺是土地公的屬下,虎經常跟隨土地公,按照土地公的命令采取行動,所以有土地公的廟宇,神桌下都供奉虎爺,是專供土地公騎用的老虎。信徒們相信老虎張著大嘴,可叼著財寶而來,因此,廣為人民所奉祀。特別是許多賭徒信奉極深,還有戲劇業者也非常尊崇。
  但一般廟宇的虎爺,并不是供主神騎用的,而是做為鎮守廟宇的地神奉祀的,因為它有驅逐癘疫、惡魔以及鎮護廟宇的功用。又相傳,虎爺能治療小兒腮腺炎(俗稱生豬頭皮)。當小兒患腮腺炎時,用金紙來撫摸虎爺的下頷,然后用這張金紙貼在小兒的患部,很快就能消腫痊。
  保生大帝廟中,另供奉三十六天將,據說原是玄天上帝的部下,在一次借寶物不還事件中,而撥歸保生大帝所管。(詳見玄天上帝).

(Miếu thờ Bảo Sanh Đại Đế)

*Dịch:-
BẢO  SANH    ĐẠI  ĐẾ .
Bảo Sanh Đại Đế  còn gọi là “Ngô Chân Nhân”, “Ngô Chân Quân” , “Đại  Đạo Công”, “Ân Chủ Công”, “Chân Nhân Tiên Sư”, “Hoa Kiều Công”, “Anh Huệ Hầu Ngô Công Chân Tiên” …Việc xưng hô tuy không đồng nhất , là do nhiều đời vua chúa phong tặng tôn hiệu khác nhau, vì tất cả đều thờ phụng  Ngài là thần tiên.
Bảo Sanh Đại Đế  , họ Ngô, tên Bản, tự Hoa Cơ, hiệu Vân Đông. Ngài sinh ra vào năm thứ tư Thái Bình Hưng Quốc triều nhà Tống, tại làng Bạch Tiêu, huyện Đồng An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phước Kiến.
*Ngài là hậu duệ của Thái Bá Hoàng Đế triều nhà Châu ,  đóng đô ở Kim Lăng, huyện NGÔ, nên lấy theo đó làm họ. Truyền được 31 đời đến thời Chiến Quốc thì nước chư hầu Ngô bị diệt vong, hoàng tộc hoặc chết hoặc  bị  phân ly tứ tán khắp nơi. Trong đó có một chi chạy đến ở tại huyện Lâm Chương , đạo Hà Bắc, tỉnh Hà Nam. Dòng họ nầy nhiều đời ăn chay niệm Phật, làm phước bố thí cho bá tánh. Được chín đời, có người tên Ngô Thông, cưới vợ là Huỳnh Thị, nhân chạy giặc  đến làng Bạch Tiêu, huyện Đồng An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phước Kiến thì định cư ở đó. Đây chính là thân phụ của Đại Đế vậy. Vì thế, sau nầy lấy nơi sanh trưởng của Đại Đế là làng Bạch Tiêu làm quê quán.
*Như đã nói trên, tổ tiên nhiều đời của Đại Đế  đã từng tu nhân tích đức, bố thí cứu giúp bá tánh vô số. Riêng Ngài Ngô Thông, sau nầy được truy phong là “Hiệp Thành Nguyên Quân”, cũng là người hiền lành, cần kiệm làm ăn, vui vẻ siêng năng hành thiện cứu đời nhiều năm, tên tuổi  và công đức của Ngài vang danh hắp chốn. Còn mấu thân Huỳnh Thị, truyền thuyết là “Ngọc Hoa Đại Tiên” đầu thai giáng thế, tính tình hiền hậu hòa nhã, trinh thục, đã có nhiều công quả ở kiếp trước, đời nầy lại  chăm lo tích đức càng nhiều hơn. 
Một đêm nọ, bà đang say giấc nồng, nằm mộng thấy sao Tử Vi  đầu thai vào mình, tỉnh giấc thì biết là có mang.
Đến  năm thứ tư Thái Bình Hưng Quốc nhằm năm Kỷ Mão, bà Huỳnh thị chuyển dạ đau lưng đang nằm nghỉ, hỏang hốt nhìn thấy nào là Thái Bạch Kim Tinh, Nam Lăng Sứ Giả, Bắc Đẩu Tinh Quân… hộ tống một vị Tiên Đồng, đến phòng của bà nói:-“Đây là sao Tử Vi ở thượng giới mà trước đây đã giáng thế đầu thai vào bà đó”. Hôm ấy là giờ Thìn ngày rằm tháng ba âm lịch, chính là ngày mà đức Ngô Bản giáng sanh. Lúc bấy giờ, mùi hương lạ bay thơm khắp nhà, háo quang tỏa rực , lại thấy Tiên Ngũ Lão và Tam Thai Khôi Tinh hiện thân bái hạ.  Bên ngoài, trên trời có hoa năm sắc rơi xuống vô số phủ che hết căn nhà. Dân chúng ai ai cũng cho là điềm kỳ lạ, có thoại khí lành tốt  chắc chắn không phải việc bình thường.
*Ngô Bản từ nhỏ đã tỏ ra thông minh mẫn tuệ, biểu hiện tính cách có tâm đạo là không chịu ăn thịt. cá. Rồi khi lớn lên, không chịu cưới vợ, luôn tỏ ra phẩm hạnh khác với người đời. Đến tuổi trưởng thành, Ngài đã thông suốt các sách, xem qua liền nhớ. Ngài đọc hàng ngàn quyển sách đủ loại, kể cả Địa Lý, Lễ Nhạc và Hành Chính. Nhưng chú ý nhất là sách vở về Y thuật của Huỳnh Đế và các y gia khác. Ngài ra sức nghiên cứu và đã đính chính nhiều chỗ sai sót của các sách y học đời trước. Về phương diện bào chế thuốc, Ngài đã ra công chế tạo được nhiều dược phẩm kỳ diệu , có giá trị chữa bệnh rất  hiệu quả.Ngô Bản thường bày tỏ ý chí của Ngài là “cứu thế giúp người” .
Năm 17 tuổi, Ngài đi vân du các danh sơn. Ngày nọ, Ngài bổng gặp một dị nhân dẫn đường và nói rằng đưa đến yết kiến Tây Vương Mẫu. Vương Mẫu bảo :- “Kiếp trước ta và ngươi có duyên với nhau nên kiếp nầy mới gặp lại . nay ta cho người dạy ngươi những “Thần phương diệu dược” và các  pháp thuật “tróc quỉ trừ tà” để sau nầy cứu nhân độ thế”. Ngô Bản ở lại núi Côn Lôn bảy ngày để học tập các thần phương và pháp thuật.  Ngài học rất nhanh, thông thạo hết những bí thuật ấy và nóng lòng muốn trở về nhà để cứu giúp đời, nên vào trình xin Vương Mẫu cho xuống núi. Mẫu bảo:- “Được, ngươi có thể xuống núi rồi đó. Nhưng hãy ghi tâm khắc cốt một điều là, bất cứ hoàn cảnh nào cũng không quên đem những thần phương và pháp thuật đã học mà cứu giúp cho sanh linh nhé !”. Nói xong, Vương Mẫu bảo dị nhân giao các sách thuốc và thư phù trảm yêu trừ ma cho Ngô Bản.
*Về sau, vào năm nọ, ở vùng Chương Châu rộng lớn, phát sanh bệnh ôn dịch, lây lan khắp huyện, người thi nhau chết hàng loạt.Ngô Bản tức tốc đi đế`n Chương Châu đem sở học giúp cho bá tánh bình yên khỏe mạnh trở lại.
*Từ đó, Ngô Bản càng chăm chỉ “tu thân dưỡng tính” theo Tiên Pháp, chế luyện tiên đan, vân du bốn biển, đem tài y thuật cứu giúp cho nhiều người thoát qua bệnh hiểm. Y thuật của Ngài đã đến mức “siêu thần nhập quỉ”, cho nên các  Y Quan và Y gia kéo nhau đến xin Ngài chỉ dạy rất đông. Nhiều giai thoại kỳ diệu về y học đã ghi chép trong các y  thư nước ta, đều có xuất xứ từ Ngài. Dân gian tôn xưng Ngài là “Hoạt Thần Tiên” (thần tiên sống) vì tài năng chữa bệnh cao siêu của Ngài.
*Tương truyền, có lần Mẫu hậu của vua Tống Nhân Tông bị bệnh lạ, các quan Thái Ngự Y ra sức chữa trị mà không khỏi, đành bó tay. Lúc ấy, vua cho đón rước Ngô Bản vào triều, Ngài chẩn mạch cho thuốc, uống vào bệnh lành ngay. Vua Nhân Tông vô cùng mừng rỡ, ý muốn giữ Ngài lại làm Ngự  Y, nhưng Ngài khẩn thiết tâu rằng:-“Chí hướng của thần là ở chỗ “tu chân”, từ bi cứu thế, chữa người bệnh nặng, cứu kẻ sắp chết. Còn chuyện vinh hoa phú quí chẳng phải là sở nguyện, xin bệ hạ tha tội cho”.
*Ngô Bản trở về, đi khắp nơi trong nước, cứu giúp chữa bệnh cho không biết là bao bệnh nhân thập tử nhất sinh. Vì thế, các quan địa phương đều có dâng sớ tâu vua những thành quả tốt đẹp ấy, cho nên vua đặc cách sắc phong cho Ngài tôn danh “TỪ  TẾ” (từ bi tế độ chúng sinh).
*Lúc sinh thời, Bảo Sanh Đại Đế  rất hiếu thảo với cha mẹ, đối xử hết sức hòa nục với người xung quanh, nhất là luôn luôn giữ chữ  “Tín” với mọi người. Suốt đời Ngài không coi trọng tiền bạc, giữ hạnh thanh liêm và đề cao nghĩa khí. Ngài lại còn chay lạt không sát sinh và không lập gia đình.
*Ngài lúc 20 tuổi đi học, 24 tuổi đậu cử nhân, về sau triều đình phong lần đế chức Ngự Sử, đóng góp rất nhiều công lao cho đất nước, sau cùng từ quan trở về quê cũ. Ngài tâu vua xin cho đặc ân về ở ẩn tại Đại  Nhạn Đông Sơn, làng Bạch Tiêu, huyện Tuyền  Châu. Chỗ ấy, ngày nay còn lưu dấu Đông cung, mà ở bên trái cung, còn vết tích của “lò luyện đan” và “giếng thần” Ngài dùng thưở xưa.
*Đại Đế từ quan, trở về ẩn dật tại Đại  Nhạn Đông Sơn, một lòng chuyên tâm tu thân truyền đạo, chuyên tâm học tập “Thái Thượng Huyền Cơ” đạt được pháp “Tam ngũ phi bộ” (phép bay lên trời). về phương diện y học, Ngài nghiên cứu sâu về cách điều chế những loại thuốc thần diệu, trị bách bệnh. Ngài luyện được “linh đan” cứu tử, dùng “linh phù” cứu giúp vô số người. Linh khí của Đại Đế  có thể nói là, bao trùm khắp thượng, trung và hạ của tam giới. Linh uy của Ngài nhiếp phục hết thảy quần ma.
*Năm thứ  ba Cảnh Hữu đời Nhân Tông (1036), tức là năm Bính Tí, ngày mùng hai tháng năm , Đại Đế  đã tu luyện công thành quả mãn. Vào lúc chính ngọ, Ngài cùng toàn thể gia đình , nào là thánh phụ, thánh mẫu, thánh muội (tên Ngô Minh, sau nầy dân gian xưng là Ngô Minh Má), chồng em gái (muội phu), toàn bộ người trong nhà và cả những đệ tử, thậm chí cả gà chó trong nhà … tất cả đều cỡi “hạc trắng”, từ quê hương Bạch Tiêu, phi thăng không trung, có lẽ là đến nơi động tiên nào đó. Năm ấy, Đại Đế  thọ thế 58 năm. Dân trong làng và các làng bên, lập bàn hương án, ngẫn đầu lên không nhìn theo, thành tâm bái lạy đưa tiễn.
Tuy  Đại Đế  cỡi hạc bay về thượng giới, nhưng vẫn còn nặng lòng với quê hương xứ sở. Có một hôm, lũ giặc cướp đông đảo  hung hãn , sát khí đằng đằng kéo đến bao vây làng Bạch Tiêu. Dân làng vô cùng hoảng hốt lo sợ. Lúc cấp bách, tất cả đều bày hương án ra sân,, ngẫng mặt lên trời tha thiết  cầu khẩn vái lạy Ngài. Trong chốc lát, bổng có đội quan binh kéo đến đánh đuổi lũ giặc cướp. Nhờ Đại Đế  ám trợ bên trong, tên đầu đảng Lý Tam bị quan binh dễ dàng bắn chết. Bọn giặc cướp như rắn mất đầu, hoảng sợ bỏ chạy tứ tán, chấm dứt cuộc loạn. Hương dân vô cùng mừng rỡ, làm lễ bái tạ Đại Đế  đã phù hộ độ trì dẹp tan lũ giặc hung ác, mang lại yên bình cho làng xóm.
*Có một lần, quê hương của Đại Đế  bị nạn lụt lớn, cả làng biến thành một biển nước, tình trạng vô cùng khẩn cấp, nhà cửa gia súc …sắp sửa bị dòng nước cuốn trôi. Ngay lúc đó, bổng thấy Đại Đế  hiện ra trên mây, thi triển pháp thuật, biển nước từ từ chảy thành một dòng ra sông chứ không còn tràn lan khắp nơi. Dân chúng thoát nạn, mừng rỡ khôn xiết, lập đàn cúng tế tạ ơn Đại Đế  . Rồi bàn đến việc tạo lập Miếu Thờ, đắp tượng để lễ bái, hương khói thờ phụng quanh năm.
*Sau khi Đại Đế  thăng thiên, dân làng Bạch Tiêu có xây dựng am Thu Long để thờ, đến đời Tống Cao Tông, vua ban lệnh cho trùng tu lại, thành ra “Cung Từ Tế” ở thôn Bạch Tiêu.
*Theo truyền thuyết ,lúc Tống Cao Tông còn là Thái Tử, phải sang nước Kim để làm “con tin”. Ngày nọ, Thái Tử thừa cơ trốn thoát, chạy bán sống bán chết nhắm hướng biên giới  mà đến. Tới trước Miếu Thôi Tử thì đã đuối sức không chạy nổi nữa, lòng mong mỏi có được con ngựa để cỡi thì mới mong trốn thoát. Đột nhiên nghe có tiếng ngựa hí, quay đầu nhìn lại thì thấy một có một con ngựa đứng gần đó. Thái Tử liền phóng lên lưng ngựa, nhắm phương Nam mà đào thoát. Quân Kim vẫn tiếp tục đuổi theo vây bắt. Thái Tử chạy đến bờ sông, quay nhìn lại thấy có vô số thiên binh thiên tướng đang chận đánh buộc quân Kim dừng bước truy đuổi. Nhờ đó, Thái Tử tìm được thuyền để qua sông cả  người lẫn ngựa. Nhưng thật lạ lùng, vừa lên bờ thì nhìn kỹ lại, đó chỉ là “con ngựa bằng đất” , do Đại Đế  ám trợ biến thành ngựa thiệt cho Thái Tử cỡi mà thoát nạn. Cố sự  ấy chính là đề tài hấp dẫn cho câu chuyện cổ tích “Nê mã độ khang vương” (ngựa đất đưa vua an).
*Năm Thiệu Hưng thứ 27, Tống Cao Tông hạ chiếu lệnh cho quan địa phương sở tại quê hương Đại Đế  , xây dựng Miếu Thờ Ngài Ngô bản, hằng năm có tổ chức cúng tế trọng thể. Đến thời vua Hiếu Tông, năm Càn Đạo thứ bảy, nhà vua ngự tứ ban cho tấm biển thờ đề “Từ Tế Linh Cung”, lại ban thụy hiệu “Đại Đạo Chân Nhân” . Ngày nay có số người tôn xưng Bảo Sanh Đại Đế  là “Đại Đạo Công” (ông  Đạo lớn) là do sự kiện trên.
*Sau vua Hiếu Tông, có nhiều đời vua khác cũng phong thưởng cho Ngài, như vào Khánh Nguyên năm đầu, vua Ninh Tông phong làm “Trung Hiển Hầu”, đến năm Gia Định lại gia phong “Mạc Huệ Hầu”. Năm Bảo Khánh thứ ba,  Lý Tông phong làm “Khang Hữu hầu”, năm Bảo Khánh thứ tư lại gia phong “Trùng Khánh Chân Nhân” rồi năm thứ năm lại phong “Diệu Đạo Chân Quân”.
*Cũng theo truyền thuyết, Minh Thái Tổ là Chu Nguyên Chương lúc đánh nhau với Trần Hữu Lượng ở Hồ Bá Dương, bổng nhiên nổi lên trận gió lớn, trước mắt là thấy Thái Tổ và sĩ tướng sắp bị  sóng gió nhận chìm thuyền. Chợt thấy Ngài Ngô Bản xuất hiện trên không trung, sai thiên binh bố trí cắm cờ xí trấn yểm ngũ hành. Lát sau, sóng gió dừng bặt, Thái Tổ thoát nạn. Đại Đế  lại cho thiên binh phù trợ giúp cho Thái Tổ đánh thắng trận. Về sau, Minh Thái Tổ lên ngôi ở Nam Kinh, nhớ đến công ơn cứu mạng của Đại Đế  nên vào năm Hồng Vũ thứ năm, hạ lệnh sắc phong Ngô Bản là “Ngô Thiên Ngự Sử Y Linh Chân Quân”.
*Đến triều nhà Minh, vua Nhân Tông hạ chiếu trùng tu Miếu thờ Ngô Chân Nhân ở Bạch Tiêu,  ban  thụy hiệu  là “Vạn Thọ Vô Cương Bảo Sanh Đại Đế”, lại ban cho một áo long bào, ra lệnh quan địa phương phải cử hành cúng tế trọng thể  hai kỳ Xuân Thu hàng năm . Từ đó, dân gian khi tạo tượng Đại Đế  đã cải biến là một vị Đế Quân râu dài, mình mặc long bào.
*Đến đời Thanh, huyện Đài Bắc xảy ra ôn dịch, tất cả thầy thuốc đều chịu bó tay. Những người dân quê ở Phước Kiến đề nghị chính quyền sở tại vượt biển sang tỉnh Phước Kiến, cung nghênh thánh tượng của Ngài Bảo Sanh Đại Đế  ở Bạch Tiêu Cung về Đài Bắc trấn yểm. Chẳng lâu sau thì ôn dịch chấm dứt hoàn toàn. Bá tánh hết sức tôn sùng Đại Đế  , xây dựng Miếu Thờ , bốn mùa hương khói đến nay không ngớt.
* Do vì nhiều thế hệ trước đã có lòng sùng kính và nương tựa uy linh Đại Đế  rất to tát, vô hình trung đã tạo ra một niềm tin mạnh mẽ cho mọi người. tác dụng trị liệu về tâm lý đã góp phần hiệu quả cho việc trị bệnh có kết quả tốt. Cho nên mỗi đời củng cố thêm niềm tin mà thành ra lòng sùng bái Đại Đế  càng ngày càng tăng là có cơ sở,  chứ không phải là tưởng tượng mà thành. 
* Bảo Sanh Đại Đế có  trước tác sách thuốc nội, ngoại y khoa được 13 quyển để lại cho đời. Người đời sau cảm niệm công đức mà xây Miếu thờ phụng, lòng tin vào Ngài hết sức to lớn. Hiện nay, khi người có bệnh đã chạy chữa nhiều nơi không khỏi, đều sắm sửa lễ vật đến Miếu Thờ cầu bái Ngài, đa số đều lành bệnh.
*Trong giới Y Gia và bào chế, kinh doanh thuốc đề thờ Ngài làm “Thủ Hộ Thần” hiện nay rất sùng kính, cũng bắt nguồn từ những sử tích có liên quan đến Ngài như đã kể. Các sách báo như “Phước Kiến thông chí”, “Mân Thư-Quận Ấp Chí” đều có đăng tải. 
*Như trong “Chương Châu phủ chí” viết:- “Đời nhà Tống có ông Ngô Bản, người ở Hải Trừng, bà mẹ mộng thấy nuốt ruà trắng mà có thai. Ngài vân du học đạo, đắc pháp “tam ngũ phi bộ” . Sinh tiền, Ngài luôn giũ lòng cứu tế sanh linh, khi mất, dân làng xây Miếu thờ. Cạnh Miếu có dòng suối thiêng, nước suối chữa lành nhiều bệnh”.
*Trong “Đồng An huyện chí” viết :- “Ngô Chân Nhân tên là bản, người ở Đồng An, thi đậu làm quan lần đến Ngự Sử, đã từng chữa lành bệnh cho mẹ vua Tống Nhân Tông. Ngài luyện linh đan cứu đời. Năm cảnh Hữu thì thoát hóa ở Bạch Tiêu Tuyền Châu, cỡi hạc bay lên trời, sau có lập Miếu tượng để thờ”.
* Sách “Đạo giáo nguyên lưu Ngô Chân Quân ký” nói rằng:- “ Ngô Chân Quân, tên là Bản, tự Hoa Cơ, hiệu Vân Trung, tổ tiên là người Hán Dương…Năm bốn mươi tuổi học được thần phương về thuốc, sau theo thầy là Nam Hải Thái Thú, lại học được bí pháp (về phù thuật). Đời nhà Ngô, Ngài cỡi  rồng vàng hiện trong vầng mây trắng, đem pháp  thuật  cứu giúp sanh linh hai đời Ngô Tấn, nên thời Tấn Vũ Đế phong làm “Hứa Chân Quân”.
*Trong “Đài Loan huyện chí” có ghi:- “ Bảo Sanh Đại Đế  khi lớn lênhoc5 được nhề thuốc, có lòng cứu giúp người bệnh, theo bệnh cho thuốc, gần xa đều nức tiếng thần y”.
*”Đài Loan thông sử” và “Phương Chí” thì nói:-“Ngài là Ngô Bản, người ở Đồng An tỉnh Phước Kiến. Sinh vào đời Tống năm Thái Bình Hưng Quốc thứ tư, phong cách xuất chúng, tinh thông y thuật , làm thuốc cứu đời không hề nãn lòng. Mất vào năm thứ hai Cảnh Hữu, dân làng lập Miếu thờ, ai cầu đảo việc chi cũng đều toại ý. Hiện còn hai văn bia , một của Tiến sĩ Hạ Dương  và một của Thông Phán Huỳnh Gia y theo sự tích do  Quận thú Tống Trang kể mà ghi lại. Sau có thêm Lý Quang viết  “Ngô Chân Nhân bi ký” , Huỳnh Hóa Cơ viết “Phả hệ kỷ lược”, Dương Tuấn viết “Bạch Tiêu Chí” v.v..có nêu rõ phần khảo chứng, tận tường nguồn gốc .
*Trong dân gian cũng lưu truyền một chuyện như sau:-
“Có lần, một con rồng lớn bị bệnh mắt rất nặng, hóa thành người đến xin Đại Đế  chữa bệnh. Ngài sớm biết đây không phải là người nhưng vẫn trị lành bệnh khó trị cho con rồng. lại có lần, Ngài vào trong núi, thấy một con cọp đang oằn oại rên la, nguyên vì nó tham lam ăn  sống một bà già, chẳng may bị một mảnh xương đầu của bà già vướng vào cổ họng, đau đớn vô cùng. Cọp bèn năn nỉ Ngài chữa giùm với điều kiện là từ đây về sau không còn làm hại  người nữa, Ngài đã trổ tài dùng linh đan để chữa lành cho cọp. Câu chuyện Bảo Sanh Đại Đế  đã “điểm long nhãn, y hổ hầu” (chữa mắt rồng, trị họng cọp) được lưu truyền phổ biến trong dân gian. Do cố sự ấy, hổ đã thành ra con vật cho Ngài Ngô Bản cỡi đi trị bệnh cho dân chúng ở ngoài , khi ở nhà thì nó coi giữ cung điện cho Ngài. Nó lu6n quấn quít không rời xa Ngài. Khi Ngài đã đắc đạo, nó cũng nương theo mà thành ra “Thần Hổ” . Ngày nay, trong các Miếu Thờ Bảo Sanh Đại Đế , dù hình vẽ hay tượng đắp, bên dưới chân cũng đều có con cọp. Để tránh cho dân gian phân biệt khỏi lầm với con cọp của Thổ Địa cỡi với con cọp nầy, người ta tạo ra cọp đen, gọi là “hắc hổ tướng quân ” dành cho Bảo Sanh Đại Đế   cỡi. Ngoài ra, tại các đình miếu đều có tạc tượng thờ thần hổ, nhưng thường là “bạch hổ” để tránh sự  trùng lắp  với “hắc hổ” của Ngài Bảo Sanh Đại Đế  .
*Xin nói thêm một chút, truyền thuyết trong dân gian tin rằng hổ là thuộc hạ của Thổ Địa, theo mệnh lệnh của Thổ Địa mà hành động, nên tại các miếu thờ Thổ Địa đều có làm thêm phía dưới bệ thờ làm nơi thờ thần hổ. Dân gian cũng  tin rằng, nếu đồng tiền được hổ thần ngậm vào miệng thì sẽ sanh sôi nẫy nở nhanh chóng. Do đó, những người cờ bạc và phường hát kịch thờ phụng thần hổ và đưa tiền qua miệng cọp trước khi đi đánh bạc hay bán vé xem hát, cầu mong cho “nhất bản vạn lợi”. Thêm một sự về hổ nữa là, hổ thần có khả năng xua đuổi bệnh ôn dịch và ác ma, trấn giữ an ninh cho địa phương, nên tất cả các miếu thờ lớn nhỏ đều có vẽ hay tạc tượng hổ thần phía trước để làm nhiệm vụ trấn yểm nầy. Ngoài ra, còn có niềm tin trong dân gian nông thôn là, khi trẻ con bị bệnh quai bị hay sưng hàm( dân gian gọi là bệnh “Sanh trư đầu bì=da sanh đầu heo” ) cha mẹ đem giấy tiền vàng bạc đến áp phủ vào cổ hàm của hổ thần rồi đem về nhà đắp vào chỗ đau của trẻ, sẽ nhanh chóng hết sưng.
*Trong Miếu Thờ Bảo Sanh Đại Đế  còn có thờ 36 vị thiên tướng mà theo truyền thuyết đó là những bộ hạ của Huyền Thiên Thượng Đế , trong một lần đi mượn bảo vật mà không trả  được, phải đến nương tựa vào  Bảo Sanh Đại Đế . (Xem truyện về Huyền Thiên Thượng Đế sẽ rõ).
*Thánh đản của Ngài Bảo Sanh Đại Đế  là  ngày rằm tháng ba âm lịch.
Thọ đản của Ngài là ngày mùng hai tháng  năm âm lịch.
*NHƯỢC  THỦY  dịch
(từ  http://www.fushantang.com).
10. TAM QUAN ĐẠI ĐẾ .


三官大帝.
三官就是上元賜福天官紫微大帝、中元赦罪地官清虛大帝、下元解厄水官洞陰大帝的合稱,全名為「三元三品三官大帝」,在道教中地位僅次於玉皇上帝的神祇。道教宣稱三官能為人祈福、赦罪、解厄。
民間,三官大帝俗稱的「三界公」,即掌管天、地、水三界的神明,其本上是從自然崇拜而來的,後來被人格化,才成為一種類似於靈魂崇拜的神明。在道教的神格中,其地位僅次於玉皇大帝,不過民間專廟供奉的並不多,一般只是在各道觀中,懸掛錫爐禱祭,而這錫爐便是善男信女口中的「三界公爐」。
  民眾對於三官大帝的崇敬,乃源自於古代人對天、地、水自然界的崇拜,而至於「三官」的叫法,主要則是開始於東漢時期張角所創立的「五斗米教」。相傳其可為民眾消除災難,治療疾病,而方法則是將生病或想懺悔罪行的人,將其姓名及罪過悔意,寫在三張紙上,一張放置於高山,或是燒成煙升上天,一張則埋入地下,最後一張,放沈入水中,這可能是對天、地、水,這「三官」最早的淵源。
  「三官」,其實是三位合稱一體的,主要就是指「天官」、「地官」和「水官」。中國在遠古時代,就有祭天、祭地和祭水等禮儀。《儀禮》的《覲禮》篇有:「祭天燔柴,祭山丘陵升,祭川沉,祭地瘞」。不過,上古祭祀天地水,是皇帝的權利,庶民百姓只能祭祖。東漢時,張陵創立天師道,就是祭祀天地水三官,《上三官手書》則為道教為信徒治病的經典;「其一上之天,著山上;其一埋之地;其一沉之水。謂之三官手書」。南北朝時天地水三官神,則和上中下三元神合二為一。
天官賜福:
天官名為上元一品賜福天官,紫微大帝,隸屬玉清境。天官由青黃白三氣結成,總管諸天帝王。每逢正月十五日,即下人間,校定人之罪福。故稱天官賜福。
地官赦罪:
地官名為中元二品赦罪地官,清虛大帝,隸屬上清境。地官由元洞混靈之氣和極黃之精結成,總管五帝五嶽諸地神仙。每逢七月十五日,即來人間,校戒罪福,為人赦罪。
水官解厄:
水官名為下元三品解厄水官,洞陰大帝,隸屬玉清境。水官由風澤之氣和晨浩之精結合而成,總管水中的所有神仙。每逢十月十五日,即來人間,校戒罪福,為人消災。
  人們對於自然神的崇拜,非常容易將其人格化,因而衍生出多種民間傳說。有一種民間的說法,相傳三官大地,是古代的堯、舜、禹三帝,由於這三人,對天下有莫大的貢獻,因此死後就被封為天、地、水三帝,分別掌管三界,並治理民間,保護人民。
  一說:三官起源於金、水、土三氣。認為天地主生,地氣主成,水氣主化,而將金、土、水配以天、地、水三氣,而為三官。
  另有傳說,三官是元始天尊有三個兒子,其神通非常廣大,長子封為「紫微大帝」,次子則為「清虛大帝」,三子則為「洞陰大帝」,各掌管人間天、地、水各司之神。
  又有一種傳說是,此三子乃陳子禱與龍王三女所生,法力無邊,故為元始天尊所封。
  民間一般相信三界公地位僅次於玉皇大帝,反映出民眾對於自然界中的天、地、水之崇高地位,且家家戶戶於三元節皆會準備豐盛的祭品,祈求三官大帝賜福消災解厄,及感謝其保佑平安順遂。三官大帝的誕辰,分別是上元正月十五誕辰的天官大帝,中元七月十五日誕辰的地官大帝,下元十月十五日誕辰的水官大帝。奉命於民間治理民眾,分別接受信眾祈求賜福、赦罪及解厄。
  而每逢「三元節」,即是祭祀三官大帝的重要日子,三元節即上元節、中元節、下元節,分別是三官大帝的誕辰日,不管哪個節日,一般皆以三界公祭拜,祈求三官大帝賜予福氣安康,解去厄運,免除災難。而道教徒都進廟燒香奉祀,或建金籙、黃籙道場,以祈福消災。三尊神像在廟的排列:天官一品紫微大帝祀於神龕內中央,地官二品清虛大帝祀於神龕內右側,水官三品洞虛大帝,祀於神龕內左側。
  民間通常於上元時祭祀而中元和下元則不再祭祀。三官和玉皇上帝一樣很少供奉神像,普通都只準備一座爐祭祀,稱為「三界公爐」。有供奉三官大帝者,以合祀為多,很少有三官分開來供奉的。

Dịch:-
Tam Quan Đại Đế .
Tam Quan Đại Đế  là danh từ gọi chung của ba vị  là:- Thượng nguyên tứ phước Thiên quan Tử Vi Đại Đế  , Trung nguyên Xá tội Địa quan Thanh Hư Đại Đế  , Hạ nguyên Giải ách Thủy quan Động Âm Đại Đế  . Nếu gọi đầy đủ thì là “Tam Nguyên Tam Phẩm Tam Quan Đại Đế  ”. Trong Đạo giáo, địa vị của ba vị nầy gần với Ngọc Hoàng Thượng Đế . Đạo giáo cho rằng ba vị nầy có trách nhiệm về ba yếu tố:- ban phúc, xá tội và giải trừ tai ách cho con người.
Trong dân gian, Tam Quan Đại Đế  được gọi là “Tam Giới Công”, tức ba vị Tôn Thần  chưởng quản ba cõi thiên, địa và thủy giới . Đó là do nguồn gốc sùng bái các vị thần trong tự nhiên mà có, sau được “thần thánh hóa” thành ra ba vị tôn thần. 
Mặc dù trong Đạo giáo cho rằng, địa vị của ba Đại Đế  nầy gần với Ngọc Hoàng Thượng Đế , nhưng trong dân gian lại ít thấy thờ cúng. Chỉ có tại các đạo quán của Đạo giáo, có đặt ba cái lò bằng thiếc để cúng tế, nên dân gian gọi là “Tam Giới Công Lô” (ba ông thần lò tam giới ).
Sự sùng kính của dân gian đối với Tam Quan Đại Đế  bắt nguồn từ thời cổ đại, con người có sự sợ hãi kính trọng ba giới tự nhiên là : trời, đất và nước. Còn danh xưng “Tam Quan” thì tới đời Đông Hán mới xuất hiện, khi nhân vật Trương Giác (Giốc) sáng lập ra một đạo thường gọi là “Ngũ đẩu mễ giáo” (đạo năm lít gạo). Tương truyền, để giúp cho những người cần giải  trừ tai nạn hay tiêu trừ tật bệnh, thì chỉ cần viết tên họ, tuổi tác, tội lỗi cần sám hối hoặc chứng bệnh đang bị.. vào ba tờ giấy. Rồi đem ba tờ giấy ấy thực hành như sau:- một tờ đem chôn trên núi hoặc đốt cho tro than bay lên trời, một chôn dưới đất, còn một cột vào vật nặng thả chìm dưới nước, là có thể giải trừ tất cả xui rũi xấu xa bệnh hoạn …Đó là quan niệm có liên quan đến ba cõi :- trời, đất và nước, xuất hiện sớm nhất ở TQ.
*Như đã nói ở trên, “Tam Quan” bao gồm “Thiên quan”, “Địa quan” và “Thủy quan”, bởi vì người Trung Quốc từ xưa đã có những nghi lễ về  tế trời, cúng đất và cúng nước. Thiên “Cẩn lễ” trong sách “Nghi lễ” có viết :- “Tế trời thì đốt củi, tế núi thì lên gò cao, tế nước thì chìm xuống, tế đất thì đem chôn”. Nhưng ngày xưa, việc cúng tế nầy là quyền hạn của nhà vua, còn dân chúng chỉ được  cúng bái tổ tiên mà thôi. Đến thời Đông Hán, Trương Đạo Lăng lập ra “Thiên Sư Đạo” mới có cúng tế  “tam quan” là trời, đất và nước . Sách “Thượng Tam Quan thủ thư” là sách kinh điển của Đạo giáo chuyên về trị bệnh cho tín đồ có dạy:- “một đem đặt trên núi cao, một chôn dưới đất, một cho chìm xuống nước, gọi là phép “tam quan thủ thư”. Đến đời Nam Bắc triều thì có  chức vụ Tam quan thần coi về việc cúng tế của  ba lĩnh vực trời, đất và nước,như vậy đến đây đã   hợp nhất ba vị thành một vậy.
1.- THIÊN QUAN TỨ PHƯỚC:-
Thiên quan tên là “Thượng nguyên nhất phẩm tứ phước thiên quan Tử Vi Đại Đế  “,  thuộc về Cung Ngọc Thanh. Thiên quan do ba khí xanh, vàng, trắng hợp thành, tổng quản các vua trời. Mỗi năm, vào ngày rằm tháng giêng thì Ngài hạ giáng xuống trần gian, để luận xét về tôi phước của con người, vì vậy nên xưng Ngài là “Thiên quan tứ phước”.
2.- ĐỊA QUAN XÁ TỘI:-
Địa quan tên là “Trung nguyên nhị phẩm Xá tội Địa quan Thanh Hư Đại Đế”, thuộc về Cung Thượng Thanh. Địa quan do tinh hoa của hai khí “hỗ độn” và “cực huỳnh” kết hợp thành, tổng quản Ngũ Đế, Ngũ Nhạc và các Địa Thần. Mỗi năm vào ngày rằm tháng bảy, Ngài hạ giáng xuống trần để xét tra tội phước của nhân gian, xá tội cho những ai thành tâm sám hối.
3.- THỦY QUAN GIẢI ÁCH:-
Thủy quan tên là “Hạ nguyên tam phẩm Giải ách Thủy quan Động Âm Đại Đế”, thuộc về Cung Ngọc Thanh. Thủy quan do khí “phong trạch” (gió và ao đầm)  và tinh khí “thần hạo” (biển mênh mông)  hợp thành. Mỗi năm vào ngày rằm tháng mười thì Ngài hạ giáng xuống trần để xem xét tội phước của nhân gian, tiêu trừ tai nạn cho loài người.
* Loài người luôn có lòng sùng bái tự nhiên nên dễ dàng thần thánh hóa tự nhiên trở thành những truyền thuyết . Có một  thuyết là Tam Quan Đại Đế  chính là ba vị ba vị vua cổ đại là :- Nghiêu, Thuấn và Vũ. Ba vị nầy đã có công lớn với thiên hạ nên khi mất được phong làm Thiên, Địa, Thủy, ba vị Đại Đế , chia ra chưởng quản ba cõi để cai trị và bảo hộ cho nhân gian.
* Có một   thuyết  cho rằng,  khởi thủy của Tam quan nguyên là ba khí:- Kim, Thủy và Thổ hóa sanh ra.Đem ba yếu tố kim, thổ, thủy phối với thiên, địa, thủy mà thành ra Tam Quan.
*Lại có một thuyết nói rằng, Tam quan chính là ba người con của Nguyên Thủy Thiên Tôn thần thông quảng đại. Trưởng tử phong làm “Tử Vi Đại Đế”, con kế phong làm “Thanh Hư Đại Đế” và con út phong làm “Động Âm Đại Đế” , giao cho việc chưởng quản ba ty sở về thiên, địa và thủy của nhân gian. 
*Có thuyết thì nói rằng, ba người con trai nầy là do Ông Trần Tử Đảo kết duyên với ba người con gái của Long Vương sanh ra, có pháp lực vô biên, nên được Nguyên Thủy Thiên Tôn phong chức cho.
*Dân gian tin rằng địa vị của Tam Giới Công là gần với Ngọc Hoàng Thượng Đế là phản ánh  lòng sùng kính trời, đất và nước mà thành. Cho nên cứ đến ba ngày “rằm lớn” thì nhà nhà đều sắm sửa lễ phẩm thịnh soạn để cúng tế, cầu nguyện Tam Quan Đại Đế  ban phước, tiêu tội và giải ách và cảm tạ ơn trên đã phù hộ được bình an thuận lợi. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ là, rằm tháng giêng cầu Thiên Quan Đại Đế  , rằm tháng bảy cầu Địa Quan Đại Đế  , rằm tháng mười cầu Thủy Quan Đại Đế  , phân chia nhiệm vụ tiếp nhận lời cầu xin của dân gian về ba lãnh vực:- ban phước, xá tội và tiêu tai giải ách.
*Khi đến “tam nguyên tiết” là ngày cúng tế Tam Quan Đại Đế  . Tam nguyên tức là thượng nguyên (rằm tháng giêng), trung nguyên (rằm tháng bảy) và hạ nguyên (rằm tháng mười). Mặc dù đã có sự  phân biệt ngày thánh đản của mỗi vị, nhưng dân gian thì bất kể nguyên nào cũng đều đến các đạo quán để cúng tế , đốt giấy tiền vàng bạc cầu xin được phước, xá tội và giải ách…
*Việc bày trí thánh tượng của ba vị tôn thần tại các đạo quán như sau:- 
-Thiên quan nhất phẩm Tử Vi Đại Đế  đặt tại trung ương.
-Địa quan nhị phẩm Thanh Hư Đại Đế  đặt ở bên phải.
-Thủy quan tam phẩm Động Hư Đại Đế  đặt ở bên trái.
*Trong dân gian thì thường chỉ tập trung cúng tế lớn vào thượng nguyên , còn trung và hạ nguyên thì ít cúng trở lại.
Ngọc Hoàng Thượng Đế và Tam Quan Đại Đế   thì ít  được tạo cốt tượng để thờ, thường chỉ biểu trưng bằng  “lò đốt hương” gọi là “Tam Giới  Công Lô” để cúng tế. Việc cúng nầy thì người ta chỉ cúng chung Tam Quan, chứ ít ai chia ra ba vị như đã dẫn giải ở trên.
*NHƯỢC  THỦY  dịch
(từ  http://www.fushantang.com).
Xin theo dõi tiếp BÀI 3. dienbatn giới thiệu.

Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét