Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

KHẢO SÁT PHONG THỦY ĐƯỜNG LÂM - SƠN TÂY - HÀ NỘI. BÀI 6.

KHẢO SÁT PHONG THỦY ĐƯỜNG LÂM - SƠN TÂY   HÀ NỘI. LỜI TỰA  :  Đường Lâm - Sơn Tây - HÀ  NỘI l à một vùng quê có địa hình còn khá hoang sơ , ... thumbnail 1 summary
KHẢO SÁT PHONG THỦY ĐƯỜNG LÂM - SƠN TÂY 
 HÀ NỘI.
LỜI TỰA : Đường Lâm - Sơn Tây - HÀ NỘI là một vùng quê có địa hình còn khá hoang sơ , chưa bị nhiều những công trình xây dựng tàn phá. Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An,... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng. Là một vùng quê có nhiều người thành đạt như vậy nhưng trong khoảng 50 năm gần đây , nhân tài của Đường Lâm hầu như vắng bóng . Lý do nào đưa đến sự việc như vậy ? Chúng ta thử cùng nhau khảo sát về mặt Phong thủy để tìm nguyên nhân. Trong loạt bài này , dienbatn có sử dụng một số tư liệu trên Internet và những tư liệu của dienbatn sau nhiều năm điền dã. Những kết luận riêng của dienbatn còn thô thiển, rất mong được các cao nhân giúp đ. Thân ái. dienbatn.
3. KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐỊA DANH QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐƯỜNG LÂM - SƠN TÂY - HÀ NỘI.
3.4 ĐỀN THỜ VÀ MỘ NGÔ QUYỀN.
3.4/4 KHẢO LẠI PHẢ HỆ HỌ NGÔ CỦA NGÔ QUYỀN.
" Một số nhà nghiên cứu khẳng định: Đường Lâm - Sơn Tây chỉ là nơi sinh quán của vị tổ trung hưng Ngô Quyền, còn Đồng Phong (Thanh Hoá) mới là quê gốc của ông. Ngoài ra, dòng họ Ngô còn lưu tán nhiều nơi, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu về mối quan hệ của Ngô Quyền với Ngô Sĩ Liên và Ngô Thì Nhậm."
Nhiều người cho rằng, sau khi Ngô Nhật Khánh (cháu nội Ngô Quyền), sứ quân Đường Lâm chạy vào Nam thì dòng họ Ngô đã thất truyền. Vậy mà gần đây có tin một cụ bà là hậu duệ Ngô Vương hiện đang sinh sống tại thôn Cam Lâm (Đường Lâm - Sơn Tây).
NGUYỄN ĐỨC. Đi tìm hậu duệ Ngô Quyền chân đất Đường Lâm / Nguyễn Đức// Gia đình và xã hội, 2004. - Số Xuân  ".
Xuất x của một vị Vua rất quan trọng vì trên cơ sở đó ta mới có thể đánh giá chính xác về mặt Phong thủy của vùng đất sinh ra vị Vua đó. Chính vì vậy mà dienbatn đưa thêm vào loạt bài viết này những ý kiến trái chiếu với những gì được coi là chính thống trong đó nghiên cứu của PGS, TS Vũ Duy Mền - Viện Sử học và nhất là Gia phả của dòng họ Ngô Việt Nam để các bạn có thêm tư liệu khảo cứu. dienbatn.

     1. BÀN THÊM VỀ XUẤT XỨ CỦA NGÔ QUYỀN. 
Theo ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư, “Vua họ Ngô húy là Quyền, người Đường Lâm, đời đời là quý tộc, cha là Mân là Châu mục châu ấy. Vua khi mới sinh có điềm ánh sáng khắp nhà, hình dạng khác thường, ở lưng có ba nốt ruồi, người xem tướng cho là lạ, bảo rằng có thể làm nên chúa một phương, nên mới đặt tên là Quyền. Đến khi lớn lên vẻ mặt khôi ngô, mắt sáng như chớp, đi thong thả như cọp, có trí dũng, sức có thể cầm vạc giơ lên. Làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ, được Đình Nghệ gả con gái cho, cho làm quyển quân châu Ái...”(1)
Qua những dòng ghi chép trên chỉ cho biết thông tin hết sức vắn tắt: Ngô Quyền người Châu Đường Lâm, nhưng Châu Đường Lâm ở đâu thì Toàn thư không cho biết rõ?
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương muc của Triều Nguyễn ghi chép về Tiền Ngô Vương cũng tương tự như trên, nhưng chỉ định rõ hơn “Ngô Quyền, người Xã Đường Lâm...”
Với lời chua rằng: ”Đường Lâm: tên xã xưa. Sử cũ chua ở huyện Phúc Lộc. Phúc Lộc nay đổi là huyện Phúc Thọ thuộc tỉnh Sơn Tây. Xét theo Sơn Tây tỉnh sách: xã Cam Lâm thuộc huyện Phúc Thọ, xưa gọi là Đường Lâm, Phùng Hưng và Ngô Quyền đều là người xã này. Bây giờ vẫn còn đền thờ”(2). ”Đương Lâm thuộc Phong Châu”(3).
Cương mục còn dẫn “sách An Nam kỷ yếu, Ngô Quyền, người Ái Châu. Vậy (chưa) rõ sách nào chép đúng”(4)?
Như vậy,  tên Đường Lâm xưa là xã hay huyện, hay châu? Sự ghi chép của sử sách cũng chưa nhất quán.
Theo sách Các tổng trấn xã danh bi lãm: đén năm 1810-1813 Tổng Cam Giá Thịnh (tương đương với xã Đường Lâm ngày nay) có 6 xã (Cam Giá Thịnh, Cam Tuyền, Đông Sàng, Mông Phụ, Phú Nhi và Yên Mỹ) một Giáp Đoài Thượng và một Phố Tân Hội, thuộc huyện Phúc Lộc, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây.
Sau năm 1831, tổng Cam Thịnh thuộc huyện Phúc Thọ, phủ Quảng Oai,  tỉnh Sơn Tây.
Từ năm 1842, do kiêng húy chữ “Tuyền” nên xã Cam Tuyền đổi thành Cam Lâm. xã Cam Lâm thuộc tổng Cam Giá Thịnh, huyện Phúc Thọ, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây tồn tại đến trước Cách  mạng Tháng Tám 1945.
Từ sau Cách mạng Tháng Tám, tổng Cam Giá Thịnh có tên mới là xã Phùng Hưng. Đến ngày 21 tháng 11 năm 1964, xã Phùng Hưng đổi thành Đường Lâm (tên xã Đường Lâm bao gồm địa chính như ngày nay chính thức được xác lập từ đây), thuộc huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây. Năm 1982, Đường Lâm được sáp nhập vào thị xã Sơn Tây vẫn thuộc Thành phố Hà Nội. Từ 1 tháng 1  năm 2008, tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Thành phố Hà Nội. Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, thuộc Thành phố Hà Nội cho đến nay.
Hiện nay xã Đường Lâm gồm 8 làng: Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Đông Sàng, Hà Tân, Hưng Thịnh, Mông phụ, Phu Khang. Người Đường Lâm đến nay vẫn tự hào là “ấp hai vua”: Phùng Hưng  và Ngô Quyền.
Như vậy, qua các tài liệu lịch sử dẫn trên, dù gián tiếp (Toàn thư), trực tiếp như các tác giả (Cương mục) trong Quốc sử quán triều Tự Đức đã chỉ ra huyện, châu, xã Đường Lâm là “ấp hai vua” Phùng Hưng và Ngô Quyền.. Từ đó, địa danh xã Đường Lâm đã trở lên quen thuộc đối với giới nghiên cứu và những ai yêu thích tìm hiểu lịch sử dân tộc.
Tuy vậy, không phải không có ý kiến hồ nghi về quê quán của Tiền Ngô Vương. Đại diện cho loại ý kiến này từ nửa sau của thế kỷ XX có học giả Đào Duy Anh, Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Huệ Chi. Các ông căn cứ vào thư tịch cổ  của Việt Nam và Trung Quốc như: Cựu  Đường thư do người thời Hậu Tấn là Lưu Hú (887-946) biên soạn. Tân Đường thư do Tổng Kỳ và Âu Dương Tu biên soạn; một số sách địa chí đời Đường, Tống ... cho rằng huyện hay châu Đường Lâm thời thuộc Đường nằm đâu đó vùng giáp Thanh Nghệ, hoặc vùng Nghệ Tĩnh. Song việc chỉ định rõ ràng địa giới của Đường Lâm còn là việc khó khăn do thiếu tài liệu thuyết phục.
Cùng quan điểm hồ nghi trên, mấy năm gần đây không rõ do nguồn cảm hứng nào thôi thúc, Giáo sư Trần Ngọc Vương và nhóm học trò của ông gồm: TS Trần Trọng Dương, TS Nguyễn Tô Lan lại một lần nữa nhọc công đi tìm “Đường Lâm - Sơn Tây phải chăng là một huyền sử của Thế kỷ XX”(5), hay “Đường Lâm là Đường Lâm nào”(6), song cuộc tìm kiếm đó vẫn chưa có kết quả. Hy vọng trong việc tìm kiếm lâu dài không riêng gì vị trí Đường Lâm có phải đích thực là Ấp Hai vua Phùng Hưng và Ngô Quyền hay không? Và còn nhiều địa danh lịch sử khác trên đất nước ta đần dần sẽ được làm sáng tỏ.
Theo Đại Nam nhất thống chí: Sau khi Tiền Ngô Vương mất, con là Xương Văn lập miếu thờ ở bản ấp (xã Cam Lâm, huyện Phúc Thọ), nay là chỗ dân địa phương phụng thờ, được Triều Nguyễn cấp sắc phong phụng thờ.
Căn cứ  vào tờ khai thần tích, thần sắc của lý dịch xã Cam Lâm năm 1938, thì nơi thờ Tiền Ngô Vương vẫn được dân sở tại duy trì từ xưa đến bấy giờ. Khi đó Xã còn giữ được 17 sắc phong Thần, nhưng không rõ nội  dung các sắc phong đó ra sao và thuộc các  niên hiệu đời vua nào.
Trong sách Sơn Tây tỉnh, Phúc Thọ huyện, Cam Thịnh tổng các xã thần sắclưu ở thư viện Hán Nôm cho biết: từ thời Chính Hòa (1680-1705) đến Cảnh thịnh (1793-1801) đều cấp sắc phong thần thành hoàng cho xã Cam Tuyền. Sách này ghi lại 8 sắc phong thần, gia phong: Đương cảnh thành hoàng hiển ứng dũng đôn phù tộ anh linh hộ quốc tế thế báo dân thông minh quả đoán tá Thánh Đại vương. Nghĩa là: Đương cảnh Thành hoàng hiển ứng, anh linh, phù giúp, hộ quốc, cứu đời, báo dân... thông minh, quả đoán, tá Thánh Đại vương.
Xã Cam Tuyền trước đây ngoài việc thờ Tiền Ngô Vương ở đền là thần thành hoàng, còn thờ Phùng Hưng ở đình. Phùng Hưng cũng được dân làng thờ làm thành hoàng làng. Ngoài ra dân làng còn thờ: Đức Bá (nhân thần – không rõ sự tích), Tản Viên Sơn (thiên thần – Tam vị quốc chủ). Tập sao Thần sắc trên không ghi rõ xuất xứ sao từ các đạo sắc ở đình Phùng Hưng hay đền thờ Ngô Quyền, mà chỉ ghi chung chung sao từ các đạo sắc ở xã Cam Lâm.
Mặc dù vậy, tập sao các sắc phong triều Lê là một trong những bằng chứng liên quan đến lai lịch của vị thần và lịch sử của ngôi đền, đình thờ các ngài. Nếu căn cứ vào đó có thể cho rằng việc chỉ định tên gọi cụ thể của Thần như Ngô Quyền hay Phùng Hưng mới chỉ xuất hiện từ thời Nguyễn. Những sắc  phong hiện còn ở đình Phùng Hưng và đền Ngô Quyền ở làng Cam Lâm ghi rất rõ điều này.
Hiện ở đền  còn 9 sắc phong, trong đó có  3 sắc thời Lê (chỉ ghi Đương cảnh Thành hoàng), 6 sắc thời Nguyễn (chỉ định tên thần: Tiền Ngô vương). Điều đó cho thấy việc thờ tự Tiền Ngô Vương của dân làng Cam Lâm có thể được duy trì từ thời Lê - Nguyễn đến ngày nay.
Phần trình bày trên giúp chúng ta hình dung về lịch sử của ngôi đền thờ Tiền Ngô Vương. Ban đàu chỉ là ngôi miếu nhỏ do dân làng lập ra để thờ Tiền Ngô Vương. Song việc chỉ ra vị trí của ngôi miếu và tên vị thần được thờ tại đó thực không rõ ràng, vì còn thiếu tài liệu tin cậy. Có lẽ đến thời Lê – Thế kỷ thứ XV, ngôi miếu được nâng cấp, tu tạo thành từ - đền. Đến thời Lê Trung hưng thế kỷ XVII-XVIII việc thờ bách thần trong dân gian được nhà nước chú ý hơn đã ban cấp sắc thần hàng năm, nhằm tôn vinh công trạng của thần đối với dân, với nước.
Sang  thời  Nguyễn, những năm đầu thời Tự Đức (1848-1883), đền thờ Tiền Ngô Vương lại một lần được trùng tu, nâng cấp về xây dựng, ngói hóa và đặc biệt lễ tế thờ Tiền Ngô Vương hàng năm thành lễ “Quốc tế” (Nhà nước làm lễ tế). Các vua Nguyễn theo triều trước đều cấp sắc phong thần cho Tiền Ngô Vương.
Đền thờ cũ đã bị đổ nát. Về quy mô đền thờ Tiền Ngô Vương ngày nay rất khiêm nhường. Nhà đại bái dài 11,5m, rộng 8m, diện tích 92m2, được nhân dân làng Cam Lâm mới dựng lại trong 2 năm 2001 - 2002. Ở đại bái và hậu cung  còn lưu lại một số đồ thờ cũ, xen một số đồ thờ mới, niên đại của chúng trong khoảng thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX(7). Những di vật quý giá đó cần được chúng ta gìn giữ cẩn thận cho hôm nay và con cháu mai sau.
Như vậy, phần giới thiệu trên rất khái lược bàn thêm về xuất xứ (vẫn  còn những ý kiến trái chiều về quê quán của Ngô Quyền) liên quan đến di tích Tiền Ngô Vương ở xã Đường Lâm thuộc Thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Dưới đây chúng ta tiếp tục tìm hiểu cụ thể thêm về sự nghiệp của Tiền Ngô Vương gắn với việc ngài lên ngôi vua và định đô ở Cổ Loa.
 2. Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa
Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biêt: sau đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, vào mùa xuân năm 939, Ngô Quyền tự xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội).
Ngô Quyền lập Dương Thị làm Hoàng hậu (theo Thiên Nam ngữ lục: Dương Thị là Dương Phương Lan). Dương hậu là con gái của Dương Đình (Diên) Nghệ. Trước đây Ngô Quyền từng làm nha tướng của Đình Nghệ, được ông gả con gái cho.
Ngô Vương “đặt trăm quan, chế định triều nghi, phẩm phục”.
Sử cũ ghi về sự nghiệp làm vua (chính trị) của Tiền Ngô Vương quả thật ít ỏi. Song cũng cho chúng ta thấy được tinh thần độc lập tự chủ của Ngô Vương. Ngô Quyền không thừa nhận chức Tiết độ sứ mà các triều đại Phong kiến phương Bắc đặt ra để ràng buộc họ Khúc, họ Dương ... trước đó. Ngô Vương đã tiếp nối quốc thống của các vua Hùng, nước Âu Lạc của An Dương Vương. Ngô Quyền tự xưng Vương, chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, xây dựng một Vương quốc độc lập, tự chủ.
Cương vực nước ta thời Tiền Ngô Vương được Nguyễn Trãi ghi trong sáchDư địa chí:  “Vua Tiền Ngô dẹp quân Hán, khôi phục nước nhà; đất đai thu được, phía Bắc giáp Lưỡng Quảng, phía Nam đến  Địa Lý tất cả là hai ngàn tám trăm dặm, phía đông tiếp giáp với biển ở Khâm Châu, Phía Tây giáp tỉnh Vân Nam, tất cả là  một nghìn bảy trăm dặm”(8).
Với cương vực như vậy gần tương đương vói lãnh thổ của nước Âu Lạc thời An Dương Vương (*). Ngô Vương mới chủ yếu kiểm soát được vùng Châu thổ Sông Hồng mà trung tâm là Kinh đô Cổ Loa và vùng Cửu Châu (Thanh Nghệ). Các châu miền núi bấy giờ vẫn chịu sự cai quản của các Tù trưởng hay Tộc trưởng thiểu số.
Đến thời thuộc Đường (618 – 907) thành Đại La luôn là trị sở của Phủ Đô hộ, đã trải qua nhiều lần trùng tu, mở rộng để tăng thêm lợi thế, nhưng Ngô Vương không chọn thành Đại La để đóng đô mà chọn Cổ Loa. Cổ loa hay còn gọi là Loa Thành, thành Côn Lôn (tòa thành kiên cố, hùng vĩ), từng là nơi đóng đô của An Dương Vương.
Cổ Loa gồm 3 vòng thành (thành ngoại, thành trung và thành nội), tổng số chiều dài 16,150km(9), được xây dựng từ thời An Dương Vương, các đời sau bồi trúc thêm. Đây là công trình quân sự rất lợi hại có thẻ phòng thủ liên hoàn của cả bộ binh và thủy binh, vừa có thể tiến công dựa vào hệ thống thành lũy gắn kết với hệ thống sông Hoàng Giang, sông Cái, sông Đuống, sông Lục Đầu.
Với một  triều đình sơ khởi thì việc  Ngô Vương chọn Cổ Loa làm kinh đô, chính là đã chọn được nơi đắc địa, chỗ dựa có thể tin tưởng cho triều đình của mình, tiếp nối sự nghiệp của tiền nhân.
“Vua họ Ngô, húy là Quyền ... ở ngôi 6 năm (mất năm Giáp Thìn – 944, thọ 47 tuổi(10), bỏ lại sự nghiệp đang còn dang dở. Tuy thời gian trị vì của Ngô Vương không lâu, nhưng theo đánh giá của  Ngô Xương Văn (con trai thứ hai của  ngài) khi nói với các quan sứ rằng: “Đức trạch của Tiên Vương ta thấm khắp lòng  dân, tất cả các chính lệnh thi hành không ai là không vui lòng theo cả”(11). Điều đó chứng tỏ Ngô Vương rất được lòng dân ngưỡng mộ. Một triều đình ở Cổ Loa đang được xây dựng, củng cố vững mạnh thì mất người dẫn dắt, thật đáng tiếc.
Sau khi Ngô Vương  mất, Dương Tam Kha là  anh (**)(có sách ghi là  em) Dương Hậu, là gia thần của Ngô Vương đã vong ơn, nuốt lời nhận ký thác của Tiền Ngô Vương, tiếm quyền, tự xưng là  Bình Vương. Tam Kha nuôi con thứ hai của Ngô Vương là Ngô Xương Văn làm  con mình. Các con vợ thứ của Ngô Vương là Nam Hưng, Càn Hưng còn nhỏ đều theo Dương Hậu. Tam Kha sai người ba lần đi bắt Ngô Xương Ngập (con cả của Ngô Vương). Xương Ngập ẩn náu tại nhà của Phạm  Lệnh Công ở Trà Hương (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương), được Lệnh Công che chở mới thoát nạn.
Năm canh Tuất (950), Ngô Xương Văn đánh Tam Kha, truất bỏ đi, giáng Tam Kha làm Trương Dương công, nhân chỗ ở ấy cho làm thực ấp (tức bến đò Chương Dương huyện Thượng Phúc, nay thuộc Thường Tín, Hà Nội).
Ngô Xương Văn là Nam Tấn Vương, sai sứ đón anh là Ngô Xương Ngập về kinh đô Cổ Loa cùng giữ việc nước. Ngô Xương Ngập tự xưng là Thiên Sách Vương.
Thiên Sách Vương chuyên quyền, hai anh em xích mích, khiến Nam Tấn Vương bỏ không tham dự triều chính. Ngô Xương Ngập mất,  Nam Tấn Vương tiếp tục nắm quyền, sai sứ sang xin mệnh lệnh của chúa Nam Hán là Lưu Xưởng.*** Nhà Nam Hán phong cho Nam Tấn Vương chức Tĩnh Hải quân Tiết Độ sứ kiêm Đô hộ.
Năm Ất Sửu ((965), do tự kiêu, khinh suất khi đem quân đi đánh hai thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình (vùng Ba Vì – Hà Nội), Xương Văn bị trúng tên nỏ chết. Từ đấy chấm dứt nhà Hậu Ngô (951-965), kéo dài 21 năm tại Kinh đô Cổ Loa. Đất nước rơi vào tình trạng phân tán, loạn 12 sứ quân xảy ra.
Như vậy, từ Tiền Ngô Vương đến Hậu vương gồm 26 năm đều đóng đô ở Cổ Loa. Để đáp ứng nhu cầu, hoạt động của triều đình Cổ Loa, chắc chắn phải có dinh thự thành quách cùng các công trình kiến trúc khác được dựng lên. Song quy mô của các công trình đó như thế nào không thấy sứ sách ghi chép. Mặt khác thời gian đã trải qua hơn  một nghìn năm, có chăng thì công trình cũng đổ nát, hoặc bị vùi lấp.
Kết quả nghiên cứu mới nhất về lịch sử Cổ Loa cho biết: “Ký ức dân gian còn nhắc đến một cái “Giếng Ngô Quyền” ở trước cửa Nam Thành Nội (tuy nhiên dấu tích của giếng xây đá, gạch hiện nay là giếng thời Lê Trung hưng), một cây đa nghìn tuổi ở trước cửa am Mỵ Châu (nay đã chết, được thay bằng cây đa mới) với huyền tích về cuộc hôn nhân giữa  Ngô Quyền và người con gái họ Đỗ làng Dục Tú. Đền thượng là di tích chính thờ An Dương Vương ... có đôi câu đối xác nhận việc Ngô Quyền từng xây dựng đền đài, cung điện ở khu vực thành cũ của Vua Thục(12).
Trong khi đó, giới khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật để tìm hiểu Cổ Loa chưa được là bao, còn nhiều hạn chế do điều kiện chưa cho phép. Có lẽ vì thế mà đến nay chúng ta vẫn chưa hình dung ra được một vóc dáng Kinh thành Cổ Loa thời Ngô Vương ra sao? Đó cũng chính là nhiệm vụ đặt ra cho các nhà khoa học trước mắt và tương lai cần tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm sự nghiệp của Ngô Vương ở 
3. Kinh đô Cổ Loa.  Ý nghĩa lịch sử và thời đại
Tiền Ngô Vương trị vì với công nghiệp dựng nước trong khoảng thời gian 6 năm, được sử gia Lê Văn Hưu đánh giá rất cao “Tuy chỉ xưng vương chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu, mà chính thống của nước Việt ta ngõ hầu đã  nối lại được”(13). Sử gia Ngô Sỹ Liên cho rằng “Nhà tiền Ngô nổi lên được, không những là chỉ có công chiến thắng mà thôi, việc đặt trăm quan, chế  định triều nghi phẩm phục, có thể thấy được quy mô của đế vương”(14). Qua đó cho thấy một dấu mốc chuyển biến quan trọng của lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ Ngô Vương.
Việc xưng vương  và dựng đặt quan chức triều nghi của Tiền Ngô Vương ở Cổ Loa, tuy còn đơn giản, nhưng ý nghĩa  lịch sử vô cùng quan trọng. Vì đó là triều đình độc lập, một Nhà nước tự chủ của tộc Việt, do Ngô Vương đứng đầu. Đó chính là kết tinh của sức sống và sức mạnh của toàn dân. Nước Âu Lạc bị Triệu Đà thôn tính từ trước công nguyên, sau hơn một nghìn năm mất nước, nhân dân bị áp bức, đô hộ, nay Tiền Ngô Vương đã dựng lại được nước. Công trạng đó thật vĩ đại. Chính vì thế mà nhà yêu nước kiệt xuất đầu thế kỷ XX Phan Bội Châu đã tôn vinh Ngô Quyền là vị “Tổ trung hưng nước ta”, đứng sau “Thủy Tổ dựng nước là Hùng Vương”.
Tiền Ngô Vương là người đã tiếp nối được tinh thần đấu tranh anh dũng bất khuất, mưu trí chống Bắc thuộc, chống Hán hóa trong suốt cả chặng đường hơn một nghìn năm của nhân dân ta, trong đó là những tấm gương tiêu biêu của các thế hệ tiền bối như: Hai Bà trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Bố Cái Đại vương, Mai Hắc Đế, Dương Thanh, Họ Khúc, Họ Dương. Tiền Ngô Vương đã chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra một kỷ nguyên mới độc lập, tự chủ lâu dài, thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa và văn minh Đại Việt – Việt Nam.
Những công trạng oanh liệt, vẻ vang của Tiền Ngô vương, của những thế hệ tiếp bước, vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam, với một tinh thần luôn tự hào làm chủ trong xây dựng và bảo vệ non sông gấm vóc mãi nãi vững  bền và ngày càng giầu
 PGS, TS Vũ Duy Mền -Viện Sử học
       Chúng ta đều biết địa danh Đường Lâm tại Sơn Tây ngày nay đã đi vào tiềm thức của hàng triệu người với tư cách là quê hương của Phùng Hưng và Ngô Quyền - hai vị vua lừng lẫy có công đầu trong việc giành lại quyền độc lập tự chủ của người Việt khỏi sự đô hộ của người phương Bắc. Nơi đây, còn tồn tại lăng mộ cũng như nhà thờ hai vị.
Đường Lâm được coi là ngôi làng duy nhất được công nhận là Quần thể di tích cấp quốc gia, được nhà nước đầu tư trọng điểm về văn hóa và du lịch. “Đất hai vua” đã trở thành danh xưng thân thuộc, trở thành đất linh thiêng, đất tông miếu, đất hương hỏa, mảnh đất tự hào của biết bao nhiêu người Sơn Tây nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung, một ngôi làng nhưng mang vinh hiển của cả quốc gia và lịch sử mười hai thế kỷ, chân lý ấy dường như không cần bàn cãi. Tuy nhiên, đối với người làm công tác nghiên cứu lịch sử và nhất là nghiên cứu văn bản học chuyên sâu, những nghi ngờ đã le lói đâu đó trong các chuyên luận hay bài viết ( có thể kể đến công trình của GS Đào Duy Anh[2], Văn Tân[3] hay Bùi Văn Nguyên[4], Nguyễn Huệ Chi[5] v.v…), đã để lại nhiều gợi mở cho người đi sau tiếp tục tìm hiểu và giải mã. Dưới đây, chúng tôi xin lược thuật lại ý kiến của hai học giả Đào Duy Anh và Văn Tân đã phát biểu trước nay nửa thế kỷ.
Trang 84, quyển Đất nước Việt-nam qua các đời, Đào Duy Anh viết: “Đại Việt sử ký toàn thư (ngoại, q. 5) chép rằng Ngô Quyền là người Đường Lâm, con Ngô Mân là châu mục bản châu. Sách Cương mục (Tb, q. 5) chú rằng: Đường Lâm là tên xã xưa, theo sử cũ chú là huyện Phúc-lộc, huyện Phúc-lộc nay đổi làm huyện Phúc-thọ, thuộc tỉnh Sơn-tây. Xét Sơn Tây tỉnh chí thì thấy nói xã Cam Lâm huyện Phúc Thọ xưa gọi là Đường Lâm, Phùng Hưng và Ngô Quyền đều là người xã ấy, nay còn có đền thờ ở đó. Chúng tôi rất ngờ những lời ghi chú ấy và nghĩ rằng rất có thể người ta đã lầm Đường Lâm là tên huyện đời Đường thuộc châu Phúc-lộc (Phúc-lộc châu có huyện Đường Lâm) thành tên xã Đường Lâm ở huyện Phúc-thọ. Huyện Đường Lâm châu Phúc-lộc là ở miền nam Hà-tĩnh. An-nam kỷ lược thì lại chép rằng Ngô Quyền là người Ái-châu, cũng chưa biết có đúng không”[6]. Phương pháp sử học của Đào Duy Anh là tiến hành khảo cứu về địa danh châu Đường Lâm thông qua những tư liệu cổ sử. Tuy nhiên, khi viết cuốn chuyên luận của mình, Đào Duy Anh cũng chưa có điều kiện để tiếp xúc đọc đầy đủ các tư liệu cổ sử cấp một, tức những bộ sử được biên soạn ghi đồng thời với các nhân vật lịch sử Phùng Hưng, Ngô Quyền, ví như Thông sử, Cựu Đường thư, Tân Đường thư… Song, những nghi ngờ của Đào Duy Anh có thể nói là rất nhạy bén và lão thực.
Năm 1966, sau sáu năm kể từ khi chuyên luận của Đào Duy Anh ra đời, Văn Tân khi phê bình Đại Việt sử ký toàn thư, đã cho rằng “ý kiến bạn Đào-duy-Anh rất đáng cho chúng ta để ý…Ngô Quyền là người huyện Đường Lâm thuộc Hoan-châu chứ không phải là người huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây…Ngô Quyền là quý tộc con Ngô Mân quê ở Hoan Châu (có chỗ nói Ái châu) đã dấy quân từ Hoan châu tiến ra bắc phá quân Nam Hán ở cửa Bạch-đằng. Như vậy Ngô Quyền phải là người huyện Đường Lâm châu Phúc-lộc (Hà-tĩnh) chứ không phải người xã Đường Lâm huyện Phúc-thọ (Sơn-tây). Có thế mới phù hợp với tình hình xã hội hồi thế kỷ VIII, IX và X”[7]. Sự đồng thuận của Văn Tân dựa trên những nhận thức và phông lịch sử sâu rộng của thế hệ học giả này về lịch sử Việt Nam trước thế kỷ X.
Tháng 8 năm 1967, trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (số 101), Trần Quốc Vượng đã có một bài viết rất quan trọng để khẳng định Đường Lâm thuộc Sơn Tây[8], bài viết mang tên Về quê hương Phùng Hưng đồng thời phủ định ý kiến của Đào Duy Anh và Văn Tân. Ngay sau khi đăng tải, bài viết của Trần Quốc Vượng lập tức trở thành quan điểm được nhiều người ủng hộ bởi Trần Quốc Vượng đã kết hợp khai thác các tài liệu bi ký cũng như các khảo sát điền dã tại di tích, địa phương cũng như các sử liệu hữu quan. Có thể coi đây là tiếng nói quan trọng nhất lúc bấy giờ để ra phán quyết cuối cùng về vấn đề này. Cứ liệu quan trọng nhất mà Trần Quốc Vượng đưa ra là tấm bia mà ông gọi nôm na là “Bia Đường Lâm” có niên đại 1390 thuộc niên hiệu Quang Thái 光泰đời Trần[9]. Văn bia này có những thông tin được Trần Quốc Vượng khai thác như sau: “Nguyên bản xã đất nhiều rừng rậm, xưa gọi là Đường Lâm, đời đời sản sinh nhiều vị anh hùng hào kiệt…Theo bia Đường Lâm thì khi Ngô Quyền lên ngôi vua (939), ông đã lấy bản xã làm “thang mộc ấp”. Ngô vương Quyền ở ngôi sáu năm thì mất…Tự vương (vua nối dõi- có lẽ là chỉ Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn, hoặc cũng có thể chỉ Dương Tam Kha, người đã tự lập làm vương sau khi Ngô Quyền chết- TQV) lập miếu đình để làm nơi cho bản ấp phụng thờ tế lễ [Ngô vương Quyền]… Bia đó do những người họ Phùng họ Ngô…là con cháu của Phùng Hưng Ngô Quyền lập ra, văn bia nói là ‘trích gia phả của hai họ, tóm thuật những điều cốt yếu ghi vào bia để truyền lại lâu dài’”[10] Đây có thể coi là cứ liệu quan trọng nhất của bài viết để chốt lại vấn đề. Bia có niên đại rất sớm, thuộc vào cuối đời Trần; lại là bia bản xã, bia do con cháu của hai dòng họ lập nên để tiến hành cúng tế thờ phụng hai vua. Các cứ liệu đã hội đủ, bảng vàng bia đá là cứ liệu xác tín đanh thép nhất, để khẳng định: Đường Lâm- Sơn Tây là đất của hai vua Phùng Hưng và Ngô Quyền, hai vị anh hùng bậc nhất trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Cho nên, sự đồng thuận của toàn bộ giới sử học từ đó cho đến nay là điều dễ hiểu.
Trải qua gần 50 năm, kết luận của Trần Quốc Vượng đến nay đã trở thành chân lý. Đường Lâm - Sơn Tây, được nêu lên như là một địa chỉ của văn hóa, lịch sử với các hệ thống nhà cổ, các danh nhân và các truyền thuyết đẹp đẽ về hai nhân vật lịch sử này. Đường Lâm - Sơn Tây đã trở thành đối tượng thú vị của hàng loạt các công trình nghiên cứu, các hội thảo trong và ngoài nước. Đường Lâm Sơn Tây đã chính thức được đưa vào trong chính sử, được viết vào sách giáo khoa và giảng dạy trong các trường học từ cấp cơ sở cho đến cấp cử nhân, thạc sỹ và tiến sĩ. Hệ thống truyền thông, báo chí truyền hình, các trang mạng cộng đồng,...tất cả đều tập trung miêu tả, ca ngợi, bình thán,…về một vùng quê mang sự hiển hách của ngàn năm lịch sử và bề dày văn hiến. Năm mươi năm qua là năm mươi lớp người được hiểu về lịch sử theo quan điểm chính thống ấy. Những băn khoăn, trăn trở thuở nào của các bậc cựu học như Đào Duy Anh, Văn Tân đã không còn mấy ai còn biết đến nữa. Lịch sử đã xuôi theo một chiều đẹp đẽ làm thỏa mãn sự tự hào của bao nhiêu lớp người yêu văn hóa lịch sử Việt Nam.
[12], … đều tin vào tính xác thực của văn bia này, trừ Vũ Duy Mền[13] và Nguyễn Tùng - một nhà lịch sử nhân loại học Việt Nam cư trú tại nước ngoài[14]. Cơ sở để chúng tôi khẳng định văn bia này là ngụy tạo[15] như sau:
  Một cơ duyên đã đưa đẩy chúng tôi khi đi nghiên cứu bản quán Khuông Việt Ngô Chân Lưu phải giám định lại văn bia này. Kết quả giám định cho thấy, cứ liệu cốt tử nhất mà Trần Quốc Vượng đã dựa vào đáng tiếc có lẽ lại là một bia ngụy tạo[11] vào đời sau. Hàng loạt các nhà sử học, khởi từ Trần Quốc Vượng cho đến Nguyễn Minh Tường
Về mặt thư pháp và văn tự học, chữ khắc trên văn bia đều là lối chữ chân nhỏ nhắn, quy củ và chuộng kỹ của triều Nguyễn, khác hẳn với thư pháp đời Trần như thư pháp của Trương Hán Siêu[16]. Nét khắc của bia rất sắc nét, gần như không có chữ nào mờ. Lòng nét khắc vẫn theo đao bút hình chữ “v” khá sâu, chứng tỏ văn bản mới chỉ khắc trong vòng 200 năm trở lại đây.
Về địa danh học, văn bia này dù cố gắng ngụy tạo, nhưng vẫn vô tình để lại tên địa danh thời Nguyễn. Dòng đầu của bia ghi: 國威府福祿縣甘泉社“Quốc Oai phủ Phúc Lộc huyện Cam Tuyền xã”[17], dòng trên đồng thời cũng được khắc trên bia Phụng tự bi ký 奉祀碑記được khắc năm Tự Đức thứ 4 (1851)[18]. Qua khảo chứng về diên cách địa danh hành chính của Đào Duy Anh[19] thì đây có khả năng là bia ngụy tạo vào đời Gia Long hoặc Minh Mệnh, vì đến năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) Phúc Lộc đã đổi làm Phúc Thọ[20].
Về mỹ thuật, bia có cùng một phong cách với nhiều bia hậu đời Nguyễn: không có trang trí diềm, trán gần như để trơn, hoa văn chỉ có mặt nhật nét mảnh và tia lửa yếu ớt.
Về quy mô, văn bia này được dựng ở cấp độ thôn xóm, cho nên rất khiêm tốn về mặt kinh phí, điều này thể hiện qua dáng vóc xinh xắn và khiêm nhường của bia: chiều cao 54cm, rộng ngang 35 cm, tức là không bằng một tờ báo Nhân dân trải rộng. Cho thấy, bia được dựng nằm ngoài điển lệ của triều đình. Điểm này làm rõ hơn động cơ của dòng niên đại “Quang Thái thứ 3” trong văn bia[21].
Về trật tự chữ, chữ viết trên ngạch bi đều ngang từ trái sang phải, trong khi ngạch bia đời Trần thường là sắp chữ dọc.
Tất cả các dấu hiệu trên cho thấy văn bia đang xét được dựng vào đầu đời Nguyễn.
Đến đây, chúng ta có thể xâu chuỗi các sự kiện như sau: [1] Bia ngụy tạo vào quãng 1802 đến 1821; [2] Dựa vào bia này Nguyễn Văn Siêu đã khẳng định Cam Lâm vốn là Đường Lâm, quê của hai vua Phùng Hưng và Ngô Quyền; [3] Vua Tự Đức đã sai bộ Lễ công nhận đây là di tích cấp “quốc gia” và ban “sắc kiến” vào năm 1874; [4] Sau đó, “đất hai vua” chính thức  được đưa vào chính sử vào năm 1882; [5] Đặng Xuân Bảng cẩn thận hơn nữa đã chú Đường Lâm thuộc về Phong Châu[22]. Nhầm lẫn của triều đình và các sử gia trong thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là có thể chấp nhận được, khi các quan biên tu triều Nguyễn không có quá nhiều thời gian và điều kiện để trực tiếp khảo sát địa phương, mà phần lớn các tư liệu đều do hệ thống nha lại các cấp ở dưới đưa lên. Tuy nhiên, ở hai thế kỷ sau đó, việc vô tình hay hữu ý, bất cập ở chuyên môn hay sự khéo léo trong câu chữ của các nhà làm sử đã viết tiếp trang huyền sử thời hiện đại cho mảnh đất này.
Trở lại với phương pháp của Trần Quốc Vượng, nếu như bia Phụng tự bi đúng là bia Quang Thái đời Trần, thì ông đã dùng sử liệu cấp hai để phủ định các sử liệu cấp một được viết vào đời Đường (như trên đã nêu). Mặc dù ông biết rất rõ rằng: “Theo các sử cũ, quả thật ở thời thuộc Đường (thế kỷ VII-X) miền đất nước ta có huyện Đường-lâm (đầu đời Đường là châu Đường-lâm rồi đổi thành quận Đường-lâm) thuộc châu Phúc-lộc (có cả huyện Phúc-lộc) thuộc phía nam tỉnh Hà-tĩnh ngày nay.”[23] Trong trường hợp văn bia đó là văn bia ngụy tạo vào đầu đời Nguyễn như chúng tôi đã chứng minh ở trên thì Trần Quốc Vượng đã dùng một sử liệu có khả năng là ngụy tạo để phủ định các sử liệu cấp một. Trong bài Đường Lâm dưới góc nhìn địa - văn hóa - lịch sử, Trần Quốc Vượng viết: “Có một chuyện, thật như bịa, bây giờ nghe ra thì khá buồn cười: Một số nhà nghiên cứu căn cứ vào cái tên Phúc Lộc bảo ở Hà Tĩnh xưa có huyện Phúc Lộc, có lẽ quê hương Ngô Quyền ở đó. Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, kẻ ngu hèn này mới ở độ tuổi hai mươi đã phải viết một bài được cụ Trần Huy Liệu cho đăng trên Nghiên cứu Lịch sử, đầu đề là Về quê hương Ngô Quyền có hai trang để cải chính là quê hương Ngô Quyền ở Sơn Tây, nơi đó còn đền và lăng Ngô Quyền. Ý kiến này được tiếp thu ngay.”[24] Trên thực tế, lăng Ngô Quyền còn ở một số địa phương khác như Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Tây cũ, Thanh Hóa; còn đền thờ các vị Phùng Hưng, Ngô Quyền thì có ở khắp nơi, hiện chưa có con số thống kê cụ thể. Mặt khác, các lăng mộ, đền thờ các nhân vật lịch sử này ở Đường Lâm có niên đại khá muộn. Sự công nhận của chính sử nhà Nguyễn cộng với tín niệm dân gian trải qua gần 200 năm, đã khiến cho bao nhiêu huyền tích đẹp đẽ cho mảnh đất hai vua được thêu dệt nên. Có vẻ như các nhà sử học Việt Nam thế kỷ XX-XXI, khởi từ Trần Quốc Vượng, đã coi di tích, huyền tích, sử liệu đời Nguyễn, cũng như niềm tin dân gian là bốn cứ liệu quan trọng nhất để đưa ra quyết định cuối cùng. Đặt dấu chấm hết cho những tranh luận trên phương diện cổ sử là việc cải tên xã Cam Lâm thành Đường Lâm khiến địa danh này trùng khít hoàn toàn với quá khứ 1000 năm trước về mặt danh xưng.
Vậy tại địa bàn hiện nay được coi như là đất phát tích của hai vua - Đường Lâm (Sơn Tây), sự cải danh đã diễn ra như thế nào trong thế kỷ XX. Vấn đề này đã được tác giả Nguyễn Tùng (Paris)[25] bàn xét khá toàn diện trong bài Bàn thêm về quần thể làng cổ Đường Lâm đăng tải trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 23 tháng 01 năm 2009. Có thể giản lược như sau: xã Đường Lâm (với tư cách là một đơn vị hành chính, dưới cấp huyện) là một tên mới đặt, bao gồm chín thôn (làng) trong đó có năm thôn cổ là Cam Thịnh, Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Lâm và Đoài Giáp là đã được lập ra cách đây hơn 500 năm. Bốn thôn còn lại (Phụ Khang, Hà Tân, Hưng Thịnh và Văn Miếu) thì đều tách ra từ vài làng nói trên hoặc được lập ra cách đây chưa đến hai trăm năm. Đáng chú ý là ở thôn Cam Lâm từ mấy thế kỉ nay đã có đình thờ đình Phùng Hưng cũng như nhà thờ và lăng Ngô Quyền. Do vậy, chính quyền xã này cũng đã dựa vào các bằng chứng đó để xin Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đổi tên từ Cam Lâm thành Đường Lâm vào ngày 21-11-1964[26].
Tóm lại, tổng hợp sự khảo cứu về diên cách Đường Lâm- Sơn Tây của chúng tôi[27] với kết quả nghiên cứu thực địa của Nguyễn Tùng, tạm thời có thể đi đến nhận định rằng: trong suốt chiều dài lịch sử hai ngàn năm từ đời Hán cho đến năm 1964, xã Đường Lâm dường như chưa bao giờ có tên là Đường Lâm.
Mấy lời để ngỏ: Bài viết thông qua việc giám định văn bản học, (bằng các phương pháp của văn tự - thư pháp học, lịch sử diên cách địa danh, sử liệu học…) nhận định rằng: “bia Đường Lâm” nổi tiếng kia có khả năng rất cao là một văn bia ngụy tạo, chứ không phải là bia đời Trần. Chứng cứ này khiến cho kết luận “Đường Lâm ở Sơn Tây” của Trần Quốc Vượng bấy lâu nay được coi là chân lý chỉ tồn tại như một giả thuyết. Vấn đề tiếp theo là phải nghiên cứu như thế nào. Phương pháp chúng tôi đề nghị là: Tiến hành khảo lại toàn bộ diên cách của xã Đường Lâm (Sơn Tây) trong lịch sử; Nghiên cứu thực địa, điền dã tại tất cả các di tích ở địa phương có thờ Phùng Hưng và Ngô Quyền, như Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Tây cũ, Hưng Yên, Hải Phòng,… để từ đó tiếp tục sưu tầm các tư liệu hữu quan về hai vua cũng như tục thờ các vị này trong đời sống tín ngưỡng dân gian. Tiếp theo và quan trọng nhất, khảo về hệ thống sử liệu cấp một và các tư liệu cổ sử viết trực tiếp về Phùng Hưng, Ngô Quyền, về châu Đường Lâm cũng như các nhân vật có liên quan khác như Dương Đình Nghệ, Dương Tam Kha, Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn, Ngô Chân Lưu, Lê Hoàn, Đinh Bộ Lĩnh v.v… đó là các tư liệu: Về phía tư liệu Việt nam có An Nam chí lược 安南志略của Lê Tắc 黎崱soạn năm 1335, Việt Điện u linh tập粵甸幽靈集do Lý Tế Xuyên 李濟川 soạn năm 1329; Về tư liệu Trung Quốc có: Thông điển 通典 do Đỗ Hữu杜佑 (735 - 812) đời Đường soạn xong năm 801, Cựu Đường thư 舊唐書 do người thời Hậu Tấn là Lưu Húc劉 昫(887- 946)khởi soạn vào năm 945, Thái Bình hoàn vũ kí太平寰宇記 (quyển 171) soạn vào đời Tống Thái Tông 宋太宗trong những năm Thái Bình Hưng Quốc 太平興國(976 - 983, Tân Đường thư 新唐書 do Âu Dương Tu 歐陽修 và Tống Kì 宋祁 biên soạn năm 1060, Dư địa quảng kí 輿地廣記 do Âu Dương Văn 歐陽忞 soạn vào đời Tống Huy Tông 宋徽宗trong những năm  Chính Hòa 政和(1111-1117), Đại sự ký 大事記do Lã Tổ Khiêm 吕祖謙 (1137-1181) đời Tống soạn v.v... Trên đây là mấy ý kiến nhỏ của chúng tôi, rất mong được các nhà nghiên cứu quan tâm chỉ chính.
Bản sửa chữa ngày 03/04/2011 .

  [1] Cán bộ Nghiên cứu Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
[2] Đào Duy Anh, Đất nước Việt-nam qua các đời, Nxb. KHXH, H., 1964.
[3] Văn Tân, Vài sai lầm về tài liệu của bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 93 (tháng 12), 1966, tr.31-32.
[4] Giáo sư Bùi Văn Nguyên, chưa rõ căn cứ vào tài liệu nào, đã khẳng định rằng: “Tăng Thống Ngô Chân Lưu, họ Ngô, người Chân Định, Nam Chân”. Chuyển dẫn theo Hoàng Văn Lâu, Đi tìm địa chỉ Ngô Chân Lưu, Tạp chí Hán Nôm, số 1 (26), 1996, tr. 53 - 54.
[5] Nguyễn Huệ Chi, Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, H., 2004.
[6] Đào Duy Anh, sđd, Nxb Văn hóa Thông tin (tái bản), H., 2005, tr. 110.
[7] Văn Tân, bđd.
[8] Trần Quốc Vượng, Về quê hương Ngô Quyền, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 101 (8/1967), tr. 60 - 62.
[9] Theo tra cứu của chúng tôi, bia ấy tên là Phụng tự bi 奉祀碑ký hiệu 36002 (Viện Nghiên cứu Hán Nôm). Bia được đặt tại đền thờ Phùng Hưng (Sơn Tây).
[10] Trần Quốc Vượng, bdd. tr. 31-32.
[11] Cảnh Huệ Linh 耿慧玲 trong mục Phùng Hưng khảo馮興考, Việt Nam sử luận - Kim thạch tư liệu chi lịch sử văn hóa tỷ giảo 金石資料之歷史文化比較, Tân Văn Phong Xuất bản công ty, Đài Loan, 2004, tr. 201-224 tuy nhận ra rằng văn bia này không thể là văn bia đời Trần nhưng lại cho rằng văn bia Phụng tự bi ký là bia Hồng Đức. Hiện tượng nhiều học giả nước ngoài thường không sâu sát tư liệu bản địa nên những lầm lẫn như trên không phải là không có. (Tài liệu do Phạm Văn Tuấn cung cấp).
[12] Nguyễn Minh Tường, Hai tấm bia ở xã Đường Lâm- thị xã Sơn Tây viết về Phùng Hưng và Ngô Quyền,  Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích lịch sử văn hóa Đường Lâm, Nxb. KHXH, H., 2005, tr. 30 - 43. Tại tr. 42, tác giả viết: “Tấm bia Quang Thái thứ 3 (1390) này được khắc vào cuối đời Trần (1225- 1400), tức là sau thời gian xuất hiện của bộ sách Việt điện u linh (1329) khoảng trên 50 năm. Có thể đó là những văn bản đầu tiên ghi chép về sự tích của hai vị anh hùng dân tộc cùng quê ở Đường Lâm là Phùng Hưng và Ngô Quyền”.
[13] Vũ Duy Mền, Tấm bia Quang Thái (1390) đời Trần tại đình Phùng Hưng, làng Cam Lâm, xã Đường Lâm, Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích lịch sử văn hóa Đường Lâm, Nxb.KHXH, H., 2005, tr. 44- 47. Bài viết có xu hướng khẳng định bia này là một bia đời Nguyễn, rất tiếc vì lý do tế nhị tác giả đặt tên bài viết trái ngược hoàn toàn với kết quả nghiên cứu của ông, và tránh sử dụng đến từ “ngụy tạo”.
[14] Nguyễn Tùng (chủ biên), Mông Phụ một làng đồng bằng sông Hồng, Nxb. Văn hóa Thông tin., H., 2003, tr. 31.
[15] Ngụy tạo văn bia là hiện tượng phổ biến trong thực tế lịch sử. Về vấn đề này xin xem Nguyễn Văn Nguyên, Khảo sát giám định niên đại thác bản văn bia, Nxb. Văn hóa thông tin, H., 2007.
[16] Những tri thức này chúng tôi có được từ một số năm được làm việc cùng các anh Lê Quốc Việt, Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Đức Dũng, Phạm Văn Tuấn trong nhóm thư pháp Tiền vệ Zenei Gang of Five. Lê Quốc Việt từng đưa ra nhận định như sau về lịch sử thư pháp Việt Nam: “Kiểu sức là đặc điểm của thư pháp thời Nguyễn đồng thời là dấu son đẹp đẽ chấm dứt nghệ thuật thư pháp nước nhà trước khi Việt Nam chuyển đổi văn tự. Đinh chuộng ý 意 , Lý chuộng vận 運 , Trần chuộng luật 律 , Lê chuộng pháp 法 , Mạc chuộng biến 變 , Nguyễn chuộng kỹ 技 là tổng quan về lịch sử thư pháp Việt Nam.” Xin xem Zenei Gang of Five, Script- Chữ- Thư pháp tiền vệ (catalogue), Thọ Studio, H., 2007. Phương pháp giám định này hiện gần như bị các nhà sử học bỏ qua. Đối với các chuyên gia bi ký và Hán học của Viện Nghiên cứu Hán Nôm tuy phương pháp này chưa được định thành văn, nhưng lại được sử dụng thường xuyên trong nghiên cứu thực địa nhiều năm qua. Hi vọng, trong một tương lai gần, phương pháp này sẽ được coi là một trong những cứ liệu tin cậy giúp xác định niên đại văn bia. Tạm thời, chúng tôi tiến hành một cuộc điều tra xã hội học nho nhỏ, tất cả cả ý kiến của các chuyên gia đều trùng khít nhau, cho rằng bia này là bia ngụy tạo đời Nguyễn
[17] Phụng tự bi奉祀碑. Ký hiệu 36002 (Viện Nghiên cứu Hán Nôm).
[18] Nguyễn Minh Tường, Cảnh Huệ Linh xác định bia này khắc năm 1473. (Nguyễn Minh Tường, bđd, tr.42; Cảnh Huệ Linh, sdd. Tr.205). Xin xem thác bản ký hiệu số 36003 (Viện Nghiên cứu Hán Nôm). Tuy nhiên, đây cũng lại là một bia ngụy tạo nữa. tuy nhiên, kết quả giám định bia này, chúng tôi xin được trình bày trong một bài viết khác
[19] Xin xem thêm Đào Duy Anh, sđd, tr. 180 - 181.
[20] Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, lời cẩn án có ghi rằng đời Lê sơ, phủ Quốc Oai vẫn có huyện Phúc Lộc. (Xem Viện Sử học,Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. KHXH, H., tr. 220). Cảnh Huệ Linh có lẽ cũng dựa vào chi tiết này để xác định tấm bia thuộc về thời Lê sơ. Nay xin cải chính.
Xin bàn thêm: về mặt lý thuyết thì đúng là có hai khả năng để giải thích cho địa danh Phúc Lộc. Một là Phúc Lộc đời Lê; hai là Phúc Lộc đời Gia Long- Minh Mệnh. Tuy nhiên, phong cách thư pháp, văn tự, kiểu dáng văn bia không cho phép nghĩ đây là bia đời Lê.
[21] Ngoài hai bia ấy, xã Đường Lâm hiện còn bia Sắc kiến Tiền Ngô Vương lăng 敕建前吳王陵, niên đại của bia này là Tự Đức thứ 27 (1874), phong cách chữ viết cứng cáp và tú lệ hơn hai bia kia rất nhiều. Ký hiệu bia 36004 Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
[22] Đặng Xuân Bảng (1828 - 1910) trong Việt sử cương mục tiết yếu 越史綱目節要ghi: “Tân mùi, [791] (Đường Đức Tông, Trinh Nguyên năm thứ bảy). Mùa hạ, Phùng Hưng ở Đường Lâm, Phong Châu (Đường Lâm là tên xã; nay là xã Cam Lâm, huyện Phúc Thọ, Sơn Tây, không phải là huyện Đường Lâm, châu Phúc Lộc [chú của dịch giả: nay là xã Cam Lâm, huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây] ). Đặng Xuân Bảng, Việt sử cương mục tiết yếu 越史綱目節要,  Hoàng Văn Lâu dịch chú giới thiệu, Nxb. KHXH, H. 2000. tr. 48.
[23] Trần Quốc Vượng. bdd. tr. 60.
[24] Trần Quốc Vượng. Đường Lâm dưới góc nhìn địa- văn hóa- lịch sử. Trong “Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích lịch sử văn hóa Đường Lâm”. Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội. 2005. tr.150- 151.
[25] Nguyễn Tùng, nhà lịch sử nhân loại học xuất sắc người Việt hiện đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS). Trong khuôn khổ chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học về các biến đổi của làng xã ở đồng bằng Bắc bộ giữa CNRS và Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam), ông cùng các đồng nghiệp đã tiến hành hai cuộc điền dã ở Đường Lâm (5-6-1990 và 10-11-1991).Kết quả được trình bày trong cuốn Mông Phụ, un village du delta du fleuve Rouge, được dịch sang tiếng Việt với tựa đề Mông Phụ, một làng ở đồng bằng sông Hồng, do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội xuất bản năm 2003.
[26] Khi viết bài này, chúng tôi chưa có điều kiện để tìm được văn bản chính thức của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tạm thời, chúng tôi dựa vào cứ liệu do tác giả Nguyễn Tùng đưa ra.
[27] Trần Ngọc Vương, Nguyễn Tô Lan, Trần Trọng Dương. Đường Lâm là Đường Lâm nào? Trong Kỷ yếu “Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập” do Giáo Hội Phật giáo Việt Nam và ĐH KHXH & NV, ĐH QG HN tổ chức, tháng 3 năm 2011.
Nguồn: Văn hóa Nghệ an.

Theo tài liệu GIA PHẢ DÒNG HỌ NGÔ VIỆT NAM như sau : 
Họ Ngô Việt Nam -Lược thuật khaí quát.                 
Căn cứ vào phả cũ,xưa nhất là bản phả do Hán Quốc công Ngô Lan viết vào giửa thế kỷ 15, đến thế kỷ 18 nhiều nhà trong họ như Hoàng giáp Bách Tính,Giám sinh Phan Hữu Lập (họ Ngô Tống Văn),Tiến sĩ Ngô Phúc Lâm Trảo Nha,Tiến sĩ Ngô Trần Thực Bách Tính, sưu tầm sao chép lại phả cũ của Hán Quốc công và bổ sung đến Lê trung hưng(chỉ phần họ nhà mình).Sang triều Nguyễn,các ông Ngô Kim Khoan,Ngô Thạch Huỳnh ở Diễn Châu biên soạn phả họ Ngô Trí, Ngô Đình,đều có sao chép phần phả cũ.Tiến sĩ Ngô Thế Vinh họ Bái Dương sưu tầm sao chép nhuận sắc,tìm chắp nối họ Bái Dương.Đến nay phần sưu tầm phả xưa chỉ mới có như thế.Ngoài ra một phần là dựa vào thần phả đền thờ Lý Thường Kiệt ở Thanh Hóa,cùng với các bi ký, Từ đường ký,các bài mimh trên các chuông chùa ,hoặc đối chiếu với quốc sử  v. v…
Được biết là:
Cụ Tổ xưa nhất của họ Ngô được ghi chép lại trên phả lưu truyền đến nay là Ngô Nhật Đại quán Châu Ái (vùng thuộcThanh Hóa ngày nay).Cụ sinh sống với nghề nông,sinh con Ngô Nhật Dụ.Ngô Nhật Dụ nghe tin quan đô hộ Sỹ Vương phổ cập chữ Hán cho người Việt,phấn khởi theo học, thông minh lại cần cù,trở thành Đại nho gia.Người Trung Quốc mời vào làm Liêu tá trong phủ Sỹ Vương (thời thuộc Đường),từ đó ngày càng phồn vượng.
Có một thuyết nói rằng Ngô Nhật Đại vốn là Hào trưởng vùng Cửa Sót (Hà Tĩnh ngày nay),giúp Mai Thúc Loan khởi nghĩa,sau thất bại lánh ra Châu Ái sinh sống.
Truyền đến Ngô Đình Thực là Hào trưởng,sinh Ngô Đình Mân.Ngô Đình Mân là Đại nho gia du học vào Cửa Sót,rồi ra Cam Lâm quận Đường Lâm,làm Phong Châu Mục thời Tiết Độ sứ Khúc Thừa Hạo.Ông lấy bà Phùng Thị Tịnh Phong cháu nhiều đời thuộc dòng họ Bố cái Đại vương Phùng Hưng. Thần phả có câu””Ông xứ Đông lấy bà xứ Đoài sinh con cái thế anh hùng”.Ông bà có hai con trai Ngô Quyền,Ngô Tịnh.Ngô Tịnh làm Trấn thủ Kỳ Hoa,sinh năm con trai đều thất truyền.
Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ (897),mất ngày18 tháng giêng năm Giáp Thìn (944) thọ 47 tuổi,mộ táng tại thôn Cam Lâm  quận Đường Lâm. Ngô Quyền vào Châu Ái làm nha tướng cho Dương Diên Nghệ.Dương Diên Nghệ nhận làm con nuôi, giao cho quản quân,thấy có đức có tài,gả con gái là Dương Thị  Như Ngọc cho làm vợ.Bà sinh Ngô Xương Ngập,Ngô Xương Văn.
Ở làng Yên Nhân huyện Chương Mỹ nơi đền thờ Bà Dương Phương Lan,có bia đá ghi:”Trên đường vào Châu Ái,qua đất Thượng Phúc(nay là Thường Tín) Ngô Quyền gặp người con gái tên Dương Phương Lan,kết làm vợ chồng,cùng nhau  đi vào gặp Dương Diên Nghệ, cả hai được nhận làm con nuôi”.Có tài liệu chép Ngô Quyền còn có hai con trai sinh sau là Nam Hưng,Càn Hưng, chưa rõ con bà nào sinh.
Ngô Quyền ở Châu Ái khoảng mười năm,tháng 7 năm Quý Mùi 923 theo Dương Diên Nghệ ra bắc đánh đuổi Lý Khắc Chính.Tháng 12 năm Tân Mão 931 theo Dương Diên Nghệ đánh đuổi Lý Tiến,giết Trần Bảo,lấy lại Giao Châu,Dương Diên Nghệ tự xưng là Tiết Độ sứ.Sau đó Ngô Quyền lại trở vào quản Châu Ái.Sáu bảy năm sau,tháng 9 năm Mậu Tuất 938, lại ra giết phản thần Kiều Công Tiễn,đánh đuổi quân Nam Hán lên ngôi vua,đóng đô ở Cổ Loa,được 6 năm từ trần,truyền ngôi cho Ngô Xương Ngập,Dương Tam Kha phụ chính.Năm Ất Tị 945 DươngTam Kha dành ngôi của cháu, xưng hiệu Bình Vương.Ngô Xương Ngập chạy về Nam Sách nương nhờ PhạmLệnh công,Ngô Xương Văn còn nhỏ được nuôi trong cung,Tam Kha nhận làm con nuôi.Càn Hưng, Nam Hưng được ra ngoài ở với mẹ đẻ.
Năm năm sau ,năm Canh Tuất 950 Ngô XươngVăn khôn lớn dành lại ngôi vua,phế Tam Kha làm Trương Dương Công,đón anh về cùng trông coi việc nước,tôn anh làm Thiên Sách Vương,tự mình xưng Nam Tấn Vương.Năm 964 Ngô Xương Ngập từ trần.Năm Ất Sửu 965 Nam Tấn Vương đem quân đi đánh hai thôn ở Thái Bình. Quân đến nơi, cắm thuyền, lên bộ đánh nhau. Nam Tấn vương bị trúng tên nỏ mai phục bắn chết, trị vì được 15 năm.
Theo Sử ký của Ngô Thì Sĩ, khi bấy giờ có người quận Thao Giang là Chu Thái quật cường không thần phục. Nam Tấn vương thân đi đánh, chém được Chu Thái. Do trận thắng ấy, Nam Tấn vương sinh kiêu, nên mới mắc nạn về việc đi đánh hai thôn này.
Nhà Ngô mất. Ngô vương Quyền khởi lên năm Kỷ Hợi, mất năm Giáp Thìn, được 6 năm (939-944); Nam Tấn Xương Văn từ năm Tân Hợi đến năm Ất Sửu, được 15 năm (951-965). Cộng tất cả là 21 năm
Nhà Ngô thất thế,con cháu lui về ba hướng :
Ngô Xương Xý con Ngô Xương Ngập lui về Bình Kiều(nay là huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa);
Ngô Nhật Khánh con Ngô Xương Văn lui về Đường Lâm (nay thuộc Sơn Tây),
Ngô Nhật Chung về Đổ Động (Đại Điền chủ).
Các nhà sử học xưa gọi triều đại Ngô Quyền là Tiền Ngô Vương,triều đại Thiên Sách Vương ,Nam Tấn Vương là Hậu Ngô Vương.Ngô Xương Xý,Ngô Nhật Khánh là hai trong 12 Sứ quân. Đó là đợt phân chi đầu  của dòng họ Ngô.
Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập,bà là Phạm Thị  Uy Duyên con gái Phạm Tướng công người Nam Sách,sinh Ngô Xương Xý, Ngô Xương Tỷ.Ngô Xương Tỷ trụ trì chùa Phật Đà làng Cát Lợi quận Thường Lạc,đạo hiệu Ngô Chân Lưu.Năm Tân Mùi 971 niên hiệu Thái Bình  năm thứ 2 Đinh Tiên Hoàng ban hiệu Khuông Việt Thái sư,tham dự triều chính,thời Tiền Lê giúp Lê Đại Hành đánh Tống có nhiều công.
Sau ngày Ngô Xương Xý thất bại ở Bình Kiều,con trưởng là Ngô Xương Sắc lưu lạc ở vùng trung thượng du Thanh Hóa sinh Ngô Tử Canh, Ngô Tử Án.Ngô Tử Canh Đại thần nhà Tiền Lê đi sứ Chiêm Thành ,về sau thất truyền.Nối đến Ngô Tử Uy ,Ngô Tử Vĩnh trở về sau ngày càng cùng quẫn đến Ngô Rô đời thứ 16,về ở Đồng Phang coi chùa Thiên Phúc của làng Thung,vào thời cuối nhà Trần.Trải qua triều Hồ,rồi thuộc Minh,mấy mươi năm sang nhà Hậu Lê con cháu phát triển một cách kỳ lạ,cho nên được giải thích bằng nhiều truyền thuyết như Cốc thần,Tào Tinh Quân giáng thế,mộng Hoàng long,mộng Kim Đồng,Bờ Đó Xó Chùa được mộ Thiên táng, tổ tiên tu nhân tích đức được trời báo v. v…
Con thứ Ngô Xương Xý là Ngô Ich Vệ,đổi tên An Ngữ chạy vào Châu Hoan dạy học, không lâu sau Lý Công Uẩn thay nhà Tiền Lê lên làm vua,ông ra phò  nhà Lý,làm một chức võ quan nhỏ (Sùng Ban Lang tướng). Năm 1010 vua Lý thiên đô ra Thăng Long,ông theo ra ở phường Khán Sơn Thái Hòa (nay là Ngọc Hà quận Ba Đình Hà Nội).Bà họ Hàn sinh Ngô Tuấn, Ngô Chương tức Lý Thường Kiệt, Lý Thường Hiến.Ngô Tuấn có hai bà vợ họ Tạ,họ Lý,nhưng  năm 23 tuổi theo yêu cầu của Nhà Vua,tự yểm vào phụng thị  trong cung,nên không có con trai nối dõi,dòng dõi đến ngày nay là con cháu Ngô Chương.
Ngô Tuấn được Nhà Vua nhận làm Hoàng tử nghĩa đệ,chức đến Thái Úy đứng đầu trăm quan,là Anh hùng dân tộc qua các sự nghiệp ngự Tống bình Chiêm,hưởng thọ 87 tuổi.Ngô Chương cũng là Đại thần trụ cột triều đình nhà Lý,tham dự ngự Tống bình Chiêm,trấn thủ Châu Hoan,Lạng Sơn được phong Trung dũng Hầu.Con cháu nổi hẳn lên dưới triều nhà Lý, đều là công thần.
Nhà Trần cướp ngôi, họ Ngô chịu chung số phận với họ Lý,sa cơ tuy nhiên vẫn giữ được nếp nhà ở chùa dạy học.Cuối đời Trần, Ngô Bệ khởi nghĩa ở Yên Phụ chống triều đình thối nát (1344-1360).Ba anh em Minh Đức,Minh Hiếu,Minh Nghĩa (thân sinh Ngô Bệ) cùng những người sống sót thay họ đổi tên lánh nạn. Sau khi thất bại,Ngô Bệ bị tội tru di,từ đó quan hệ gia tộc bị gián đoạn trải mấy trăm năm cho đến ngày nay.Tương truỵền Bà Nồm đem con về Giao Thủy khai chồng họ Phạm,người ở Đổ Động chạy về Ngọc Than đổi sang họ Đổ,người vào huyện Gio Linh Quảng Trị,sau nhiều năm có người trở về Bắc Biên, Ngọc Hà…Mãi đến cuối thế kỷ 20 này mới liên lạc tìm ra cội nguồn.
Với chủ trương nhổ cỏ phải nhổ hết rễ của Trần Thủ Độ và bản án tru di tam tộc của vua nhà Trần,trước sau hai lần gặp tai hoạ diệt vong,tuy phả ký bị gián đoạn,nhưng nhờ nguồn sâu gốc vững,con cháu vẫn quật cường vươn lên xây dựng dòng họ trở lại ngày càng phồn thịnh.
Ngô Nhật Khánh, Sứ quân Đường Lâm, bị Đinh Bộ Lĩnh bức hàng,gả con gái cho làm Phò mã,chiếm bà mẹ lập làm Hoàng hậu,lại kén con gái bà làm con dâu (vợ Đinh Liễn).
Sau ngày Thái hậu Dương Văn Nga khoác Long cổn nhường ngôi cho Lê Hoàn,trở thành Hoàng hậu của Vua Lê Đại Hành,Ngô Nhật Khánh không phục,chạy vào nam dụ vua Chiêm Thành ra đánh úp Hoa Lư (979).Quân Chiêm theo đường biển dự định đổ bộ lên cửa Đại An và cửa Tiểu Khang.Chiến thuyền chưa đến nơi thì gặp trận bão biển lớn,thuyền đắm người chết nhiều,phải lui quân,Ngô Nhật Khánh chết đuối,vua Chiêm Thành thoát chết về nước.Phất Kim Công chúa (vợ Ngô Nhật Khánh con Đinh Tiên Hoàng) uất hận vì việc làm của chồng,nhảy xuống giếng tự tử.
Ngô Nhật Chung ở Đổ Động sinh Ngô Nhật Minh, nổi dậy chống Lê Hoàn, bị Lê Hoàn đem quân từ Hoa Lư ra đàn áp,tan rã mỗi người một nơi nên thất truyền.Ngày sau ở vùng Tột Động,Chúc Động có mấy dòng họ Ngô cư trú đến nay,không rõ dòng nào.
Trở lại dòng Ngô Xương Sắc,sau nhiều đời sa sút cùng cực,con trai Ngô Rô là Ngô Tây tiếp tục ở coi chùa Thiên Phúc,bà họ Nguyễn người Vĩnh Lộc sinh Ngô Quỳnh,vì nghèo tha phương cầu thực thất truyền (có thể nay là họ Ngô ở Minh Lãng huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình).Bà thứ hai Trịnh Thị  Kim người cùng làng Đồng Phang sinh Ngô Kinh.Cha mẹ từ trần khi còn ít tuổi,Ngô Kinh nghèo khó bơ vơ,cơm không đủ ăn,có người trong làng mách bảo,bèn tìm đến hương Lam Sơn xin làm gia nô cho ông bà Lê Khoáng thân sinh Lê Lợi,cần cù hoạt bát  thật thà,nên được tin dùng,lấy bà Lê Thị  Mười sinh bốn trai một gái: Ngô Từ,Ngô Đức, Ngô Khiêm,Ngô Đam,Ngô Thị  Ngọc San.Phả cũ viết:”Qua việc ngưu canh mà long vân gặp hội”.Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn,cha con ông cháu đều tham gia lập nhiều công đầu,đều là Khai quốc Công thần.Ngọc San lấy chồng Quận công. Ngô Từ sinh 11 con trai đều là công thần chức tước cao,8 con gái đều lấy chồng hào hoa,Ngô Thị  Ngọc Dao lấy Thái Tông sinh ra Thánh Tông, một vị minh quân.
Nói chung con cháu dòng dõi Ngô Kinh đều làm quan làm tướng nhà Lê,có nhiều công lao đóng góp vào việc giữ nước, đánh đuổi ngoại xâm,xây dựng nền văn hoá,làm cho nước nhà một thời thái bình thịnh trị.
Nhưng bước phát triển không hoàn toàn thuận buồm xuôi gió,nạn nước kéo theo nạn nhà,bao nhiêu bước ngoặt đã liên tiếp xẩy ra.Trong cung thì các ông Hoàng bà Chúa tranh dành ngôi báu,ngoài triều thì quyền thần đố kỵ lẫn nhau,gian thần lợi dụng thời cơ hãm hại người trung,dẫn đến cướp ngôi lật đổ,trung thần hàm oan,gia đình ly tán.Các vụ án Huệ Phi,Lệ Chi Viên,Nguyẽn Trãi bị tru di,mẹ con Ngô Thị  Ngọc Dao phải chạy lánh nạn,đến vụ Nghi Dân giết Vua và Thái hậu dành ngôi đã xẩy ra.Những người họ Ngô chịu ảnh hưởng lớn,nhiều nhà phải cho con đi lánh nạn phương xa,chính cuộc lánh nạn trở thành cuộc thiên cư của nhiều dòng họ.
Mỗi người đi lánh nạn thành Thủy Tổ họ Ngô ở một phương,bốn năm trăm năm mất liên lạc về cội nguồn,mãi cho đến gần đây mới liên lạc chắp nối được.Như Ngô Hải Sơn về Tam Sơn,Ngô Nguyên về Vọng Nguyệt,Ngô Phúc Cơ về Tả Thanh Oai,Ngô Tiến Đức về Lâm Thao,Ngô Công Tín về Bách Tính,Ngô Ngữ về Địch Lễ,Ngô Nước về Trảo Nha.

   PHÁT TÍCH ÁI CHÂU-NGÔ VƯƠNG DỰNG NƯỚC
1. Phát tích Ái châu .
Phả cũ chép :” Tiên tổ Ngô nhật Đại quán Ái châu, dĩ nông nghiệp khởi, sinh Ngô nhật Dụ”.Phả xưa ghi chép cụ Ngô nhật Đại là người đầu tiên, như vậy xa xưa hơn về trước chưa có phả.
Ngô nhật Dụ hiếu học, vừa lúc quan đô hộ phương bắc truyền bá chữ Hán vào đất Việt,Ngô nhật Dụ theo học trở thành thông nho,người Trung quốc mời vào làm Liêu tá trong phủ  đô hộ.Từ đó này càng phồn thịnh.
Truyền nối đến Ngô đình Thực là Hào trưởng (thời đó Hào trưởng là người giàu có, có uy thế trong vùng).Ngô đình Thực sinh Ngô đình Mân.
Ngô đình Mân theo nho học,thành đại nho gia, du học vào cửa Sót,khi đã cao tuổi lên Đường lâm, lấy bà Phùng thị Tịnh Phong,con Phùng Hải, cháu Phùng Hưng (Bố cái đại vương),ông bà sinh hai con trai Ngô Quyền và Ngô Tịnh.
Ngô đình Mân làm  Phong châu Mục thời Khúc thừa Hạo làm Tiết độ Sứ.
Về sau Ngô Quyền vào châu Ái làm nha tướng cho Dương diên Nghệ,Ngô Tịnh  làm Trấn thủ Kỳ hoa,sinh năm con trai đều là Châu mục,Hào trưởng, Tăng thống,nhưng đều thất truyền.
Tất cả các dòng họ Ngô ở Việt nam đã liên lạc được cho đến nay đều là dòng dõi Ngô Quyền.
Ngô Quyền sinh ở Đường lâm ngày 12 tháng 3 năm đinh tỵ (897),mất tại Cổ loa ngày 18 tháng giêng năm giáp thìn (944),thọ 47 tuổi,mộ táng ở thôn Cam lâm quận Đường lâm nay là xã Đường lâm thuộc thị xã Sơn tây .Tiên lăng hậu miếu,là khu Di tích lịch sử văn hoá.
Ngô Quyền có dáng người như cọp,tiếng nói như sấm,mắt sáng như chớp,khi sinh ra sau lưng có ba nốt ruồi,có người thầy tướng tiên đoán:”Người này ngày sau ắt làm vua trị vì thiên hạ”. Lớn lên có sức khoẻ cử đỉnh,văn võ song toàn.Vào độ tuổi 20,cha mẹ đã từ trần,Ngô Quyền vào châu Ái xin làm nha tướng cho Dương diên Nghệ.Thấy người có tài có đức,Dương diên Nghệ gả con gái Dương thị Như Ngọc cho làm vợ.Dương thị Như Ngọc sinh Ngô xương Ngập,Ngô xương Văn.
Làng Yên nhân huyện Chương mỹ có ngôi đền thờ bà Dương Phương Lan có bia đá  ghi:“Trên đường đi vào châu Ái,qua đất Thượng phúc,gặp người con gái Dương Phương Lan,cùng Ngô Quyền kết thành vợ chồng cùng nhau vào châu Ái,Dương diên Nghệ nhận cả hai làm con nuôi”.Sau ngày lên ngôi vua, Ngô Vương còn có thêm hai con trai Càn Hưng và Nam Hưng,chưa rõ bà nào sinh,cả hai đều thất truyền.
2.Ngô Vương dựng nước.
Nước Lạc Việt xưa gồm 15 tộc Việt sống bằng nghề nông ở phía nam sông Trường giang,là một bộ phận của các tộc Việt mà các nhà sử học Trung quốc xưa gọi là Bách Việt. Từ một nước Văn Lang,lúc bấy giờ chưa có địa giới rõ rệt,trung tâm là Bạch hạc của 18 triều đại Hùng Vương kéo dài gần 3000 năm,cho đến đời cuối cùng thuộc triều đại Hùng Vương thứ 18,vì vua mải ham chơi,sao nhãng việc nước,để mất nước vào tay Thục Phán,một người dòng dõi của vua Thục ở Tứ xuyên bên Trung quốc.
Thục Phán làm vua xưng An Dương Vương,dựa vào có Loa thành kiên cố,ỷ vào võ bị, mất cảnh giác bị Triệu Đà thôn tính,sát nhập đất Âu lạc của An Dương Vương vào  nước Nam Việt của Triệu Đà. Nhà Triệu thống trị được 70 năm, bị tướng nhà Hán Lộ bác Đức đánh diệt.Từ thuộc Triệu đất nước ta chuyển sang thuộc Hán (năm 41 trước công nguyên).Từ đó về sau hết Hán đến Tần,qua đời Lục triều, nhà Tuỳ,nhà Đường, đến đời Ngũ Quý đều bị chia thành quận huyện để cai trị,ngót một ngàn năm coi như đất Trung quốc.
Trong khoảng thời gian dài đó nhiều người nổi lên xưng hùng,chống đánh quân  quan cai trị, nhưng không ai được lâu,đất nước vẫn bị nội thuộc các triều đại Trung quốc.
Năm 618 vua Đường thay nhà Tuỳ xây dựng chế độ quân chủ thống nhất ở Trung quốc,ở thuộc quốc đặt chế độ Đô hộ phủ .Giao châu được đổi thành An nam Đô hộ phủ, được cai trị bằng võ lực,có lúc đổi gọi Trấn nam,áp dụng chế độ quân quản.Chia cả nước thành 12 châu (trong đó có 5 châu là đất Lưỡng Quảng ngày nay).Cả 12 châu chia thành 52 huyện,vùng thượng du người thiểu số đặt châu Kỵ mỵ (Ràng buộc),người đứng đầu được thế tập (cha truyền con nối).Châu có Thứ sử,huyện có Huyện lệnh, chia thành hương hoặc xã để cai trị.
Cùng trong quá trình bắc thuộc, người Việt chịu nhiều ảnh hưởng của những chuyển biến lớn bên Trung quốc, địa chủ Việt hình thành,đại địa chủ Trung quốc phát triển trên đất Việt,Tù trưởng vùng thượng trở thành chúa đất.Đa số dân bị bần cùng hoá,nông nô gia nô, nô tỳ ngày càng đông,Hào trưởng có nhà có hàng ngàn gia nô.Phật giáo thịnh hành,chùa chiền tự viện được ưu đãi,con cháu phú hào vào ở chùa ngày càng nhiều,càng có thế lực.Chế độ khoa cử được áp dụng,con nhà giàu được học hành thi cử,uy thế được nâng cao, ý thức làm chủ đất nước càng mãnh liệt.
Cuối thế kỷ thứ 9,bên Trung quốc Hoàng Sào nổi dậy kéo dài 10 năm (875-885), vua nhà Đường phải chạy vào Tứ xuyên.Khúc thừa Hạo, một Hào trưởng ở Hồng châu,nhân thời cơ nổi dậy đánh đuổi quan quân đô hộ, tự lập làm Tiết độ sứ,sai sứ sang truyền báo, vua nhà Đường phải chấp nhận.Một năm sau nhà Đường mất,Chu Ôn lập nhà Hậu Lương.Trải hơn 50 năm, Lương, Đường, Tấn, Hán, Chu thay nhau làm vua Trung quốc,xung quanh đất đai bị chia cắt,10 nước chia nhau cát cứ (Sử Trung quốc gọi là thời Ngũ đại và Thập quốc 892-972).Các tập đoàn phong kiến Trung quốc bận đối phó trong nước, đất nước ta tạm thời yên ổn.
Năm 907 Khúc thừa Dụ chết,Khúc thừa Hạo lên thay làm Tiết độ sứ ra sức sửa sang chế độ, lo việc tự cường, thực hiện nhiều cải cách lớn.Những việc làm đó đã tạo điều kiện cho Ngô Quyền sau này.
Khúc thừa Hạo chết,Khúc thừa Mỹ kế vị,lúc bấy giờ đang quan hệ bang giao với nước Nam Hán,một nước cát cứ ở nam Trung quốc giáp giới với nước ta.Muốn lợi dụng mâu thuẫn giữa Hậu Lương và Nam Hán để giữ vững đất nước,Khúc thừa Mỹ sai sứ giao hiếu với nhà Hậu Lương,vua Nam Hán tức giận, sai tướng Lý khắc Chính đem quân sang đánh bắt được Khúc thừa Mỹ đem về Quảng châu,cử Lý Tiến sang làm Thứ sử cùng Lý khắc Chính chiếm đóng đặt lại ách đô hộ.
Dương diên Nghệ nha tướng của Khúc thừa Hạo ở châu Ái, muốn kế tục sự nghiệp của họ Khúc, ra sức chiêu mộ binh sỹ, giả danh “hội vật” che mắt quan đô hộ, vài năm tuyển chọn được 3000 quân quyết tử,sai Ngô Quyền làm tiên phong,kéo quân ra đánh Lý Tiến.Lý Tiến cấp báo về Quảng châu xin quân cứu viện.Viện binh chưa kịp đến,Lý khắc Chính bị giết,Lý Tiến chạy thoát về Quảng châu.Viện binh Nam Hán đến,định bao vây phủ thành,Ngô Quyền đem quân ra ngoài tập kích, giết được chủ tướng viện binh Trần Bảo,quân Nam Hán tổn thất nặng nề phải rút về nước.
Năm 931 Dương diên Nghệ tự lập làm Tiết độ sứ,sai Ngô Quyền vào trấn thủ châu Ái.Được 7 năm,Dương diên Nghệ bị nha tướng là Kiều công Tiện đầu độc cướp quyền.Để giữ vững địa vị bất chinh khỏi bị lung lay,Công Tiện quy hàng Nam Hán.Ở Ái châu được tin Kiều công Tiện đầu hàng Nam Hán, Ngô Quyền thấy rất nguy hại cho  sự nghiệp giải phóng dân tộc mà bao năm họ Khúc họ Dương mưu đồ,muốn cất quân ra hỏi tội,đang phân vân tính kế.Bà Dương thị Như Ngọc khuyên:”Loạn thần Kiều công Tiện phản nghịch, dấy binh hỏi tội là việc cấp thiết, còn gì phải đắn đo”.Ngô Quyền nói,việc đó dĩ nhiên,chỉ hiềm quân Nam Hán đang mạnh,lực lượng của ta còn qúa mỏng,phải trù liệu kỹ càng.Bà nói:“Phản tặc dâng nước cho Nam Hán, nhân dân sẽ điêu đứng,ta dựng cờ đại nghĩa dẹp lũ hung tàn đưa muôn dân thoát khỏi  vòng lầm than khổ ải,mọi người sẽ hưởng ứng,tướng sỹ sẽ về theo,lo gì lực lượng mỏng”.
Bảy năm trấn thủ châu Ái, Ngô quyền được lòng dân,mọi người cảm mến.Hành động phản nghịch của Kiều công Tiện gây căm thù sâu sắc trong mọi từng lớp nhân dân, lòng người hướng về Ngô Quyền,Công Tiện bị cô lập, ngay em Công Tiện là Kiều công Hãn cũng theo Ngô Quyền.
Ngô Quyền quyết định phải trừ nội phản trước khi ngoại xâm chưa vào kịp,chuẩn bị cấp tốc nhưng cũng mất hơn một năm.Mùa thu năm 938 đoàn quân từ châu Ái tiến ra diệt Kiều công Tiện,chuẩn bị đối phó với quân Nam Hán.
Lúc bấy giờ vua Nam Hán Lưu Nham nhân cơ hội Công Tiện cầu viện,mưu đem đại binh sang đánh chiếm luôn Giao châu,đặt lại ách thống trị,tự mình thân chinh cầm quân,nhiều đại thần can ngăn không nghe,sai con Hoằng Tháo dẫn gần ngàn chiến thuyền vượt biển sang trước làm đạo tiên phong,tự mình dẫn đại đội binh mã đến đóng ở biên giới làm hậu thuẩn.Lưu Nham chắc mẫm lần này sẽ chiếm nhanh gọn Giao châu, phong trước cho Thái tử Hoằng Tháo làm Giao Vương.
Cuối mùa thu năm ấy,Ngô Quyền bố trí lực lượng chặn đánh quân Nam Hán,quyết tâm đánh tiêu diệt lực lượng tinh nhuệ của địch, đập tan ý chí xâm lược của người phương bắc,bèn bố phòng chặt chẽ các ngả quân Nam Hán có thể xâm nhập.Được tin Hoằng Tháo tiến theo đường biển,Ngô Quyền nhận định:Hoằng Tháo là tướng kiêu dũng,quân đông,chiến thuyền lớn,nhưng là tướng trẻ tuổi mới cầm quân,chưa có kinh nghiệm.Lưu Nham tuy lão luyện,nhưng chưa dám đi xa đất nước trong khi cơ sở trong nước chưa vững.Có thể đánh một trận tiêu diệt lực lượng tinh nhuệ đập tan ý chí xâm lược của Lưu Nham.Thuỷ quân Nam Hán tất phải vào sông Bạch đằng,bèn chọn đoạn sông từ Lục đầu giang đổ về, chảy ra cửa Nam triệu, phía nam là huyện Hải yến tỉnh Kiến an,phía bắc là huyện Yên hưng tỉnh Quảng yên,hai bên sông núi cao dựng đứng cây cối xum xuê,có nhiều ngõ lạch cây cối che phủ sầm uất,thuận lợi cho việc mai phục khinh thuyền.Đoạn sông này gần cửa biển thuỷ triều lên xuống rất mạnh,độ chênh lệch giữa hai ngọn triều lên đến 5,6 thước(thước xưa).Bèn sai lấy gỗ đẽo nhọn bịt sắt, nhân khi thuỷ triều rút xuống thấp nhất cắm giữa dòng sông thành bãi cọc nhiều lớp.Các đội khinh thuyền mai phục trong các kênh lạch phía thượng nguồn, khi có hiệu lệnh thì cùng lao ra diệt địch.Trên bờ mai phục bộ binh phối hợp và lại có nhiệm vụ đón bắt những toán quân địch bỏ thuyền lên bộ tháo chạy.Dương thị Như Ngọc,Ngô xương Ngập, Dương tam Kha đều có dự trận chiến.
Tương truyền, Ngô Quyền chọn vùng Kê lạc tổng Nghĩa chế (Tên xưa gọi là Kẻ lác,nay là vùng Quán rác thị trấn huyện Phù tiên tỉnh Hải hưng) làm nơi luyện quân thuỷ, đốn gỗ bịt sắt, khai thông các kênh lạch chuyển đến trận địa (cách xa hơn 30 dặm đường).
Chuẩn bị trận địa vừa xong,chiến thuyền Hoằng Tháo đi đến gần cửa Nam triệu dự định nghỉ ngơi một ngày rồi mới vào sông Bạch đằng.Ngô Quyền dùng kế sai Kiều Thuận trá hàng xin theo Hoằng Tháo trả thù nhà (Kiều Thuận là con trai Kiều công Tiện đã quy thuận Ngô Quyền).Kiều Thuận dùng thuyền nhỏ lẻn ra  gặp Hoằng Tháo,trình bày sai lạc lực lượng và kế hoạch phòng thủ của Ngô Quyền,Hoằng Tháo càng chủ quan coi thường.Vừa lúc đoàn khinh thuyền quân Việt tiến ra khiêu chiến,chưa kịp nghỉ ngơi,Hoằng Tháo hạ lệnh dàn trận bao vây hòng tiêu diệt  lực lượng quân ta tại chổ.
Quân ta vừa đánh vừa lùi dần vào cửa sông.Nhân đà thuỷ triều lên,Hoằng Tháo ra lệnh cho  chiến thuyền ào ạt đuổi theo,quân ta vừa khiêu khích vừa  lui nhanh.Nước triều lên mạnh, chiến thuyền Nam Hán đuổi gấp, vượt đã khá xa qua bãi cọc nhọn lúc đó còn ẩn  sâu dưới mặt nước.
Thuỷ triều chợt xuống,chiến thuyền quân Việt quay mũi phản công quyết liệt.Từ mọi ngõ ngách kênh lạch quân phục nhất tề lướt ra tấn công dữ dội quân Nam Hán.Hoằng Tháo biết là trúng kế, ra lệnh cho chiến thuyền rút lui.Thuỷ triều xuống mạnh,nước chảy xiết, chiến thuyền nặng khó hãm tốc độ,cọc nhọn bịt sắt  đã nhô lên gần mặt nước,chiến thuyền Nam Hán va vào cọc tan vở, ùn lại va vào nhau mà chìm vô số.Tướng sỹ phần bị giết, phần chết đuối không kể xiết.Hoằng Tháo cũng bị chết đuối,còn bao nhiêu thoát được,chuồn ra biển về nước.Lưu Nham được tin báo vội vàng cuốn cờ rút quân về nước,hổ thẹn vì  cuộc viễn chinh thất bại nhục nhã, bỏ tên Lưu Nham,đổi là Lưu Cung.
Chiến thắng Bạch đằng quyết định việc dựng nền độc lập tự chủ thống nhất đất nước muôn đời về sau của dân tộc Việt nam,sau hơn một mgàn năm làm nô lệ,bị nước lớn phương bắc thống trị.
Sau ngày chiến thắng,Ngô Quyền bắt tay vào việc xây dựng nền móng của một quốc gia độc lập tự chủ.Đầu năm 939 định đô ở Cổ loa,đất cũ Loa thành,thể theo các triều đại bên Trung quốc nhưng có châm chước,đặt quan chế,định triều nghi phục sắc cho các quan văn võ,tự xưng Ngô Vương,phong Dương thị Như Ngọc làm Đệ Nhất Tiêu cung,phong tước lộc,cấp thái ấp cho tướng sỹ có công như Đinh công Trứ ở châu Hoan,Lê Lương ở châu Ái,Phạm bạch Hổ ở Nam sách v.v…Các hào trưởng, tù trưởng các nơi kính sợ vị anh hùng đánh thắng quân Nam Hán,thảy đều quy phục chịu mệnh lệnh,cả nước yên hưởng thái bình.
Ngô Vương ở ngôi được 6 năm  nhiễm bệnh từ trần.
Các nhà sử học xưa gọi là triều đại Tiền Ngô Vương.


 3.Loạn Dương Tam Kha  ( 945-950)
Cuối năm 944, Ngô Vương Quyền từ trần,để ngôi cho con trưởng Ngô Xương Ngập do cậu là Dương Tam Kha phụ chính.Dương Tam Kha thừa thế cướp lấy ngôi của cháu,tự xưng Bình Vương.Ngô Xương Ngập phải chạy trốn về Nam Sách tìm đến nương nhờ người tôi trung của cha là Phạm Chiêm (Phạm Lệnh công)  tại Trà Hương .Mấy lần Dương Tam Kha sai quân truy bắt,nhờ Phạm Lệnh công đem dấu vào trong núi,nên thoát khỏi bị cậu bắt giết.Ngô Xương Văn còn ít tuổi được nuôi trong cung,Tam Kha nhận làm con nuôi.Càn Hưng, Nam Hưng được ra ngoài ở với mẹ đẻ.
Thấy Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, nhiều cựu thần nhà Ngô và hào trưởng địa phương không phục,tiếp nhau nổi lên cát cứ xưng hùng,không phục tùng mệnh lệnh,mầm loạn Thập Nhị sứ quân bắt nguồn từ đó.Nổi lên trước nhất là Trần Lãm,một Đại địa chủ ở miền cửa biển Bố Chính (nay là xã Kỳ Bố huyện Vũ Tiên tỉnh Thái Bình,xưa biển vào đến đó). Trần Lãm chết, bộ tướng là Đinh Bộ Lĩnh lên thay (Bộ Lĩnh là con Đinh Công Trứ,Châu mục Châu Hoan thời Dương Diên Nghệ).Đinh Bộ Lĩnh đem quân về Hoa Lư nơi quê nhà, có thể dựa vào thế hiểm của rừng núi để tự thủ cũng như để chiêu tập binh mã phát triển lực lượng.
Những người cát cứ khác có Kiều Công Hãn,Kiều Thuận, Nguyễn Khoan,Nguyễn Thủ Tiệp,Nguyễn Siêu (là ba anh em ruột), Lý Khuê,Lữ Đường,Phạm Bạch Hổ.Về sau  các nhà sử học xếp Ngô Xương Xý, Ngô Nhật Khánh,Đổ Cảnh Thạc vào nữa thành 12 Sứ quân.
Năm 950 Bình Vương sai Ngô Xương Văn cùng hai tướng Đổ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi đem quân đi đánh hai họ Đường, Nguyễn ở đất Thái Bình (thuộc Sơn Tây ngày nay).Hành quân nửa đường đến đất Từ Liêm,Ngô Xương Văn bảo hai tướng rằng:”Đức trạch của Tiên vương ta thấm khắp lòng dân,tất cả các chính lệnh không ai là không vui lòng cả.Chẳng may Tiên vương ta mất đi.Bây giờ Bình vương là kẻ bất nghĩa,tự cướp lấy ngôi,còn tội gì hơn nữa?Nay lại sai chúng ta đi đánh các ấp vô tội kia,may mà được đã vậy,nếu họ không phục thì làm thế nào?” Hai tướng trả lời:”Tướng quân bảo sao chúng tôi cũng xin vâng mệnh”.Xương Văn bảo:”Ý tôi muốn đem quân quay về đánh úp Bình vương để phục lại cơ nghiệp của Tiền nhân,có nên không?”Hai tướng đều lấy làm phải.Bèn cùng nhau quay binh về phế bỏ Bình vương.Các tướng bàn nên giết đi,Xương Văn nói người ấy với tôi có chút tình nghĩa, nên không giết,giáng xuống làm Chương Dương sứ,cấp ruộng đất sinh sống.Tam Kha tiếm ngôi 6 năm.
Sau khi thành công khôi phục nhà Ngô,Xương Văn sai người đến Trà Hương rước Ngô Xương Ngập về anh em cùng nhau cầm quyền.Tôn anh làm Thiên Sách vương,tự mình xưng Nam Tấn vương.

Nếu theo những những tư liệu trên thì vùng đất Cam Lâm - Sơn Tây không phải là vùng đất sinh ra 2 vị Vua như chúng ta thường nghĩ .
    Xin theo dõi tiếp bài 7. dienbatn.    

Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét