THẦN THÁNH TRUNG HOA
Bản dịch của Nhược Thủy - dienbatn giới thiệu.
LỜI NÓI ĐẦU : Đây là bản dịch rất công phu của Nhược Thủy trong trang Hoangthantai . Nay không còn thấy trang này hoạt động nữa. dienbatn chép lại vào đây để làm tư liệu . Mong bác Nhược Thủy cảm thông.
Xin thành thật cảm ơn quí huynh đệ.
Nhược Thủy
( Mùa Hạ năm Mậu Tí-2008).
Phần bổ sung cho bài “Huyền Thiên Thượng Đế”.
清水岩廟宇草創於北宋元豐六年(1083年),當時只有草庵數間,十分簡陋。宋元佑七年(1093年)清水祖師主持改建岩宇,略有改觀。清水祖師去世後,寶慶三年(1227年)僧惠清募捐改建岩樓,費金錢千緡。紹定六年(1233年)又改建大藏樓,費金錢千緡。景定三年(1262年)改建複閣,費金錢二千緡。經過僧惠清的三次改建擴建,使清水岩寺廟初具規模。到(1277年)南宋景炎二年,因兵亂,岩宇遭焚,福建安溪蓬萊清水嚴祖師廟
成為一片廢墟,連清水祖師神像也只好安放在露天之下。翌年,僧一杲住持清水岩,竭力募捐,歷時廿年,重建清水岩殿閣及香積茶寮等。元至元廿七年(1290年)前後,僧一杲去世,其弟子崇遠繼承師志,續修寺宇,大小山門、門樓、官廨、倉宇、浴室、後架、郵亭,未蓋者蓋之;雕飾像相,漆繪灰土,未完者完之。內外更張,開宗明目,有所利益,畢力成之。 此次重建,前後延續四十年之久,至元代延佑四年(1317年)才告成。重建後的清水岩宇的規模大大超過宋代,相傳清水岩宇的“帝”字形結構,99間的規模,至此時才確立下來。至今仍豎立在清水岩“枝枝朝北樹”東側的岩圖碑,記錄了當時清水岩的建築規模和布局。岩圖碑由二方花崗岩合併而成,高2.75米,寬0.97米,厚0.15米,上半部浮雕清水岩“帝”字形建築布局圖,下半部雕刻建築物的具體度數,有些文字經過幾百年的風化,難以辨認,但圖案和大部分文字仍清晰可辯。據《清水岩志》載,岩圖碑的原文為:
清水岩殿宇度數:
香門至庭二丈九尺深
佛殿脊二丈八尺高
祖殿脊二丈一尺高
法堂脊二丈一尺高
大廳脊二丈六尺六寸
塔殿由上至仰托一丈七尺六寸高
塔庭次塔脊一丈七尺高
前見山窗五尺高
方丈佛殿地平散水同
後樓二丈八尺高上下平
藏殿脊二丈八尺高
大悲閣高藏殿樓三尺,脊二丈二尺二寸
天台閣高大悲閣平三尺三寸
僧堂仰托下一丈四尺高
鐘樓仰托下一丈七尺六寸高
昊天拜亭仰托下九尺八寸高
小山門脊一丈六尺高
元末兵燹,至明初僅存佛殿一座,破屋三間。嘉靖四十三年僧正隆住持清水岩後,就四出募捐,致力於修整拓建,歷22載才大功告成,“殿宇輝煌,超過舊觀矣。”萬歷二十七年(1599年),邑令廖同春捐資倡建覺亭、開覺路。順治二年(1645年),縣令周宗璧倡建清水法門,重塑四尊護法神像。邑紳李日熀、李夢植重修東西樓。康熙、雍正年間,僧頂覺、玄覺、惺因、惺源、法遠、彌超、彌在、徹明、雪冠等均在不同程度上“重整岩宇”。乾隆二十六年(1761年)僧滿林、澤峰又進行修整殿宇。道光十五年(1835年)里人陳希實、柯大梁、劉漂芳等捐陰二千餘元,較大規模地重修岩宇。嘉慶十七年(1812年)許玉成、凌翰、林大鴻、劉清振、陳仲高等往廈門募得修建清水岩款三千餘元,存縣備用,被縣令楊思敬因事虧空,捐款盡沒。光緒二十五年(1899年),“凡大殿、釋迦樓、東西樓、昊天口、觀音樓等,一律重新。”光緒二十六年修岩路。光緒二十九年又花銀一千餘兩改建大殿的石龍柱、岩面石窗堵、岩庭的石獅等。宣統元年(1909年),僧智慧“廣募捐資,倡修岩宇。”
民國十五年(1926年),修建覺亭、半岭亭、海會院等。民國廿二年至廿四年,部分殿宇被毀。民國三十年僧禮缽開始募修岩宇,民國三十三年翻建觀音閣和檀樾廳、半岭亭等,民國三十五年旅居新加坡華僑柯賢樹等捐款修建大殿、釋迦樓等。
一九五三年,覺亭被風刮倒。一九五五年重修大殿佛龕、三忠廟、清水法門、護界宮等。一九六一年被定為首批縣級文物保護單位。“文化大革命”期間,清水岩遭到嚴重破壞。一九七五年僑胞李月等捐款修建岩宇,此後大陸善男信女、台胞、僑胞紛紛慷慨解囊,齊心協力對清水岩進行全面、徹底地整修,至今煥然一新,規模超過歷史上任何時期,交通也更加便捷,已成為福建重要的旅游區,每年有上百萬人前去觀光禮拜。
明末清初,清水祖師信仰隨安溪移民傳入台灣,據《台灣省通志》記載,台灣最早的清水祖師廟建於南明永歷年間(1647~1661年),共有 2座,一座是台南市楠梓區的清福寺,另一座是彰化縣二林鎮的祖師廟。從雍正七年(1729年)至民國38年(1949年)台灣島內又先後建造了七十多座清水祖師廟,成為台灣最有影響的神靈之一。現在台灣有清水祖師廟一百多座。近年來,台灣香客來安溪清水岩進香的絡繹不絕。他們都慷慨解囊,為清水祖廟重放異彩作出貢獻。
三峽清水祖師廟始建於清乾隆年間,第一次重修於清道光十三年(1833),第二次重修於光緒廿五年(1899),第三次重修於1948年,重建規模最為龐大,其建築雕刻之美聞名遐邇,故有東方藝術殿堂之稱。
明末,清水祖師信仰隨永春安溪移民傳播到東南亞的馬來西亞、緬甸、新加坡、印度尼西亞、菲律賓、泰國、越南等國家。最早建造於萬歷二年(1574年)的清水祖師廟是馬來西亞的祖師公廟(後該名靈慈宮)。最有特色的是檳城的清水廟(俗稱蛇廟),廟內各個角落盤繞小蛇,從不咬人。很多東南亞僑胞回大陸尋根謁祖或旅遊時,都會來到清水岩進香,熱心捐資修建清水祖廟。
農曆正月初六為清水祖師誕辰。
拜祭清水祖師:
清水祖師自幼出家,是為佛教神祇,故祭拜時不供葷食、不獻酒、不燒紙。
平時拜祭以水果、素餅即可。
准備供品:
素餅、麵製素桃、紙麵線、發粿、果品、菜碗、紅色湯圓三碗、清茶三杯。
上供品;
點燭;
神前獻茶;
燃點一柱香或三柱香迎神;
行三拜禮祈求平安;
香燒至三分之一時,拜供神佛;
收拾供品,禮成。
THẦN THÁNH TRUNG HOA TẬP I
Lời giới thiệu:- Nhận thấy từ trước đến nay, người Việt Nam chúng ta theo phong tục tập quán của người Trung Hoa, nên đã tin tưởng và thờ phụng rất nhiều vị Thánh, Thần giống như người Trung Hoa. Tài liệu giải thích về các Ngài thì quá ít và không có cơ sở khảo cứu , chỉ theo truyền khẩu nhiều hơn. Nay tôi xin cố gắng dịch những tài liệu nầy từ một Website có uy tín và khảo cứu cẩn thận, xin kính tặng tất cả huynh đệ trong 4R-HTT. Nếu có chỗ nào sai sót, xin quí cao nhân hoan hỉ chỉ bảo cho (kèm theo nguyên tác để quí vị dễ đối chiếu).Xin thành thật cảm ơn quí huynh đệ.
Nhược Thủy
( Mùa Hạ năm Mậu Tí-2008).
Phần bổ sung cho bài “Huyền Thiên Thượng Đế”.
Quần thể Hang Động Thanh Thủy.
( Bổ xung phần THANH THỦY TỔ SƯ ).
「清水嚴」,位於福建省安溪市蓬萊鎮,峻峭嶙峋,奇嚴怪石,如石筍、石船、石鼓、石磐、似羊似虎,無不形肖神似。在嚴叢石壁深處,有許多直穿山腹的石洞。其中「獅喉」洞,窈然深邃,傳說可直通泉州灣。嚴上一泓清水飛瀉而下,宛如珍珠巨帘垂挂空中,這就是有名的清水帘。供奉清水祖師的古剎清水嚴廟,依山而建於清水嚴懸崖峭壁間,亭台樓閣,飛檐翹角,結構縝密,廟頂用琉璃瓦砌成,雙龍拱日,殿前壁上有金魚戲水、飛鳥翱翔等浮刻石雕。殿堂彩繪斗拱,青石龍柱,雕工細膩,條紋流暢,活龍活現,整座殿宇造型氣勢磅礡,堪稱 宋代遺留的建筑藝術珍品,歷史悠遠,構造奇偉,而聞名於海內外,清水嚴也緣此得名。嚴窟外有一棵古樟,干粗六、七人拉手合抱仍不能成圍。樹冠樹枝全部向北伸長,更為奇特,故名「枝枝朝北樹」。還有一棵羅漢松,高僅三丈,干粗不到一圍,傳說「三年長一寸,雷打矮三分」,據史籍記載,這兩棵古樹,已有八百多年歷史。清水岩廟宇草創於北宋元豐六年(1083年),當時只有草庵數間,十分簡陋。宋元佑七年(1093年)清水祖師主持改建岩宇,略有改觀。清水祖師去世後,寶慶三年(1227年)僧惠清募捐改建岩樓,費金錢千緡。紹定六年(1233年)又改建大藏樓,費金錢千緡。景定三年(1262年)改建複閣,費金錢二千緡。經過僧惠清的三次改建擴建,使清水岩寺廟初具規模。到(1277年)南宋景炎二年,因兵亂,岩宇遭焚,福建安溪蓬萊清水嚴祖師廟
成為一片廢墟,連清水祖師神像也只好安放在露天之下。翌年,僧一杲住持清水岩,竭力募捐,歷時廿年,重建清水岩殿閣及香積茶寮等。元至元廿七年(1290年)前後,僧一杲去世,其弟子崇遠繼承師志,續修寺宇,大小山門、門樓、官廨、倉宇、浴室、後架、郵亭,未蓋者蓋之;雕飾像相,漆繪灰土,未完者完之。內外更張,開宗明目,有所利益,畢力成之。 此次重建,前後延續四十年之久,至元代延佑四年(1317年)才告成。重建後的清水岩宇的規模大大超過宋代,相傳清水岩宇的“帝”字形結構,99間的規模,至此時才確立下來。至今仍豎立在清水岩“枝枝朝北樹”東側的岩圖碑,記錄了當時清水岩的建築規模和布局。岩圖碑由二方花崗岩合併而成,高2.75米,寬0.97米,厚0.15米,上半部浮雕清水岩“帝”字形建築布局圖,下半部雕刻建築物的具體度數,有些文字經過幾百年的風化,難以辨認,但圖案和大部分文字仍清晰可辯。據《清水岩志》載,岩圖碑的原文為:
清水岩殿宇度數:
香門至庭二丈九尺深
佛殿脊二丈八尺高
祖殿脊二丈一尺高
法堂脊二丈一尺高
大廳脊二丈六尺六寸
塔殿由上至仰托一丈七尺六寸高
塔庭次塔脊一丈七尺高
前見山窗五尺高
方丈佛殿地平散水同
後樓二丈八尺高上下平
藏殿脊二丈八尺高
大悲閣高藏殿樓三尺,脊二丈二尺二寸
天台閣高大悲閣平三尺三寸
僧堂仰托下一丈四尺高
鐘樓仰托下一丈七尺六寸高
昊天拜亭仰托下九尺八寸高
小山門脊一丈六尺高
元末兵燹,至明初僅存佛殿一座,破屋三間。嘉靖四十三年僧正隆住持清水岩後,就四出募捐,致力於修整拓建,歷22載才大功告成,“殿宇輝煌,超過舊觀矣。”萬歷二十七年(1599年),邑令廖同春捐資倡建覺亭、開覺路。順治二年(1645年),縣令周宗璧倡建清水法門,重塑四尊護法神像。邑紳李日熀、李夢植重修東西樓。康熙、雍正年間,僧頂覺、玄覺、惺因、惺源、法遠、彌超、彌在、徹明、雪冠等均在不同程度上“重整岩宇”。乾隆二十六年(1761年)僧滿林、澤峰又進行修整殿宇。道光十五年(1835年)里人陳希實、柯大梁、劉漂芳等捐陰二千餘元,較大規模地重修岩宇。嘉慶十七年(1812年)許玉成、凌翰、林大鴻、劉清振、陳仲高等往廈門募得修建清水岩款三千餘元,存縣備用,被縣令楊思敬因事虧空,捐款盡沒。光緒二十五年(1899年),“凡大殿、釋迦樓、東西樓、昊天口、觀音樓等,一律重新。”光緒二十六年修岩路。光緒二十九年又花銀一千餘兩改建大殿的石龍柱、岩面石窗堵、岩庭的石獅等。宣統元年(1909年),僧智慧“廣募捐資,倡修岩宇。”
民國十五年(1926年),修建覺亭、半岭亭、海會院等。民國廿二年至廿四年,部分殿宇被毀。民國三十年僧禮缽開始募修岩宇,民國三十三年翻建觀音閣和檀樾廳、半岭亭等,民國三十五年旅居新加坡華僑柯賢樹等捐款修建大殿、釋迦樓等。
一九五三年,覺亭被風刮倒。一九五五年重修大殿佛龕、三忠廟、清水法門、護界宮等。一九六一年被定為首批縣級文物保護單位。“文化大革命”期間,清水岩遭到嚴重破壞。一九七五年僑胞李月等捐款修建岩宇,此後大陸善男信女、台胞、僑胞紛紛慷慨解囊,齊心協力對清水岩進行全面、徹底地整修,至今煥然一新,規模超過歷史上任何時期,交通也更加便捷,已成為福建重要的旅游區,每年有上百萬人前去觀光禮拜。
明末清初,清水祖師信仰隨安溪移民傳入台灣,據《台灣省通志》記載,台灣最早的清水祖師廟建於南明永歷年間(1647~1661年),共有 2座,一座是台南市楠梓區的清福寺,另一座是彰化縣二林鎮的祖師廟。從雍正七年(1729年)至民國38年(1949年)台灣島內又先後建造了七十多座清水祖師廟,成為台灣最有影響的神靈之一。現在台灣有清水祖師廟一百多座。近年來,台灣香客來安溪清水岩進香的絡繹不絕。他們都慷慨解囊,為清水祖廟重放異彩作出貢獻。
三峽清水祖師廟始建於清乾隆年間,第一次重修於清道光十三年(1833),第二次重修於光緒廿五年(1899),第三次重修於1948年,重建規模最為龐大,其建築雕刻之美聞名遐邇,故有東方藝術殿堂之稱。
明末,清水祖師信仰隨永春安溪移民傳播到東南亞的馬來西亞、緬甸、新加坡、印度尼西亞、菲律賓、泰國、越南等國家。最早建造於萬歷二年(1574年)的清水祖師廟是馬來西亞的祖師公廟(後該名靈慈宮)。最有特色的是檳城的清水廟(俗稱蛇廟),廟內各個角落盤繞小蛇,從不咬人。很多東南亞僑胞回大陸尋根謁祖或旅遊時,都會來到清水岩進香,熱心捐資修建清水祖廟。
農曆正月初六為清水祖師誕辰。
拜祭清水祖師:
清水祖師自幼出家,是為佛教神祇,故祭拜時不供葷食、不獻酒、不燒紙。
平時拜祭以水果、素餅即可。
准備供品:
素餅、麵製素桃、紙麵線、發粿、果品、菜碗、紅色湯圓三碗、清茶三杯。
上供品;
點燭;
神前獻茶;
燃點一柱香或三柱香迎神;
行三拜禮祈求平安;
香燒至三分之一時,拜供神佛;
收拾供品,禮成。
“Quần thể Hang Động Thanh Thủy” :- ở trấn Bồng Lai thành An Khê tỉnh Phước Kiến. Động ở trên cao lưng chừng đỉnh núi, có nhiều quái thạch (đá hình thù lạ) như :- búp măng đá, thuyền đá, trống đá, bàn đá, giống dê giống cọp, vô số hình thù lạ lùng không thể diễn tả cho hết. Rất nhiều hang động kỳ bí, ăn sâu vào lòng núi. Trong số đó, có “Động Sư Hầu” là sâu nhất. Tương truyền nó ăn thông tới eo biển Tuyền Châu. Sườn núi có một cái thác nước đẹp cực kỳ, đứng xa trông như một bức rèm trân châu giăng giữa không trung, đó gọi là “Thanh Thủy Liêm” (bức rèm Thanh Thủy) nổi tiếng xưa nay.
-Miếu Thờ Thanh Thủy Tổ Sư là một ngôi Miếu cổ, san sát vào vách núi có nhiều đình đài lầu các, dáng vẻ uy nghiêm, kết cấu hài hòa. Đỉnh Miếu dùng “ngói lưu li” để lợp, có “hai rồng chầu trời”. Trước Điện có nhiều phù điêu bằng đá lâu năm như : “cá vàng giỡn nước, chim bay cao vút” (kim ngư hí thủy, phi điểu cao tường). Trong điện chạm trổ tỉ mỉ, cột đá hoa văn, nhiều chi tiết hết sức nhỏ nhiệm khéo léo khôn tả, những hoa văn họa tiết hiếm có trên đời, rồng nổi rồng chìm, tạo thành một ngôi Miếu Vũ khí thế bàng bạc, vừa uy nghiêm vừa thân thiết đẹp đẽ. Phải nói, đây là một công trình kiến trúc đời Tống còn lưu lại, tôn xưng là “Đệ nhất nghệ thuật trân phẩm” (tác phẩm nghệ thuật hạng nhất). Ngôi Miếu nầy có lịch sử lâu đời, tính nghệ thuật tuyệt vời sâu sắc, chẳng những nổi tiếng trong nước mà du khách quốc tế cũng hay tìm đến tham quan du lịch, không lúc nào ngớt.
*Bên ngoài Miếu Thờ còn có một cây cổ thụ gọi là “Cây Chương” rất to, bảy người ôm không hết, da dẻ sần sùi, nổi u nổi nần rất đẹp. Cây có một điểm dặc biệt nhất là “tất cả cành lá đếu nghiêng về phương Bắc, nên có tên là “cây có cành chầu vua”.
(Ghi chú :- 樟:- Cây chương, có mùi thơm, cắt ra từng miếng cho vào đun, hơi bốc lên kết thành phấn trắng gọi là "chương não" 樟腦 dùng để làm thuốc và trừ trùng—NT).
-Lại có một cây “ La Hán Tùng 羅漢松 ”, cao ba trượng (gần 13 m—NT), dù nắng hạn bao lâu cũng chẳng ăn thua gì. Tương truyền cây nầy “ba năm cao thêm chỉ một tấc ( 4 cm—NT), sét đánh chỉ trầy ba phân (1,2 cm—NT) đủ biết nó rắn đến chừng náo ! Theo lịch sử ghi chép thì hai cây cổ thụ nầy có số tuổi hơn tám trăm năm.
*Lịch sử ngôi Miếu Cổ ở núi Thanh Thủy :-
-Xây dựng vào năm Nguyên Phong thứ sáu đời Tống (năm 1083) , lúc đầu chỉ là vài căn nhà tranh tre, hết sức đơn giản.
-Đến năm Nguyên Hựu thứ bảy đời Tống (năm 1093), chính Thanh Thủy Tổ Sư chủ trì việc trùng tân ngôi miếu, nâng lên thành “Đạo Quán”.
-Sau khi Tổ Sư viên tịch, năm Bảo Khánh thứ ba (năm 1227) vị tăng tên Huệ Thanh quyên góp xây dựng thành Miếu Lầu, sở phí hàng ngàn quan tiền vàng.
-Năm Thiệu Định thứ sáu (năm 1233), lại xây mới thành ra “Đại Tàng Lâu”, chi phí rất lớn.
-Năm Cảnh Định thứ ba (năm 1262), lại xây dựng thêm nhiều điện thờ xung quanh Miếu, tạo thành một quần thể đẹp mắt.
-Đến năm Cảnh Viêm thứ hai (năm 1277) Nam Tống bị binh lửa dấy lên, khu Miếu Vũ bị cháy rụi, trở thành một nơi hoang phế. Các tượng thờ bị đem bỏ ra ngoài đường. Năm sau, Tăng Nhất Cảo, trụ trì Thanh Thủy Nham đã hết sức vận động quyên góp suốt mười năm trời, tái xây dựng lại tất cả điện các, phòng ốc, nhà cửa … thành khuôn viên hoàn chỉnh.
-Năm Chí Nguyên thứ bảy (năm 1290), Tăng Nhất Cảo viên tịch, đệ tử là Sùng Viễn kế thừa chí hướng của Thầy, tu bổ sửa chữa điện thờ, cổng sơn môn lớn nhỏ, cửa lầu, cổng tam quan, nhà bếp, nhà kho v.v…Động viên lực lượng rất lớn đến làm công quả, mọi người đồng tâm hiệp sức, chẳng nề gian khó, chịu đựng vất vả, quyết tâm xây dựng thành một nơi “vượt trội hơn xưa”. Thời gian xây dựng nầy trải suốt bốn mươi năm, mãi đến năm Diêu Hựu thứ tư đời Nguyên (năm 1317) mới thành tựu. Lần nầy, qui mô xây dựng còn vượt trội hơn của đời Tống, tương truyền là mô hình có kết cấu theo hình dạng chữ “ Đế--帝 ”. Tất cả có 99 gian phòng ốc tồn tại từ đó đến nay.
*Ngày nay, tại phía Đông sườn núi Thanh Thủy, chỗ cây Chương cổ thụ còn tấm bia khắc ghi công việc trùng tu Miếu nầy. Bia bằng đá hoa cương cao 2, 75 m , ngang 0, 97 m , dày 0,15 m . Nửa trên tấm bia có phù điêu đắp nổi mô hình khu vực Miếu Thờ theo hình dạng chữ “Đế”, nửa dưới có khắc ghi lại chi tiết số liệu kích cỡ phòng ốc đã xây dựng, nhưng vì trải qua thời gian quá lâu, nét chữ bị lu mờ cạn dần, chỗ bị sứt mẻ, không còn đọc được. Căn cứ vào sách “Thanh Thủy Nham Chí”, có chép nội dung bài văn bia đó như sau:-
“ Số đo của phòng ốc của Miếu Vũ Thanh Thủy Nham như sau:-
-Từ cổng tới sân sâu (dài) hai trượng chín thước.
-Điện Phật cao hai trượng tám thước.
-Điện Tổ cao hai trượng một thước.
-Pháp đường cao hai trượng một thước.
-Đại sảnh cao hai trượng sáu thước sáu tấc.
-Tháp điện chính ở trên cao một trượng bảy thước sáu tấc.
-Tháp phụ bên dưới cao một trượng bảy thước.
-Mặt trước cửa sổ cao năm thước.
-Mặt đất của Phật điện và phòng Phương Trượng đã cân thủy đồng nhau.
-Lầu sau cao hai trượng tám thước trên dưới bằng.
-Tàng điện (điện ẩn) cao hai trượng tám thước.
-Đại Bi Các (gác Đại Bi) ở vị trí đất cao hơn Tàng điện ba thước, chiều cao gác là hai trượng hai thước hai tấc.
-Thiên Đài Các (gác Thiên Đài) ở vị trí đất cao hơn Đại Bi Các ba thước ba tấc.
-Tăng Đường cao một trượng bốn thước.
-Lầu chuông cao một trượng bảy thước sáu tấc.
-Đình Hạo Thiên cao chín thướv tám tấc.
-Tiểu sơn môn cao một trượng sáu thước.
*Cuối đời Nguyên khởi binh lửa, đến đầu nhà Minh chỉ còn lại một tòa Phật Điện, ba gian nhà hư hỏng.
Năm Gia Tĩnh thứ bốn mươi ba, Tăng Chính Long trụ trì Thanh Thủy Nham đã quyên góp bốn phương, ra sức trùng tu Miếu trở lại. Trải qua 22 năm mới xong. Được mô tả là “điện vũ huy hoàng vượt quá cung quán cũ”.
-Năm vạn Lịch thứ 27 (năm 1599), quan Ấp Lệnh Liêu Đồng Xuân quyên góp xây dựng thêm Đình, mở rộng đường đi lại.
-Năm Thuận Trị thứ hai (năm 1645) , huyện lệnh Chu Tôn Bích đề xướng pháp môn Thanh Thủy, tạo thêm được bốn tượng Hộ Pháp. Hai vị Lý Nhật Hoãng, Lý Mộng Thực trùng tu hai lầu Đông Tây.
-Đời Khang Hi năm Ung Chính đầu , các vị Tăng :- Đỉnh Giác, Huyền Giác, Tỉnh Nhân, Tỉnh Nguyên, Pháp Viễn, Di Siêu, Di Tại, Triệt Minh, Tuyết Quan…đã trùng tu miếu lần nữa.
-Đời Càn Long năm thứ 26 (năm 1761), các Tăng Mãn Lâm, Trạch Phong tiên hành tu sửa điện vũ.
-Năm Đạo Quang thứ năm (năm 1835) có Lý Nhân, Trần Hi Thực, Kha Đại Lương, Lưu Phiêu Phương …góp hơn hai ngàn quan tiền, đại trùng tu Miếu vũ.
-Trước đó , năm Gia Khánh thứ 17 (năm 1812) đã có lần các vị Hứa Ngọc Thành, Lăng Hàn, Lâm Đại Hồng, Lưu Thanh Chấn, Trần Trọng Cao …vận động quyên góp được hớn ba ngàn quan tiền chuẩn bị trùng tu Thanh Thủy Nham. Số tiền đem gởi ở Huyện để cất giữ giùm, bị bộ hạ của Huyện Lệnh Dương Tư Kính lấy mất, thành thử đại sự bất thành.
-Năm Quang Tự thứ 25 (năm 1899) , xây lại mới Đại Điện, Lầu Thích Ca, Lầu Đông Lầu tây, cửa Hạo Thiên, lầu Quán Âm. Năm sau mở rộng đường sá.
-Năm Quang Tự thứ 29 (năm 1903), xuất công khố một ngàn lạng bạc xây thêm cột Thạch Long cho đại điện, cửa sổ đá vách núi, tạo sư tử đá trước sân Miếu.
-Năm Tuyên Thống đầu (năm 1909), Tăng Trí Huệ lại vận động quyên góp trùng tu Miếu Vũ thêm phần khởi sắc.
-Năm Dân Quốc thứ 15 (năm 1926), sửa chữa Giác Đình, Bán Lĩnh Đình, Hải Hội Viện.
-Từ năm Dân Quốc thứ 22 đến năm thứ 24 , một bộ phận của Điện bị hư hỏng nặng.
-Năm Dân Quốc thứ 32 Tăng Lễ Bát bắt đầu vận động quyên góp trùng tu Nham Vũ, đến năm Dân Quốc thứ 33 xây dời chỗ mới Quan Âm Các , Đàn Việt Sảnh và Bán Lĩnh Đình.
-Năm Dân Quốc thứ 35, một Hoa-kiều ở Tân-Gia-Ba là Kha Hiền quyên góp tiền xây lớn Đại Điện và Lầu Thích Ca.
-Năm 1953, Giác Đình bị gió thổi đổ.
-Năm 1955, trùng tu Khám thờ Phật ở Đại Điện, Miếu Tam Trung, cổng Thanh Thủy, Cung Hộ Giới.
-Năm 1961, được xếp loại là Khu Bảo Tồn Di Tích cấp huyện.
-Thời kỳ “Địa cách mạng văn hóa”, Thanh Thủy Nham bị phá hủy nghiêm trọng.
-Năm 1975, kiều bào Lý Nguyệt quyên góp trùng tu Nham Vũ. Lúc ấy, thiện nam tín nữ ở Hoa Lục, đồng bào ở Đài Loan, kiều bào các nơi trên thế giới khẳng khái mở hầu bao, cùng nhau chung sức hiệp lòng , tiến hành xây dựng lại hoàn toàn Thanh Thủy Nham, thay đổi mới triệt để , tạo nên bộ mặt uy nghiêm hùng vĩ có một không hai trên thế gian như hiện nay. Đường giao thông cũng được mở rộng và tối tân hóa, trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Phước Kiến, mỗi năm có đến vài trăm ngàn khách hành hương tham quan.
*Cuối đời nhà Minh, đầu nhà Thanh có số người dân thiên cư sang Đài Loan, mang theo tín ngưỡng Thanh Thủy Tổ Sư. Theo “Đài Loan Tỉnh Thông Chí”, có ghi là , Miếu thanh Thủy Tổ Sư đầu tiên đã được xây dựng ở Nam Minh khoảng đời Vĩnh Lịch (1647—1661), có hai tòa :- một ở chùa Thanh Phước , khu Nam Tử, Đài Nam; một ở Trấn Nhị Lâm huyện Chương Hóa.
-Từ năm Ung Chính thứ bảy (năm 1729) đến năm Dân Quốc thứ 38 (măm 1949) , đảo Đài Loan đã xây dựng trước sau bảy mươi chín ngôi Miếu Thờ Thanh Thủy Tổ Sư , trở thành vị thần linh có ảnh hưởng nhiều nhất của Đải Loan.
-Những năm gần đây, số người ở Đài Loan đi hành hương Miếu Thanh Thủy Tổ Sư ở An Khê ngày càng nhiều, họ sẵn sàng đóng góp số tiền lớn để trang trí thêm cho Khu Miếu Thờ vốn đã nổi tiếng nầy.
*Miếu thờ Thanh Thủy Tổ Sư ở Tam Giáp được xây lần đầu vào đời Càn Long, được trùng tu lại năm Đạo Quang thứ 13 (năm 1833). Lần thứ hai trùng tu vào năm Quang Tự thứ 25 (năm 1899). Lần thứ ba, trùng tu vào năm 1948, qui mô vĩ đại, trang trí có nghệ thuật cao độ, trở thành một ngôi Miếu Vũ đẹp đẽ, tiêu biểu xứng đáng cho nghệ thuật kiến trúc phương Đông.
*Cuối đời Minh, số người di cư từ Vĩnh Xuân An Khê đến các nước Malaysia, Myanmar (Miến Điện), Indonesia, Philippin, Thái lan, Việt Nam …đã mang theo tín ngưỡng Thanh Thủy Tổ Sư .
*Ngôi Miếu Tổ Sư Công (sau đổi lại là Linh Từ Cung) ở Malaysia được xây dựng vào năm Vạn Lịch thứ hai (năm 1574). Miếu nầy xây dựng theo phong cách tân thời (tục xưng là Xà Miếu, bởi trong Miếu thường có những con rắn nhỏ rơi xuống bàn, nhưng không cắn người) .
-Số kiều bào ở Đông Nam Á khi về đại lục tìm lại gốc tích hay thăm họ hàng, thường đến dâng hương ở Miếu Thanh Thủy Tổ Sư (Thanh Thủy Nham), nhiệt tâm cúng dường số tiền lớn để tu bổ Miếu Thờ.
*Ngày đản sanh của Thanh Thủy Tổ Sư là ngày mùng sáu tháng giêng âm lịch.
*Việc cúng tế Thanh Thủy Tổ Sư :-
Thanh Thủy Tổ Sư xuất gia từ bé, là vị Tăng thần kỳ của Phật Giáo, nên khi cúng tế Ngài thì không dùng đồ mặn. không dâng rượu, không đốt giấy tiền vàng bạc. Chỉ dùng bông hoa, trái cây hoặc bánh chay để cúng là được.
*Chuẩn bị phẩm vật cúng tế:-
-Bông hoa--Bánh chay—Trái đào làm bằng bột mì—Mì sợi chay—Bạch quả—Trái cây tươi ngon—Rau tươi—Ba chén xôi nước màu đỏ—Ba chun trà.
-Dâng cúng phẩm.
-Đốt đèn, nhang (một cây hoặc ba cây nhang trường)
-Hiến trà.
-Hành lễ tam bái cầu bình an.
-Nhang cháy đến một phần ba, hai tay bưng bát hương lên xá ba xá cúng thần.
-Thu dọn đồ cúng.
-Lễ thành.
*NHƯỢC THỦY dịch
(từ http://www.fushantang.com)
58. KHÔI TINH.
魁星
魁星,又名魁星爺、大魁夫子、大魁星君,為讀書士子的守護神。
魁星為北斗星的「璇璣杓」,即是北斗七星的第一至第四顆星,這四星為魁,其余三星為杓。魁星的形狀,完全是根據字形而來的,一個「鬼」,踢著一個「斗」。
顧炎武《日知錄》里說「今人所奉魁星,不知始于何年。以奎為文章之府,故立廟祀之,乃不能像奎,而改奎為魁,又不能像魁,而之字形,為鬼舉足而起其斗,不知奎為北方玄武七宿之一。」可知明代已很流行。顧氏并說魁星實為「奎星」,因為奎是「文章之府」。
古時候,人們興建了不少的魁星樓、魁星閣之類的建筑,許多人對這「魁星」的來路不甚了解,但一提起「五魁首」,則是人人皆聞,這是喝酒划拳時常用的酒令。這「五魁首」就與「魁星」 有關。
「五魁」,即「五經魁」、「五經魁首」。明代以五經即詩、書、易、禮、春秋取士,每經所取第一名叫「經魁」。「魁」為「首」意。鄉試中,每科前五名必須分別是某一經的經魁,故稱「五經魁」,簡稱「五魁」。而這「魁」字,則源于古人的奎星崇拜。
奎星為二十八宿之一,是西方的白虎七宿的頭一宿,共包括十六顆星,奎星被古人附會為主管文運之神。所謂「奎主文章」。說它屈曲相鈞,似文字之書。因「魁」與「奎」同音,并有「首」意,所以代替了「奎」字,出現了「經魁」、「五魁」等名目。古代,狀元又稱「魁甲」 ,解元又稱「魁解」。
「魁」字后又被一引起人望文生義,加以曲解。說什么「鬼搶斗」、一鬼之腳右圍如踢北斗,從而魁星被形象化──其實就是鬼化。它被描繪為一赤發藍面惡鬼,立于鰲頭上。一腳向后蹺起如大變鉤,一手捧斗,另一手執筆,表示在用筆點定中試者的名字,這就是「魁星點斗,獨占鰲頭」。這幅尊容被讀書人視為神明,并以為高中之兆。
「獨占鰲頭」,是因皇宮大殿台階正中石板上,雕有龍與鰲(大龜)。唐宋時,考中的進士要站在台階下迎榜,為首的狀元則榮幸地站在大龜腦袋上,故曰「獨占鰲頭」。學而優則仕,是封建時代的金科玉律。魁星掌管著文人們的榮辱成敗,自然非同小可。盡管它鬼里鬼氣,卻極受讀書人崇拜,有些人在考試時,在座右貼上魁星像。有的還在懷里揣上泥塑小魁星,以求神明保佑,文運亨通。
古代讀書人,雖自稱為孔子的信徒,同時卻也崇拜文昌等神。這種神一共可以湊成五位,五文昌是指文昌帝君、文衡帝君(關公)孚佑帝君(呂洞賓)、魁星和朱衣五位。自古以來,稱狀元及第為「大魁天下」,因此,讀書士子都奉祀 魁星,冀求科試及第的榮譽。古時習俗相沿,七夕晚上,讀書士子置酒歡飲,稱為「魁星宴」。這一天據說是魁星的生日。有所謂「魁星會」,由塾師領導弟子向魁星設祭行禮,而造型看起來跳跳蹦蹦的魁星,也就被稱為「魁星太子」了。祭拜魁星,據說還要以一個狗頭做為祭品,因此就有「屬狗祭魁成底事」的詩句。
根據民間的傳說,魁星爺在生前奇醜無比,不但生了一張滿臉斑點的麻子臉,也是個跛腳的人,當時有人作詩來取笑他:
“不揚何用飾鉛華,
縱使鉛華也莫遮;
娶得麻姑成兩美,
比來蜂室果無差。
鬚眉以外源留爪,
口算之旁雁踏沙;
莫是簷前貪午睡,
風吹額上落梅花。”
***
“相君玉趾最離奇,
一步高來一步低;
款款行時身欲舞,
飄飄踱處足如囗。
只緣世路皆傾險,
累得芳蹤畫側欹;
莫笑腰枝常半折,
臨風搖曳亦多姿。”
雖然魁星爺奇醜無比,但他人醜志不窮,發奪用功之下,居然高中科舉。皇帝當面殿試時,曾問他的臉上為何生有許多斑點?答曰:「麻面滿天星。」再問腳為何跛時,復答曰:「獨腳跳龍門。」皇帝見其對答如流,就錄取他了。
另有傳說,魁星爺在生前雖然滿腹學問,
可是逢考必敗,於是悲憤得投河自盡,想不到被鰲魚救起,昇上天而成了魁星。
古代時科舉放榜形式,乃是拆一名、唱一名和填一名。方法是從第六名倒回來揭曉,一直填到最後一名,再重頭開始宣佈前五名的高中者,這前五名就叫作「五魁」,第一名的狀元叫「魁首」。
可見魁星與考試的關係是很密切的。古人傳說侍奉魁星爺可以保佑書讀的好,又說可以高中狀元。因此古代的讀書人大多以魁星作為守護神。不少學子在自己的宗室廳堂里供奉魁星爺的塑像或畫像,除了保佑自己的考運享通之外,也可以向人誇耀自家是一個書香門第。
在民間的魁星塑像,右腳踩鰲頭,左腳跛起踢星斗,右手握筆,左手執星斗,全身呈現扭曲的形狀
KHÔI TINH
*Khôi Tinh còn gọi là Khôi Tinh Gia, Đại Khôi Phu Tử, Đại Khôi Tinh Quân, là vị thần Thủ Hộ của học trò và người đi thi.
Khôi Tinh là “mốc của kính thiên văn” (dựa vào mốc để phân định các sao khác) của chòm sao Bắc Đẩu. Từ sao thứ nhất đến sao thứ tư , gọi là “Khôi”. Ba sao còn lại gọi là “Thược” (cái chuôi, cái cán gáo). Hình trạng của Khôi 魁 gồm “một Quỉ鬼mang một cái Đẩu斗(Đấu)”.
*Cố Viêm Vũ trong quyển “Nhật Tri Lục”nói rằng :- “Người nay thờ phụng Khôi Tinh, nhưng biết khởi thủy của nó. Lúc đầu, người ta lấy “Khuê” để làm kho văn chương, nên lập miếu thờ (Khuê). Nhưng không thể diễn tả được hình tượng của Khuê, nên phải sửa đổi lại thành Khôi. Mà Khôi thì cũng khó hình dung, nên theo “hình chữ” của nó diễn tả thành “thằng quỉ ôm cái đấu”. Như vậy đã mất đi cái nghĩa đúng của Khuê là một sao của bảy sao Huyền Vũ phương Bắc. Ý nầy được lưu hành rộng rãi vào thời Minh. Vậy nói Khôi Tinh thực ra là muốn nói Khuê Tinh, bởi vì Khuê mới thật là “kho chứa văn chương” vậy.
*Thời xa xưa, người ta đã xây dựng rất nhiều “Khôi Tinh Lâu” (lầu văn), “Khôi Tinh Các” (gác văn). Nhiều người không nắm được nguồn gốc cảu Khôi Tinh, nên bày ra cái gọi là “Ngũ Khôi Thủ” (năm đề mục đầu), danh từ nầy dễ hiểu và phổ biến nhiều trong giới uống rượu, thường dùng nó làm “Tửu Lệnh” (thai đố vui để uống rượu). Ngũ Khôi Thủ có liên quan đến Khôi Tinh là vậy.
*Ngũ Khôi là nói gọn của Ngũ Kinh Khôi hay Ngũ Kinh Khôi Thủ. Đời Minh cho Ngũ Kinh là :- các kinh Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân Thu, làm nền tảng cho việc học tập. Mỗi kinh như vậy, có quyển đầu gọi là “kinh khôi”. Từ đó “Khôi” có nghĩa là “đứng đầu / trước tiên”. Ngày trước, trong kỳ thi hương, lấy năm người đứng đầu xưng là “ngũ kinh khôi” hay nói gọn “ngũ khôi”.
*Sao Khuê là một sao trong nhị thập bát tú, đứng đầu của chòm sao Bạch Hổ phương Tây. Sao Khuê được người xưa cho là thần chủ quản về văn chương, văn học. Nhân vì Khuê và Khôi đồng âm (âm của Trung Hoa) và cùng có nghĩa “đứng đầu” nên lần lần, từ Khôi được sử dụng nhiều hơn. Ví dụ, thời xưa gọi Trạng Nguyên là “Khôi Giáp”, gọi giải nguyên là “Khôi Giải”.
*Về sau, người ta chỉ còn biết nhìn “hình chữ” mà đoán nghĩa. Từ hình dạng “quỉ ôm đấu” mà diễn giải đủ thứ. Cuối cùng sinh ra thành ngữ “Khôi tinh điểm đẩu, độc chiếm ngao đầu” (văn tài lổi lạc, xếp vào hạng nhất). Từ đó, giới đọc sách (sĩ tử, quan lại) tôn thờ Khôi Tinh làm thần minh.
*Thành ngữ “độc chiếm ngao đầu” xuất phát là do trong hoàng cung, ở đại điện có một tấm đá lớn làm nền, trên có chạm hình rồng và con ngao (một loại rùa lớn). Thời Đường Tống, người thi đậu Tiến Sĩ đứng dưới thềm mà nhận bảng, người đầu gọi là Trạng Nguyên được vinh hạnh cho đứng chỗ “đầu con ngao”, do đó mới có thành ngữ “độc chiếm ngao đầu” như đã nói.
*Xã hội xưa, tầng lớp “Sĩ” được xếp đứng đầu trong xã hội. Muốn thành “Sĩ” thì phải học cho giỏi, thi cho đậu mới được bổ làm quan, tức thành “Sĩ”. Đó là quan niệm được xem là “khuôn vàng thước ngọc” củ xã hội cũ.
Như vậy, Khôi Tinh chiếm giữ vị trí độc tôn trong lòng mọi “người đọc sách”, là tiêu biểu cho công danh sự nghiệp tương lai của họ. Cho nên, học trò ngày xưa đi thi phải treo hình tượng Khôi Tinh bên cạnh chỗ ngồi, thậm chí có người mang trong túi áo hình tượng thu nhỏ của Khôi Tinh, để được phù hộ độ trì, đạt kết quả tốt trong học tập.
*Học trò ngày xưa được gọi là “đệ tử của Khổng Mạnh” và thờ phụng Thần Văn Xương. Văn Xương lại có đến năm vị , gọi là “Ngũ Văn Xương” :- Văn Xương Đế Quân, Văn Hành Đế Quân (Quan Công), Phù Hữu Đế Quân (Lữ Đồng Tân), Khôi Tinh và Châu , Y (Châu Công, Y Doãn).
Từ xưa, người thi đậu Trạng Nguyên được xưng là “đại khôi thiên hạ” (đầu lớn của thiên hạ). Tất cả học trò đều phải thờ Khôi Tinh để cầu ban cho may mắn. Buổi chiều ngày mùng bảy tháng bảy (thất tịch), học trò tổ chức buổi tiệc liên hoan gọi là “Khôi Tinh Yến” (tiệc sao Khôi) , còn gọi là “sinh nhật của Khôi Tinh”. Trong buổi lễ “Khôi Tinh Hội”, ông thầy hướng dẫn cho học trò làm lễ tế bái Khôi Tinh. Họ rất khéo tay tạo ra một hình tượng “Khôi Tinh biết nhảy nhót”, gọi là “Thái Tử Khôi Tinh”. Điểm đặc biệt nhất trong lễ cúng nầy, là phải có một cái “Đầu chó” làm phẩm vật chính. Do đó mới có câu thơ châm biếm “Chúc cẩu tế Khôi thành để sự ?” (đem chó tế Khôi là việc chi ?).
*Theo truyền thuyết, Khôi Tinh Gia lúc sinh tiền là một người có hình tướng xấu xí không ai sánh nổi :- hai má mọc đầy nốt ruồi nên gọi là “gò má hạt mè”, lại một chân bị què, phải đi khập khiễng, nên đương thời bị người làm thơ châm biếm như sau :-
“Bất dương hà dụng sức diên hoa ,
Túng sử diên hoa dã mạc già ;
Thú đắc ma cô thành lưỡng mỹ ,
Tỉ lai phong thất quả vô soa .
Tu mi dĩ ngoại nguyên lưu trảo ,
Khẩu toán chi bàng nhạn đạp sa ;
Mạc thị thiềm tiền tham ngọ thuỵ ,
Phong xuy ngạch thượng lạc mai hoa .”
*Dịch:-
“Đâu cần son phấn điểm trang chi
Đã sẵn “mặt hoa” khỏi tốn gì
Rỗ mặt rán tìm cô xứng lứa,
Tổ ong khỏi kiếm mấy ai bì
Tu mi vượt trội : chân in bước
Nhân thế nghị bàn : dấu nhạn đi
Chẳng phải trước thềm say giấc điệp
Hoa mai trên trán rụng vừa khi …
*Và bài thứ hai :-
“ Tướng quân ngọc chỉ tối li kì ,
Nhất bộ cao lai nhất bộ đê ;
Khoản khoản hành thời thân dục vũ ,
Phiêu phiêu độ xứ khẩu như vi .
Chỉ duyên thế lộ giai khuynh hiểm ,
Luỵ đắc phương tung hoạ trắc y ;
Mạc tiếu yêu chi thường bán chiết ,
Lâm phong dao duệ diệc đa ty .
*Dịch:-
Khen anh gót ngọc quả li kì
Bước thấp bước cao , đẹp hết chê
Chầm chậm khắp nơi, thân tợ múa,
Tung tăng mọi chốn, bộ như phi
Sợ e khó tránh đường đời hiểm
Muốn ổn nên tìm dáng dấp nguy
Chớ bảo thân ta như gãy khúc
Gió tung lả lướt , dám khinh khi !
*Có thể nói Khôi Tinh rất xấu trai, có thể nói là “xấu hết chê !”. Nhưng vì thế, ông ta rán học dữ dội, chẳng kể ngày đêm, không màng vất vả. Đến khoa thi, lại đậu đầu. Nhà vua theo lệ cho vời ông đến trước điện ra mắt vua. Hoàng Đế hỏi, sao trên má khanh có nhiều nốt ruồi thế, Ông bình tỉnh đáp :- “Mặt mè sao đầy trời”. Lại hỏi sao chỉ có một chân, Ông đáp :-“Một cẳng nhảy cửa rồng” . Nhà vua thấy ông đối đáp bình tỉnh lưu loát, lại có khẩu khí nên cho đậu.
*Lại có một truyền thuyết khác nói rằng, Khôi Tinh vốn là một học trò rất giỏi, nổi danh trong thiên hạ, nhưng chẳng hiểu sao lúc đi thi lại bị rớt, Ông phẫn chí nhảy xuống sông tự tử. May sao lại được con ngao linh cứu và đưa lên trời, Thượng Đế thương, phong cho làm Khôi Tinh.
*Cách công bố kết quả thi cử ngày xưa là vừa xướng danh vừa treo bảng. Bắt đầu xướng từ chót là tên thứ sáu trước, lần lên đến tên thứ nhất. Lại tuyên bố năm tên đậu đầu gọi là “Ngũ Khôi”. Cuối cùng mới xướng và treo bảng Trạng Nguyên, gọi là “Khôi Thủ”
*Như vậy, ta thấy Khôi Tinh có quan hệ mật thiết với thi cử. Người xưa tin rằng, thờ phụng Khôi Tinh sẽ được phù hộ may mắn trong thi cử, nếu đủ phước đức sẽ làm Trạng Nguyên. Nên người nào đi học cũng phải thờ Khôi Tinh làm “Thần Thủ Hộ”. Tất cả nhà thờ hoặc sảnh đường của người đi học đều có treo ảnh tượng của Khôi Tinh, ngoài việc mong Ngài phù hộ cho việc thi cử, còn cho người ngoài biết, nhà mình thuộc “dòng dõi thư hương”.
*Hình tượng Khôi Tinh thờ trong dân gian phổ biến nhiều nhất là, một vị thần chân phải đạp lên đầu con ngao (một loại rùa lớn), chân trái què đá trúng ngôi sao, tay phải cầm bút, tay trái cầm ngôi sao, toàn thân hiện ra hình dáng rất uyển chuyển.
*Nhược Thủy dịch
(từ http://www.fushantang.com)
59.THƯƠNG HIỆT
蒼 頡
蒼頡,尊為「制字先師」,或稱「制字先聖」、「蒼頡聖人」、「蒼頡至聖」、「蒼頡先師」,也稱「左史蒼聖人」 。
蒼頡是黃帝的史官,也是創造文字制書的始祖,也有稱蒼頡為倉頡的。
蒼頡當時造書頗為艱巨,勞心勞力,更是細密構思,才有這樣偉大的成就。
據說中國造字的人除了蒼頡之外,還有協助蒼頡造字的「沮誦聖人」 。詛誦,又作沮頌,在黃帝時代,沮誦做左史,蒼頡做右史同心協力創造文字,可是后人只知道蒼頡造文字,而很少有人如道「沮誦聖人」。
中國陝西白水縣史官鄉有座蒼頡廟,近一千年前的東漢年間此廟已具有相當規模,以后歷代皆有增修,大廟包括前殿、正殿 、后殿、鐘鼓樓等。
后殿正中供奉蒼頡神像,與眾不同的是神像有四只眼睛,這是根據古書「蒼頡四目」的記載塑造的。
傳說蒼頡是從天上降下來的神人,他的品德高尚,長著四只眼睛,神光四射,具有遠超常人的特異功能,能看得更多、更遠、更清,因而創造出非凡的業績。蒼頡「生死能書」,發明了文字。
有說他見了鳥獸在地上留下的爪蹄痕跡,心有所思,而創造了中國的象形文字。
他的名字和造字功勞早在戰國時期就出現在許多古籍中,蒼頡大概是個整理古代文字出過巨大貢獻的人,或者說他是許許多多文字創造者的化身。
中國早在仰韶文化時期,就有了圖書文字,以后逐步演化成了真正的文字。殷商時代的甲骨文,遺存至今的尚有三千五百多個字,甲骨卜辭記載了當時人們的種咱社會活動。文字的形成標幟著人類進入文明的門檻,在人類社會發展歷史上占有極其重要的地位,人們自然要感謝和頌揚文字的創造者,于是出現了造字神話和造字之神蒼頡這個傳說人物。
其實,造字是人類社會進化中的群體成績,并非是靠一個天才人物的獨家創造,而是多人共同努力的結果。當然,其中也不乏聰明智慧之士,總結廣大群眾的集體創造進行不懈地整理、加工和提高。這些人對文字的形成作出了重大貢獻,蒼頡就成了一個突出的代表。
文字是人類文明發展史上一個重要標志,一個里程碑,然而中國有句古話,叫做「蒼頡造字,夜有鬼哭」。文字誠然代表了文明,文字獄卻代表了黑陪,更有秦始皇焚書之舉,不唯褻瀆神明,尤其對不起祖宗了。
農曆三月二十八日為蒼頡的誕辰。
THƯƠNG HIỆT
*Thương Hiệt được tôn xưng là “Chế Tự Tiên Sư” (thầy chế đặt ra chữ) hoặc xưng “Chế Tự Tiên Thánh”, “Thương Hiệt Thánh Nhân”, “Thương Hiệt Chí Thánh”, “Thương Hiệt Tiên Sư”, cũng còn xưng “Tả Sử Thương Thánh Nhân” (quan Tả sử coi về văn thư, họ Thương, là thánh nhân).
*Thương Hiệt là Sử Quan của vua Huỳnh Đế, cũng là thủy tổ của việc sáng chế ra chữ viết, nên gọi là “kho chữ”.
Thương Hiệt khi làm ra sách chữ, trải qua biết bao gian khổ, lao tâm lao lực, vắt óc suy nghĩ mới đạt được thành quả đáng khen.
*Truyền thuyết nói rằng, việc chế tạo ra chữ, ngoại trừ Ngài Thương Hiệt. còn có một người giúp sức. Đó là “Trớ (Tổ) Tụng Thánh Nhân”. Nguyên tên là Trớ Tụng (đọc tụng) nhưng người ta tôn xưng là “Trớ Tụng” (đồng âm mà nghĩa là ca tụng).
*Hiện nay ở làng Sử Quan huyện Bạch Thủy tỉnh Thiểm Tây có miếu Thờ Thương Hiệt Tổ Sư. Từ hai ngàn năm về trước, thời Đông Hán, Miếu nầy đã có qui mô tương đối lớn rồi, trải qua nhiều triều đại, sự tôn tạo ngày càng nhiều và bề thế to lớn thêm. Gồm có :- tiền điện, chính điện, hậu điện, lầu chuông lầu trống v.v…
*Điện thờ tượng Ngài Thương Hiệt có bốn con mắt sáng ngời. Sở dĩ tạo tượng có bốn mắt là vì căn cứ vào cổ thư nói :- “Thương Hiệt tứ mục” (Ngài Thương Hiệt có bốn mắt) mà làm ra.
*Truyền thuyết cho rằng, Ngài Thương Hiệt là thần nhân từ trời giáng hạ, nên đạo đức phẩm chất của Ngài rất cao cả, lại có tới bốn con mắt sáng ngời, phóng rọi tia sáng đi khắp nơi. Do đó, Ngài có công năng đặc biệt rất phi thường như xem được nhiều, thấy được xa, trong sáng, nhờ thế mới sáng tạo được thành tựu phi phàm là phát minh ra chữ viết, thiên hạ tôn là bậc “sống chết đều có thể làm ra sách”.
*Có truyền thuyết nói rằng , Ngài nhờ xem xét các dấu vết chân của loài thú và loài chim in để lại trên đất cát, trong tâm có tác động nên sáng tạo ra chữ viết tượng hình của Trung Hoa.
*Tên tuổi và công lao tạo chữ viết của Ngài được nhắc đến rất nhiều trong các cổ thư. Có nơi thì nói là Ngài sáng tạo chữ viết, nơi thì cho rằng Ngài chỉ chỉnh đốn sắp đặt lại chữ viết có từ trước.
*Từ thời tối cổ, Trung Quốc đã có xuất hiện những lối chữ “kết thằng” (thắt nút) rồi phát triển dần đến chữ “tượng hình” và sau cùng mới thành chữ viết hoàn chỉnh.
Từ thời nhà Ân (Thương) còn để lại khoảng ba ngàn năm trăm chữ “giáp cốt văn” (hình vẽ khắc trên xương thú). Nội dung những chữ giáp cốt nầy mô tả những sinh hoạt của con người lúc bấy giờ. Từ cơ sở đó mà tiến dần đến chữ viết. Trong xã hội, không ai không nhận thấy tính cách quan trọng lớn lao của chữ viết, đóng góp cho nền văn minh nhân loại rất nhiều. Vì thế, nhớ tưởng và sùng bái cúng tế người đã tạo ra chữ viết, Ngài Thương Hiệt, là một việc làm mang tính tất yếu và hợp đạo lý con người . Để phong phú và hấp dẫn, người ta đưa ra nhiều huyền thoại xung quanh việc tạo chữ, và để dễ nhớ, tất cả những công sức ấy được tập trung hết vào Ngài Thương Hiệt cho gọn.
*Kỳ thật, nói một cách đứng đắn, bất cứ thành quả nào của loài người , trong đó có việc tạo ra chữ viết, cũng đều là kết quả tim óc của “Tập Thể Người” mới làm ra được. Nhưng dĩ nhiên trong số đó, cũng phải có người thông minh xuất sắc hơn, biết tổng hợp phân tích điều chỉnh lại sao cho trở thành kết quả tối ưu. Trường hợp của Thương Hiệt cũng tương tự. Nhưng dù sao đi nữa, thì việc tôn thờ Ngài cũng không có gì là sai trái. Và, việc cử một đại biểu đứng ra nhận giải thưởng thì cũng là việc bình thường thôi.
*Nói tóm lại, chữ viết đã giữ vai trò và phương tiện hết sức trọng yếu trong việc phát triển nền văn minh của nhân loại ngày nay. Người Trung Hoa xưa đã có câu :- “Thương Hiệt tạo tự, dạ hữu quỉ khốc” (Ngài Thương Hiệt làm ra chữ, ban đêm có quỉ khóc). Trong lịch sử có vua Tần Thủy Hoàng làm công việc “phần thư khanh Nho” (đốt sách chôn học trò) bị nhiều thế hệ lên án mạnh mẽ, đủ nói lên sự quan tâm đề cao chữ nghĩa như thế nào rồi. Ông ta chẳng những có tội với thần minh mà còn có trọng tội đối với tổ tông nữa.
*Ngày đản sanh của Ngài Thương Hiệt là ngày hai mươi tám tháng ba âm lịch.
*Nhược Thủy dịch
(từ http://www.fushantang.com)
60.BÁT TIÊN.
八 仙
八仙與道教許多神仙不同,均來自人間,而且都有多采多姿的凡間故事,之後才得道,與一般神仙道貌岸然的形象截然不同,所以深受民眾喜愛,其中有將軍、皇親國戚、乞丐、道士等等,並非生而為仙,而且都有些缺點,例如漢鍾離袒胸露乳、呂洞賓個性輕挑、鐵拐李酗酒成性等等,但他們都是道家的仙人,常常在一起。
• 漢鍾離總是手搖一把芭蕉扇。被全真教奉為北五祖之一。
• 呂洞賓常背負寶劍,行俠仗義。被全真教奉為北五祖之一。
• 張果老鶴髮童顏,銀須飄拂,常倒騎一隻小毛驢。
• 韓湘子是唐朝文學家韓愈的侄兒,愛吹笛子。
• 鐵拐李是個跛足的殘疾人,拄一根鐵拐杖,像個叫化子。
• 何仙姑是年青漂亮的女人。
• 藍采和的原型是個有點才氣的流浪漢。
• 曹國舅是皇帝的親戚。
八仙也分別代表了男女老幼、富貴貧賤。也因此,一般道教寺院都有供奉八仙的地方,或是獨立設置八仙宮,而神明廟會也有八仙出現。
八仙也常出現在年畫、刺繡、瓷器、花燈及戲劇之中,相傳八仙也會定期赴西王母蟠桃會祝壽,所以「八仙祝壽」也成為民間藝術常見的的祝壽題材。民間戲曲酬神時,也經常上演《醉八仙》或《八仙祝壽》等所謂「扮仙戲」。
***八仙過海圖—清心論壇的會員們的矢量繪畫
八仙每人都有一絰二樣寶物或法器,一般稱為「暗八仙」或八寶,常出現於刺繡、民間藝術之中,均代俵吉祥之意,而且隨場景不同而變換。其中較為通俗的暗八仙為:
• 芭蕉扇(漢鍾離)
• 葫蘆(鐵拐李)
• 花籃(藍採和)
• 荷花(何仙姑)
• 劍(呂洞賓)
• 笛子(韓湘子)
• 魚鼓(張果老)
• 玉板(曹國舅)
***八仙過海的繪畫
八仙過海是八仙最膾炙人口的故事之一,最早見於雜劇《爭玉板八仙過海》中。相傳白雲仙長有回於蓬萊仙島牡丹盛開時,邀請八仙及五聖共襄盛舉,回程時鐵拐李(或呂洞賓)建議不搭船而各自想辦法,就是後來「八仙過海、各顯神通」或「八仙過海、各憑本事」的起源。
此時李鐵拐拋下自己另一項法器鐵拐(或說葫蘆),漢鍾離扔了芭蕉扇,張果老放下坐騎「紙驢」,其他神仙也各擲法器下水,橫渡東海。由於八仙的舉動驚動龍宮,東海龍王率領蝦兵蟹將前往理論,不料發生衝突,藍採和被帶回龍宮(亦說法器被搶)。之後八仙大開殺戒,怒斬龍子,而東海龍王則與北海、南海及襾海龍王合作,一時之間驚濤駭浪。此時曹國舅拏出玉板開路,將巨浪偪往兩徬,順利渡海。最後由南海觀音菩薩(或說如來佛)出面調停,要求東海龍王釋放藍採和之後,雙方才停戰。
BÁT TIÊN
*Bát Tiên không gống như thần tiên khác trong Đạo Giáo (Lão), tất cả đều từ cõi người mà thành, cho nên có rất nhiều câu chuyện truyền tụng trong dân gian về tám vị Tiên nầy. Bát Tiên rất được nhân dân sủng ái, trong số đó có đủ thành phần:- tướng quân, hoàng thân quốc thích, ăn mày, đạo sĩ v.v…Cho nên, tất cả tuy là Tiên mà vẫn còn có những khuyết điểm, tỉ như :- Hán Chung Ly thì cỡi trần để lộ vú ra, Lữ Đồng Tân thì có tính khinh khi vật chất, Lý Thiết Quài thì ghiền rượu v.v…nhưng cả thảy đều là Tiên trong Đạo Giáo, thường hay có mặt cùng một lúc tám người.
*Đặc điểm:-
1.- Hán Chung Ly tay cầm “quạt ba tiêu” , được Toàn Chân Giáo tôn xưng là một trong Bắc Ngũ Tổ (năm vị Tổ phương Bắc).
2.-Lữ Đồng (Động) Tân thường mang bảo kiếm, hành hiệp cứu đời, cũng được Toàn Chân Giáo tôn xưng là một trong Bắc Ngũ Tổ (năm vị Tổ phương Bắc).
3.-Trương Quả Lão thì “tóc bạc mặt trẻ”, râu bạc bay bay, thường cỡi một con lừa nhỏ.
4.- Hàn Tương Tử là một văn học gia đời Đường, là cháu gọi bằng chú của Hàn Dũ, thích thổi sáo.
5.-Lý Thiết Quài (Quải--Quả)là người bị tàn tật, què một chân, cầm một cây gậy sắt, hình dáng là một người ăn mày.
6.-Hà Tiên Cô là cô gái trẻ đẹp đẽ.
7.-Lam Thái Hòa có hình tướng là một người sống rày đây mai đó, tay cầm cặp sanh (Cái sênh. Ngày xưa làm bằng quả bầu, khoét 13 lỗ, trong có máng đồng thổi ra tiếng hay) ca hát khắp nơi.
8.-Tào Quốc Cựu (Cữu) là em vợ vua, thuộc về hoàng thân quốc thích.
*Trong Bát Tiên có đủ thành phần nam phụ lão ấu, phú quí bần tiện. Trong các tự viện của Đạo Giáo đều có điện thờ Bát Tiên, hoặc có nới xây Cung Bát Tiên. Trang trí ở các miếu khác cũng hay có hình ảnh Bát Tiên. Bát Tiên cũng xuất hiện ở các họa phẩm, vải thêu, đồ gốm, kịch nghệ …Sự tích Bát Tiên chúc thọ Tây Vương Mẫu là tuồng hát được phổ biến nhiều nhất trong các Lễ Chúc Thọ hay cúng thần. Còn bên võ thuật thì có môn võ Túy Bát Tiên.
*Tranh vẽ Bát Tiên quá hải :-
Mỗi vị cầm một món pháp khí khác nhau, có thể khác nhau chút ít về chi tiết, nhưng đại thể giống nhau. Nói chung đều là những vật có ý cát tường, đại khái như sau :-
-Quạt Ba Tiêu (Hán Chung Ly)
-Hồ lô (Lý Thiết Quài)
-Giỏ hoa (Lam Thái Hòa)
-Hoa sen (Hà Tiên Cô)
-Kiếm báu (Lữ Đồng Tân)
-Ống sáo (Hàn Tương Tử)
-Trống cá (Trương Quả Lão)
-Ngọc bản (miếng ngọc dùng để gỏ nhịp trong khi ca) (Tào Quốc Cựu)
*Truyện kể về Bát Tiên quá hải là câu chuyện được mọi người yêu thích nhất, sớm thấy trong vở hát “Tranh ngọc bản Bát Tiên quá hải” (tám vị tiên tranh ngọc bản qua biển).
Tương truyền, Bạch Vân Tiên Trưởng ở đảo tiên Bồng Lai nhằm lúc hoa mẫu đơn nở rộ, nên mời Bát Tiên và Ngũ Thánh đến dự Hội Ngắm Mẫu Đơn. Lúc trở về, Lý Thiết Quài (có chỗ nói là Lữ Đồng Tân) đề nghị mỗi người dùng bửu bối của mình để qua biển. (Nhân sự tích nầy mà sau có thành ngữ :- Bát Tiên quá hải, các hiển thần thông và Bát Tiên quá hải, các bằng bổn sự, ý nói mỗi người tự có phương pháp, cách thưc riêng của mình để giải quyết công việc).
Lúc bấy giờ, Lý Thiết Quài ném xuống biển pháp khí của mình là “cây gậy sắt” (có chỗ nói là cái hồ lô), Hán Chung Ly ném quạt ba tiêu, Trương Quả Lão ném con lừa giấy v.v… để đi qua biển Đông. Nhân việc nầy, Bát Tiên đã làm náo động Long Cung, nên Đông Hải Long Vương suất lãnh binh tôm tướng cá nổi lên đánh nhau với Bát Tiên. Lam Thái Hòa bị bắt về Long Cung (có chỗ nói là bị mất pháp khí). Sau đó, Bát Tiên đại khai sát giới, giết chết Long Cung Thái Tử. Đông Hải Long Vương liền kêu gọi anh em là Bắc Hải, Nam Hải, Tây Hải Long Vương đến giúp, khiến sóng gió nổi lên bốn biển. Lúc đó, nhờ Tào Quốc Cựu ném Ngọc Bản mở đường , Bát Tiên mới qua được biển.
Sau cùng, nhờ Bồ Tát Quan Âm (có chỗ nói Phật Như Lai) đứng ra điều đình, yêu cầu Đông Hải Long Vương trả lại Lam Thái Hòa, hai bên mới chịu đình chiến.
(Xem phần phụ lục :-
Trích truyện Đông Du Bát Tiên ở dưới)
*Nhược Thủy dịch
(từ http://www.fushantang.com)
*PHỤ LỤC :-
TIỂU SỬ CÁC VỊ TIÊN TRONG BÁT TIÊN
(Viết theo truyện Đông Du Bát Tiên—Tô Chẩn dịch)
BÁT TIÊN
Bát Tiên là 8 vị Tiên ở 8 động đá của núi Bồng Lai trên đảo Bồng Lai nơi cõi Thiêng liêng.
Bát Tiên gồm 8 vị Tiên kể tên ra sau đây:-
1. Lý Thiết Quài. (Thiết Quài hay Thiết Quải là cây gậy sắt) nhưng thường gọi là Lý Thiết Quả.
2. Hán Chung Ly.
3. Lữ Ðộng Tân, (Ðộng là cái hang núi) nhưng thường gọi là Lữ Ðồng Tân.
4. Lam Thể Hòa.
5. Trương Quả Lão.
6. Hà Tiên Cô.
7. Hàn Tương Tử.
8. Tào Quốc Cựu.
Trong Bát Tiên, có bốn vị cỡi thú bay và bốn vị cỡi thú chạy.
Sau đây là sự tích của Bát Tiên, viết theo Truyện Ðông Du Bát Tiên:
1. Lý Thiết Quài:-
Ngài họ Lý, tên là Huyền, hiệu là Ngưng Dương, nên thường gọi là Lý Ngưng Dương, diện mạo nghiêm trang, tánh hạnh trong sạch, học rộng biết nhiều, không mộ công danh, muốn đi tu Tiên. Biết được Lý Lão Tử đang dạy Ðạo trên núi Họa Sơn, Lý Ngưng Dương liền tìm đến đó để xin học Ðạo.
Ði dọc đường, Ông ngâm thơ rằng:-
Tâm tánh con người có thấp cao,
Khen lò Tạo Hóa đúc anh hào.
Làm trai biết thấu vòng vinh nhục,
Ðặng chữ thanh nhàn khỏi chữ lao.
Khi đến núi Họa sơn thì Trời đã tối. Lý Ngưng Dương tự nhủ: Mình là đệ tử đi cầu thầy học Ðạo, lẽ nào ban đêm dám gõ cửa. Chi bằng ngủ đỡ trên bàn thạch trước cửa động, chờ Trời sáng sẽ xin vào ra mắt.
Ở trong động, Ðức Lão Tử đang đàm đạo với Huyễn Khưu Chơn Nhơn, xảy có cơn gió thanh, Ðức Lão Tử hỏi:
- Ông có biết gió ấy là điềm chi chăng?
- Chắc có người gần thành Tiên đi tới.
- Ta đã rõ Lý Ngưng Dương gần thành Tiên và là Tiên đứng đầu sổ hết thảy.
Nói rồi, Ðức Lão Tử truyền Tiên đồng ra mở cửa động mà đón. Xảy thấy một Ðạo sĩ đang đứng trước động, liền hỏi:
- Có phải Lý Ngưng Dương đó không?
- Sao Tiên đồng lại biết tên tôi?
- Tôi vâng lịnh Lão Quân ra cửa đón anh.
Lý Ngưng Dương vô cùng mừng rỡ, chắc là mình có phước lớn nên mới được Lão Quân biết đến, liền đi theo Tiên đồng vào ra mắt, thấy Lão Quân có hào quang sáng lòa, dung nhan tươi nhuận, râu tóc bạc phơ, và Huyễn Khưu Chơn Nhơn cũng vậy.
Lý liền quì lạy ra mắt Lão Quân và Huyễn Khưu. Hai vị đáp lễ rồi mời ngồi. Lý Ngưng Dương quì thưa rằng: Ðệ tử tầm sư học Ðạo, lẽ nào dám ngồi. Xin Thầy dạy bảo.
Lão Tử bảo: Ngươi ngồi xuống rồi ta nói cho nghe:-
Học Ðạo cho minh,
Lẳng lặng làm thinh,
Ðừng lo đừng rán,
Cho tịnh cho thanh,
Chẳng nên nhọc sức,
Chớ khá tổn tinh,
Giữ đặng tánh tình,
Là thuốc trường sanh.
Lý Ngưng Dương mừng rỡ lạy tạ Lão Quân.
Huyễn Khưu nói: Ngươi có tên trong Sổ Tiên, đứng đầu hết thảy. Về tu như vậy thì thành.
Nói rồi truyền Tiên đồng đưa Lý Ngưng Dương ra khỏi động, xuống núi. Lý Ngưng Dương lạy tạ rồi theo Tiên đồng rời khỏi động, trở về quê, lên núi cất nhà bên động đá, tu theo lời Ðức Lão Tử dạy, cứ tu luyện hoài như vậy. Chẳng bao lâu cảm thấy nhẹ mình, bước đi như gió.
Một người dân quê tên là Dương Tử lên núi thấy vậy cũng phát tâm mộ đạo, xin Lý Ngưng Dương thâu làm đệ tử, ở lại tu hành.
Ngày kia, Lý Ngưng Dương thấy hào quang chiếu vào cửa sổ, thì biết có Thần Tiên giáng hạ, rồi mau sửa soạn lên núi đón tiếp. Xảy nghe tiếng hạc, ngó lên thấy Ðức Lão Tử và Huyễn Khưu Chơn Nhơn cỡi hạc đáp xuống.
Lý Ngưng Dương lạy chào mừng rỡ.
Ðức Lão Tử nói:
- Bữa nay tinh thần hơn trước. Ta nhắm ngươi xuất hồn đặng. Vậy 10 ngày nữa, ngươi xuất hồn đi dạo các nước với ta.
Nói rồi liền từ giã, và hai vị cỡi hạc bay trở về núi.
Cách 9 ngày sau, Lý Ngưng Dương kêu học trò là Dương Tử đến dặn rằng: Thầy sẽ xuất hồn đi thiếp bảy ngày ngươi phải gìn giữ xác ta cẩn thận. Nếu sau bảy ngày mà ta không trở về thì hãy thiêu xác.
Dặn dò xong, Lý Ngưng Dương nằm thiếp xuất hồn đi.
Khi Dương Tử giữ xác thầy được 6 ngày thì người nhà đến báo tin rằng: Mẹ anh bịnh nặng, đang hấp hối, trông anh mau về cho mẹ thấy mặt mà tắt hơi. Dương Tử khóc lớn than rằng: Thầy đi thiếp chưa về, nếu ta đi, lấy ai giữ xác thầy, bằng không đi thì làm sao thấy mặt mẹ, ôi khổ biết chừng nào!
Người nhà liền hỏi rõ Dương Tử về sự đi thiếp của thầy, rồi nói: "Xác người chết đã 6 ngày, ngũ tạng thảy đều hư hết, lẽ nào sống lại bao giờ. Vả lại, thầy có dặn 7 ngày thì thiêu xác, chắc thầy đã thành Tiên. Nay 6 ngày mà thiêu xác thầy cũng không lỗi. Mau thiêu xác thầy rồi về gặp mặt mẹ."
Dương Tử bần dùng không nỡ, nhưng túng thế cũng phải nghe lời, liền đặt nhang đèn, hoa quả tế thầy, rồi thiêu xác. Vừa khóc vừa đọc bài kệ sau đây:-
Mẹ bịnh ngặt hầu kề, Thầy đi thiếp chưa về,
Mẫu thân tình một thuở, Sư phụ nghĩa nhiều bề,
Vẹn thảo nên quyền biến, Lỗi nghì luống ủ ê,
Hồn linh xin chứng chiếu, Khoái lạc chốn non huê.
Thiêu xác thầy xong, Dương Tử liền gấp rút chạy về nhà, vừa đến cửa nhà thì mẹ vừa tắt thở. Rủi ơi là rủi! Lỗi hết hai đàng, đã bất nghĩa với thầy, lại không tròn hiếu sự.
Nhắc lại, Lý Ngưng Dương, hồn xuất về chầu Ðức Lão Tử, được thầy dẫn đi khắp các nước trên cõi thiêng liêng, đến núi Bồng Lai, gặp các Thánh Tiên, ra mắt đủ mặt, đến bảy ngày thì xin về. Ðức Lão Tử cười nói rằng:-
Hãy nghe bài kệ nầy thì rõ:-
Tịch cốc ăn lúa mì, Ðường quen xe phơi phới,
Muốn tìm cốt cách xưa, Lại gặp mặt mày mới.
Lý Ngưng Dương nghe bài kệ của thầy thì ghi nhớ chớ không hiểu ngụ ý gì, nhưng cũng lạy thầy từ tạ ra về. Khi hồn về tới nhà thì không thấy xác, không thấy học trò, coi lại thì xác đã ra tro bụi.
Lý Ngưng Dương rất giận đứa học trò bất nghĩa nầy. Hồn bay phưởng phất xuống chơn núi, gặp một thây ăn mày nằm dựa bên đường, kế bên cây gậy, có một chân cùi.
Lý Ngưng Dương nghĩ lại bài kệ của thầy cho, chợt hiểu, biết phận mình phải vậy chớ không nên oán trách học trò, liền nhập hồn vào xác ăn mày, rồi ngậm nước phun vào gậy tre hóa ra gậy sắt. Bởi cớ đó, người đời không biết họ tên ông ăn mày nầy, thấy cầm cây gậy sắt, nên gọi là Ông Thiết Quài, sau gọi trại ra là Thiết Quả.
Sở dĩ Ðức Lão Tử không cho hồn Lý Ngưng Dương về kịp trước khi học trò thiêu xác là vì Ðức Lão Tử muốn Lý Ngưng Dương bỏ xác phàm cho tuyệt sự hồng trần mà về luôn nơi Tiên cảnh, còn xác ăn mày là mượn tạm để tu, chớ muốn biến hóa thế nào cũng được.
Thiết Quả đánh tay biết rõ các việc đã xảy ra với đứa học trò mình là Dương Tử. Thiết Quả liền đem linh dược đến cứu tử mẹ nó, kẻo đứa học trò tức tối ân hận cả đời tội nghiệp. Ðến nơi thấy Dương Tử đang ôm quan tài mẹ khóc ngất, rồi rút gươm ra định tự vận. Thiết Quả kịp đến ngăn cản và nói:
- Ngươi có lòng thành nên Trời khiến ta đến đây đem linh dược cứu tử mẹ ngươi. Vậy ngươi mau giở nắp quan tài ra, cạy miệng mẹ ngươi ra mà đổ thuốc.
Nói rồi lấy ra một hoàn thuốc đưa cho Dương Tử. Dương Tử làm y lời, giây lát, bà mẹ hắt hơi lấy lại hơi thở, rồi ngồi dậy bước ra khỏi quan tài, xem có vẻ mạnh khỏe hơn trước. Cả nhà vô cùng mừng rỡ. Dương Tử quì lạy Thiết Quả, thưa rằng:
- Cảm tạ Tiên ông, xin Tiên ông cho biết danh hiệu.
- Ta đây là Lý Ngưng Dương, là thầy của ngươi. Bởi ngươi thiêu xác ta nên hồn ta phải nhập vào xác ăn mày nầy. Biết rõ việc làm của ngươi, nên ta không chấp, lại đến cứu tử mẹ ngươi để ngươi nuôi mẹ phỉ tình. Ta tặng thêm cho ngươi một hoàn thuốc nữa để ngươi uống vào sống lâu nuôi mẹ. Thầy trò sẽ gặp lại sau nầy.
Dương Tử cúi đầu lạy tạ thầy, chưa kịp hỏi thăm thì Thiết Quả đã biến mất.
Thiết Quả biến hóa về núi Hoa sơn, hầu thầy. Ðức Lão Tử cười nói:
- Vậy mới chắc thành Tiên, không lo trở lại trần thế.
Nói rồi truyền dọn tiệc ăn mừng Thiết Quả.
2. Hán Chung Ly:-
Hán Chung Ly, họ là Chung Ly đời nhà Hán, tên là Quyền, hiệu là Vân Phòng, làm Ðại Tướng trong triều đình nhà Hán.
Khi mới sanh, Chung Ly Quyền có điềm khác lạ, trên nóc nhà hào quang sáng đỏ, ai nấy đều kinh, lớn lên thành một vị tướng quân, võ nghệ như thần, oai danh quá cọp.
Khi ấy triều đình nhà Hán nhận được sớ khẩn cấp của tướng trấn ải báo có binh Phiên do Bất Dực thống lãnh đánh vào ải rất nguy kịch, xin triều đình cử binh cứu viện.
Xem xong, Hán Ðế rất kinh hãi, liền hạ chiếu sai Ðại Tướng Chung Ly Quyền làm Nguyên soái, Phùng Dị làm Phó Tướng, kéo đại binh 50 vạn gấp rút đi ra quan ải cứu viện.
Nguyên Soái Chung Ly tế cờ, hiểu dụ tướng sĩ xong thì kéo quân đi ngay tới ải Kỳ Thủy đóng trại. Rạng ngày hôm sau, hai bên ra trận. Bất Dực đánh không thắng nổi Chung Ly, quân Phiên bại trận chạy dài. Tin chiến thắng liên tiếp báo về triều đình, danh tiếng Nguyên soái Hán Chung Ly vang dậy.
Lúc đó, Lý Thiết Quả đang ở Cung Tiên, đánh tay biết Hán Chung Ly đã thắng quân Phiên nhiều trận, uy danh lừng lẫy, và lại biết kiếp trước của Hán Chung Ly là Tiên coi sổ bộ ở Thượng giới, phạm tội bị đọa trần, nay mê việc chiến tranh mà không lo tu hành, biết chừng nào trở về ngôi vị cũ.
Lý Thiết Quả muốn độ Chung Ly, nhưng nếu để Chung Ly thắng trận hoài, triều đình sẽ gia phong quan tước, thì bị mê đắm trong vòng phú quí vinh hoa, nên Thiết Quả định làm cho Chung Ly bại trận thì mới độ được. Tính rồi liền hóa ra một Ông già bay xuống dinh Phiên của Bất Dực.
Lúc bấy giờ Bất Dực đang ngồi trong dinh, thở vắn than dài, không tìm được kế chi để đánh binh Hán. Xảy thấy quân vào báo: Có một ông già cốt cách Thần Tiên xin vào ra mắt.
Bất Dực lấy làm lạ, liền cho mời vào, hỏi:
- Lão trượng đến tôi có việc gì?
- Tôi đến đây bày cho Tướng quân kế thắng binh Hán. Ðêm nay tôi biết bên dinh Hán có hỏa hoạn lớn, Tướng quân thừa dịp nầy kéo quân vào cướp dinh thì chắc thắng mười phần.
Ông già nói xong liền từ giã đi mất.
Bất Ðực, lòng bán tín bán nghi, sợ lầm kế của Nguyên soái Chung Ly, nhưng cũng truyền lịnh chuẩn bị canh hai đến cướp dinh Hớn. Nếu thấy dinh Hán bị hỏa hoạn như lời của ông già thì sẽ tràn quân đánh vào, bằng không thì rút binh về.
Bên dinh Hán, tuy vừa mới thắng quân Phiên, nhưng cũng không dám kiêu, cắt đặt canh phòng ban đêm rất cẩn mật vì sợ cướp dinh.
Khoảng giữa canh ba, Lý Thiết Quả hóa phép đốt dinh Hán, ngọn lửa cháy lan rất mạnh, binh lính không dập tắt nổi.
Bất Dực thấy đúng thời cơ, liền kéo đại binh đánh vào. Chung Ly Nguyên soái cầm giáo lên ngựa đánh với Bất Dực, thấy binh Hán hoảng sợ chạy hết thì cả kinh, quày ngựa bại tẩu. Bất Dực muốn bắt sống Chung Ly nên buông tên nhắm vào con ngựa của Chung Ly đang cỡi, làm ngựa trúng tên té nhào, may Phó tướng Phùng Dị chạy đến tiếp cứu, bắt một con ngựa khác đưa cho Nguyên soái. Hai người bại tẩu, ngó lại dinh Hán bị lửa thiêu rụi, binh Hán bỏ chạy tán loạn. Nguyên soái tức quá té nhào xuống ngựa chết giấc. Khi tỉnh lại than rằng:
- Ta làm Ðại Tướng vâng chỉ đánh Phiên, ngỡ là cứu nước rạng danh, nào hay Trời khiến ta thảm bại thế nầy, chẳng những mắc tội với vua, lại còn hổ mặt với triều thần, thiệt là Trời muốn giết ta, ta còn sống làm chi nữa.
Than rồi, Hán Chung Ly toan rút gươm tự vận. Phùng Dị cứ mãi khuyên can. Xảy thấy binh Phiên kéo đến truy nã. Phùng Dị cản hậu, Hán Chung Ly chạy trước. Chạy tới sáng thì lạc mất, Hán Chung Ly đến một nơi không có nhà cửa dân chúng, phía trước là núi, vừa đói vừa khát, tiến thoái lưỡng nan. Xảy thấy một ông sãi mắt xanh chống gậy đi tới. Chung Ly mừng rỡ bước đến thưa rằng:
- Tôi là Hán Nguyên soái Chung Ly Quyền đem quân đi đánh Bắc Phiên, bị bại trận nên chạy lạc tới đây, xin thầy chỉ nhà cho tôi tá túc để trở về triều đình xin binh cứu viện.
Ông sãi gật đầu, dắt Chung Ly chỉ một cái am, nói rằng
- Ðây là chỗ ở của Ðông Huê Chơn nhơn, tướng quân vào đó mà tạm nghỉ.
Nói rồi đi thẳng như bay. Hán Chung Ly đi đến am, nhìn thấy cảnh vật xinh tươi yên tĩnh, phải chỗ của Thần Tiên, đến trước cửa am, định gõ cửa thì nghe có tiếng ngâm thơ từ trong am vọng ra:-
Việc thế chẳng đua tranh,
Thanh nhàn lánh lợi danh,
Thân nương theo động đá,
Tình gởi tại mây xanh.
Chơi dạo say mùi đạo,
Thong dong dưỡng tánh lành,
Hỏi ai là bạn tác?
Gió mát với trăng thanh.
Lý Thiết Quả sắp đặt trước, giả làm sãi mắt xanh dẫn Hán Chung Ly đến cho Ðông Huê Chơn Nhơn dạy đạo.
Hán Chung Ly nghe tiếng ngâm thơ vừa dứt thì có một ông Lão cốt cách Thần Tiên, chống gậy bước ra hỏi:
- Có phải Chung Ly Quyền Nguyên soái đó chăng?
Hán Chung Ly kinh hãi thưa:
- Phải, tôi vâng chỉ đi đánh Phiên, chẳng may thất trận chạy lạc đến đây, xin Thượng Tiên từ bi cho tôi tá túc.
Ðông Huê Chơn Nhơn mời vào am đãi cơm chay, nói:
- Công danh như bọt nước, phú quí như ngọn đèn trước gió. Từ xưa đến nay, giang sơn nhiều chủ, phước thọ ít người. Bần đạo chán cảnh đời đau khổ, tìm nơi u nhã,sống thanh nhàn, thoát vòng lợi danh trần tục. Tướng quân cũng nên thừa dịp nầy mà tu tâm dưỡng tánh, còn ham công danh phú quí làm chi.
Chung Ly Nguyên soái lắng nghe, liền tỉnh ngộ, muốn theo học đạo, hỏi:
- Tiên ông luyện phép chi mà đặng trường sanh?
- Phép trường sanh có gì lạ đâu, lòng phải trống mà bụng phải đặc. Lòng trống là không lo lắng, để cho thơ thới như không; bụng đặc là không theo sắc dục, nguơn khí chẳng hao, được như vậy thì thành Tiên, trường sanh bất tử.
Hán Chung Ly nghe vậy thì mừng rỡ thưa rằng:
- Nhờ Tiên ông chỉ dạy, tôi xin lạy để làm học trò. Xin thầy cho biết tôn hiệu.
- Ta là đạo sĩ thời thượng cổ, nay đã thành Tiên, hiệu là Ðông Huê.
Nói rồi truyền cho Hán Chung Ly phép tu luyện và dạy luôn cho Chung Ly phép chỉ đá hóa vàng, rồi tặng cho một cây gươm thanh long chém quỉ.
Hôm sau, Hán Chung Ly lạy thầy xin trở về nhà lo thu xếp việc nhà. Ðông Huê Chơn Nhơn chỉ đường về nhà. Khi Chung Ly ngó lại thì thấy thầy và nhà cửa đều biến mất, suy nghĩ biết là Tiên ông biến hóa để độ mình. Chung Ly Quyền tự đặt hiệu cho mình là Vân Phòng, rồi cải trang đi riết về nhà đặng thăm gia quyến.
Gia đình Chung Ly Nguyên soái hay tin thất trận và mất tích, tin tưởng là đã chết nên cả nhà than khóc để tang. Nay lại thấy Chung Ly cải trang trở về thì thất kinh mừng rỡ, hỏi thăm cớ sự. Chung Ly thuật lại đủ hết. Gia quyến mừng rỡ nói rằng: Khi mới sanh ra có điềm lành, chẳng lẽ lại thác về nghiệp dữ.
Chung Ly Quyền không dám ở nhà lâu, sợ vua hay tin bắt tội, liền ăn mặc theo Ðạo sĩ, từ giã gia quyến để đi tu, lại đến thăm anh ruột là Chung Ly Giảng, đang làm chức Lang Trung. Chung Ly Giảng ham mộ đạo đức đã lâu, nay nghe em nói, mừng rỡ bội phần, liền sắp xếp hành trang, cùng em trốn lên non tu luyện. Hai người nhắm núi Họa sơn đi tới. Dọc đường, thấy con cò trắng đang ngóng cổ, Vân Phòng nói:
- Con cò cổ dài, le le cổ ngắn, không thể nào cắt bớt mà can bổ cho bằng. Việc đời cũng vậy, kẻ ưa danh lợi, người mến thanh nhàn.
Nhờ có gươm phép của thầy trao tặng, Vân Phòng giết được cọp tinh đang phá hại dân làng, lại thấy dân quá nghèo khổ, nên dùng phép chỉ đá hóa vàng, lấy vàng phát cho dân.
Ngày kia, Ðông Huê Chơn Nhơn tìm đến để dạy đạo thêm, truyền thêm phép tu luyện cho hai người.
Chung Ly Vân Phòng đi dạo chơi đến núi Tứ Hạo, thình lình một tiếng sấm nổ vang, núi nứt ra một cái khe. Vân Phòng thấy lạ, liền tiến vào khe, gặp một cái hộp đá có một cuốn kinh, liền lấy kinh đem ra ngoài xem thì khe núi biến mất, vách núi liền lại như cũ. Vân Phòng thầm biết là Thần Tiên đã ban kinh cho mình tu luyện, nên càng cố công. Chẳng bao lâu thì đạt đến mức cao siêu.
Bỗng nghe tiếng nhạc vang Trời, nhìn lên thấy mây lành năm sắc, Tiên hạc bay xuống đáp trước mặt Vân Phòng, nói tiếng người rằng: "Thượng Ðế sai tôi xuống rước Vân Phòng trở về phục chức cũ ở Thượng giới,"
Vân Phòng liền đưa sách lại cho anh, dặn dò và giã từ, cỡi hạc lên Trời. Chung Ly Giảng ở lại tu theo sách đó, lâu ngày cũng thành Tiên, được Vân Phòng cỡi hạc xuống rước.
3. Lam Thể Hòa:-
Lam Thể Hòa là Xích Cước Ðại Tiên đầu thai xuống trần, nên còn nhớ tánh cũ, thường mặc áo rộng xanh, buộc dây lưng đen, một chân đi đất, một chân mang giày, mùa hè mặc áo bông mà không biết nóng nực, mùa đông chỉ mặc áo chiếc mà không biết lạnh, thật lạ lùng.
Thường ngày, Ông Lam Thể Hòa hay cầm cặp sanh dài ba thước (thước Tàu), đi ra ngoài chợ, vừa ca vừa nhịp, để xin tiền bố thí. Những bài ca do Ông tự đặt ra đều có ý khuyên đời bỏ dữ theo lành. Tiền xin được, Ông cột vào dây lưng, vừa đi vừa ca, khi tiền rớt cũng không thèm ngó lại, khi lại dùng tiền nầy bố thí lại cho người nghèo khổ.
Những trẻ nhỏ có dịp thấy Ông Lam Thể Hòa, đến chừng lớp trẻ nầy lớn lên rồi già (tức là 60 hay 70 năm sau) thì vẫn gặp ông Lam giống y như thuở trước, vẫn ăn mặc như trước, vừa đi vừa ca vừa nhịp, không già như người thường.
Về sau, Lam Thể Hòa gặp Lý Thiết Quả, hai người đàm đạo trên lầu ở quận Hào Lương. Kế nghe tiếng nhạc vang Trời, đôi chim hạc từ trên không đáp xuống, rước hai vị Tiên về Thượng giới.
Khi cỡi hạc, Ông Lam bỏ cặp sanh rơi xuống đất, hóa thành ngọc, giây phút biến mất.
Trong Bát Tiên, Lam Thể Hòa có tánh thuần hậu nhứt.
4. Trương Quả Lão:-
Trương Quả Lão gốc là một con dơi trắng hồi tạo Thiên lập Ðịa, tu luyện lâu năm, hóa hình người, sau đến núi Trung Ðiều ở Hàng Châu, học đạo với Huyễn Khưu Chơn Nhơn, làm bạn với Lý Thiết Quả.
Các ông già bà lão thuật chuyện về Trương Quả Lão:
Khi các ông bà ấy còn con nít, thì đã biết và gặp Ông Trương, thường thấy Ông cỡi con lừa trắng đi dạo khắp nơi, đặc biệt Ông ngồi ngược chiều, quay mặt ra phía sau. Ðến khi đi về tới nơi ở, Ông liền đè bẹp con lừa, biến ra lừa giấy, xếp cất vào khăn. Khi muốn đi chơi, Ông lấy lừa giấy ra, phun nước vào thì hiện ra con lừa trắng để Ông cỡi đi chơi. Khi các ông bà ấy già, vẫn gặp lại Ông Trương giống y như trước, không già hơn chút nào, thật là Ông đã đạt được phép trường sanh bất lão.
Ðến đời vua Ðường Thái Tông, vua cho triệu Ông vào triều, nhưng Ông không chịu đến.
Qua đời Võ Hậu, Bà cũng biết tiếng Ông Trương, nên cũng cho sứ giả đến triệu vào triều. Ông Trương đi được nửa đường thì chết, giây lát thây thúi hóa vòi, sứ giả phải bỏ thây lại đó mà về triều tâu lại cho Võ Hậu rõ.
Nhưng sau đó, người ta vẫn gặp Ông Trương cỡi lừa trắng đi dạo như thường.
Ðến đời Ðường Minh Hoàng, vua sai quan là Bùi Ngộ đem chiếu đến rước ông Trương, ông Trương giả chết. Bùi Ngộ thắp nhang cầu khẩn, ông Trương từ từ sống lại, nhưng không chịu đi. Bùi Ngộ không dám ép, đành trở về triều tâu lại.
Ðường Minh Hoàng lại sai hai sứ giả nữa là Dự Thông và Lư Trang Huyền, đem sắc chỉ đến rước nữa. Ông Trương thấy vua có lòng trọng vọng nên mới chịu tới, được nhà vua và bá quan kính trọng mười phần. Minh Hoàng hỏi Trương Quả Lão về chuyện Thần Tiên, Ông Trương ngồi làm thinh, nín hơi mấy bữa, không chịu nói.
Ngày kia Minh Hoàng làm tiệc đãi Trương Quả Lão, Ông từ chối, nói rằng: "Tôi không biết uống rượu, duy có học trò tôi nó uống tới một đấu."
Vua Minh Hoàng xin vời tới. Giây phút có một đạo sĩ trẻ chừng 16 tuổi từ ngoài bay vào, ra mắt nhà vua.
Trương Quả Lão nói:
- Nó là đệ tử của tôi, xin đứng hầu Bệ hạ.
Minh Hoàng thưởng cho nó một đấu rượu, nó liền uống hết. Minh Hoàng lại ép uống nữa. Trương Quả Lão nói:
- Chẳng nên cho nó uống nhiều, nếu quá chén, ắt sanh điều quái gở.
Minh Hoàng cứ ép uống rượu để xem sự thể ra sao.
Giây phút, trên đầu đệ tử hiện ra một cái quả bằng vàng, rồi người đệ tử biến mất, quả bằng vàng ở dưới đất trơ trơ, giở nắp ra thấy rượu đầy quả. Coi lại, đó là quả vàng của vua. Ai nấy đều phục phép Tiên của Trương Quả Lão.
Vua hỏi Ông Trương bao nhiêu tuổi. Ông Trương đáp:
- Tôi sanh năm Bính Tý đời vua Nghiêu.
Vua Ðường lấy làm lạ, vì thấy Ông Trương tuổi lối 70 hay 80, liền truyền lịnh cho quan coi tướng là Hình Hòa Phát coi tuổi Trương Quả Lão, nhưng coi cũng không ra.
Vua liền sai Sư Dạ Quang là người coi thấu việc quỉ thần, coi cũng không biết tướng tinh của Trương Quả Lão. Khi ấy có Ðạo sĩ Diệp Pháp Thiện, học được phép Tiên, biết việc quỉ thần, rất được Minh Hoàng yêu mến, được Minh Hoàng vời đến hỏi tướng tinh của Trương Quả Lão.
Diệp Pháp Thiện tâu rằng:
- Nếu Bệ hạ chịu cất mão cổi giày mà xin tội cho tôi với Trương Quả Lão thì tôi mới dám nói.
Vua Minh Hoàng vì tính hiếu kỳ nên ưng chịu.
Diệp Pháp Thiện tâu rằng:
- Trương Quả Lão cỡi lừa kỳ lắm, ngồi day ngược ngó ra sau, thiệt là con dơi trắng thời thượng cổ.
Nói vừa dứt lời thì Diệp Pháp Thiện bị sặc máu tươi chết liền tại chỗ. Vua Minh Hoàng kinh hãi, liền cất mão cổi hài như đã hứa, đến gặp Trương Quả Lão xin tội cho Pháp Thiện. Trương Quả Lão nói:
- Nó nhiều chuyện lắm, nếu không trị nó thì lậu cơ Trời.
Minh Hoàng cứ đứng đó năn nỉ hoài, buộc lòng Trương Quả Lão phải tha cho Pháp Thiện, đến phun nước vào mặt thì Pháp Thiện sống lại như thường.
Minh Hoàng sắc phong cho cho Trương Quả Lão là Thông Huyền Tiên Sinh, lại sai vẽ chơn dung của Ông Trương treo ở lầu Tập Hiền.
Ngày kia, Minh Hoàng đi săn, bắt được con nai tại đất Hàm Dương, truyền làm thịt đãi yến. Ông Trương can rằng:
- Nó là Tiên lộc ngàn năm, chẳng nên giết. Nguyên trước đây, vua Hớn Võ Ðế săn đặng con nai nầy, vua cho đóng đính bài trên gạt bên tả rồi thả cho đi.
Minh Hoàng truyền coi lại thì trên gạt con nai nầy có đính bài đúng như Ông Trương nói, nhưng chữ trên đính bài đã mòn. Minh Hoàng hỏi: - Từ đó đến nay bao nhiêu năm?
Trương Quả Lão đáp: - Năm Quí Hợi, Hớn Võ Ðế đào ao Côn Minh, đến nay là năm Giáp Tuất, cộng lại là 852 năm.
Vua truyền quan Thái Sử coi lại thì y số.
Sau Trương Quả Lão xin về dưỡng già. Minh Hoàng cầm không được, liền ban tặng cho một chiếc xe, một cây lụa, hai lính hầu, đưa Trương Quả Lão về Hàng Châu. Ông Trương cho một tên lính hầu về trào, chỉ giữ lại một tên, rồi hai thầy trò đi vào núi Thiên Bửu.
Ít lâu sau, Minh Hoàng lại cho triệu Trương Quả Lão. Ông bèn giả chết, tên lính hầu lo chôn cất tử tế rồi báo về triều. Mấy hôm sau đó, người ta lại thấy Trương Quả Lão cỡi lừa ngược đi dạo. Tên lính ấy lấy làm lạ, đào mộ của Ông Trương lên xem, chỉ thấy cái hòm không.
Vua Minh Hoàng hay tin, cho lập một cái miểu tại núi Thiên Bửu để thờ Trương Quả Lão.
5. Hà Tiên Cô:-
Về sau, Lam Thể Hòa gặp Lý Thiết Quả, hai người đàm đạo trên lầu ở quận Hào Lương. Kế nghe tiếng nhạc vang Trời, đôi chim hạc từ trên không đáp xuống, rước hai vị Tiên về Thượng giới.
Khi cỡi hạc, Ông Lam bỏ cặp sanh rơi xuống đất, hóa thành ngọc, giây phút biến mất.
Trong Bát Tiên, Lam Thể Hòa có tánh thuần hậu nhứt.
4. Trương Quả Lão:-
Trương Quả Lão gốc là một con dơi trắng hồi tạo Thiên lập Ðịa, tu luyện lâu năm, hóa hình người, sau đến núi Trung Ðiều ở Hàng Châu, học đạo với Huyễn Khưu Chơn Nhơn, làm bạn với Lý Thiết Quả.
Các ông già bà lão thuật chuyện về Trương Quả Lão:
Khi các ông bà ấy còn con nít, thì đã biết và gặp Ông Trương, thường thấy Ông cỡi con lừa trắng đi dạo khắp nơi, đặc biệt Ông ngồi ngược chiều, quay mặt ra phía sau. Ðến khi đi về tới nơi ở, Ông liền đè bẹp con lừa, biến ra lừa giấy, xếp cất vào khăn. Khi muốn đi chơi, Ông lấy lừa giấy ra, phun nước vào thì hiện ra con lừa trắng để Ông cỡi đi chơi. Khi các ông bà ấy già, vẫn gặp lại Ông Trương giống y như trước, không già hơn chút nào, thật là Ông đã đạt được phép trường sanh bất lão.
Ðến đời vua Ðường Thái Tông, vua cho triệu Ông vào triều, nhưng Ông không chịu đến.
Qua đời Võ Hậu, Bà cũng biết tiếng Ông Trương, nên cũng cho sứ giả đến triệu vào triều. Ông Trương đi được nửa đường thì chết, giây lát thây thúi hóa vòi, sứ giả phải bỏ thây lại đó mà về triều tâu lại cho Võ Hậu rõ.
Nhưng sau đó, người ta vẫn gặp Ông Trương cỡi lừa trắng đi dạo như thường.
Ðến đời Ðường Minh Hoàng, vua sai quan là Bùi Ngộ đem chiếu đến rước ông Trương, ông Trương giả chết. Bùi Ngộ thắp nhang cầu khẩn, ông Trương từ từ sống lại, nhưng không chịu đi. Bùi Ngộ không dám ép, đành trở về triều tâu lại.
Ðường Minh Hoàng lại sai hai sứ giả nữa là Dự Thông và Lư Trang Huyền, đem sắc chỉ đến rước nữa. Ông Trương thấy vua có lòng trọng vọng nên mới chịu tới, được nhà vua và bá quan kính trọng mười phần. Minh Hoàng hỏi Trương Quả Lão về chuyện Thần Tiên, Ông Trương ngồi làm thinh, nín hơi mấy bữa, không chịu nói.
Ngày kia Minh Hoàng làm tiệc đãi Trương Quả Lão, Ông từ chối, nói rằng: "Tôi không biết uống rượu, duy có học trò tôi nó uống tới một đấu."
Vua Minh Hoàng xin vời tới. Giây phút có một đạo sĩ trẻ chừng 16 tuổi từ ngoài bay vào, ra mắt nhà vua.
Trương Quả Lão nói:
- Nó là đệ tử của tôi, xin đứng hầu Bệ hạ.
Minh Hoàng thưởng cho nó một đấu rượu, nó liền uống hết. Minh Hoàng lại ép uống nữa. Trương Quả Lão nói:
- Chẳng nên cho nó uống nhiều, nếu quá chén, ắt sanh điều quái gở.
Minh Hoàng cứ ép uống rượu để xem sự thể ra sao.
Giây phút, trên đầu đệ tử hiện ra một cái quả bằng vàng, rồi người đệ tử biến mất, quả bằng vàng ở dưới đất trơ trơ, giở nắp ra thấy rượu đầy quả. Coi lại, đó là quả vàng của vua. Ai nấy đều phục phép Tiên của Trương Quả Lão.
Vua hỏi Ông Trương bao nhiêu tuổi. Ông Trương đáp:
- Tôi sanh năm Bính Tý đời vua Nghiêu.
Vua Ðường lấy làm lạ, vì thấy Ông Trương tuổi lối 70 hay 80, liền truyền lịnh cho quan coi tướng là Hình Hòa Phát coi tuổi Trương Quả Lão, nhưng coi cũng không ra.
Vua liền sai Sư Dạ Quang là người coi thấu việc quỉ thần, coi cũng không biết tướng tinh của Trương Quả Lão. Khi ấy có Ðạo sĩ Diệp Pháp Thiện, học được phép Tiên, biết việc quỉ thần, rất được Minh Hoàng yêu mến, được Minh Hoàng vời đến hỏi tướng tinh của Trương Quả Lão.
Diệp Pháp Thiện tâu rằng:
- Nếu Bệ hạ chịu cất mão cổi giày mà xin tội cho tôi với Trương Quả Lão thì tôi mới dám nói.
Vua Minh Hoàng vì tính hiếu kỳ nên ưng chịu.
Diệp Pháp Thiện tâu rằng:
- Trương Quả Lão cỡi lừa kỳ lắm, ngồi day ngược ngó ra sau, thiệt là con dơi trắng thời thượng cổ.
Nói vừa dứt lời thì Diệp Pháp Thiện bị sặc máu tươi chết liền tại chỗ. Vua Minh Hoàng kinh hãi, liền cất mão cổi hài như đã hứa, đến gặp Trương Quả Lão xin tội cho Pháp Thiện. Trương Quả Lão nói:
- Nó nhiều chuyện lắm, nếu không trị nó thì lậu cơ Trời.
Minh Hoàng cứ đứng đó năn nỉ hoài, buộc lòng Trương Quả Lão phải tha cho Pháp Thiện, đến phun nước vào mặt thì Pháp Thiện sống lại như thường.
Minh Hoàng sắc phong cho cho Trương Quả Lão là Thông Huyền Tiên Sinh, lại sai vẽ chơn dung của Ông Trương treo ở lầu Tập Hiền.
Ngày kia, Minh Hoàng đi săn, bắt được con nai tại đất Hàm Dương, truyền làm thịt đãi yến. Ông Trương can rằng:
- Nó là Tiên lộc ngàn năm, chẳng nên giết. Nguyên trước đây, vua Hớn Võ Ðế săn đặng con nai nầy, vua cho đóng đính bài trên gạt bên tả rồi thả cho đi.
Minh Hoàng truyền coi lại thì trên gạt con nai nầy có đính bài đúng như Ông Trương nói, nhưng chữ trên đính bài đã mòn. Minh Hoàng hỏi: - Từ đó đến nay bao nhiêu năm?
Trương Quả Lão đáp: - Năm Quí Hợi, Hớn Võ Ðế đào ao Côn Minh, đến nay là năm Giáp Tuất, cộng lại là 852 năm.
Vua truyền quan Thái Sử coi lại thì y số.
Sau Trương Quả Lão xin về dưỡng già. Minh Hoàng cầm không được, liền ban tặng cho một chiếc xe, một cây lụa, hai lính hầu, đưa Trương Quả Lão về Hàng Châu. Ông Trương cho một tên lính hầu về trào, chỉ giữ lại một tên, rồi hai thầy trò đi vào núi Thiên Bửu.
Ít lâu sau, Minh Hoàng lại cho triệu Trương Quả Lão. Ông bèn giả chết, tên lính hầu lo chôn cất tử tế rồi báo về triều. Mấy hôm sau đó, người ta lại thấy Trương Quả Lão cỡi lừa ngược đi dạo. Tên lính ấy lấy làm lạ, đào mộ của Ông Trương lên xem, chỉ thấy cái hòm không.
Vua Minh Hoàng hay tin, cho lập một cái miểu tại núi Thiên Bửu để thờ Trương Quả Lão.
5. Hà Tiên Cô:-
Hà Tiên Cô, tên thật là Hà Tố Nữ, quê ở Quảng Châu, huyện Tăng Thành. Khi còn bé, Hà Tố Nữ có sáu cái xoáy trên đầu, ai cũng cho là kỳ. Hà Tố Nữ ở với mẹ tại khe Vân Mẫu.
Nhằm đời Ðường Võ Hậu, Hà Tố Nữ nằm chiêm bao được Thánh nhơn mách bảo nên ăn bột Vân Mẫu thì nhẹ mình chẳng thác. Hà Tố Nữ thức dậy, nhớ lại làm y lời. Bà mẹ thấy Tố Nữ đến tuổi trưởng thành nên có ý kén rể. Hà Tố Nữ nhứt định không chịu lấy chồng, chỉ muốn ở vậy nuôi mẹ.
Ngày kia, Tố Nữ đi kiếm bột Vân Mẫu thì gặp hai Tiên Lý Thiết Quả và Lam Thể Hòa đang mang giỏ Hoa Lam đi hái bông. Hai vị thấy Hà Tố Nữ gần thành Tiên, liền gọi đến, truyền cho phép tu luyện, và kêu tặng là Hà Tiên Cô.
Võ Hậu nghe đồn, cho người đến rước Hà Tiên Cô, nhưng dọc đường đi về trào, Hà Tiên Cô biến mất.
Sau quan Thứ Sử họ Cao gặp Hà Tiên Cô ở trên lầu Quảng Châu. Thứ Sử về trào tâu cho Võ Hậu rõ.
Lý Thiết Quả đến độ cả hai mẹ con Hà Tiên Cô về cảnh Bồng Lai.
6. Lữ Ðồng Tân:-
Lữ Ðồng Tân, con của Thứ Sử Hải Châu, sanh ngày 14 tháng 4. Khi bà mẹ mới sanh Ông thì trong phòng mùi hương thơm phức, có hạc trắng bay vào phòng rồi biến mất. Ấy là Huê Dương Chơn Nhơn đầu thai xuống trần làm Lữ Ðồng Tân.
Lữ Ðồng Tân lớn lên, mắt phụng mày ngài, tay dài, cổ cao, mũi thẳng, xương gò má cao, chơn mày bên tả có nốt ruồi, dưới bàn chơn có chỉ như lưng qui, mình cao 8 thước 2, tánh ưa bịt khăn huê dương (bao đảnh xanh), mặc áo đạo sĩ.
Khi ấy có thầy coi tướng Mãn Tổ đến coi đoán rằng: "Người trẻ nầy tướng khác phàm tục, sau gặp chữ Lư thì đắc thời, gặp chữ Chung thì thành đạo."
Mọi người trong nhà đều nghe nhưng không hiểu gì.
Năm 20 tuổi, Lữ Ðồng Tân xưng hiệu là Thuần Dương, nên gọi là Lữ Thuần Dương, đi thi đỗ Tú Tài, tiếp theo đỗ luôn Cử Nhân, nhưng khi thi Tiến Sĩ thì rớt. Khi đến núi Lư sơn, gặp Huỳnh Long Chơn Nhơn dạy cho phép tu luyện và tặng cho một thanh gươm chém được yêu quái.
Ngày kia, Lữ Ðồng Tân đến chợ Trường An, huyện Hàm Ðan, vào quán rượu, gặp một đạo sĩ mặc áo trắng đang đề thơ trên vách ba bài thi như sau:-
Ngồi đứng hằng mang rượu một bầu,
Chẳng cho cặp mắt thấy Hoàng Châu.
Dạo chơi ít kẻ tường tên họ,
Trên thế thanh nhàn muốn được đâu?
***
Thần Tiên tìm bạn khó không nài,
Có phước theo ta dễ mấy ai?
Ðông Hải rõ ràng nhiều động đá,
Ít người được thấy núi Bồng Lai.
***
Dạo chơi theo thuở, ở theo thời,
Danh lợi làm chi mắc nợ đời.
Nằm nghĩ co tay hằng đếm mãi,
Mấy ai ao ước được như lời.
Lữ Ðồng Tân thấy đạo sĩ cốt cách Thần Tiên, đề thơ thanh thoát thì cảm phục lắm, liền đến làm quen, chắp tay chào hỏi và xin Ðạo sĩ cho biết họ tên. Ðạo sĩ mời ngồi, rồi nói rằng:
- Ông hãy làm một bài thơ cho ta biết ý trước đã.
Lữ Ðồng Tân liền đọc:-
Cân đai ràng buộc ý không màng,
Áo vải coi ra rất nhẹ nhàng.
Danh lợi cuộc đời chưa phỉ nguyện,
Làm tôi Thượng Ðế mới nên trang.
Ðạo sĩ nói:
- Ta là Chung Ly Vân Phòng, tu ở núi Triều Hạc, Ông có muốn đi chơi với ta không?
Ðồng Tân có vẻ lưỡng lự. Vân Phòng biết họ Lữ còn muốn đi thi Tiến Sĩ để trổ danh với đời, nên ý còn dùng dằng.
Vân Phòng muốn độ Lữ Ðồng Tân nên ngồi nấu một nồi huỳnh lương, tức là nồi hạt kê vàng. Trong lúc chờ cho nồi kê chín, Vân Phòng đưa cho Lữ Ðồng Tân một cái gối, bảo nằm xuống nghỉ, còn mình thì tiếp tục chụm củi đun nồi bắp.
Ðồng Tân nằm xuống, kê đầu lên gối, giây lát chiêm bao thấy mình vác lều chõng đi thi, ngang qua nhà giàu nọ, gặp người con gái rất đẹp thì ướm lời. Nàng nói rằng: Nếu chàng thi đậu Trạng Nguyên thì thiếp nguyện nâng khăn sửa trấp.
Lữ Ðồng Tân vào khoa thi đỗ Trạng, về cưới nàng ấy, sau lại cưới thêm hầu thiếp, được vua bổ làm quan Gián Nghị, lần lần thăng lên. Sau 40 năm được vua phong tới chức Thừa Tướng, con cái đông đảo, sui gia cũng bực quan lớn, lại có cháu nội cháu ngoại. Thật là vinh sang phú quí tột bực.
Chẳng may, sau đó bị gian thần hãm hại, vu oan giá họa, vua tin lời, bắt tội, truyền tịch thâu gia sản, đày qua núi Lãnh Biển, cực khổ vô cùng. Kế giựt mình thức dậy.
Vân Phòng ngồi kế bên cười lớn, ngâm câu thơ:
Nồi kê hãy còn ngòi,
Chiêm bao đà thấy cháu.
Lữ Ðồng Tân lấy làm lạ hỏi rằng:
- Thầy biết sự chiêm bao của tôi sao?
- Chiêm bao 50 năm, công việc cả muôn, thiệt không đầy một lát, đặng chẳng khá mừng, mất không nên thảm, hết vinh tới nhục là lẽ thường. (Do sự tích nầy mà người ta nói: Giấc Huỳnh lương, Giấc kê vàng, Giấc Hàm Ðan, là để chỉ giấc mộng của Lữ Ðồng Tân, xem vinh hoa phú quí là phù du mộng ảo).
Ðồng Tân nghe Vân Phòng nói vậy, liền tỉnh ngộ, ngẫm nghĩ thấy chán ngán cuộc đời, cầu xin Vân Phòng truyền đạo.
Vân Phòng nói:
- Việc nhà hãy chưa an, đời sau tu cũng không muộn.
Nói rồi liền bỏ đi. Lữ Ðồng Tân trở về nhà, bỏ việc công danh, lo tu tâm dưỡng tánh. Trong thời gian đó, Chung Ly Vân Phòng lần lượt bày ra 10 điều để thử tâm chí của Lữ Ðồng Tân. Vân Phòng rất hài lòng về người đệ tử nầy, nói:
- Ta đã thử 10 điều, khen ngươi bền chí, đáng được truyền đạo trường sanh. Song ngươi chưa có công quả bao nhiêu, nên ta rước gấp chưa được. Nay ta dạy ngươi phép chỉ đá hóa vàng, ngươi cứu đời cho có công quả, rồi ta sẽ rước ngươi về Thượng giới.
Lữ Ðồng Tân thưa rằng:
- Vàng ấy chừng bao lâu mới phai?
- Cách 3000 năm mới trổ.
Lữ Ðồng Tân châu mày thưa rằng:
- Như vậy thì cứu người nghèo bây giờ mà lại làm hại những kẻ 3000 năm sau nhiều lắm, thiệt tôi chẳng nỡ.
Vân Phòng khen:
- Lòng ngươi nhơn đức 10 phần, truyền đạo bây giờ cũng đặng.
Nói rồi dắt Lữ Ðồng Tân về núi Triều Hạc, và sau đó truyền hết các phép tu luyện cho Lữ.
Một ngày nọ, Vân Phòng gọi Lữ Ðồng Tân nói:
- Ta sắp lên chầu Thượng Ðế, sẽ tâu xin đem tên ngươi vào sổ Tiên. Cách 10 năm nữa, đến gặp ta tại Ðộng Ðình Hồ.
Xảy có một vị Tiên cỡi hạc bay đến nói:
- Có chiếu chỉ của Ðức Thượng Ðế phong Vân Phòng làm chức Kim Khuyết Thượng Tiên. Hãy mau lên lãnh sắc.
Vân Phòng liền từ giã Lữ Ðồng Tân rồi bay lên mây. Lữ Ðồng Tân vẫn ở núi Triều Hạc để tu và lập công quả.
Ngày nọ, Lữ Ðồng Tân đến sông Giang Hoài, được biết có một con giao thành tinh, phá hại dân chúng. Ðã có nhiều đạo sĩ đến trị nó không nổi. Lữ Ðồng Tân biết mình có gươm phép của Huỳnh Long Chơn Nhơn ban cho, chắc trừ nó đặng, nên nói với quan Phủ để mình lãnh cho.
Nói rồi, rút gươm phép ra, miệng niệm Thần chú, phóng gươm xuống sông Giang Hoài, giây phút thấy nước sông nổi sóng, máu tươi vọt lên thắm đỏ dòng sông, con giao long bị chém đứt họng nổi lên. Gươm linh nầy chém xong lại trở vô vỏ. Quan Phủ rất mừng, tặng cho Lữ vàng bạc để đền ơn, nhưng họ Lữ không nhận.
Lữ Ðồng Tân đi qua Châu Nhạc Dương, bố thí thuốc chữa bịnh, và tìm người lành độ dẫn tu hành. Kế tới ngày hẹn với Chung Ly, Lữ Ðồng Tân sắp đặt để đi đến Ðộng Ðình Hồ đón Vân Phòng và cùng Vân Phòng đi độ Hàn Tương Tử.
7. Hàn Tương Tử:-
Hàn Tương Tử sanh nhằm đời Ðường, cháu ruột của Hàn Dũ, kêu Hàn Dũ bằng chú. Thuở nhỏ, Hàn Dũ ép cháu học Nho để tiến thân trên đường làm quan nhưng Hàn Tương Tử không chịu nên nói:
- Chú mộ công danh phú quí, cháu mộ đạo Thần Tiên.
Vì vậy, Hàn Tương Tử thường lo tu tâm dưỡng tánh.
Ngày nọ, Hàn Tương Tử gặp Chung Ly và Lữ Ðồng Tân. Ba người dắt lên non hái đào chín. Chung Ly biết Hàn Tương Tử sắp thành Tiên, liền kêu Hàn leo lên cây hái đào chín, nhánh đào gãy, Hàn Tương Tử té xuống bỏ xác thành Tiên, theo Hớn Chung Ly và Lữ Ðồng Tân lên ở núi Bồng Lai.
Hàn Tương Tử có ý muốn độ chú mình là Hàn Dũ. Năm ấy, Trời hạn hán, Hàn Dũ vâng lịnh vua cầu mưa nhưng không linh. Bỗng nghe một đạo sĩ (do Hàn Tương Tử biến hóa ra) rao lên rằng:
- Ai muốn mua mưa tuyết, ta bán cho.
Hàn Dũ liền rước vào yêu cầu đạo sĩ cầu mưa, giây phút mưa xuống ngập đồng, tuyết sa chất ngất. Hàn Dũ nói:
- Không chắc ai đảo võ mà đặng mưa tuyết nầy. Ta cầu đã nửa ngày rồi, có khi kết quả chậm một chút.
Ðạo sĩ nói:
- Mưa tuyết do tôi cầu cao 3 thước 3 tấc.
Hàn Dũ đo lại, đúng y như lời đạo sĩ, mới tin đạo sĩ là Thần Tiên có phép mầu.
Ðến ngày Hàn Dũ ăn lễ sinh nhựt, Hàn Tương Tử đến chúc thọ chú. Hàn Dũ thấy vậy, nửa mừng nửa giận hỏi:
- Bấy lâu nay ngươi theo học đạo Thần Tiên thế nào? Làm một bài thơ nghe thử.
Hàn Tương Tử ngâm rằng:-
Ðã quyết chí tu trì, Thành Tiên chẳng khó chi,
Mây xanh hằng cỡi hạc, Ðộng đá cứ ngâm thi.
Ðặt rượu trong giây phút, Trồng hoa nở tức thì.
Lâu dài ngàn tuổi thọ, Ðiều độ kẻ tương tri.
Hàn Dũ nói:
- Ngươi cướp quyền Tạo Hóa đặng sao? Hãy đặt rượu và trồng hoa xem thử.
Hàn Tương Tử bảo đem một cái ché không, đặt giữa bàn, lấy mâm đậy lại, trong giây phút, rượu ngon đầy ché. Rồi Hàn ra trước sân, đào đất vun đống, tức thì mọc lên một cây hoa mẫu đơn nở bông rất lớn, giữa bông có hiện ra hàng chữ:
Vân hoành Tần lãnh gia hà tại,
Tuyết ủng Lam quan mã bất tiền.
Hàn Dũ đọc rồi ngẫm nghĩ mãi mà không hiểu ý gì, liền hỏi Hàn Tương Tử. Hàn Tương Tử đáp rằng:
- Ngày sau chú sẽ biết, bây giờ không dám lậu Cơ Trời.
Ai nấy trong bàn tiệc đều lấy làm lạ kỳ. Mãn tiệc, Hàn Tương Tử từ giã về núi.
Lúc ấy nhằm đời vua Ðường Hiến Tông, bên Tây Trúc đem dâng tượng Phật, vua muốn rước vào cung để thờ. Bá quan không ai dám can gián. Hàn Dũ thấy vậy liền dâng sớ can vua:
- Từ Tam Hoàng Ngũ Ðế đến vua Võ vua Thang, vua Văn Vương, chưa có Ðạo Phật thì thiên hạ thái bình. Ðến đời Hớn, vua Minh Ðế đem Ðạo Phật vào Trung Nguyên thì nhà Hớn chẳng lâu dài. Sau qua đời Lương Võ Ðế, vua rước Phật về thờ phượng hết lòng, nhưng vua bị Hầu Kiển vây khổn, phải chết đói tại Ðài Thành, sao Phật không cứu? Như thế chẳng nên tin Phật. Xin Bệ hạ đãi bọn Tây Vức rồi truyền đem tượng Phật ném xuống sông hay quăng vào lửa mà hủy đi kẻo thiên hạ mê lầm.
Ðường Hiến Tông xem sớ xong thì nổi giận, truyền lột chức Hàn Dũ và đày ra Triều Châu tức thì.
Hàn Dũ bị dẫn đi đày, đến một nơi hoang vắng, chẳng có nhà cửa người ở, mây giăng chót núi mịt mù, tuyết rơi bít lối. Chợt thấy phía trước có một đạo sĩ đang quét tuyết dọn đường, nhìn kỹ lại là Hàn Tương Tử. Hàn Dũ mừng rỡ hỏi:
Xứ nầy là chốn nào?
Hàn Tương Tử đáp:
Ðây là Ải Lam quan, núi nầy là Tần lãnh.
Hàn Dũ nhớ lại hai câu thơ trong hoa mẫu đơn thì than:
Như vậy, số Trời đã định, chạy sao cho khỏi.
Từ đó, Hàn Dũ mới tin Trời và trọng Ðạo. Ðêm ấy, chú cháu bàn chuyện đạo đức đến khuya. Rạng ngày, Hàn Tương Tử tặng cho chú một hoàn thuốc, rồi dặn chú:
- Chú uống một hoàn thuốc Tiên nầy thì khỏi sanh các bịnh. Không bao lâu, ở Triều Châu có sấu nổi lên phá hại, chú đặt văn tế đưa nó phải đi, kế đặng phục chức trở về triều. Sau đó, cháu sẽ về độ chú, truyền cho phép tu luyện.
Nói rồi, Hàn Tương Tử từ giã chú trở về cung Tiên.
8. Tào Quốc Cựu:-
Tại núi Bồng Lai, trong lúc ăn tiệc, uống rượu quỳnh tương, Lý Thiết Quả nói:
- Tại Bồng Lai có 8 động đá, mà anh em ta có 7 người, phải rán độ thêm một vị nữa. Ta nhắm em của Tào Thái Hậu là Tào Quốc Cựu có khí tượng Thần Tiên, cũng nên độ kẻo uổng.
Hán Chung Ly thưa rằng:
- Ðể tôi xuống coi thử, nếu thực vậy thì tôi lo điều độ.
Nói về Tào Quốc Cựu, tên thật là Tào Hữu, em ruột của Tào Thái Hậu, đời vua Tống. Tào Hữu có một người em ruột là Tào Nhị, ỷ thế của anh và chị, lập phe đảng hại dân, bắt hiếp gái lành, sang đoạt tài sản. Tào Hữu rất giận, thường la mắng Tào Nhị, nhưng Tào Nhị vẫn chứng nào tật nấy, lại đem lòng oán trách.
Tào Hữu thường than rằng: Chứa lành có phước, chứa dữ mang họa. Em mình làm dữ mười phần, lẽ nào không bị hại, tuy qua đặng dương pháp, chớ chạy sao khỏi luật Trời. Nếu tai họa tới thì mình phải tội liên can, chi bằng nên lánh trước kẻo nhơ danh và mắc nạn.
Suy nghĩ rồi, liền bán hết tài sản, đem tất cả tiền thâu được bố thí cho dân nghèo, rồi mặc áo quần đạo sĩ đi lên núi, tìm chỗ thanh vắng để tu hành. Qua được vài năm thì Hán Chung Ly và Lữ Ðồng Tân tìm đến gặp mặt, hỏi rằng:
- Ông tu luyện ra sao?
- Lòng mộ đạo Thần Tiên thì lánh việc trần, chớ tôi không biết phép tu luyện chi hết.
Hai Tiên liền hỏi tiếp: - Ðạo ở đâu mà mộ?
Tào Quốc Cựu chỉ Trời.
- Trời ở đâu?
Tào Quốc Cựu chỉ vào trái tim.
Hán Chung Ly nói: - Tâm là Trời, Trời là đạo. Ông đã biết rõ cội rễ, tu chắc thành Tiên.
Nói rồi, liền đưa Tào Quốc Cựu về núi Bồng Lai.
Từ đây về sau, núi Bồng Lai có đủ Bát Tiên ở trong 8 động, tiêu diêu nhàn lạc vô cùng.
Ngày kia, Hà Tiên Cô nói với bảy Tiên rằng:
- Lẽ thường, Tiên Ông mới thành thì ra mắt Ðông Vương Công, còn Tiên Nữ mới thành thì ra mắt Tây Vương Mẫu. Kỳ trước, sanh nhựt của Ðông Vương Công, Tiên Nữ cũng đi chúc thọ. Nay gần đến sanh nhựt của Ðức Tây Vương Mẫu, bảy Ông tính đi chúc thọ không?
Hớn Chung Ly và Lam Thể Hòa đồng nói:
- Tây Vương Mẫu không cai trị chúng ta, song Bà là vị làm đầu Tiên Nữ, các Thần Tiên đều phó hội, lẽ nào chúng ta không đi, ngặt chẳng có vật chi báu để dâng lễ Chúc thọ. Trương Quả Lão nói:
- Tây Vương Mẫu ở Cung Diêu Trì thiếu chi vật báu, chúng ta đặt văn chúc thọ mà khánh hạ thì hay hơn.
Lý Thiết Quả khen phải. Lữ Ðồng Tân nói:
- Văn của chúng ta cũng tầm thường, ước đặng văn của Lão Quân thì mới xứng đáng.
Hà Tiên Cô nói:
- Thái Thượng Lão Quân hậu đãi Lý Tiên Trưởng lắm, nếu Lý Tiên Trưởng cầu Ngài chắc đặng.
Lý Thiết Quả nói:
- Phải, song việc đông người mà đi một mình ta thì thất lễ. Vậy thì tám anh em ta cùng đi đến mà cầu Lão Quân.
Nói rồi, Bát Tiên đồng đằng vân qua Cung Ðâu Suất. Ðức Lão Quân tiếp Bát Tiên, mời vào Cung, nói:
- Thuở nay, nhà Nho hay học sách của ta như Ðạo Ðức Kinh, Kinh Cảm Ứng, song dùng cho thông ý tứ mà làm văn, chớ chẳng bắt chước theo lời dạy bảo. Lại có kẻ kiêu ngạo, chê Phật, chê Lão, nên ta chẳng đặt sách chi thêm nữa mà dạy đời.
Lý Thiết Quả thấy Lão Quân có sắc buồn, nhưng cũng rán cầu xin đặt bài chúc thọ Vương Mẫu. Lão Quân cười nói:
- Ta ít ưa việc ấy, vì nhiều người làm không đặng mà lại hay chê. Song tám vị cầu ta, ta đặt giúp cho một bài từ cũng đủ.
Lão Quân nói xong, liền viết một bài, đưa cho Bát Tiên xem thử. Ai nấy đều khen ngợi vô cùng. Bát Tiên từ tạ lui ra, đến cậy Chức Nữ làm trục bằng gấm, dán chữ sáng như sao, rồi đem đi chúc thọ. Bát Tiên đến Hội Bàn Ðào chúc thọ Tây Vương Mẫu, thấy các Thần Tiên đến đông lắm. Bát Tiên dâng bức trướng chúc thọ. Tây Vương Mẫu khen văn đặt rất hay.
Sau khi mãn tiệc, các Thần Tiên đều về hết, Bát Tiên còn lưu lại. Tây Vương Mẫu gọi bốn nàng thị nữ đến bảo rằng:
- Ðổng Song Thành, Vương Tử Phá, Hứa Phi Yến, An Phát Trinh, bốn người từ khi ca múa tại Hoa Ðiện của vua Hớn Võ Ðế đến nay cũng đã khá lâu, bây giờ hãy thổi sáo và đờn ca cho Bát Tiên uống rượu.
Bốn nàng vâng lời. Lam Thể Hòa khen hay, rót rượu dâng lên Tây Vương Mẫu. Vương Mẫu nói:
- Nghe tiếng Lam Tiên ca hay, nên trình nghề chung vui.
Lam Thể Hòa vâng lời, lấy cặp sanh ra, vừa nhịp vừa ca. Ai nấy đều khen và cười ngất. Tây Vương Mẫu thưởng cho rượu và đào. Lam Thể Hòa nói:
- Hàn Tương Tử thổi sáo hay lắm.
Tây Vương Mẫu bảo thử. Hàn Tương Tử vâng lời. Tây Vương Mẫu nghe xong, khen hay, bảo:
- Bản ấy rất hay, An Phát Trinh phải nhớ mà tập.
Tiệc xong, Bát Tiên từ tạ. Tây Vương Mẫu truyền đưa Bát Tiên đến chơn mây.
Bát Tiên thấy sóng biển Ðông cao lắm. Ðồng Tân nói:
- Thuở nay nghe đồn Ðông hải mà chưa đến xem phong cảnh thế nào. Sẵn dịp nầy, chúng ta nên xem qua một chuyến.
Lý Thiết Quả nói phải. Trương Quả Lão can rằng:
- Bữa nay chúngta uống nhiều rượu say rồi, để khi khác.
Hán Chung Ly nói:
- Sẵn dịp nầy chẳng đi dạo, còn đợi dịp nào?
Bát Tiên đồng đi đến mé biển. Lữ Ðồng Tân nói:
- Nay đằng vân quá hải, không lấy làm tài, chi bằng mỗi người thả một phép xuống biển, cỡi qua tới mé bên kia mới thiệt thần thông.
Lý Thiết Quả quăng gậy xuống nổi lên mặt nước, rồi nhảy xuống đứng một chân trên gậy.
Hán Chung Ly ném Phất chủ xuống biển và nhảy xuống đứng trên Phất chủ.
Trương Quả Lão thả Lừa giấy, Lữ Ðồng Tân thả Ống tiêu, Lam Thể Hòa thả Ngọc bản, Hàn Tương Tử thả giỏ Hoa lam, Tào Quốc Cựu thả Thủ quyển, Hà Tiên Cô thả Bông sen.
Tất cả Bát Tiên đều đứng trên bửu pháp của mình, giống như đứng trên thuyền, đồng vượt qua Ðông hải.
*Nhược Thủy
Xin theo dõi tiếp BÀI 13. dienbatn giới thiệu.
Không có nhận xét nào
Đăng nhận xét