Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

CHUYỆN HUYỀN BÍ KIM CỔ SƯU TẦM . BÀI 9.

CHUYỆN HUYỀN BÍ KIM CỔ SƯU TẦM . BÀI 9. BA MIỀN QUÊ CỦA CÁC NHÂN TÀI ĐẤT VIỆT. Xin bắt đầu từ tỉnh Hà Đông với trung tâm là huyện Thanh Trì ... thumbnail 1 summary
CHUYỆN HUYỀN BÍ KIM CỔ SƯU TẦM . BÀI 9.

BA MIỀN QUÊ CỦA CÁC NHÂN TÀI ĐẤT VIỆT.


Xin bắt đầu từ tỉnh Hà Đông với trung tâm là huyện Thanh Trì ( Về mặt Phong thuỷ). Hà đông là tỉnh ở bắc bộ do Pháp lập ra năm 1888. Tỉnh lị ở làng Cầu Đơ, nên tỉnh lúc này gọi là tỉnh cầu Cầu Đơ, năm 1904 mới đổi tên là tỉnh Hà Đông. Vị trí của tỉnh Hà Đông nằm ở phía tây sông Nhị Hà ( đáng lẽ ra, theo lý do đó, tỉnh này phải gọi là Hà Tây mới đúng, nhưng có lẽ những người đặt tên tỉnh lấy lý do là tỉnh này là đất văn vật như đất Hà Đông bên Trung Quốc). Tỉnh Hà Đông gồm một thị xã, tỉnh lị ở trên dòng sông Nhuệ và chín huyện : Chương Mỹ, Đan Phượng, Từ Liêm, Hoài Đức( nay là Mỹ Đức), Phú Xuyên , Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hoà, sau năm 1963 hợp nhất với tỉnh Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây, tỉnh lị vẫn ở Hà Đông . Năm 1977, bị cắt các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Phúc Thọ ,Ba Vì và một phần huyện Chương Mỹ Về Hà Nội, sau lại trở về tỉnh Hà Tây. Tỉnh Hà Đông hồi pháp thuộc có nhiều nghề thủ công phát đạt, quê hương của rất nhiều các nhân vật nổi tiếng xưa nay :
Chu Văn An,Hoàng Tăng Bí,Bùi Huy Bích, Bùi Bị, Lương Văn Can, Đặng trần Côn, Nguyễn quí Cảnh, Lê ngô cát, Nguyễn Công Cơ,Dương bá Cung , Ngô Đình Chất, Phạm Giao, Ngô Thời Du, Nguyễn Danh Dự, Lê Đại, Từ Đạm, Nguyễn Như Đỗ, Nguyễn Quí Đức, Đỗ Thế Gia ,Vũ Phạm Hàm , Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Trọng Hợp, Đặng Huấn,Nguyễn kiều, Nguyễn Bá Kỳ, Nguyễn Phi Khanh, Dương Khuê, Dương Lâm, Ngô sĩ Liên, Nguyễn hữu liêu , Đặng Đình Long, Đoàn Trần Nghiệp, Ngô Thời Nhậm, Nhàn Khanh, Đào Quang Nhiêu, Lý Ông Trọng, Phan Lê Phiên, Lý Trần Quán, Lương Ngọc Quyến, Nguyễn Quyện, Phạm Quỳnh, Hà Tống Quyền, Nguyễn Siêu, Ngô Thời Sĩ, Lý tử tấn , Phan Phù Tiên, Phạm Tu, Đặc Đình Tướng, Nguyễn Công Thái , Trình Thanh, Tô Hiến Thành, Nguyễn hải thần , Nguyễn Danh Thế, Nguyễn Thuyến, Nguyễn viết Thứ, Đặng Trần Thường, Bùi Xương Trạch ,Nguyễn Trãi, Vũ Công Trấn, Nguyễn quốc Trinh, Nguyễn Thời Trung, Nguyễn Trực, Lưu nguyên Ân,Bùi bỉnh Uyên, Bùi Vịnh... Hiện nay còn có rất nhiều các nhân vật đang tại chức mà người viết không muốn nêu tên tại đây.
Nói về huyện Thanh Trì : huyện thuộc phủ Thường Tín, Tỉnh Hà Nội (1831) sau thuộc Hà Đông (1888) nay nhập vào Hà Nội. Trước là châu Thượng Phúc về đời Lý sau là huyện Long Đàm. Đời Lê vì kị huý tên vua Lê Thế Tông đổi là huyện Thanh Trì. Huyện bắc giáp quận Hai bà Trưng và huyện Từ Liêm. Đông giáp sông Hồng ngăn cách với huyện Gia Lâm và văn Giang. Nam giáp Thường Tín. Tây giáp Hoài Đức. Huyện có nhiều đầm tự nhiên : Linh Đường, Thánh Liệt(đầm Sét), Vạn Xuân, đầm Mực...Từ thời Lê về trước có 60 người thi đỗ đại khoa. Đình ngoài Thanh Liệt thờ Phạm Tu, đình trong thờ Chu Văn An, đình Đông Phù Và Việt Yên thờ sứ quân Nguyễn Siêu, đình Tả Thanh Oai thờ Lê Đại Hành, đình Quí Đô thờ Tô Hiến Thành, đình Triều Khúc thờ Phùng Hưng. Quê của Lê Đình Diên, Bùi Huy Bích, Chu văn An , Bạch Thái Bưởi, Đặng Trần Côn, Đồ Lệnh danh, Phạm Quỳnh, Phạm Dao, Nguyễn Phương Đỉnh, Nguyễn Như Đổ, Nguyễn trọng Hợp, Nguyễn Hải Thần, Trần Hoà, Lê Bá ly, Nguyễn Nghi, Hoàng thị Ngọc san, Lê San, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Công Thái, Nguyễn Công Thể, Đỗ Lệnh thiên lưu Tiệp, Bùi xương Trạch, Nguyễn Quốc Trinh, Bùi Trụ, Nguyễn Đình trụ,Phạm Tu, Nguyễn Huy Túc, Lưu nguyên Uân, Cung Đình Vận, Nguyễn Viêm, Viễn Chiếu Thiền Sư, Đàm xuân Vực ... đất này thực chất đã sinh ra Vua...
Tại sao miền quê này có nhiều nhân tài đến vậy? xin thưa đó là phong thuỷ hợp cách.
Trước khi tiến hành phân tích về phong thuỷ chúng ta sẽ tiếp tục du ngoạn tới vùng đất thứ hai đó là Bắc Ninh với trung tâm là huyện Đông Ngàn.
Bắc Ninh tỉnh ở phía đông bắc thành Hà Nội, đời Lê là trấn Kinh Bắc, năm Minh Mạng thứ ba (1822) đổi là trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi là tỉnh Bắc Ninh. Năm 1895, Pháp chia tỉnh Bắc Ninh thành hai tỉnh Bắc Ninh và Lục Nam (sau năm 1963 đổi là tỉnh Bức Giang), sau hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc nay lại tách ra như cũ. Tỉnh Bắc Ninh hồi Minh Mạng gồm phủ từ sơn (huyện Đông Ngàn do phủ kiêm lý), huyện Tiên Du, huyện Võ Giàng, Quế Dương, Yên Phong, phủ Thuận An, sau đổi là Thuận Thành ( gồm huyện Gia Lâm , Văn Giang, Gia Bình, Lạng Tài), Phủ Thiên Phúc, Phủ Lạng Giang. Tỉnh bắc Ninh phía tây có sông Hồng ngăn cách với Hà Nội, khoảng giữa có sông Cầu chảy đến Phả Lại, thì gặp sông Đuống với sông Thương. Vùng Lạng Giang thì núi non hiểm trở, còn vùng Bắc Ninh thì ruộng đồng bằng phẳng , xanh tốt, thỉnh thoảng có những đồi núi thấp có tên tuổi gắn với lịch sử như : núi Sóc Sơn, núi Tiên Du, núi Vũ Ninh, núi Thiên thai. Bắc Ninh có tiếng là đất văn vật nhất của cả nước, có Lê văn Thịnh đỗ trạng nguyên đầu tiên về đời Lý, Nguyễn Quan Quang trạng nguyên đầu tiên về đời Trần, số trạng nguyên và tiến sĩ nhiều nhất so với các tỉnh khác, là quê hương của : Hoàng Hoa thám, Đốc Quế, Đốc Sung, Đốc Mỹ, Lãnh Điềm, Hai Tước, Đốc Tác, Quản Kỳ, Đội Văn, Lãnh Giới, Lãnh Giám , Lãnh Thiết, Cai Bình, Cai Biên, Đề hoàng, Đề Năm , Đề Kiều, Nguyễn Án, Trần danh Án, Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Nhân Bị, Nguyễn Cao, Nguyễn Đăng Cảo, Phạm Huy Cơ, Nguyễn Văn Cừ, Đào Cử, Nguyễn tự Cường, Đặng Công Chất, Trần Quang Châu, Phó Đức chính, Lê duy Đản, Nguyễn Cư Đạo, Nguyễn Tư Giản, Trương hát, Trương Tống, Đặng thị Huệ, Đàm Thuận Huy, Sư Huyền Quang, Phạm Khiêm Ích, Nguyễn Thị Kim, Nguyễn Bá Kỳ, Hoàng Sĩ Khải, Trần Danh Lâm, Đoàn văn Lễ, Ngô Luân, Lê tuấn Mậu, Cao bá Nhạ, Lê Quýnh, Nguyễn Quyền, Hoàng Công Phu, Nguyễn quan Quang, Cao Bá Quát, Nguyễn Đăng Sở, Nguyễn Mậu Tài, Dương Trọng Tế, Ngô Thầm, Nguyễn Miễn Thiệu, Nguyễn Thiên Tích, Nguyễn Thủ Tiệp, Hứa tam Tĩnh, Ngô sách Tuấn, Nguyễn Thiên Túng, Nguyễn nghiên Tư, Nguyễn Gia Thiều, Ngô miễn Thiệu, Nguyễn Nhân Thiếp, Lê văn Thịnh, Nguyễn Thực, Phạm Văn Tráng, Lý Công Uẩn, Sư Vạn Hạnh …
Đông Ngàn huyện thuộc Phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc về đời Lê, có 13 tổng, địa thế rộng, trước là châu Cổ Lãm, Lê Đại Hành đổi là châu Cổ Pháp, nhà Lý đổi là phủ Thiên Đức, tên Đông Ngàn xuất hiện từ thời Trần, đời Minh là huyện Đông Ngàn phủ Bắc Giang, Lê Thánh Tông đổi thành phủ Từ Sơn… Đây là huyện có truyền thống văn hoá lâu đời ( 130 người đỗ đại khoa đến hết triều Lê và 174 người hết triều Nguyễn). Quê hương của rất nhiều nhân sĩ như Nguyễn Án, Nguyễn Tự Cường, Đặng công Chất, Nguyễn Chính, Nguyễn Tư Giản, Quách Giai, Nguyễn Công Hãng, Nguyễn Đình Huấn, Nguyễn văn Huy, Trần Lâu, Nguyễn Hữu Nghiêm, Nguyễn Giáo Phương, Nguyễn Quan Quang, Phạm Thái, Nguyễn Giản Thanh, Ngô miễn Thiệu, Nguyễn Thực, Ngô Thế Tri, Ngô Gia Tự, Lý Công Uẩn, Vạn thế Thiền Sư…đây cũng là đất phát chín đời vua lý đặt dấu ấn cho thời kỳ hưng vượng của đất Việt
Miền quê thứ ba xin đề cập ở đây chính là tỉnh Hải Dương mà trung tâm là huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách.
Hải Dương là tỉnh ở bắc bộ, xưa giáp sông Hồng , ở về phía đông của kinh thành, nên còn gọi là tỉnh Đông. Về đời Lê là một trong tứ nội Trấn (Sơn Tây,Sơn Nam, Kinh Bắc,Hải Dương). Năm 1466 gọi là thừa tuyên Nam Sách, năm 1469 đổi là thừa tuyên Hải Dương, Vua tương Dực đổi là trấn Hải Dương. Đời Mạc trích các phủ Thuận An thuộc Trấn Kinh Bắc, Phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình thuộc trấn Sơn Nam cho thuộc về trấn Hải Dương vì là quê hương của nhà Mạc. Sau nhà Lê xoá bỏ những việc làm của nhà Mạc, trấn Hải Dương trở về địa giới cũ. Năm 1831 đặt là tỉnh Hải Dương gồm phủ Thượng Hồng sau đổi là Phủ Bình Giang, phủ Hạ Hồng sau đổi là phủ Ninh Giang, Phủ Nam Sách ( huyện Thanh Lâm do phủ kiên lí), phủ Kinh Môn. Năm 1968 sát nhập tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng, nay lại tách ra như cũ. Tỉnh Hải Dương, trừ huyện Đông Triều có dẫy Yên Tử cao từ 837m đến 1068m và huyện Chí Linh có núi Phả lại, núi Côn Sơn không cao mấy còn ra toàn đồng bằng được tưới tiêu bằng các sông Thái Bình chảy qua giữa tỉnh và các chi lưu Sông Kinh Thầy, Sông Kinh Môn, Sông Luộc làm biên giới với tỉnh Thái Bình. Tỉnh Hải Dương là tỉnh giầu có về sản xuất lương thực và nghề thủ công, lại là tỉnh văn vật có nhiều người thi đỗ đại khoa về đời Lê và dời Nguyễn. Quê hương của nhiều nhânvật lịch sử : Phạm Ban, Lại kim Bảng, Nguyễn thái Bạt, Mạc Thị Bưởi, Vũ Cán, Nguyễn Hữu Cầu, Lý Tử Cán, Nguyễn Cừ, Trần Quốc Trân, Mạc Đĩnh Chi, Trần Khắc Chung, Lê thiếu Đĩnh, Khúc Thừa Dụ, Nguyễn Thị Duệ, Mạc Đăng Dung, Trần Khánh Dư, Nguyễn Dữ, Trần Nguyên Đán, Vũ Phương Đề, Vũ Duy Đoán, Phạm Đồn, Phạm tiến Đức, Đoàn Nhữ Hải, Đinh nhã Hành, Phạm Hạp, Ngô Hoán, Phạm Đình Hổ, Lương Nhữ Hộc, Nguyễn Huân, Lê Huân, Phạm chí Hương ,Vũ Hữu, Trần Thời Kiến, Yết Kiêu, Bùi Bá Kỳ, Trần Quốc lặc, Phạm Cự Lượng, Nguyễn mại, Phạm Tông Mại, Phạm sư Mệnh, Vù Văn Mật, Lê Nại, Đinh Tích Nhưỡng, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Trác Oánh, Pháp Loa, Trần Phong, Đinh Văn Phục, Đỗ Quang, Phạm quỳnh, Võ quỳnh, Đinh văn Tả, Nguyễn Quý Tân, Vũ Huy Tấn, Mạc Hiển Tích, Đốc Tít, Nhữ Đình Toản, Vũ Như Tô, Lê cảnh Tuân, Tuệ Tĩnh, Nguyễn Tiển, Thái Thuận, Trần Đình Thám, Đinh văn Thảm, Phạm Quý Thích, Đoàn Thượng, Phạm Đình Trạc, Phạm Đình Trọng, Pham Công Trứ, Vũ văn Uyên... Đất này cũng đã phát bá nghiệp cho nhà Mạc, hiện nay có rất nhiều các nhân vật chủ chốt đang tại chức cũng sinh ra tại đây.
Nam Sách tên phủ lộ về đời Trần , đời Lê và đời Nguyễn, gồm các huyện Thanh lâm, Chí Linh, Thanh Hà. Phủ Nam sách có sông bao quanh ( sông Lục Nam, Lục Đầu, Thái Bình, Kinh Thầy). Phủ nổi tiếng về văn học. Từ đời Lê về trước, có 165 người đỗ đại khoa, nhiều nhất các phủ trong toàn quốc, riêng huyện Thanh Lâm có 93 người là huyện đỗ đật cao nhì nước sau huyện Đông Ngàn 130 người.
Trên đây là ba miền quê, xin các bạn phân tích vì chúng có những đặc điểm phong thuỷ rất đặc trưng không vùng nào giống vùng nào . Từ xưa đến nay các phong thuỷ sư thực thụ đều phải bắt đầu từ đại cục - nhìn đại cục mà đoán định sự suy thịnh của một nước trong quá khứ cũng như hiện tại và tương lai, nó gắn liền với sự hưng vong của đại đô, tiếp đó mới xét tới trung cục để định rõ sự thịnh vượng hay suy tàn của đại quận, châu phủ - biết mà dùng vào việc bổ trợ nguyên khí cho đế đô, cuối cùng mới xét đến tiểu cục – nhìn nó mà thấu hiểu vận mệnh của làng xóm, gia tộc và cá nhân con người, nói thì tác bạch như vậy nhưng luận thì chúng là một thực thể thống nhất. Cũng chính vì lý do như vậy mà khi luận long kết huyệt ta phải phân ra "tam tụ". "Đại tụ" là nơi có thể làm đại đô của một nước. "Trung tụ thích hợp cho đại quận châu phủ là các thành phố vệ tinh tiếp sức cho đại đô. "Tiểu tụ" dĩ nhiên là cho tạo làng đặt xóm hay dương cơ và âm phần.


Nhìn tổng thể hình sông thế núi của Đất Việt Ngàn Năm cả đồng bằng sông Hồng là đại cục mà nguyên khí đại tụ tại Thăng Long xứng đáng là đại đô nhiều đời ( tuy vậy cần có nhiều cải tạo mới phát huy hết sức mạnh vốn có của nó), vận mệnh của quốc gia phần nhiều được quyết định bởi phong thuỷ của đại cục này. Xét tới ba tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh và Hải Dương là trung cục mà nguyên khí "trung tụ" tại ba huyện Thanh trì, Đông ngàn và Thanh Lâm, ba nơi này tạo thành thế chân vạc tiền, tả, hữu hỗ trợ nguyên khí cho Thăng Long (Tất nhiên còn nhiều trung cục khác hỗ trợ). Để thấy được sự độc đáo của mỗi vùng chúng ta sẽ lần lượt tiến hành phân tích hình sông thế núi của ba khu vực này :
Tỉnh Hà Đông với trung tâm là huyện Thanh Trì toạ lạc trên một miền đất đồng bằng lưng dựa núi mặt hướng thuỷ là nơi long đình khí chỉ của một một long mạch tới từ Trung Quốc. Long mạch - Chi trung kết cán- cỡ trung bình chạy theo hướng tây bắc đông nam ( kẹp bởi hai đại giang là Đà giang và Mã Giang) bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chạy qua Vân Nam Trung Quốc hướng về phía nam qua Lào vào Việt Nam tại tỉnh Điện Biên, Lai châu với các dãy núi cao trên 2000m . Khi tiến vào Việt Nam long bắt đầu thoát xác từ già hoá trẻ- dấu hiệu của sinh khí tăng dần, đến khu vực hồ Hoà Bình Trung cán long này thúc yết rồi phân ra làm ba nhánh
Tả chi tạo thành tay long quay ngược lên phía bắc đi theo Đà giang tạo thành dãy Ba vì hùng vĩ với ba ngọn núi là núi Ông, núi Bà (1120m) và núi Chẹ ( Tản Viên 1287m), ngọn giữa Tản Viên có hình thắt cổ bồng, trên toả ra như cái tán ( long mạch đại quí cách).
Hữu chi tạo thành tay hổ tiếp tục di chuyển về phía đông nam rồi tách ra làm 3 chi nhỏ phân cách bởi hai con sông là sông Bồi và sông Bưởi. Chi ngoài cùng còn rất hùng hậu đột khởi nên dãy núi Phu Nha Phong cao 1587 m kẹp bởi hai con sông là sông Mã và sông Bưởi. Chi giữa long đi trường viễn tạo thành dày Tam Điệp chạy ra sát biển, kẹp bởi hai con song Bưởi và Bồi. Chi trong cùng chạy về khu vực chùa Hương nổi tiếng và kết thúc tai nơi giao hội của hai con song Bồi và Đáy.
Trung chi huyền vũ khí mạch trung tụ chạy về phía đông bắc "băng hồng" qua song đáy thoát hết sát khí hướng về Thăng Long Hà Nội và kết thúc tại huỵên Thanh Trì. Tại nơi kết thúc này hàng loạt các gò đống đột khởi như một hệ thống mà phía trước là một loạt các đầm nước tự nhiên trong và sâu nổi tiếng ( Phía giáp Thanh Trì với sông Hồng là rốn nước của thành phố) tạo thành một trong năm các thức kết huỵêt gọi là "Cứ thuỷ cục". Tới đây chắc các bạn đã rõ vì sao nơi này chiếm tới 70% nhân tài của một vùng rộng lớn rồi.
Tỉnh Bắc Ninh tương tự như tỉnh lị Hà Đông toạ lạc trên một miền đất đồng bằng bằng phẳng có triều cao từ 20 đến 50 m so với mặt nước biển , lưng dựa núi mặt nhìn núi xa xa về phía đông là Lục Đầu giang ( cách cục đặc biệt). Tỉnh là nơi kết thúc của một long mạch đại cán phát nguyên từ Tây Tạng rẽ nhánh về phía đông ( Tay long của đại cục Thăng Long) đi qua Trung Quốc, một chi long của đại cán long này rẽ nhánh xuống phía nam tạo thành cánh cung Ngân Sơn cao trên 1800 m chạy xuống miền bắc của nước Việt qua Cao Bằng, Bắc Cạn chi long này trẻ hoá. Trên đường đi của cánh cung Ngân Sơn một chi long nhỏ tiếp tục tách ra chạy theo hướng tây nam tạo ra núi Phia Booc cao 1578 m đi qua Tuyên Quang ( kẹp giữa hai song Thao và Cầu) chuyển hướng đông nam đột khởi lên dãy Tam Đảo có 3 đỉnh nhô lên liền nhau gần Thác Bạc, như ba hòn đảo : Phù Nghĩa, Thạch Bàn và Thiên Thị cao tương ứng 1250m, 1420m, 1591m . Dãy Tam Đảo tiếp tục di chuyển theo hướng đông nam khởi núi Sóc Sơn trung tụ tai huyện Đông Ngàn, dư khí còn tiếp tục di chuyển đột khởi một loạt các dãy núi chay theo hướng bắc nam là Tiên Du, Vũ Ninh và Thiên Thai ngăn lấp lấy minh đường trước mặt. Thế của long gia thì thật là kém xa so với Hà Đông tuy vậy nó lại quí ở chỗ có nhiều các chi long khác chầu về như cánh cung Sông Gâm, cánh cung Bắc Sơn, dẫy Cai Kinh, dẫy Mẫu Sơn và cánh cung Đông Triều, nên cuối cùng thì sinh khí chầu tụ xem ra lại nhỉnh hơn so với thế đất của tỉnh Hà Đông.

Xét riêng huyện Đông Ngàn là một vùng đồng bằng phì nhiêu lưng dựa vào dãy Tam Đảo có hình "thương khố", phía trước hướng về Lục Đầu giang lại bị ngăn lấp bởi ba dãy núi Tiên Sơn, Vũ Ninh và Thiên Thai chính là đại quí cách kết huyệt mà không cần có nước trong phong thuỷ gọi là "Can pha cục". Người viết xin trích một đoạn trong sách cổ " Phía trước địa huỵêt không có thuỷ lưu, không tìm thấy thuỷ, núi non hai bên tiền, tả, hữu chắn ngang ngăn lấp minh đường là đại quí địa nếu hành long có hình thương khố". Đến đây thì chắc ai cũng hiểu tại sao Đông Ngàn lại là huyện có nhiều người đõ đạt cao đến như vậy, thêm nữa vì hành long có hình "thương khố' nên đây cũng là huyện giầu nhất miền bắc nếu không muốn nói là cả nước có nhiều nhân vật sinh ra tại đây có tài sản lên tới hàng ngàn tỷ đồng Việt Nam. Người viết đã có dịp ghé thăm Đền Đô thời tám vị vua nhà Lý ( vua thứ chín được thờ tại nơi khác) được nghe câu truyện dòng họ Lý được ngôi đất cửu long tranh châu ( một cụ già còn thuật lại xưa kia khi cụ còn bé khi trời mua to quả là có nhiều dòng nước chầu về một khu đất) mà phát ra chín đời vua Lý lưu danh sử sách , ngẫm thì cũng không sai vì trung cục đại quí cách còn thiếu thuỷ của tiểu cục quí cách nữa thôi là đủ cho đế nghiệp.
Tỉnh Hải Dương toạ lạc trên vùng đất trung tâm đồng bằng bắc bộ xung quanh được bao bọc bởi các con sông chính : S. Thái Bình, Kinh Thầy ở phía đông, S. Lục Nam, Đuống ở phía bắc, S. Hồng ở phía tây và S. Luộc ở phía đông, ngoài ra trong địa phận tỉnh còn có các sông như : S. Rang, S. Kinh Môn, S. Sặt, S. Hương, S. Đá Vách, S. Cẩm Giàng, S. Cửa An, S. Tứ Kỳ, S. Mía… chảy qua mà sông nào cũng uốn lượn hữu tình. Tỉnh có hai trung tụ là Nam Sách và Bình Giang ( sẽ đề cập sau) cách thức kết của hai trung tụ này đều lấy thuỷ là trọng
Xét về sơn, địa mạch của Hải Dương là sự chầu tụ và giao thoa của của 4 địa mạch lớn từ phía tây bắc, bắc, đông và đông bắc đổ dồn về phía Lục Đầu Giang
Xét về thuỷ, Lục Đầu Giang là cách cục thuỷ vô cùng đặc biệt mang lại vượng khí lớn cho cả vùng đất. Ta sẽ đi sâu một chút để phân tích đặc điểm này qua quái tượng
1. Lục đầu mang tượng âm vì lục tượng quái là âm, tụ tại miền bắc là nơi âm sinh đến cực điểm kết hợp với Cửu Long Giang ( Cửu Vĩ Long Giang) mang tượng dương vì cửu là dương, tản ra ở miền nam nơi dương sinh đến cực điểm tạo thành thế cửu lục xung hoà âm dương hợp khắc của nước Việt ( tượng này nói lên rất nhiều điều …)
2. Âm lục, dương cửu, đầu dương , đuôi âm nên thấy rõ nguyên lý của vũ trụ trong âm có dương , trong dương có âm.
3. Lục Đầu Giang nếu nhìn qua thì thực chất chỉ có 4 dòng thuỷ lai chầu về là : S. Cầu, S. Thương, S. Lục Nam và S. Đuống ( S. Thiên Đức) còn hai sông là S. Thái Bình và S. Kinh Thầy là hai dòng thuỷ khứ. Như vậy sao gọi là Lục Đầu được ? Tuy vậy trong lịch sử có hai lần triều cường qua cửa Thái Bình và Bạch Đằng làm đổi dòng của hai con sông này tạo ra những cuộn xoáy lớn tại Lục Đầu ( do 6 dòng nước đổ về) Lục Đầu trở về đúng nghĩa của nó là địa tượng sau đó xuất hiện nhân tài xuất chúng là hai vị anh hùng dân tộc gắn liền với hệ thống này là Ngô Quyền và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Huyện Nam Sách là trung tụ thứ nhất của Hải Dương được bao bọc bởi hai con sông Thái Bình và Kinh Thầy, đây là cách thức kết mà phong thuỷ gọi là hoành thuỷ cục ( thuỷ thành uốn lượn bao bọc). Phần lớn vượng khí của Lục Đầu dồn tụ về khu vược này tạo ra hàng nghìn gò đống lớn nhỏ đột khởi như một hệ thống mà Thanh Lâm là trung tâm, điều này giải thích tại sao huyện Nam Sách thị trấn Thanh Lâm từ xưa đến nay nhân tài sinh ra mãi không hết.


Nguồn ThieuLam (vuiveclub.net)

Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét