CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO.
Lời tựa : Lẽ ra các bài tiếp theo trong mục : MẬT TÔNG - ĐẠO PHÁP - HUYỀN MÔN là những bài trong tập 2 cuốn THẦN THÁNH TRUNG HOA do bác Nhược Thủy dịch. Tuy nhiên dienbatn đăng tiếp loạt bài CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO để thay đổi không khí . Loạt bài viết này , dienbatn biên soạn lại theo những tư liệu sưu tầm được, những tư liệu đã đăng trên internet . Do vậy có thể có nhiều đoạn không ghi nguồn xuất xứ . Mong các tác giả lượng thứ khi dienbatn trích dẫn mà không ghi nguồn. dienbatn chỉ biên tập lại thành hệ thống làm tư liệu của mình và giúp các bạn tư liệu khi cần khảo cứu. Xin chân thành cảm ơn các tác giả đi trước. Thân ái . dienbatn.
9 / Thần Garuda (đại bàng kim sí điểu) – con chim thần huyền thoại. Là vật cưỡi của thầnVishnu .
Garuda, Vahana của Thần Vishnu.
Garuda hay Kim sí điểu, Ca-câu-la là một loài chim thần trong Ấn Độ giáo và ảnh hưởng sang Phật giáo Nam tông. Trong Ấn Độ giáo, Garuda là một con vật cưỡi của thần Vishnu, nó được biểu hình bằng một con chim săn mồi có đầu người, với ba mắt và mỏ đại bàng.
Garuda và rắn Naga.
Garuda là anh em họ và kẻ thù của những Naga, Garuda thường được thể hiện đang dùng mỏ xé xác những con rắn và dùng chân có móng sắc nhọn đề nát chúng. Những con rắn bị nó giết chết thường có đầu và nửa thân người thay cho cái đầu của con vật bò sát. Theo truyền thuyết thì rắn thần Naga đã giết chết mẹ của chim thần Garuda nên đây là mối thù không đội trời chung. Hể gặp rắn là Garuda liền xé xác, sau này thần Vishnu đã thu phục được và Garuda trở thành vật cưỡi của vị thần này.
Người Tây Tạng thường tạo cho Garuda một vẻ dữ tợn, trong một số hình ảnh nó tỏ ra bị khuất phục bởi chúa tể địa ngục.
Đại bàng Kim Sí Điểu vốn có tên là Garuda, là con chim thần trong văn hóa Hinđu
Cuộc chiến đấu giữa chim và rắn là một đề tài quen thuộc ở các tranh tượng thờ châu Á, người ta thấy ở đấy hình ảnh cuộc đấu tranh của sự sống chống lại cái chết, của cái thiện chống lại cái ác, của những sức mạnh trên trời chống lại sức mạnh âm ty, của tính hai mặt của thần Vishnu, vừa giết chết vừa làm sống lại, vừa phá hủy vừa xây dựng lại. Có thể nhà phân tâm học có thể phát hiện ở con rắn có đầu người, bị đè nát bởi con mãnh cầm, hình ảnh của vô thức bị bóp nghẹt bởi lý trí hoặc những ham muốn xác thịt bị kìm nén bởi những cấm kỵ về đạo đức.
Garuda tại Bảo tàng lịch sử quốc gia" Ngày nay chúng ta thấy hình tượng chim thần Garuda trong những kiến trúc chùa chiền của Phật giáo Nam tông ở Việt Nam, Thái Lan, Campuchia (những con chim Garuda nâng đỡ mái chùa)... Hình tượng Garuda cũng chính là chủ thể trên quốc huy vương quốc Thái Lan.
Garuda tại Thái Lan.
Trước khi hóa thành Đại bàng KimSí Điểu, loài chim hộ pháp này đã là thần điểu Garuda trong một tiền kiếp ở sông Hằng và có mặt trên các đền đài, phù điêu bằng đá của người Chăm...
Chuyện nổi tiếng nhất về Garuda là đã vô hiệu hóa sức mạnh bạt ngàn của thần gió Vayu. Lúc Vayu dồn hết sức mạnh của mình để nổi trận cuồng phong dữ dội suốt một năm nhằm thổi bay đỉnh núi Meru, nhưng thần điểu Garuda luôn dùng đôi cánh khổng lồ che cho ngọn núi vô tội ấy, khiến Vayu không làm gì được. Một hôm thừa lúc Garuda bay đi để uống ánh sáng từ thần mặt trời rót xuống, thần gió dồn hết sức thổi bay ngọn Meru từ đất liền ra biển, tạo thành đảo Lanka (Sri Lanka ngày nay).
Chim cánh vàng (Kim sí điểu)
Garuda là thần điểu thường đượcVishnu cưỡi trong phù điêu tạc ở nhiều nơi trên vương quốc Chămpa (như trên phù điêu ở làng Ưu Điềm nói ở các bài trước). Sau này, Garuda hóa thân thành Đại bàng Kim Sí Điểu là một trong Thiên long bát bộ của nhà Phật. Kim Sí Điểu mỗi ngày ăn 500 con rồng nhỏ và 1 con rồng chúa, ăn mãi đến nỗi loài rồng sắp tuyệt chủng vội kéo đến cầu cứu với Phật.
Đại Bàng Kim Sí Điểu.
Đức Phật gọi Kim Sí Điểu tới khuyên nhủ nên chấm dứt cuộc đại sát sinh ấy, Kim Sí Điểu thưa nếu không ăn rồng thì lấy gì mà sống. Phật bảo từ đây hãy ngưng sát hại, thay vì ăn thịt rồng "mỗi ngày đúng ngọ ta sẽ bảo các đệ tử của ta trước khi ăn cơm sẽ cúng dường cho ngươi". Kim Sí Điểu đồng ý, đến nay ở các chùa tại Việt Nam, Trung Quốc theo truyền thống Đại thừa và một số nước khác trên thế giới hằng ngày trước khi thọ trai đều lấy vài hạt cơm, hoặc đôi ba sợi mì, bỏ vào chén nước nhỏ, đem ra giữa trời khấn rằng: Đại bàng Kim Sí Điểu - Khoáng dã quỷ thần chúng - La Sát quỷ tử mẫu - Cam lồ tất sung mãn.
Nghĩa là, trước nay xin cúng dường lên Đại bàng Kim Sí Điểu, đồng thời cấp cơm nước cho quỷ thần ở nơi rừng núi vắng vẻ, hoang dã và cho mẹ con của bà quỷ La Sát, để tất thảy đều được hưởng vị cam lồ đầy đủ không thiếu đói. Khấn rồi vái ba vái, xong mới vào nhà ăn trưa. Hình ảnh Kim Sí Điểu sau này chính là Garuda trong thần thoại Ấn Độ cổ đại mà người Chăm ở Việt Nam đã tiếp nhận và điêu khắc. Để biết rõ thêm về Đại bàngKim Sí Điểu, thiết tưởng cần tham khảo nội dung mà hòa thượng Kim Cang Tử và các học giả khác ở Việt Nam đã đưa vào cuốn Từ điển Phật học Hán-Việt, rằng: Kim Sí Điểu hai cánh rộng đến 306 vạn dặm, khi ăn các vật như rồng, cá, vàng, bạc, châu báu đều tiêu hóa được hết, chỉ trừ có kim cương.
Kinh Cựu Hoa Nghiêm chép: Ví như Kim Sí Điểu bay liệng trên hư không, dùng con mắt thanh tịnh quan sát cung điện của Đại hải long vương, lấy hết sức mạnh của hai cánh rẽ nước biển khiến cho nước tách đôi ra (để đi lại tự do trong bất cứ đại dương nào). Nếu biết được có con trai con gái nào của Long vương mệnh đã chết, bèn quắp lấy họ trong chớp mắt đưa lên khỏi biển. Một tài liệu khác cũng mô tả sức mạnh của vua Kim Sí Điểu (tức Kim Sí Điểu vương) khi quạt cánh đã phát ra một luồng kình lực cực mạnh làm mù mắt người và khiến các loài rồng hoảng sợ chạy trốn tán loạn khắp nơi trong 3.000 thế giới. Khi sinh ra, Kim Sí Điểu vương phát sáng với hào quang màu vàng chói (khiến các thiên thần phải bịt mắt), có tay chân như người, mặt trắng và cánh màu đỏ rực. Sức mạnh của thần điểu Garuda cũng như của Kim Sí Điểu vương sovới các sinh vật khác giống như sự vững chãi của cây đại thụ nghìn vạn năm so với những loài cỏ dại yếu ớt.
Vishnu, Laksmi và vật cưỡi của thần là Garuda (đại bàng kim sí điểu) – con chim thần huyền thoại.
Nếu tính bằng con số của người đời nay, thì Kim Sí Điểu vương thân cao ngót 160.000 km, sải cánh dài 80.000 km, đủ sức kẹp ngọn Hymalaya để ném ra khỏi tầm mắt của mặt trời (thần Surya).
Nhưng sức mạnh ấy lại xuất phát từ một... khoảng không im lặng! Thật vậy, mọi tướng trạng lớn nhỏ trong vũ trụ,từ hạt bụi li ti đến thân hình cao to khổng lồ của thần điểu Garuda, của Kim Sí Điểu vương, được những bản kinh tối cổ của Ấn Độ như Upanishad giải thích qua chuyện kể thâm trầm, như tóm lược dưới đây:
Một vị đại sư đưa đệ tử của mình đi thọ giáo 12 năm về kinh Veda. Đệ tử ấy học thông thuộc Veda rồi trở về đầy vẻ kiêu căng. Để giúp anh ta tiêu trừ lòng tự mãn và khai mở trí tuệ cho anh, một hôm vị đại sư kêu anh đến hỏi: "Cái gì làm nên vũ trụ, hình thành Tự ngã của con? Cái gì nhỏ hơn hạt cải, hạt kê, nhưng cũng lại lớn hơn trái đất, bầu trời?". Anh ta ngẩn người, không trả lời được, vì lâu nay chỉ biết học thuộc kinh sách, chứ chưa biết sống theo những giáo huấn tuyệt vời trong đó. Bấy giờ,đại sư ôn tồn bảo: "Này, con hãy ra lượm một quả vả của cây vả to lớn ngoài sân kia đem vào đây". Xong, đại sư bảo: "Con hãy tách quả vả ra". Anh bắt đầu bóc vỏ. Lại bảo: "Hãy bóc nữa, con thấy gì trong đó?". Thưa: "Dạ trong đó có các hạt vả". Bảo tiếp: "Con hãy tách một hạt ấy xem có gì?".Anh lại lấy tay tách nhẹ một hạt, và tách mãi, cuối cùng bạch sư phụ: "Thưa thầy, trong lòng của hạt vả này là cái mầm. Giữa cái mầm tí hon kia là một khoảng không rất nhỏ, nó không có gì hết". Nghe xong đại sư dạy: "Nàycon, chính cái không có gì hết ấy đã làm nên sự hiện hữu của cây vả to lớn kia.Con và mọi sinh linh khác cũng vậy, tất cả đều xuất hiện từ cái không có gì hết nghĩa là từ một khoảng không rất nhỏ - khoảng không khiêm tốn, vô hình - nhưng tràn ngập trong cõi đời này và tạo nên nguồn sống. Cái ấy chính là con. Chính là Tự ngã của con, chứ không phải kinh sách, văn tự và trí nhớ suông mà con đang ôm giữ!". Giáo huấn trên có thể chiêm nghiệm khi đối diện trước các tượng thờ bằng đá có tạc thần điểu Garuda, thần sấm sét Indra, thần chết Yama, thần hạnhphúc Ganesha.."
( Theo Giao Hưởng ).
"Trong Hindu giáo, Garuda là một vị thần, và thường là vật cưỡi của thần Vishnu. Garuda được miêu tả có một thân hình tráng kiện, vàng rực ánh kim của một người đàn ông với mặt trắng, cánh đỏ, mỏ đại bàng và mũ miện trên đầu. Vị thần cổ xưa này thật to lớn, đồ sộ đến nỗi che khuất cả mặt trời.
Garuda trong Hindu giáo được xác định trong Upanishad, Garudopanishad, tập họp truyện thần kỳ Ấn Độ Purana, trong đó có một phẩm riêng kể về Garuda (Garuda Purana). Ở từng tác phẩm cổ xưa đó, Garuda là một câu chuyện độc lập và những tên gọi khác nhau được quy cho Garuda là Chirada, Gaganeshvara, Kamayusha, Kashyapi, Khageshvara, Nagantaka, Sitanana, Sudhahara, Suparna, Tarkshya, Vainateya, Vishnuratha...
Kinh Veda nói đến Garuda sớm nhất, dù dưới cái tên Syena, vùng đất nơi con chim to lớn đã mang rượu tiên/ mật hoa từ thiên đường xuống trái đất. Trong chuyện thần kỳ Ấn Độ, ra đời sau đó, cũng đề cập đến Garuda thực hiện một việc tương tự, nhưng nó được định danh là Dyena (từ tiếng Phạn để chỉ chim đại bàng) và Garuda cũng có hành vi tương tự. Một trong những bộ mặt của Sri Pancamukha Hanuman/ Hanuman năm mặt là Mahavira Garuda. Đó là mặt chỉ về hướng Tây. Việc thờ cúng Garuda được tin là sẽ đẩy lùi mọi ảnh hưởng/ tác động của chất độc ra khỏi cơ thể. Ở vùng Tamil Vaishnavism, Garuda và Hanuman đều được biết dưới tôn danh là Periya Thiruvadi và Siriya Thiruvadi.
Trong thánh thư Bhagavad-Gita (ch.10, câu/ đoạn thơ 30), ở giữa chiến trường Kurukshetra, Krishna đã giải thích sự có mặt khắp mọi nơi của mình: “Như là đứa con của Vinata, trong hình thức của Garuda, vua của các loài chim”. Điều này đã cho thấy tầm quan trọng bao trùm của Garuda.
Hình tướng của Garuda thường lấy rắn làm “trang sức”. Garuda mang rắn Adisesha trên cổ tay trái và rắn Gulika trên cổ tay phải. Rắn Vasuki làm thành sợi dây thiêng cho Garuda. Rắn mang bành Takshaka quấn thành thắt lưng ở hông Garuda. Rắn Karkotaka được mang như chuỗi hạt. Rắn Padma và Mahapadma là những hoa tai. Rắn Shankachuda được trang trí trên mái tóc thần. Nằm bên sườn Garuda là hai người vợ Rudra và Sukeerthi (hay Sukirthi). Đó là tất cả những yếu tố viện dẫn trong Garuda Panchashath và Garuda Dandaka thuộc Vedanta Desika. Garuda với người phối ngẫu Rudra và Sukirthi ở hai bên có lẽ được thờ từ thời xa xưa trong điện thờ Soumya Keshva ở Bindiganavile (hay Mayura puri trong tiếng Phạn) thuộc bang Karnataka của Ấn Độ.
Garuda Vyuha được thờ cúng ở Tantra vì Abhichara và để bảo vệ chống lại Abhichara. Tuy nhiên, một điều thú vị, Garuda là hình thức của Sankarshna - vị chúa tể trong suốt quá trình sáng tạo, đã sở đắc những hiểu biết, tức những khía cạnh kiến thức khác nhau của vị chúa tể. Một điểm quan trọng là Garuda biểu trưng cho năm vayus bên trong chúng ta: prana, vyana, udana, samana, apana qua năm hình thức là Satya, Suparna, Garuda, Tarkshya, Vihagashwara. Năm vayus thông qua yoga có thể bị kiểm soát bởi Pranayama dẫn đến hành vi nhận thức Kundalini đưa đến những cấp độ nhận thức cao hơn.
Garuda đóng vai trò quan trọng trong hóa thân của Krishna. Ở trường hợp đó Krishna và Satyabhama cưỡi trên Garuda đã giết chết Narakasura. Trong trường hợp khác, thần Hari cưỡi Garuda để cứu con voi mộ đạo Gajendra. Người ta cũng nói rằng cánh chim Garuda khi bay sẽ đọc tụng kinh Veda.
Garuda trong thần thoại Hindu
Có nhiều truyền thuyết liên quan đến Garuda, một vài truyền thuyết bắt nguồn từ văn học Pali và Sanskrit. Các tác phẩm văn học Phạn ngữ (Sanskrit) là Ramayana, Mahabharata và các truyện cổ tích Ấn Độ và trong Pali, đó là bộ Tam tạng (Tripitaka).
Trong tác phẩm văn học Phạn ngữ, Garuda là con của Kasyapa. Nhiều truyền thuyết nói rằng Kasyapa là một nhà hiền triết quyền uy, có nhiều vợ, nhưng hai người vợ được yêu chuộng nhất là hai chị em Vinata và Kadru. Kadru đã cầu xin Kasyapa ban cho mình nhiều con, do đó, cô đã sinh ra 1.000 con rắn Naga. Những con rắn Naga này đã chọn cuộc sống ở thế giới bên dưới sâu trong đại dương. Vinata cũng cầu xin chồng ban cho hai người con nhưng có sức mạnh hơn hẳn những đứa con của Kadru. Vinata sinh ra được hai quả trứng. Vinata đã chờ đợi đến 500 năm nhưng quả trứng vẫn không có động tĩnh gì. Mất hết kiên nhẫn và quá tò mò, Vinata đã làm vỡ một trong hai quả trứng để xem cái gì đang diễn ra bên trong.
Trong quả trứng là một đứa trẻ đã phát triển phần thân trên nhưng không có chi dưới. Biết mẹ là người đã gây nên sự méo mó, dị dạng, đứa trẻ vô cùng giận dữ. Vị này đã thốt ra lời nguyền rủa: Mẹ/ Vinata sẽ trở thành người hầu/ nô lệ cho người chị em Kadru trong suốt 500 năm, rồi bay đi. Cuối cùng vị này trở thành người đánh xe ngựa cho thần Mặt trời Surya (Suriya) mà sau đó được biết đến như là Aruna (Arun).
Quả trứng thứ hai của Vinata 500 năm sau cũng nở và đó là Garuda. Ngay khi nở ra từ trứng, Garuda đã sở hữu một hình thể khổng lồ: khuất lấp cả bầu trời, mỗi cái vỗ cánh khiến quả đất rung lắc dữ dội, một sức mạnh khủng khiếp ngang với đám cháy lớn của vũ trụ, hủy diệt toàn bộ thế giới và kết thúc mọi thời đại. Thậm chí các vị thần còn lẫn lộn ánh sáng rực rỡ phát ra từ thân vàng kim của Garuda với ánh nắng chói chang của mặt trời giống như thần lửa Agni. Quá khiếp sợ, các vị thần đã cầu xin Garuda. Nghe thấy những lời thỉnh cầu khẩn thiết, chim thần đã giảm bớt kích thước và sinh lực của mình.
Lời nguyền rủa của Aruna cuối cùng cũng trở thành sự thật khi Vinata và Kadru tranh cãi về màu sắc của con ngựa trong quá trình quấy biển sữa (tuy mục đích chính của việc quấy biển sữa là để tìm ra thuốc trường sinh amrita). Vinata tin rằng con ngựa có màu trắng tuyền. Còn Kadru nói rằng nó có màu xám, do vậy con ngựa sẽ có vài cọng lông đen. Cuộc tranh cãi dữ dội này đi đến việc đánh cuộc kẻ nào thua cuộc sẽ trở thành nô lệ cho người thắng cuộc suốt 500 năm.
Con ngựa thực tế có màu trắng tuyền. Kadru biết điều đó, nhưng vì không muốn mình là kẻ thua cuộc nên Kadru đã ra lệnh cho những đứa con Naga của mình đính những cọng lông đen vào con ngựa để nó có màu xám. Vinata ngây thơ nên thua cuộc, trở thành nô lệ cho Kadru và bị giam cầm ở thế giới bên dưới cùng với những cư dân Naga.
Garuda sau đó mới biết được âm mưu xảo trá này. Nhưng để giải thoát cho mẹ, Garuda đã thỏa thuận với những con rắn Naga là sẽ mang về cho chúng thuốc trường sinh để đổi lấy sự tự do cho mẹ.
Garuda đấu với các thần linh thuộc hạ của thần Indra. Garuda quá mạnh mẽ đến nỗi lưỡi tầm sét, vũ khí tối thượng của thần Indra đã bị đập vỡ tung. Bấy giờ thần Vishnu lại nhảy vào tiếp chiến. Bất phân thắng bại, để kết thúc, thần Vishnu hứa ban cho Garuda đặc ân bất tử và vị trí cao hơn vị trí các thần khác. Garuda cũng tình nguyện trở thành vật cưỡi cho thần Vishnu và lập kế hoạch lừa những con rắn Naga để lấy lại thuốc trường sinh sau khi giải thoát cho mẹ mình.
Ân huệ mà Garuda giành được từ thần Indra (một vài truyền thuyết nói rằng là từ thần Vishnu) là loài rắn Naga sẽ trở thành thức ăn truyền kiếp của Garuda. Do đó, Garuda chộp và giữ chặt những con rắn Naga dưới móng vuốt của mình, mổ vào đuôi Naga để moi ruột và chỉ ăn những con béo mập, vứt xác chúng xuống dưới đại dương sâu thẳm.
Trên đây là nội dung câu chuyện thần thoại khá phổ biến về nguồn gốc của Garuda cũng như mối thù truyền kiếp giữa Garuda và loài rắn Naga. Câu chuyện trên có rất nhiều dị bản với những tình tiết thêm thắt hay có phần khác biệt...
Quyển đầu của thiên sử thi Mahabharata(1) thêm thắt rằng:... Lúc bấy giờ, thuốc trường sinh amrita được tìm thấy và thuộc sở hữu của các thần. Thuốc trường sinh đó được bao bọc bởi một vòng tròn lửa lớn bao trùm cả bầu trời cộng với những cánh quạt sắc nhọn như lưỡi dao chặn ở lối vào và hai con rắn độc khổng lồ nằm canh sát bên cạnh lọ thuốc.
Biết được ý định của Garuda, các vị thần đã dàn quân để đánh. Garuda đã đánh bại toàn bộ đám đông và rải họ về tứ phía. Lấy nước từ các con sông ngậm vào mồm, chim thần đã dập tắt đám lửa bảo vệ của các vị thần và vứt nó đi. Thay đổi kích thước, Garuda trườn qua những cánh quạt của cổ máy giết người. Và cuối cùng, Garuda xé xác hai con rắn bảo vệ khổng lồ, lấy thuốc trường sinh ngậm trong mỏ mà không nuốt chúng, lao vào không trung, về với những con rắn đang hăm hở chờ đợi.
Cuối cùng, Garuda bay đến và đậu xuống phía trước những con rắn đang chờ đợi. Đặt thuốc trường sinh trên cỏ và mẹ Garuda được thả ra. Garuda đã thuyết phục những con rắn cử hành lễ thanh tẩy trước khi uống thuốc trường sinh. Khi bọn rắn hối hả, gấp rút thực hiện lễ nghi, thần Indra đã lao xuống và mang thuốc tiên đi mất. Những con rắn trở lại sau lễ tắm gội thấy thuốc trường sinh biến mất nhưng còn rơi rớt vài giọt nhỏ đọng trên cỏ. Chúng cố gắng liếm lấy liếm để khiến cái lưỡi bị chẻ/ tách ra làm hai. Từ đó trở đi, những con rắn với chiếc lưỡi chẻ đôi và sự lột da được xem như là một đặc tính của sự trường sinh/ bất tử.
Dị bản khác lại cho rằng: ... Chỉ có thần Vishnu là có khả năng đánh bại Garuda. Và khi Garuda bị khuất phục, thần Vishnu đã nhảy vọt lên trên Garuda để phát lời thề quy phục và phục tùng. Vishnu sau đó đã dùng Garuda làm vật cưỡi cho mình và ban cho Garuda sự bất tử. Trong các thần thoại Hindu sau đó, Krishna, hóa thân thứ tám của thần Vishnu, đã sử dụng Garuda làm vật cưỡi cho thần để đánh bại con rắn Naga to lớn Kaliya.
Ở Thái Lan, các bản dịch cũng coi Krut (Garuda) như là phương tiện chuyên chở cho thần Vishnu và công cuộc tìm kiếm thuốc trường sinh amrita được dựa trên nền tảng truyền thuyết Ấn Độ. Câu chuyện kể rằng Garuda đã đánh bại mọi sinh vật trên trời để giành lấy thuốc trường sinh amrita. Đó là thần dược được bảo vệ nghiêm ngặt, mà không ai có thể lấy được chúng kể cả Narai (Vishnu) ngoại trừ Garuda. Cuối cùng, một thỏa thuận được thực hiện để giải quyết mọi thù hiềm: khi Narai ở trong cung điện trên trời cao của mình, Garuda sẽ có địa vị cao hơn, trên đỉnh cột phía trên cung điện Narai. Tuy nhiên, khi Narai muốn đi du ngoạn đây đó, Garuda phải phụng sự chuyên chở cho Narai.
Từ đó, Garuda được liên kết với các vị thần và là vật cưỡi đáng tin cậy của Vishnu, cũng như sự thù địch không thể nguôi được, Garuda luôn bắt lấy những con rắn một khi có dịp.
Theo Mahabharata, Garuda có 6 người con có nguồn gốc từ loài chim. Những thành viên của loài này có một sức mạnh to lớn mà không có chút lòng trắc ẩn với loài rắn. Vishnu là người bảo hộ, che chở cho chim thần(2).
Trong suốt Mahabharata, Garuda được viện dẫn như là biểu tượng cho sức mạnh dữ dội, cho tốc độ, và sự dũng cảm, tinh thần thượng võ. Những chiến binh hùng mạnh tiến lên một cách nhanh chóng và dũng mãnh trước kẻ thù giống như Garuda lao bổ xuống những con rắn(3). Những chiến binh bại trận giống như những con rắn bị đập bổ bởi Garuda(4). Nguyên soái Drona đã hình thành quân đội theo tên Garuda(5). Krishna thậm chí mang hình tượng Garuda trên ngọn cờ hiệu của mình(6).
Các tình tiết liên quan đến Garuda đặc biệt phổ biến ở các nước Đông Nam Á, thông qua các dị bản của sử thi Ramayana [Phra Lắc-Phra Lam (Lào), Riêmkê (Khmer), Ramakien (Thái Lan) cũng như các di bản khác ở Indonesia, Malaysia...]. Ở đó, Garuda được biết đến nhiều nhất là trận chiến của nó chống lại chúa chằn Ravana (Krông Riếp (Khmer), Tossakan (Thái Lan)...).
Trong dị bản Thái Lan của sử thi Ramayana là Ramakien, có đề cập đến con chim lớn Sadayu là con trai của Garuda. Nó có một người anh em, cũng là một con chim khổng lồ là Nok Sumpatee. Trong truyện kể, Sadayu là một con chim lớn với thân màu xanh lục. Một ngày nọ, con chim đã chứng kiến cảnh Tossakan (Ravana, nhân vật phản diện chính của truyện) bắt cóc nàng Sida (Sita), vợ của hoàng tử Rama. Chim đã đánh nhau một cách dũng cảm với Tossakan. Tên khổng lồ không thể nào đánh bại Sadayu. Nhưng chim Sadayu đã mắc một sai lầm khi đột nhiên nói rằng: “Ta không sợ bất cứ thứ gì ngoài thần Shiva, thần Vishnu và chiếc nhẫn của nàng Sita”.
Chúa chằn nghe thấy điều đó và nhận ra điểm yếu của chim, hắn lập tức tháo chiếc nhẫn ra khỏi ngón tay nàng Sita và ném vào Sadayu. Một cánh của Sadayu bị nát tan và chúa chằn cắp lấy nàng Sita mang đi.
Tuy bị đánh bại và trọng thương, Sadayu vẫn cố gắng mang chiếc nhẫn đến trình báo với hoàng tử Rama, trước khi nín thở tự vẫn vì nỗi ô nhục bại trận.
Hình tượng chim Sadayu được thể hiện trong điêu khắc, hội họa các đền, chùa, cung điện cũng như các loại hình nghệ thuật biểu diễn và các thể loại sân khấu truyền thống của các nước Đông Nam Á - đặc biệt là hình thức sân khấu mặt nạ và múa rối bóng.
Bên cạnh đó cũng có câu chuyện về chim Sumpatee - một người con của Garuda và là người anh lớn của Nok Sadayu. Tương tự về hình dáng với Sadayu nhưng thân màu đỏ thay vì xanh lục. Sumpatee là một con chim luôn nghĩ đến người khác bởi hành động dũng cảm của mình.
Câu chuyện xảy ra khi Sumpatee và người em Sadayu, sống ở trên núi Ussakan. Sadayu vì còn trẻ và ngây thơ nên đã mắc sai lầm khi tưởng mặt trời sáng rực kia là trái cây và cố để ăn nó. Thần Mặt trời vô cùng giận dữ đã cố gắng thiêu cháy con chim bằng cách phóng ra những tia sáng chết người. Sumpatee thấy em mình bị trừng phạt bởi thần Mặt trời nên đã lấy thân mình che chắn bảo vệ cho em khỏi những tia nắng bỏng rát, sắc nhọn. Sức nóng của nó khiến lông Sumpatee rơi rụng. Vẫn còn tức giận, thần Mặt trời đã buông lời nguyền rủa khiến Sumpatee vẫn mãi trụi lông và đày tới hang động Hemarantee. Chỉ đến khi quân đội của Hoàng tử Rama mang chiếc nhẫn của nàng Sita tới, lời nguyền rủa mới hết hiệu lực.
Garuda trong tín niệm Phật giáo .
Garuda, phiên âm Hán-Việt là Ca-lâu-la điểu hay Ca-lâu-la (Phạn: Garuda, Pali: Garula), loài thần điêu có cánh vàng. Hán dịch: Thực thổ bi khổ thanh, Kim sí điểu, Diệu sí điểu (Phạn: Suparni, Hán âm: Tô-bát-lặc-ni) vì có cặp cánh rất đẹp; hay còn gọi: Gia-lâu-la điểu, Ca-lưu-la điểu, Già-lâu-là điểu, Yết-lộ trà điểu (7).
Đây là một loại chim diều hâu trong thần thoại Ấn Độ được thiêng hóa: thân to lớn và hung dữ, là loại chim của thần Vishnu cỡi. Tương truyền lúc chim này sinh ra, thân phát ra ánh sáng chói lọi, chư thiên lầm tưởng là Hỏa thiên nên kéo nhau đến lễ bái.
Về hình tướng, theo kinh Bồ-tát tùng đâu thuật thiên giáng thần mẫu thai thuyết quảng phổ 7, Kim sí điểu chúa thân cao 160.000km, mỗi cánh dài 80.000km.
Pháp hoa văn cú: Loài Kim sí điểu có cặp cánh màu vàng ròng, ở trên những cây đại thọ trong bốn Đại châu. Loài rồng hay chư long vương rất sợ loài Kim sí điểu. Cặp cánh của thần chim ấy khi xòe ra mà bay đi, thì choán ba trăm ba mươi sáu vạn dặm.
Về thần lực, kinh Niết-bàn cho rằng loài Kim sí điểu, hễ ăn vào các vật như: rồng, cá, vàng bạc và các loại châu báu, thì các vật ấy tiêu hóa hết, chỉ trừ có chất kim cang.
Theo kinh Luật dị tướng 48, chim này quạt cánh phát ra luồng gió có thể làm mù mắt người.
Người ta nói rằng khi Garuda vỗ cánh sẽ tạo ra các trận cuồng phong làm u ám bầu trời và thổi đổ những ngôi nhà. Con người quá nhỏ bé khi so sánh với Garuda và con người có thể ẩn nấp trong bộ lông chim Garuda mà không ai có thể biết được (Kakati Jataka, truyện số 327). Garuda cũng có khả năng bứng toàn bộ cây đa kể cả rễ và mang chúng đi.
Về phân loại, loài Kim sí điểu (Ca-lâu-la) có hai hạng: 1/ Hạng độc ác, hại phá các thú, chim, cá, nhất là ưa sát hại loài rồng (long); 2/ Hạng tu hành, mộ nghe Chánh pháp, ủng hộ những nhà chân tu Đại thừa. Hạng này là một bộ trong bát bộ chúng thường hiện đến nghe Phật thuyết kinh Đại thừa(8).
Ngoài ra, kinh Trường A-hàm 19 cho rằng Kim sí điểu có 4 loại: Noãn sanh (từ trứng sanh ra), thai sanh (sanh từ bào thai), thấp sanh (sanh từ nơi ẩm ướt) và hóa sanh (do biến hóa mà sanh ra). Kim sí điểu thuộc noãn sanh, có thể ăn được cả loại rồng noãn sanh; Kim sí điểu thai sanh có thể ăn loài rồng thai sanh và noãn sanh; Kim sí điểu thấp sanh có thể ăn loài rồng thấp sanh, noãn sanh và thai sanh; Kim sí điểu hóa sanh có thể ăn loài rồng hóa sanh và các loài rồng khác.
Về mối thù truyền kiếp với Naga, theo kinh Quán Phật tam muội hải 1, chim này do nghiệp báo nên ăn được các loài rồng, trong khoảng một ngày ở cõi Diêm-phù-đề có thể ăn một con rồng chúa và 500 rồng nhỏ.
Những con Garuda xa xưa kia vồ chộp các Naga và túm lấy đầu chúng. Loài Naga đã biết được điều đó nên chúng đã nuốt những hòn đá lớn khiến chúng trở nên nặng nề khi Garuda mang đi. Điều này sẽ khiến Garuda chết vì sự kiệt sức hay mệt lử. Khi bí mật này được nhà tu hành khổ hạnh Karambiya tiết lộ cho một con chim Garuda, họ đã dạy chúng cách tóm lấy Naga bằng đuôi và ép chúng nôn ra những viên đá (Pandara Jataka, truyện số 518). Để hạn chế tính sát sanh của Garuda, trong Mahasamyatta Sutta thuật lại việc Đức Phật giải hòa tạm thời giữa Naga và Garuda.
Theo các kinh Đại thừa thì loài chim này được liệt vào một trong 8 đại bộ chúng, cùng với trời, rồng, a-tu-la... tất cả được xếp dưới tòa trong hội thuyết pháp của Phật, và Garuda là một trong số những sinh vật được Sakra chỉ định canh gác núi Sumeru và trời Trayastrimsa khỏi sự tấn công của các Asura.
Thêm vào đó, chúng ta còn thấy kinh tạng Phật giáo đề cập đến Kim sí điểu vương(9) để chỉ vua loài Kim sí điểu, cũng gọi âm theo Phạn: Ca-lâu-la vương. Và Kim sí điểu vương cũng là tiếng dùng xưng tặng Đức Phật. Ví dụ, người ta xưng Phật là: Kim sí điểu vương, Ngưu vương, Tượng vương.
Thời Phật giảng kinh Diệu pháp liên hoa, có bốn vị Kim sí điểu vương (Ca-lâu-la vương) dự nghe, mỗi vị dắt theo rất nhiều quyến thuộc trong loài Kim sí điểu. Đó là 4 vị Kim sí điểu vương: 1/ Vị vua Garuda đầy quyền năng và đức hạnh, 2/ Vị vua Garuda có cơ thể to lớn, 3/ Vị vua Garuda toàn năng, và 4/ Vị vua Garuda thỏa nguyện, có một trăm ngàn thuộc hạ hộ tống theo hầu.
Loài Garuda có các vị vua và vương quốc riêng của chúng, và một vài Garuda có thể biến hóa thành người khi nó muốn quan hệ, giao thiệp với con người. Trong một vài trường hợp, các vị vua Garuda có những mơ mộng, lãng mạn với nữ giới trong hình dạng con người. Chúng ngụ ở các khu rừng nhỏ của simbali hay những cây bông gòn.
Trong kinh Niết-bàn, quyển 38, có câu: Từ xưa đến nay, chưa ai nghe thấy rằng bậc Kim sí điểu vương lại đi tranh với chim quạ! (Tức như bậc đại nhân chẳng thèm hại kẻ tiểu nhân). Điều này cho thấy Kim sí điểu vương là vị nhất bậc tôn kính.
Trong Mật giáo thì Ca-lâu-la là hóa thân của Phạm Thiên, Tỳ-nữu Thiên, Đại Tự Tại Thiên... Có chỗ cho là hóa thân của Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi, thuộc hướng Nam của Kim Cang bộ, ngoại viện mandala Thai Tạng giới. Mặt khác, Mật giáo cũng đề cập đến Ca-lâu-la pháp, còn gọi Ca-lâu-la đại pháp. Trong pháp tu của Mật giáo, việc thờ Ca-lâu-la vương (Kim sí điểu) làm bản tôn, là bí pháp tu hành để trừ bệnh hoạn, ngăn gió mưa, tránh sấm dữ...
Theo kinh Ca-lâu-la và chư thiên mật ngôn, người tu pháp môn này có thể qua lại tự tại trong các cõi trời, người, những người oán ghét và quỷ thần đều không dám lại gần; pháp này còn là pháp thành tựu hơn hết trong các pháp. Theo Ca-lâu-la pháp chư quỹ trong Giác thiền sao, thì tu pháp này có thể được những công đức như lợi ích trong thời mạt pháp: chóng linh nghiệm, thành tựu được ngọc báu trong tâm của tất cả loài chim chúa quý, người tu hành được của báu ở Long cung, được cam lộ trên cõi trời, được Long vương đến và tuôn mưa tuyết xuống, tránh khỏi được nạn rắn rít, làm tan rã quân trận, hàng phục oan gia, được người yêu kính, trừ được bệnh hoạn, gọi được người ở xa, kêu được những loại cá... Thêm đó, chúng ta còn thấy có Kim sí điểu ấn(10), còn được gọi là Kim sí điểu vương ấn: hai ngón cái giao nhau, hai bàn tay xòe ra như đôi cánh, kết thành hình Kim sí điểu (chim cánh vàng) động ba lần, như dạng đang bay. Đây là một trong các thủ ấn Phật giáo.
Tín niệm Garuda ở một số quốc gia Phật giáo .
Từ tiếng Phạn Garuda được vay mượn và biến đổi trong ngôn ngữ một vài quốc gia. Ở Miến Điện, Garuda được gọi là galone. Trong thuật chiêm tinh Miến Điện, phương tiện di chuyển của hành tinh chủ nhật là galone. Ở Thái Lan, Garuda được gọi là Krut. Ở Indonesia là Burung Garuda với nghĩa chim Garuda/ chim đại bàng. Trong ngôn ngữ Kapampangan của Philippine, từ bản địa để chỉ chim đại bàng là galura. Ở Mông Cổ, Garuda được gọi là Khan Garuda hay Khangarid. Garuda/ Khangarid, biểu tượng của thủ đô Mông Cổ, Ulan Bator. Theo tín ngưỡng phổ biến của người Mông Cổ, Khangarid là thần linh của dãy núi Bogd Khan Uul, người đã trở thành môn đệ trung thành của Đức Phật. Ngày nay, được xem như là người canh gác/ bảo hộ dãy núi và là một biểu tượng của sự can đảm và chân thật. Ngoài ra, trước và sau mỗi vòng đấu vật, những đô vật người Mông Cổ biểu diễn lễ nghi Garuda, một sự cách điệu mô phỏng Khangarid và một con chim ưng/ diều hâu.
Tên Trung Hoa của Garuda là loài chim Bằng khổng lồ (một loài chim thần thoại), vị vua của loài chim với đôi cánh vàng rực lấp lánh. Chúng được biết có khả năng tăng giảm kích cỡ to hay nhỏ, lớn hay bé, xuất hiện hay biến mất. Đôi cánh mở rộng 330 yojanas (1 yojana dài khoảng 40 dặm). Với một cái đập/ vỗ cánh, chim Bằng có thể làm khô cạn nước biển để ngấu nghiến những con rồng nơi đáy biển sâu kia. Với một cái vỗ cánh khác, nó có thể phá sập núi, nhấn núi chìm sâu vào lòng đại dương.
Ở Nhật Bản, Garuda được gọi là Karura(11). Karura là một sinh vật thiêng liêng có thân người, đầu chim trong Phật thoại Hindu Nhật Bản. Karura, tên gọi được phiên âm từ Garuda (Phạn: Garuda, Pali: Garula), dựa trên các bản dịch Phật giáo Nhật Bản. Một sinh vật tương tự, xét theo tên gọi là konjicho (chim cánh vàng) gốc từ tiếng Phạn: suparna.
Karura được xác tín là một sinh vật khổng lồ, thở ra lửa, ăn rồng/rắn; Garuda là tai ương/nghiệp chướng của loài Naga. Chỉ duy nhất một con rồng có một lá bùa phù của Đức Phật, hay một kẻ cải đạo chuyên tâm nghe Đức Phật thuyết pháp, mới có thể tránh được những tổn hại từ Karura. Shumisen/núi Meru được cho là nơi cư ngụ của Karura.
Karura là một trong những sinh vật bị thay đổi tín niệm khởi nguyên và biến thành hình thức người/vật giữ của, canh gác gọi là Hachibushu (chư thiên của bát bộ chúng).
Phổ biến hơn là Karura được thể hiện như là một sinh vật có cánh với thân người và đầu chim, như trong Kim Cương viện (Kongo buin), bộ phận thuộc trung tâm mandala (Taizokai mandara) và những mô tả bằng tranh trong kinh văn và tranh giấy cuộn. Một ngoại lệ là tượng Karura ở điện thờ Kofukuji, Nara (một trong tám tượng chư thiên hiện diện trong lễ khai thị, tổ chức vào năm Tenpyo 6 hay 734 sau Công nguyên). Karura được mô tả mặc kiểu áo giáp đời nhà Đường và do đó không có cánh.
Về hình tướng, Karura có thể bị nhầm lẫn với Hoo hay chim phượng hoàng. Mặt nạ Karura là một loại mặt nạ có đặc điểm cổ xưa được các nghệ sĩ múa sử dụng trong vũ điệu gigaku cổ xưa của Nhật Bản. Trong nghệ thuật tạo hình Phật tượng, những vầng hào quang biết đến với tên gọi “ngọn/ánh lửa Karura” là đặc trưng tiêu biểu được trang trí ở phía sau tượng Fudo-myoo/Bất Động Minh Vương. Và mặt khác, Karura cũng được cho là nguyên mẫu của thuật vẽ/họa tengu hay karasutengu.
Ở Tây Tạng, Garuda được gọi là khyung hay mkha’lding(12); ở đây Garuda Ấn Độ khá tương đồng với Bonpo khading (Tây Tạng: mkha’ lding), chim đại bàng vàng kim có sừng, vua của muôn loài chim và chim Bon của lửa.
Garuda được tin rằng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển giao Dzogchen của truyền thống Nyingma và Bon. Trong truyền thống Nyingma, Garuda là hiện thân phẫn nộ tướng của Đức Liên Hoa Sinh (Padma-sambhava) và trong terma (Tây Tạng: gter-ma) hay truyền thống chôn giấu châu báu, Garuda được tôn kính như là người canh gác/bảo vệ kho báu. Như là một vị thần, Garuda được nối kết một cách mạnh mẽ với Chấp Kim Cương Thần (Vajrapani) và Mã Đầu Quan Âm (Hayagriva). Bộ ba diệu pháp hay rèn luyện pháp môn của ba vị thần đó sẽ đẩy lùi mọi trở ngại và bệnh tật, đặc biệt là những tai họa do rắn gây ra cũng như đau thận, dịch bệnh và ung thư. Trong luyện tập thực tiễn có nhiều thể thức khác nhau của Garuda được hình dung tương ứng với từng phần khác nhau của cơ thể.
Một nhóm năm Garuda tương ứng với năm màu, nguyên tố, hiểu biết và đặc trưng của năm vị Phật: vàng (đất), trắng (nước), đỏ (lửa), đen (không khí), xanh hay đa sắc (không trung). Garuda đa sắc có màu vàng dưới eo (đất), trắng từ hông đến rốn (nước), đỏ từ rốn đến cổ họng (lửa), đen từ cằm đến trán (không khí), xanh dương hay lục trên đỉnh đầu (sự hiểu biết). Lông cánh của Garuda đa sắc này có năm màu, như ánh sáng của cầu vồng tỏa ra mười hướng, biểu trưng cho các nguyên tố của không khí. Thỉnh thoảng lông ở đầu cánh được bịt vajra. Garuda có hai hoặc ba mắt, luôn vàng rực ánh kim.
Garuda là vật cưỡi của Amoghasiddhi (Phật Bất Không Thành Tựu xanh) của phương Bắc, chúa tể của nghiệp chướng hay những tác động/ảnh hưởng của gia đình.
Garuda trong Phật thoại .
Theo ghi chép trong kinh Phật, Garuda được Phật giáo thu nạp, trở thành một trong tám bộ chúng hộ pháp. Sau đây là một trong những truyền thuyết cho thấy rõ sự thu nạp cả hai linh vật đối địch là Naga và Garuda về với Phật giáo, hộ trì cho Phật pháp.
Trong kinh Phật có ghi rằng, Garuda là một loài đại bàng cực lớn, với sải cánh hàng nghìn thậm chí hàng vạn dặm, chuyên ăn thịt rồng. Khi Garuda vẫy đôi cánh lớn về phía biển, nước biển lập tức rẽ làm đôi, đáy biển lộ ra, loài rồng đang núp dưới đáy biển sẽ bị Garuda dùng chiếc mỏ kim cương bắt lấy ăn thịt. Mỗi ngày Garuda phải ăn thịt một con rồng lớn (tức Long vương) và 500 con rồng nhỏ (tức con cháu của Long vương).
Do Garuda tàn sát loài rồng quá mạnh, đã khiến Long vương vô cùng kinh hoảng, bèn cầu xin Phật đà cứu giúp tộc rồng. Đức Phật bèn lệnh cho Long vương thống lĩnh cả gia tộc rồng tiếp nhận Bát quan trai giới, và ban cho Long vương một tấm cà-sa cũ, dặn Long vương xé ra phát cho mỗi rồng cháu rồng con một dải buộc lên trên sừng.
Long vương làm y theo lời dặn của Phật đà. Quả nhiên từ đó về sau, Garuda không còn bắt rồng ăn thịt nữa. Long vương sinh lòng đại hoan hỷ, bèn quy y cửa Phật và trở thành thần hộ pháp của Phật giáo.
Tuy rằng tộc rồng đã được bảo vệ, nhưng Garuda không ăn thịt được rồng trở nên đói khát, bèn tìm đến Phật đà biện bạch. Đức Phật bèn nói rằng: “Ngươi ăn thịt rồng là tạo nghiệp sát sinh, kiếp sau sẽ gặp quả báo. Nếu như ngươi biết quy y Tam bảo, trì thủ ngũ giới, ta sẽ căn dặn đệ tử Tam bảo hàng ngày cho ngươi một bữa cơm chay trong khi cúng Phật, ngươi ăn tự nhiên sẽ thấy no. Như vậy, không cần phải tìm rồng ăn thịt nữa!”. Garuda nghe lời, bèn quy y Tam bảo, tiếp nhận ngũ giới, trở thành thần hộ pháp của Phật giáo.
Trong Mật tông, giáo pháp thần tài Garuda ngoài tác dụng xua đuổi bệnh tật, điều hòa gió mưa, tránh sấm sét, thêm vào đó, theo những ghi chép trong giáo pháp Garuda, tu trì pháp môn này sẽ có các công đức như nhận được báu vật long cung, được mưa cam lồ, nạp tài tiến bảo, cầu mưa, gọi rồng, hàng phục rắn rết, xua đuổi bệnh tật... Cho nên, Garuda đã trở thành vị thần tài ứng nghiệm trong Mật giáo(13).
Như vậy, tín niệm và thần thoại về Garuda khởi phát từ Hindu, về sau hội nhập vào Phật giáo ít nhiều có sự chuyển biến cho phù hợp với giáo pháp nhà Phật. Câu chuyện thần thoại Hindu về Garuda-Naga thể hiện một sự thù hằn dai dẳng hay đó cũng là biểu trưng cho hình ảnh lẽ phải luôn chiến thắng mọi điều sai trái như Garuda chế ngự Naga. Còn trong Phật thoại, Garuda được nhìn dưới cái nhìn vị tha hơn, xóa bỏ mọi hận thù. Vô số tác phẩm nghệ thuật tạo hình Garuda cũng là một kho tàng hết sức đa dạng. Do cách hiểu riêng, cộng với sự tích hợp các tín niệm bản xứ vào Garuda nên mỗi cộng đồng dân cư ở từng quốc gia Phật giáo lại tạo tác nên các hình tướng độc đáo, tạo nên một tập thành vô cùng đa dạng về hình dạng và phong cách. Đề tài hấp dẫn này, chúng ta sẽ đề cập vào dịp khác. "
( Huỳnh Thanh Bình ).
Chú thích
(1) Mahabharata, cuốn I: Adi Parva, phần 23.
(2) Mahabharata, cuốn V: Udyoga Parva, phần 101.
(3) Xem:
- Mahabharata, cuốn VIII: Karna Parva, phần 77.
- Mahabharata, cuốn VIII: Karna Parva, phần 59.
- Mahabharata, cuốn I: Adi Parva, phần 140.
(4) Mahabharata, cuốn VIII: Karna Parva, phần 85.
(5) Mahabharata, cuốn VII: Drona Parva, phần 20.
(6) Mahabharata, cuốn VIII: Karna Parva, phần 94.
(7) Từ điển Phật học Huệ Quang, tập 2, tu viện Huệ Quang, 1995
(8) (9) Theo Phật học từ điển, Đoàn Trung Còn, Nxb. Tổng Hợp TP.HCM, 2011.
(10) Theo Toàn tập giải thích các thủ ấn Phật giáo, Nguyễn Tuệ Chân biên dịch, Nxb.Tôn Giáo, 2008.
(11) Xem: - Shincho encyclopedia of world art, Shinchosha, 1985.
- Hindu gods and goddesses in Japan, Saroj Kumar Chaudhuri, tr.151.
- Japanese dictionary; Shinmura, Izuru; Iwanami; 1976; tái bản lần thứ 2.
- Art research foundation; Murano, Takao; Tetsurô Kôno (dịch), 1997.
(12) Theo The handbook of Tibetan Buddhist symbols, Robert Beer, Serindia xb, 2003, tái bản 2011.
(13) Theo Phương pháp thờ thần tài Mật tông, Đại đức Thích Minh Tông, Nxb. Tôn Giáo, 2010.
"Trong Hindu giáo, Garuda là một vị thần, và thường là vật cưỡi của thần Vishnu. Garuda được miêu tả có một thân hình tráng kiện, vàng rực ánh kim của một người đàn ông với mặt trắng, cánh đỏ, mỏ đại bàng và mũ miện trên đầu. Vị thần cổ xưa này thật to lớn, đồ sộ đến nỗi che khuất cả mặt trời.
Thần Vishnu và Garuda.
Garuda được biết là kẻ thù truyền kiếp của loài rắn Naga bởi một lời nguyền. Những con rắn cũng là thức ăn riêng biệt của chim đại bàng Ấn Độ, loại chim, trong thực tế, có đặc điểm là ngón chân ngắn. Do đó, hình ảnh Garuda thường được dùng trên bùa hộ mạng để bảo vệ khỏi rắn cắn và chất độc của rắn. Garudi Vidya cũng là câu thần chú chống lại nọc độc của rắn và xua đuổi mọi điều xấu xa, quỷ quái.Garuda trong Hindu giáo được xác định trong Upanishad, Garudopanishad, tập họp truyện thần kỳ Ấn Độ Purana, trong đó có một phẩm riêng kể về Garuda (Garuda Purana). Ở từng tác phẩm cổ xưa đó, Garuda là một câu chuyện độc lập và những tên gọi khác nhau được quy cho Garuda là Chirada, Gaganeshvara, Kamayusha, Kashyapi, Khageshvara, Nagantaka, Sitanana, Sudhahara, Suparna, Tarkshya, Vainateya, Vishnuratha...
Trong thánh thư Bhagavad-Gita (ch.10, câu/ đoạn thơ 30), ở giữa chiến trường Kurukshetra, Krishna đã giải thích sự có mặt khắp mọi nơi của mình: “Như là đứa con của Vinata, trong hình thức của Garuda, vua của các loài chim”. Điều này đã cho thấy tầm quan trọng bao trùm của Garuda.
Hình tướng của Garuda thường lấy rắn làm “trang sức”. Garuda mang rắn Adisesha trên cổ tay trái và rắn Gulika trên cổ tay phải. Rắn Vasuki làm thành sợi dây thiêng cho Garuda. Rắn mang bành Takshaka quấn thành thắt lưng ở hông Garuda. Rắn Karkotaka được mang như chuỗi hạt. Rắn Padma và Mahapadma là những hoa tai. Rắn Shankachuda được trang trí trên mái tóc thần. Nằm bên sườn Garuda là hai người vợ Rudra và Sukeerthi (hay Sukirthi). Đó là tất cả những yếu tố viện dẫn trong Garuda Panchashath và Garuda Dandaka thuộc Vedanta Desika. Garuda với người phối ngẫu Rudra và Sukirthi ở hai bên có lẽ được thờ từ thời xa xưa trong điện thờ Soumya Keshva ở Bindiganavile (hay Mayura puri trong tiếng Phạn) thuộc bang Karnataka của Ấn Độ.
Garuda đóng vai trò quan trọng trong hóa thân của Krishna. Ở trường hợp đó Krishna và Satyabhama cưỡi trên Garuda đã giết chết Narakasura. Trong trường hợp khác, thần Hari cưỡi Garuda để cứu con voi mộ đạo Gajendra. Người ta cũng nói rằng cánh chim Garuda khi bay sẽ đọc tụng kinh Veda.
Garuda trong thần thoại Hindu
Có nhiều truyền thuyết liên quan đến Garuda, một vài truyền thuyết bắt nguồn từ văn học Pali và Sanskrit. Các tác phẩm văn học Phạn ngữ (Sanskrit) là Ramayana, Mahabharata và các truyện cổ tích Ấn Độ và trong Pali, đó là bộ Tam tạng (Tripitaka).
Trong tác phẩm văn học Phạn ngữ, Garuda là con của Kasyapa. Nhiều truyền thuyết nói rằng Kasyapa là một nhà hiền triết quyền uy, có nhiều vợ, nhưng hai người vợ được yêu chuộng nhất là hai chị em Vinata và Kadru. Kadru đã cầu xin Kasyapa ban cho mình nhiều con, do đó, cô đã sinh ra 1.000 con rắn Naga. Những con rắn Naga này đã chọn cuộc sống ở thế giới bên dưới sâu trong đại dương. Vinata cũng cầu xin chồng ban cho hai người con nhưng có sức mạnh hơn hẳn những đứa con của Kadru. Vinata sinh ra được hai quả trứng. Vinata đã chờ đợi đến 500 năm nhưng quả trứng vẫn không có động tĩnh gì. Mất hết kiên nhẫn và quá tò mò, Vinata đã làm vỡ một trong hai quả trứng để xem cái gì đang diễn ra bên trong.
Quả trứng thứ hai của Vinata 500 năm sau cũng nở và đó là Garuda. Ngay khi nở ra từ trứng, Garuda đã sở hữu một hình thể khổng lồ: khuất lấp cả bầu trời, mỗi cái vỗ cánh khiến quả đất rung lắc dữ dội, một sức mạnh khủng khiếp ngang với đám cháy lớn của vũ trụ, hủy diệt toàn bộ thế giới và kết thúc mọi thời đại. Thậm chí các vị thần còn lẫn lộn ánh sáng rực rỡ phát ra từ thân vàng kim của Garuda với ánh nắng chói chang của mặt trời giống như thần lửa Agni. Quá khiếp sợ, các vị thần đã cầu xin Garuda. Nghe thấy những lời thỉnh cầu khẩn thiết, chim thần đã giảm bớt kích thước và sinh lực của mình.
Con ngựa thực tế có màu trắng tuyền. Kadru biết điều đó, nhưng vì không muốn mình là kẻ thua cuộc nên Kadru đã ra lệnh cho những đứa con Naga của mình đính những cọng lông đen vào con ngựa để nó có màu xám. Vinata ngây thơ nên thua cuộc, trở thành nô lệ cho Kadru và bị giam cầm ở thế giới bên dưới cùng với những cư dân Naga.
Garuda sau đó mới biết được âm mưu xảo trá này. Nhưng để giải thoát cho mẹ, Garuda đã thỏa thuận với những con rắn Naga là sẽ mang về cho chúng thuốc trường sinh để đổi lấy sự tự do cho mẹ.
Garuda đấu với các thần linh thuộc hạ của thần Indra. Garuda quá mạnh mẽ đến nỗi lưỡi tầm sét, vũ khí tối thượng của thần Indra đã bị đập vỡ tung. Bấy giờ thần Vishnu lại nhảy vào tiếp chiến. Bất phân thắng bại, để kết thúc, thần Vishnu hứa ban cho Garuda đặc ân bất tử và vị trí cao hơn vị trí các thần khác. Garuda cũng tình nguyện trở thành vật cưỡi cho thần Vishnu và lập kế hoạch lừa những con rắn Naga để lấy lại thuốc trường sinh sau khi giải thoát cho mẹ mình.
Ân huệ mà Garuda giành được từ thần Indra (một vài truyền thuyết nói rằng là từ thần Vishnu) là loài rắn Naga sẽ trở thành thức ăn truyền kiếp của Garuda. Do đó, Garuda chộp và giữ chặt những con rắn Naga dưới móng vuốt của mình, mổ vào đuôi Naga để moi ruột và chỉ ăn những con béo mập, vứt xác chúng xuống dưới đại dương sâu thẳm.
Trên đây là nội dung câu chuyện thần thoại khá phổ biến về nguồn gốc của Garuda cũng như mối thù truyền kiếp giữa Garuda và loài rắn Naga. Câu chuyện trên có rất nhiều dị bản với những tình tiết thêm thắt hay có phần khác biệt...
Biết được ý định của Garuda, các vị thần đã dàn quân để đánh. Garuda đã đánh bại toàn bộ đám đông và rải họ về tứ phía. Lấy nước từ các con sông ngậm vào mồm, chim thần đã dập tắt đám lửa bảo vệ của các vị thần và vứt nó đi. Thay đổi kích thước, Garuda trườn qua những cánh quạt của cổ máy giết người. Và cuối cùng, Garuda xé xác hai con rắn bảo vệ khổng lồ, lấy thuốc trường sinh ngậm trong mỏ mà không nuốt chúng, lao vào không trung, về với những con rắn đang hăm hở chờ đợi.
Cuối cùng, Garuda bay đến và đậu xuống phía trước những con rắn đang chờ đợi. Đặt thuốc trường sinh trên cỏ và mẹ Garuda được thả ra. Garuda đã thuyết phục những con rắn cử hành lễ thanh tẩy trước khi uống thuốc trường sinh. Khi bọn rắn hối hả, gấp rút thực hiện lễ nghi, thần Indra đã lao xuống và mang thuốc tiên đi mất. Những con rắn trở lại sau lễ tắm gội thấy thuốc trường sinh biến mất nhưng còn rơi rớt vài giọt nhỏ đọng trên cỏ. Chúng cố gắng liếm lấy liếm để khiến cái lưỡi bị chẻ/ tách ra làm hai. Từ đó trở đi, những con rắn với chiếc lưỡi chẻ đôi và sự lột da được xem như là một đặc tính của sự trường sinh/ bất tử.
Dị bản khác lại cho rằng: ... Chỉ có thần Vishnu là có khả năng đánh bại Garuda. Và khi Garuda bị khuất phục, thần Vishnu đã nhảy vọt lên trên Garuda để phát lời thề quy phục và phục tùng. Vishnu sau đó đã dùng Garuda làm vật cưỡi cho mình và ban cho Garuda sự bất tử. Trong các thần thoại Hindu sau đó, Krishna, hóa thân thứ tám của thần Vishnu, đã sử dụng Garuda làm vật cưỡi cho thần để đánh bại con rắn Naga to lớn Kaliya.
Ở Thái Lan, các bản dịch cũng coi Krut (Garuda) như là phương tiện chuyên chở cho thần Vishnu và công cuộc tìm kiếm thuốc trường sinh amrita được dựa trên nền tảng truyền thuyết Ấn Độ. Câu chuyện kể rằng Garuda đã đánh bại mọi sinh vật trên trời để giành lấy thuốc trường sinh amrita. Đó là thần dược được bảo vệ nghiêm ngặt, mà không ai có thể lấy được chúng kể cả Narai (Vishnu) ngoại trừ Garuda. Cuối cùng, một thỏa thuận được thực hiện để giải quyết mọi thù hiềm: khi Narai ở trong cung điện trên trời cao của mình, Garuda sẽ có địa vị cao hơn, trên đỉnh cột phía trên cung điện Narai. Tuy nhiên, khi Narai muốn đi du ngoạn đây đó, Garuda phải phụng sự chuyên chở cho Narai.
Từ đó, Garuda được liên kết với các vị thần và là vật cưỡi đáng tin cậy của Vishnu, cũng như sự thù địch không thể nguôi được, Garuda luôn bắt lấy những con rắn một khi có dịp.
Theo Mahabharata, Garuda có 6 người con có nguồn gốc từ loài chim. Những thành viên của loài này có một sức mạnh to lớn mà không có chút lòng trắc ẩn với loài rắn. Vishnu là người bảo hộ, che chở cho chim thần(2).
Trong suốt Mahabharata, Garuda được viện dẫn như là biểu tượng cho sức mạnh dữ dội, cho tốc độ, và sự dũng cảm, tinh thần thượng võ. Những chiến binh hùng mạnh tiến lên một cách nhanh chóng và dũng mãnh trước kẻ thù giống như Garuda lao bổ xuống những con rắn(3). Những chiến binh bại trận giống như những con rắn bị đập bổ bởi Garuda(4). Nguyên soái Drona đã hình thành quân đội theo tên Garuda(5). Krishna thậm chí mang hình tượng Garuda trên ngọn cờ hiệu của mình(6).
Các tình tiết liên quan đến Garuda đặc biệt phổ biến ở các nước Đông Nam Á, thông qua các dị bản của sử thi Ramayana [Phra Lắc-Phra Lam (Lào), Riêmkê (Khmer), Ramakien (Thái Lan) cũng như các di bản khác ở Indonesia, Malaysia...]. Ở đó, Garuda được biết đến nhiều nhất là trận chiến của nó chống lại chúa chằn Ravana (Krông Riếp (Khmer), Tossakan (Thái Lan)...).
Trong dị bản Thái Lan của sử thi Ramayana là Ramakien, có đề cập đến con chim lớn Sadayu là con trai của Garuda. Nó có một người anh em, cũng là một con chim khổng lồ là Nok Sumpatee. Trong truyện kể, Sadayu là một con chim lớn với thân màu xanh lục. Một ngày nọ, con chim đã chứng kiến cảnh Tossakan (Ravana, nhân vật phản diện chính của truyện) bắt cóc nàng Sida (Sita), vợ của hoàng tử Rama. Chim đã đánh nhau một cách dũng cảm với Tossakan. Tên khổng lồ không thể nào đánh bại Sadayu. Nhưng chim Sadayu đã mắc một sai lầm khi đột nhiên nói rằng: “Ta không sợ bất cứ thứ gì ngoài thần Shiva, thần Vishnu và chiếc nhẫn của nàng Sita”.
Chúa chằn nghe thấy điều đó và nhận ra điểm yếu của chim, hắn lập tức tháo chiếc nhẫn ra khỏi ngón tay nàng Sita và ném vào Sadayu. Một cánh của Sadayu bị nát tan và chúa chằn cắp lấy nàng Sita mang đi.
Tuy bị đánh bại và trọng thương, Sadayu vẫn cố gắng mang chiếc nhẫn đến trình báo với hoàng tử Rama, trước khi nín thở tự vẫn vì nỗi ô nhục bại trận.
Hình tượng chim Sadayu được thể hiện trong điêu khắc, hội họa các đền, chùa, cung điện cũng như các loại hình nghệ thuật biểu diễn và các thể loại sân khấu truyền thống của các nước Đông Nam Á - đặc biệt là hình thức sân khấu mặt nạ và múa rối bóng.
Bên cạnh đó cũng có câu chuyện về chim Sumpatee - một người con của Garuda và là người anh lớn của Nok Sadayu. Tương tự về hình dáng với Sadayu nhưng thân màu đỏ thay vì xanh lục. Sumpatee là một con chim luôn nghĩ đến người khác bởi hành động dũng cảm của mình.
Câu chuyện xảy ra khi Sumpatee và người em Sadayu, sống ở trên núi Ussakan. Sadayu vì còn trẻ và ngây thơ nên đã mắc sai lầm khi tưởng mặt trời sáng rực kia là trái cây và cố để ăn nó. Thần Mặt trời vô cùng giận dữ đã cố gắng thiêu cháy con chim bằng cách phóng ra những tia sáng chết người. Sumpatee thấy em mình bị trừng phạt bởi thần Mặt trời nên đã lấy thân mình che chắn bảo vệ cho em khỏi những tia nắng bỏng rát, sắc nhọn. Sức nóng của nó khiến lông Sumpatee rơi rụng. Vẫn còn tức giận, thần Mặt trời đã buông lời nguyền rủa khiến Sumpatee vẫn mãi trụi lông và đày tới hang động Hemarantee. Chỉ đến khi quân đội của Hoàng tử Rama mang chiếc nhẫn của nàng Sita tới, lời nguyền rủa mới hết hiệu lực.
Garuda trong tín niệm Phật giáo .
Garuda, phiên âm Hán-Việt là Ca-lâu-la điểu hay Ca-lâu-la (Phạn: Garuda, Pali: Garula), loài thần điêu có cánh vàng. Hán dịch: Thực thổ bi khổ thanh, Kim sí điểu, Diệu sí điểu (Phạn: Suparni, Hán âm: Tô-bát-lặc-ni) vì có cặp cánh rất đẹp; hay còn gọi: Gia-lâu-la điểu, Ca-lưu-la điểu, Già-lâu-là điểu, Yết-lộ trà điểu (7).
Đây là một loại chim diều hâu trong thần thoại Ấn Độ được thiêng hóa: thân to lớn và hung dữ, là loại chim của thần Vishnu cỡi. Tương truyền lúc chim này sinh ra, thân phát ra ánh sáng chói lọi, chư thiên lầm tưởng là Hỏa thiên nên kéo nhau đến lễ bái.
Về hình tướng, theo kinh Bồ-tát tùng đâu thuật thiên giáng thần mẫu thai thuyết quảng phổ 7, Kim sí điểu chúa thân cao 160.000km, mỗi cánh dài 80.000km.
Pháp hoa văn cú: Loài Kim sí điểu có cặp cánh màu vàng ròng, ở trên những cây đại thọ trong bốn Đại châu. Loài rồng hay chư long vương rất sợ loài Kim sí điểu. Cặp cánh của thần chim ấy khi xòe ra mà bay đi, thì choán ba trăm ba mươi sáu vạn dặm.
Về thần lực, kinh Niết-bàn cho rằng loài Kim sí điểu, hễ ăn vào các vật như: rồng, cá, vàng bạc và các loại châu báu, thì các vật ấy tiêu hóa hết, chỉ trừ có chất kim cang.
Theo kinh Luật dị tướng 48, chim này quạt cánh phát ra luồng gió có thể làm mù mắt người.
Người ta nói rằng khi Garuda vỗ cánh sẽ tạo ra các trận cuồng phong làm u ám bầu trời và thổi đổ những ngôi nhà. Con người quá nhỏ bé khi so sánh với Garuda và con người có thể ẩn nấp trong bộ lông chim Garuda mà không ai có thể biết được (Kakati Jataka, truyện số 327). Garuda cũng có khả năng bứng toàn bộ cây đa kể cả rễ và mang chúng đi.
Về phân loại, loài Kim sí điểu (Ca-lâu-la) có hai hạng: 1/ Hạng độc ác, hại phá các thú, chim, cá, nhất là ưa sát hại loài rồng (long); 2/ Hạng tu hành, mộ nghe Chánh pháp, ủng hộ những nhà chân tu Đại thừa. Hạng này là một bộ trong bát bộ chúng thường hiện đến nghe Phật thuyết kinh Đại thừa(8).
Ngoài ra, kinh Trường A-hàm 19 cho rằng Kim sí điểu có 4 loại: Noãn sanh (từ trứng sanh ra), thai sanh (sanh từ bào thai), thấp sanh (sanh từ nơi ẩm ướt) và hóa sanh (do biến hóa mà sanh ra). Kim sí điểu thuộc noãn sanh, có thể ăn được cả loại rồng noãn sanh; Kim sí điểu thai sanh có thể ăn loài rồng thai sanh và noãn sanh; Kim sí điểu thấp sanh có thể ăn loài rồng thấp sanh, noãn sanh và thai sanh; Kim sí điểu hóa sanh có thể ăn loài rồng hóa sanh và các loài rồng khác.
Những con Garuda xa xưa kia vồ chộp các Naga và túm lấy đầu chúng. Loài Naga đã biết được điều đó nên chúng đã nuốt những hòn đá lớn khiến chúng trở nên nặng nề khi Garuda mang đi. Điều này sẽ khiến Garuda chết vì sự kiệt sức hay mệt lử. Khi bí mật này được nhà tu hành khổ hạnh Karambiya tiết lộ cho một con chim Garuda, họ đã dạy chúng cách tóm lấy Naga bằng đuôi và ép chúng nôn ra những viên đá (Pandara Jataka, truyện số 518). Để hạn chế tính sát sanh của Garuda, trong Mahasamyatta Sutta thuật lại việc Đức Phật giải hòa tạm thời giữa Naga và Garuda.
Theo các kinh Đại thừa thì loài chim này được liệt vào một trong 8 đại bộ chúng, cùng với trời, rồng, a-tu-la... tất cả được xếp dưới tòa trong hội thuyết pháp của Phật, và Garuda là một trong số những sinh vật được Sakra chỉ định canh gác núi Sumeru và trời Trayastrimsa khỏi sự tấn công của các Asura.
Thêm vào đó, chúng ta còn thấy kinh tạng Phật giáo đề cập đến Kim sí điểu vương(9) để chỉ vua loài Kim sí điểu, cũng gọi âm theo Phạn: Ca-lâu-la vương. Và Kim sí điểu vương cũng là tiếng dùng xưng tặng Đức Phật. Ví dụ, người ta xưng Phật là: Kim sí điểu vương, Ngưu vương, Tượng vương.
Thời Phật giảng kinh Diệu pháp liên hoa, có bốn vị Kim sí điểu vương (Ca-lâu-la vương) dự nghe, mỗi vị dắt theo rất nhiều quyến thuộc trong loài Kim sí điểu. Đó là 4 vị Kim sí điểu vương: 1/ Vị vua Garuda đầy quyền năng và đức hạnh, 2/ Vị vua Garuda có cơ thể to lớn, 3/ Vị vua Garuda toàn năng, và 4/ Vị vua Garuda thỏa nguyện, có một trăm ngàn thuộc hạ hộ tống theo hầu.
Loài Garuda có các vị vua và vương quốc riêng của chúng, và một vài Garuda có thể biến hóa thành người khi nó muốn quan hệ, giao thiệp với con người. Trong một vài trường hợp, các vị vua Garuda có những mơ mộng, lãng mạn với nữ giới trong hình dạng con người. Chúng ngụ ở các khu rừng nhỏ của simbali hay những cây bông gòn.
Trong kinh Niết-bàn, quyển 38, có câu: Từ xưa đến nay, chưa ai nghe thấy rằng bậc Kim sí điểu vương lại đi tranh với chim quạ! (Tức như bậc đại nhân chẳng thèm hại kẻ tiểu nhân). Điều này cho thấy Kim sí điểu vương là vị nhất bậc tôn kính.
Trong Mật giáo thì Ca-lâu-la là hóa thân của Phạm Thiên, Tỳ-nữu Thiên, Đại Tự Tại Thiên... Có chỗ cho là hóa thân của Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi, thuộc hướng Nam của Kim Cang bộ, ngoại viện mandala Thai Tạng giới. Mặt khác, Mật giáo cũng đề cập đến Ca-lâu-la pháp, còn gọi Ca-lâu-la đại pháp. Trong pháp tu của Mật giáo, việc thờ Ca-lâu-la vương (Kim sí điểu) làm bản tôn, là bí pháp tu hành để trừ bệnh hoạn, ngăn gió mưa, tránh sấm dữ...
Theo kinh Ca-lâu-la và chư thiên mật ngôn, người tu pháp môn này có thể qua lại tự tại trong các cõi trời, người, những người oán ghét và quỷ thần đều không dám lại gần; pháp này còn là pháp thành tựu hơn hết trong các pháp. Theo Ca-lâu-la pháp chư quỹ trong Giác thiền sao, thì tu pháp này có thể được những công đức như lợi ích trong thời mạt pháp: chóng linh nghiệm, thành tựu được ngọc báu trong tâm của tất cả loài chim chúa quý, người tu hành được của báu ở Long cung, được cam lộ trên cõi trời, được Long vương đến và tuôn mưa tuyết xuống, tránh khỏi được nạn rắn rít, làm tan rã quân trận, hàng phục oan gia, được người yêu kính, trừ được bệnh hoạn, gọi được người ở xa, kêu được những loại cá... Thêm đó, chúng ta còn thấy có Kim sí điểu ấn(10), còn được gọi là Kim sí điểu vương ấn: hai ngón cái giao nhau, hai bàn tay xòe ra như đôi cánh, kết thành hình Kim sí điểu (chim cánh vàng) động ba lần, như dạng đang bay. Đây là một trong các thủ ấn Phật giáo.
Tín niệm Garuda ở một số quốc gia Phật giáo .
Từ tiếng Phạn Garuda được vay mượn và biến đổi trong ngôn ngữ một vài quốc gia. Ở Miến Điện, Garuda được gọi là galone. Trong thuật chiêm tinh Miến Điện, phương tiện di chuyển của hành tinh chủ nhật là galone. Ở Thái Lan, Garuda được gọi là Krut. Ở Indonesia là Burung Garuda với nghĩa chim Garuda/ chim đại bàng. Trong ngôn ngữ Kapampangan của Philippine, từ bản địa để chỉ chim đại bàng là galura. Ở Mông Cổ, Garuda được gọi là Khan Garuda hay Khangarid. Garuda/ Khangarid, biểu tượng của thủ đô Mông Cổ, Ulan Bator. Theo tín ngưỡng phổ biến của người Mông Cổ, Khangarid là thần linh của dãy núi Bogd Khan Uul, người đã trở thành môn đệ trung thành của Đức Phật. Ngày nay, được xem như là người canh gác/ bảo hộ dãy núi và là một biểu tượng của sự can đảm và chân thật. Ngoài ra, trước và sau mỗi vòng đấu vật, những đô vật người Mông Cổ biểu diễn lễ nghi Garuda, một sự cách điệu mô phỏng Khangarid và một con chim ưng/ diều hâu.
Tên Trung Hoa của Garuda là loài chim Bằng khổng lồ (một loài chim thần thoại), vị vua của loài chim với đôi cánh vàng rực lấp lánh. Chúng được biết có khả năng tăng giảm kích cỡ to hay nhỏ, lớn hay bé, xuất hiện hay biến mất. Đôi cánh mở rộng 330 yojanas (1 yojana dài khoảng 40 dặm). Với một cái đập/ vỗ cánh, chim Bằng có thể làm khô cạn nước biển để ngấu nghiến những con rồng nơi đáy biển sâu kia. Với một cái vỗ cánh khác, nó có thể phá sập núi, nhấn núi chìm sâu vào lòng đại dương.
Ở Nhật Bản, Garuda được gọi là Karura(11). Karura là một sinh vật thiêng liêng có thân người, đầu chim trong Phật thoại Hindu Nhật Bản. Karura, tên gọi được phiên âm từ Garuda (Phạn: Garuda, Pali: Garula), dựa trên các bản dịch Phật giáo Nhật Bản. Một sinh vật tương tự, xét theo tên gọi là konjicho (chim cánh vàng) gốc từ tiếng Phạn: suparna.
Karura được xác tín là một sinh vật khổng lồ, thở ra lửa, ăn rồng/rắn; Garuda là tai ương/nghiệp chướng của loài Naga. Chỉ duy nhất một con rồng có một lá bùa phù của Đức Phật, hay một kẻ cải đạo chuyên tâm nghe Đức Phật thuyết pháp, mới có thể tránh được những tổn hại từ Karura. Shumisen/núi Meru được cho là nơi cư ngụ của Karura.
Karura là một trong những sinh vật bị thay đổi tín niệm khởi nguyên và biến thành hình thức người/vật giữ của, canh gác gọi là Hachibushu (chư thiên của bát bộ chúng).
Phổ biến hơn là Karura được thể hiện như là một sinh vật có cánh với thân người và đầu chim, như trong Kim Cương viện (Kongo buin), bộ phận thuộc trung tâm mandala (Taizokai mandara) và những mô tả bằng tranh trong kinh văn và tranh giấy cuộn. Một ngoại lệ là tượng Karura ở điện thờ Kofukuji, Nara (một trong tám tượng chư thiên hiện diện trong lễ khai thị, tổ chức vào năm Tenpyo 6 hay 734 sau Công nguyên). Karura được mô tả mặc kiểu áo giáp đời nhà Đường và do đó không có cánh.
Về hình tướng, Karura có thể bị nhầm lẫn với Hoo hay chim phượng hoàng. Mặt nạ Karura là một loại mặt nạ có đặc điểm cổ xưa được các nghệ sĩ múa sử dụng trong vũ điệu gigaku cổ xưa của Nhật Bản. Trong nghệ thuật tạo hình Phật tượng, những vầng hào quang biết đến với tên gọi “ngọn/ánh lửa Karura” là đặc trưng tiêu biểu được trang trí ở phía sau tượng Fudo-myoo/Bất Động Minh Vương. Và mặt khác, Karura cũng được cho là nguyên mẫu của thuật vẽ/họa tengu hay karasutengu.
Ở Tây Tạng, Garuda được gọi là khyung hay mkha’lding(12); ở đây Garuda Ấn Độ khá tương đồng với Bonpo khading (Tây Tạng: mkha’ lding), chim đại bàng vàng kim có sừng, vua của muôn loài chim và chim Bon của lửa.
Garuda được tin rằng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển giao Dzogchen của truyền thống Nyingma và Bon. Trong truyền thống Nyingma, Garuda là hiện thân phẫn nộ tướng của Đức Liên Hoa Sinh (Padma-sambhava) và trong terma (Tây Tạng: gter-ma) hay truyền thống chôn giấu châu báu, Garuda được tôn kính như là người canh gác/bảo vệ kho báu. Như là một vị thần, Garuda được nối kết một cách mạnh mẽ với Chấp Kim Cương Thần (Vajrapani) và Mã Đầu Quan Âm (Hayagriva). Bộ ba diệu pháp hay rèn luyện pháp môn của ba vị thần đó sẽ đẩy lùi mọi trở ngại và bệnh tật, đặc biệt là những tai họa do rắn gây ra cũng như đau thận, dịch bệnh và ung thư. Trong luyện tập thực tiễn có nhiều thể thức khác nhau của Garuda được hình dung tương ứng với từng phần khác nhau của cơ thể.
Một nhóm năm Garuda tương ứng với năm màu, nguyên tố, hiểu biết và đặc trưng của năm vị Phật: vàng (đất), trắng (nước), đỏ (lửa), đen (không khí), xanh hay đa sắc (không trung). Garuda đa sắc có màu vàng dưới eo (đất), trắng từ hông đến rốn (nước), đỏ từ rốn đến cổ họng (lửa), đen từ cằm đến trán (không khí), xanh dương hay lục trên đỉnh đầu (sự hiểu biết). Lông cánh của Garuda đa sắc này có năm màu, như ánh sáng của cầu vồng tỏa ra mười hướng, biểu trưng cho các nguyên tố của không khí. Thỉnh thoảng lông ở đầu cánh được bịt vajra. Garuda có hai hoặc ba mắt, luôn vàng rực ánh kim.
Garuda là vật cưỡi của Amoghasiddhi (Phật Bất Không Thành Tựu xanh) của phương Bắc, chúa tể của nghiệp chướng hay những tác động/ảnh hưởng của gia đình.
Garuda trong Phật thoại .
Theo ghi chép trong kinh Phật, Garuda được Phật giáo thu nạp, trở thành một trong tám bộ chúng hộ pháp. Sau đây là một trong những truyền thuyết cho thấy rõ sự thu nạp cả hai linh vật đối địch là Naga và Garuda về với Phật giáo, hộ trì cho Phật pháp.
Trong kinh Phật có ghi rằng, Garuda là một loài đại bàng cực lớn, với sải cánh hàng nghìn thậm chí hàng vạn dặm, chuyên ăn thịt rồng. Khi Garuda vẫy đôi cánh lớn về phía biển, nước biển lập tức rẽ làm đôi, đáy biển lộ ra, loài rồng đang núp dưới đáy biển sẽ bị Garuda dùng chiếc mỏ kim cương bắt lấy ăn thịt. Mỗi ngày Garuda phải ăn thịt một con rồng lớn (tức Long vương) và 500 con rồng nhỏ (tức con cháu của Long vương).
Do Garuda tàn sát loài rồng quá mạnh, đã khiến Long vương vô cùng kinh hoảng, bèn cầu xin Phật đà cứu giúp tộc rồng. Đức Phật bèn lệnh cho Long vương thống lĩnh cả gia tộc rồng tiếp nhận Bát quan trai giới, và ban cho Long vương một tấm cà-sa cũ, dặn Long vương xé ra phát cho mỗi rồng cháu rồng con một dải buộc lên trên sừng.
Long vương làm y theo lời dặn của Phật đà. Quả nhiên từ đó về sau, Garuda không còn bắt rồng ăn thịt nữa. Long vương sinh lòng đại hoan hỷ, bèn quy y cửa Phật và trở thành thần hộ pháp của Phật giáo.
Tuy rằng tộc rồng đã được bảo vệ, nhưng Garuda không ăn thịt được rồng trở nên đói khát, bèn tìm đến Phật đà biện bạch. Đức Phật bèn nói rằng: “Ngươi ăn thịt rồng là tạo nghiệp sát sinh, kiếp sau sẽ gặp quả báo. Nếu như ngươi biết quy y Tam bảo, trì thủ ngũ giới, ta sẽ căn dặn đệ tử Tam bảo hàng ngày cho ngươi một bữa cơm chay trong khi cúng Phật, ngươi ăn tự nhiên sẽ thấy no. Như vậy, không cần phải tìm rồng ăn thịt nữa!”. Garuda nghe lời, bèn quy y Tam bảo, tiếp nhận ngũ giới, trở thành thần hộ pháp của Phật giáo.
Như vậy, tín niệm và thần thoại về Garuda khởi phát từ Hindu, về sau hội nhập vào Phật giáo ít nhiều có sự chuyển biến cho phù hợp với giáo pháp nhà Phật. Câu chuyện thần thoại Hindu về Garuda-Naga thể hiện một sự thù hằn dai dẳng hay đó cũng là biểu trưng cho hình ảnh lẽ phải luôn chiến thắng mọi điều sai trái như Garuda chế ngự Naga. Còn trong Phật thoại, Garuda được nhìn dưới cái nhìn vị tha hơn, xóa bỏ mọi hận thù. Vô số tác phẩm nghệ thuật tạo hình Garuda cũng là một kho tàng hết sức đa dạng. Do cách hiểu riêng, cộng với sự tích hợp các tín niệm bản xứ vào Garuda nên mỗi cộng đồng dân cư ở từng quốc gia Phật giáo lại tạo tác nên các hình tướng độc đáo, tạo nên một tập thành vô cùng đa dạng về hình dạng và phong cách. Đề tài hấp dẫn này, chúng ta sẽ đề cập vào dịp khác. "
( Huỳnh Thanh Bình ).
Chú thích
(1) Mahabharata, cuốn I: Adi Parva, phần 23.
(2) Mahabharata, cuốn V: Udyoga Parva, phần 101.
(3) Xem:
- Mahabharata, cuốn VIII: Karna Parva, phần 77.
- Mahabharata, cuốn VIII: Karna Parva, phần 59.
- Mahabharata, cuốn I: Adi Parva, phần 140.
(4) Mahabharata, cuốn VIII: Karna Parva, phần 85.
(5) Mahabharata, cuốn VII: Drona Parva, phần 20.
(6) Mahabharata, cuốn VIII: Karna Parva, phần 94.
(7) Từ điển Phật học Huệ Quang, tập 2, tu viện Huệ Quang, 1995
(8) (9) Theo Phật học từ điển, Đoàn Trung Còn, Nxb. Tổng Hợp TP.HCM, 2011.
(10) Theo Toàn tập giải thích các thủ ấn Phật giáo, Nguyễn Tuệ Chân biên dịch, Nxb.Tôn Giáo, 2008.
(11) Xem: - Shincho encyclopedia of world art, Shinchosha, 1985.
- Hindu gods and goddesses in Japan, Saroj Kumar Chaudhuri, tr.151.
- Japanese dictionary; Shinmura, Izuru; Iwanami; 1976; tái bản lần thứ 2.
- Art research foundation; Murano, Takao; Tetsurô Kôno (dịch), 1997.
(12) Theo The handbook of Tibetan Buddhist symbols, Robert Beer, Serindia xb, 2003, tái bản 2011.
(13) Theo Phương pháp thờ thần tài Mật tông, Đại đức Thích Minh Tông, Nxb. Tôn Giáo, 2010.
Xin theo dõi tiếp bài 13. dienbatn giới thiệu.
Không có nhận xét nào
Đăng nhận xét